Rèn luyện cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hoàng kỹ năng tự giác trong học tập cũng như trong việc nghiên cứu sách giáo khoa áp dụng vào việc giải các dạng bài tập di truyền, biến dị liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính

Rèn luyện cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hoàng kỹ năng tự giác trong học tập cũng như trong việc nghiên cứu sách giáo khoa áp dụng vào việc giải các dạng bài tập di truyền, biến dị liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính

 Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và rèn kỹ năng học tập của học sinh đang được quan tâm. Cách thức đổi mới và phương pháp thực hiện phải thể hiện được quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, tính chủ động của người thầy vẫn vẫn còn nhiều, người học chưa thật sự chủ động trong việc khám phá, tìm kiếm tri thức mới.

 Để hoạt động dạy học đạt kết quả cao thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay cần tập trung vào vấn đề rèn các kỹ năng học tập cho học sinh, đặc biệt lưu ý đến việc phát triển các kỹ năng tự học, tự tìm kiếm và khai thác thông tin. Có như vậy chúng ta mới mong đào tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

 Trong những kỹ năng tự học cần trang bị cho học sinh thì kỹ năng diễn đạt nội dung khi tự lực nghiên cứu sách giáo khoa là thiết thực nhất mà học sinh cần có được trong nhà trường phổ thông. Và cũng để mai này khi các em đến với giảng đường đại học sẽ không thấy bỡ ngỡ khi tiếp xúc với “mớ tài liệu” khổng lồ.

 Một trong những trọng tâm của dạy học Sinh học là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh: Từ lí thuyết học sinh phải biết vận dụng để giải các bài tập có liên quan. Thật vậy, trong những năm qua chúng ta đã không ngừng đổi mới phương pháp để phù hợp với mục tiêu giáo dục và việc dạy bài tập có một vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chất đó. Tuy nhiên, trên thực tế trong chương trình sinh học phổ thông học sinh có rất ít thời gian trên lớp dành cho các giờ bài tập mà trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng thì phần bài tập cũng chiếm một tỉ lệ khá cao đặc biệt là phần bài tập liên quan đến giới tính và nhiễm sắc thể giới tính.

Đa số các em học sinh hiện nay còn học lệch, chủ yếu là các em quan tâm đến ba môn toán, lý, hóa để thi đại học khối A, vì thế thời gian dành cho việc học môn sinh ở lớp cũng như ở nhà là rất ít.

 

doc 20 trang thuychi01 7882
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hoàng kỹ năng tự giác trong học tập cũng như trong việc nghiên cứu sách giáo khoa áp dụng vào việc giải các dạng bài tập di truyền, biến dị liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và rèn kỹ năng học tập của học sinh đang được quan tâm. Cách thức đổi mới và phương pháp thực hiện phải thể hiện được quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, tính chủ động của người thầy vẫn vẫn còn nhiều, người học chưa thật sự chủ động trong việc khám phá, tìm kiếm tri thức mới.
	Để hoạt động dạy học đạt kết quả cao thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay cần tập trung vào vấn đề rèn các kỹ năng học tập cho học sinh, đặc biệt lưu ý đến việc phát triển các kỹ năng tự học, tự tìm kiếm và khai thác thông tin. Có như vậy chúng ta mới mong đào tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
	Trong những kỹ năng tự học cần trang bị cho học sinh thì kỹ năng diễn đạt nội dung khi tự lực nghiên cứu sách giáo khoa là thiết thực nhất mà học sinh cần có được trong nhà trường phổ thông. Và cũng để mai này khi các em đến với giảng đường đại học sẽ không thấy bỡ ngỡ khi tiếp xúc với “mớ tài liệu” khổng lồ.
 Một trong những trọng tâm của dạy học Sinh học là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh: Từ lí thuyết học sinh phải biết vận dụng để giải các bài tập có liên quan. Thật vậy, trong những năm qua chúng ta đã không ngừng đổi mới phương pháp để phù hợp với mục tiêu giáo dục và việc dạy bài tập có một vai trò rất lớn trong quá trình hình thành cho học sinh những phẩm chất đó. Tuy nhiên, trên thực tế trong chương trình sinh học phổ thông học sinh có rất ít thời gian trên lớp dành cho các giờ bài tập mà trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng thì phần bài tập cũng chiếm một tỉ lệ khá cao đặc biệt là phần bài tập liên quan đến giới tính và nhiễm sắc thể giới tính. 
Đa số các em học sinh hiện nay còn học lệch, chủ yếu là các em quan tâm đến ba môn toán, lý, hóa để thi đại học khối A, vì thế thời gian dành cho việc học môn sinh ở lớp cũng như ở nhà là rất ít.
 Các em đều rất lúng túng khi nhận dạng các quy luật di truyền, đây là khâu quan trọng khi giải bài tập. Vì vậy, để tạo điều kiện cho học sinh giải bài tập di truyền, biến dị liên quan đến giới tính và nhiễm sắc thể giới tính từ đó đạt được kết quả cao trong các kì thi tôi mạnh dạn chọn đề tài là: “Rèn luyện cho học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hoàng kỹ năng tự giác trong học tập cũng như trong việc nghiên cứu sách giáo khoa áp dụng vào việc giải các dạng bài tập di truyền, biến dị liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính”
 2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài áp dụng đối với học sinh lớp 12 trong các giờ luyện tập, ôn tập chương, ôn thi học sinh giỏi. Học sinh luyện thi đại học của trường THPT Nguyễn Hoàng.
 3. Phạm vi nghiên cứu
 	 - Học sinh lớp 12C2, 12C3, 12C4, 12C5 trường THPT Nguyễn Hoàng.
 	 - Học sinh ôn thi học sinh giỏi, ôn thi đại học.
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực nghiệm trên lớp.
 5. Thời gian nghiên cứu
 - Năm học 2017 - 2018
PHẦN HAI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
1. Cơ sở lý luận
1.1. Kỹ năng: 
Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào trong thực tiễn, kỹ năng đạt đến mức hết sức thành thục, khéo léo thì trở thành kỹ xảo” 
Hay theo Nguyễn Đình Chỉnh, Kỹ năng là thao tác đơn giản hoặc phức tạp mang tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu được một kết quả 
Mỗi kỹ năng chỉ được biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên nội dung ta đạt được mục tiêu.Như vậy, Mục tiêu = Kỹ năng x Nội dung 
Tóm lại, Kỹ năng là hệ thống các thao tác, các hành động phức hợp của một hoạt động, là năng lực vận dụng những tri thức và kinh nghiệm vào hoạt động nhằm thực hiện có kết quả một kiểu nhiệm vụ về lý luận hay thực tiễn 
1.2. Kỹ năng diễn đạt nội dung: 
	Là thao tác biến dạng ngôn ngữ này thành dạng ngôn ngữ khác hợp quy luật. Để thực hiện tốt kỹ năng diễn đạt nội dung cần chuẩn bị tốt các kỹ năng sau:
- Kỹ năng phân tích – tổng hợp: Có các hình thức diễn đạt sau:
+ Diễn đạt bằng lời.
+ Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích: Diễn đạt một cách trực quan bằng sơ đồ logic với nguyên tắc cái toàn thể được chia nhỏ thành các bộ phận. Phép chia ấy được biểu diễn bằng mũi tên.
+ Phân tích bằng bảng hệ thống: Hình thức này vừa thể hiện được sự phân tích qua việc đặt tên gọi các cột, vừa thể hiện được sự tổng hợp thông qua việc trình bày chúng ở các ô, các cột, các dòng tương ứng. 
+ Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ: Tranh sơ đồ là một hình vẽ sơ lược thể hiện những nét chính của đối tượng, hiện tượng.
- Kỹ năng so sánh: Có các hình thức diễn đạt so sánh bằng lời, diễn đạt so sánh bằng bảng hệ thống hay bảng phân tích, diễn đạt so sánh bằng tranh sơ đồ, diễn đạt so sánh bằng biểu đồ, diễn đạt so sánh bằng sơ đồ logic.
- Kỹ năng hệ thống hóa: Hệ thống hóa chỉ thực hiện được trên cơ sở thông tin được xử lý qua phân tích, tổng hợp. Hệ thống hóa có thể diễn đạt bằng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: bảng, sơ đồ logic dạng bản đồ khái niệm, sơ đồ hình vẽ, phim, song bảng và sơ đồ logic dạng bản khái niệm là hình thức phổ biến, đặc trưng nhất. 
- Kỹ năng khái quát hóa: Khái quát hóa là hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom các đối tượng có cùng thuộc tính và bản chất vào một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn nhất lên cái chung. Ở học sinh, khái quát hóa diễn ra trên cơ sở phân tích, so sánh
- Kỹ năng suy luận: Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán theo các quy tắc logic xác định. Bất kỳ suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề (còn gọi là phán đoán xuất phát) là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới. Kết luận là phán đoán mới thu được bằng con đường logic từ các tiền đề. Cách thức logic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận.
1.3. Vai trò của kỹ năng diễn đạt nội dung:
	- Đây là một biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức, là con đường tư duy mới hình thành tri thức, dạy học sử dụng biện pháp này sẽ đảm bảo được chủ trương đổi mới phương pháp dạy học.
	- Kỹ năng diễn đạt nội dung khoa học vừ là tri thức vừa là phẩm chất năng lực tự học của học sinh. Diễn đạt nội dung khoa học bằng ngôn ngữ hợp lý là mức độ cao của tri thức.
	- Vận dụng các biện pháp diễn đạt nội dung để tổ chức cho học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách nhanh chóng và trọn vẹn một vấn đề, hiểu vấn đề trong một chỉnh thể, hệ thống.
	- Có thể dùng biện pháp này để kiểm tra chất lượng thông hiểu tài liệu giáo khoa. Đạt được kỹ năng này, tài liệu trở thành đối tượng sở hữu của học sinh.
1.4. Vai trò của sách giáo khoa: 
Trong hoạt động dạy học, SGK được xem là một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất khi dạy học trên lớp, SGK được xem là tài liệu chính thống quan trọng nhất đối với giáo viên và học sinh:
- Đối với học sinh: SGK để học sinh ôn bài, thuộc và tra cứu chính xác số liệu, định nghĩa, định lý, công thức, các sự kiện; khái quát hóa các nội dung cho từng mục, từng bài theo chủ đề; hệ thống hóa nội dung theo quan điểm nhất định 
- Đối với giáo viên: SGK là nguồn thông báo quan trọng nhất thông tin khoa học cho học sinh, là công cụ giúp cho giáo viên biến sự tường minh trong sách thành cái chưa tường minh để dạy học. Nghĩa là, sách là nguồn thông tin để giáo viên xây dựng các tình huống để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh.
1.5. Nhiễm sắc thể giới tính
	Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính và khác nhau ở con đực, con cái. Đa số loài con cái có cặp NST giới tính là XX và con đực có cặp NST giới tính là XY. Một số loài thì con cái có NST giới tính XY, con đực có cặp NST giới tính XX. Có loài (châu chấu...) con cái có cặp NST giới tính XX, con đực chỉ có 1 NST giới tính XO.
Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. Sự DT của các gen này được gọi là DT liên kết với giới tính. Trên cặp NST giới tính có những đoạn tương đồng chứa các locut gen giống nhau và những đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST. Cụ thể cặp NST XX là cặp tương đồng, cặp XY được chia thành ba vùng: vùng tương đồng trên X và Y, vùng không tương đồng trên Y (gen chỉ có trên Y không có trên X), vùng không tương đồng trên X (gen chỉ có trên X không có trên Y). Sự di truyền của các gen ở các vùng khác nhau tuân theo các quy luật khác nhau, đa dạng và phức tạp
2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm học gần đây Bộ giáo dục và đào tạo áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Sinh học cho kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại cao đẳng. Ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm thì mỗi giáo viên và cán bộ quản lí đều nhận thức được. Tuy nhiên hình thức này có một số hạn chế đó là trong quá trình học, ôn tập giáo viên và học sinh thường chú ý nhiều đến các dạng đề trắc nghiệm, có nghĩa là khai thác phần ngọn, kiến thức tản mạn, mức độ khó thường là thấp và trung bình, không chú trọng phát triển tư duy logic sáng tạo cho học sinh, chưa chú ý khai thác các bài toán khó và hay để bổ trợ phát triển tư duy, tìm thấy cái hay, cái lý thú trong nội dung bộ môn, đặc biệt khi các em đậu vào các trường đại học, cao đẳng thuộc khối B các em sẽ thiếu kĩ năng tư duy logic, gặp khó khăn khi giải quyết các bài toán di truyền phức tạp, nhất là các bài liên quan đến giới tính và NST giới tính. 	
II. Thực trạng của đề tài
1. Thực trạng việc học của học sinh học ở trường THPT hiện nay
Đối với bộ môn Sinh học nói chung và phần Nhiễm sắc thể giới tính nói chung trong nhà trường THPT vẫn còn đại bộ phận HS không có hứng thú học tập gây tình trạng chán nản, thờ ơ, trông cho hết giờ vì một số nguyên nhân sau:
- Lượng kiến thức nhiều, khó tiếp thu, khó học.
- Ít tiếp xúc thực tế, không được thực hành thường xuyên.
- Bài tập chưa nắm bắt được.
- Thiết bị học sinh học còn hạn chế và thiếu thốn nhiều.
2. Thực trạng về học sinh, nhà trường và phương pháp dạy học của giáo viên
- Nội dung kiến thức trong 1 tiết quá nhiều, thường dạy không kịp giờ, không đủ thời gian giải thích cho HS hiểu rõ vấn đề; Phần tái hiện kiến thức đã học ở chương trình cấp 2 gặp khó khăn vì đa số HS đã quên kiến thức cũ; Lượng kiến thức quá nặng đối với học sinh 12. 
- Kiến thức Sinh học THPT khác THCS ở tính khái quát hóa và trừu tượng hóa cao, không chỉ liệt kê sự kiện hay hiện tượng như ở THCS mà đề cập nhiều đến khái niệm, bản chất và cơ chế của các quá trình sinh học. 
- Đối với Trường THPT Nguyễn Hoàng: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều nên hình ảnh, dụng cụ, mô hình giúp HS tiếp thu bài chưa có nhiều. Thiếu đồ dùng trực quan trong thực hành, thí nghiệm nên HS không quan sát được thực tế và không có điều kiện bắt tay vào làm thí nghiệm. 
- Đối với học sinh: Ý thức học tập của học sinh kém, chất lượng đầu vào thấp, học sinh bỏ học nhiều, học sinh chán nản không chịu học là đa số. Số học sinh sử dụng sách giáo khoa để nghiên cứu bài học là rất ít. Học sinh chỉ biết ghi chép, dù không hiểu, vì đã quen với cách học “vẹt”, học “tủ” do suy nghĩ học môn sinh chỉ để lấy điểm tổng kết 12 chứ không phải ôn thi tốt nghiệp và đại học nên đại bộ phận các em học để đối phó.
- Đối với Giáo viên: Giáo viên ít sử dụng phương pháp dạy học khơi dậy óc tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của học sinh mà chủ yếu thuyết trình nội dung SGK. Đời sống GV còn khó khăn, một số GV không toàn tâm toàn ý phục vụ giảng dạy. GV ít giải những câu hỏi và bài tập SGK cho HS, ít đưa thêm những câu hỏi liên hệ thực tế.
	Từ những nhận định trên tôi tiến hành khảo sát trên học sinh khối 12, thực tế cho thấy đa số các em ít chú ý đến các bài tập tự luận, chưa nói gì là những bài toán phức tạp. Thậm chí khi làm trắc nghiệm các em không thể giải chi tiết theo hướng tự luận mà chủ yếu lấy các đáp án thay vào, có em làm được theo hướng tự luận nhưng lại không hiểu bản chất vấn đề. Kĩ năng viết, kĩ năng trình bày các vấn đề rất hạn chế, hầu hết các em không có khả năng giải các bài toán di truyền trong đó có dạng bài liên quan đến giới tính và nhiễm sắc thể giới tính. Không chỉ học sinh gặp khó khăn khi giải quyết các bài liên quan đến giới tính và NST giới tính, mà trong quá trình sinh hoạt chuyên môn bộc lộ việc nhiều giáo viên quá đề cao mục tiêu thi đại học cao đẳng của học sinh, bản thân các giáo viên ít đầu tư nghiên cứu nên vẫn còn lúng túng trong việc tiếp cận, phân loại, tư duy nhanh, giải hay, và hướng dẫn học sinh giải được các bài liên quan đến giới tính và nhiễm sắc thể giới tính.
 Từ thực tế đó, bản thân tôi thấy cần thiết phải đưa các dạng bài liên quan đến giới tính và nhiễm sắc thể giới tính vào sinh hoạt chuyên môn, lồng ghép hợp lí vào nội dung ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học, ôn thi học sinh giỏi. Muốn thực hiện tốt việc đó mỗi giáo viên cần nhuyễn kiến thức, vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề. Vì vậy, tôi mạnh dạn tuyển chọn, phân loại, đề xuất một số hướng giải quyết đối với các dạng bài liên quan đến giới tính và nhiễm sắc thể giới tính.
III. Giải pháp thực hiện
1. Các biện pháp diễn đạt nội dung:
1.1. Biện pháp diễn đạt bằng bảng:
Bảng trong dạy học là bảng kê nêu rõ, gọn theo thứ tự nhất định một nội dung nào đó. Có nhiều dạng bảng, song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 2 dạng bảng phổ biến là bảng so sánh và bảng diễn đạt mối quan hệ cấu tạo – chức năng. Bảng là dạng ngôn ngữ có khả năng khắc phục những khó khăn mà ngôn ngữ khác không làm được. Những ưu thế vượt trội của bảng:
- Cho phép trình bày rõ, gọn một nội dung có mối quan hệ phức tạp như so sánh các đối tượng.
- Tránh tình trạng manh mún khi trình bày nội dung bài học, cho phép liên kết kiến thức, hệ thống hóa nội dung.
- Thiết lập được bảng, học sinh phát huy được khả năng hệ thống hóa và khái quát hóa đồng thời phát huy được nhiều kỹ năng tư duy khác.
1.2. Biện pháp diễn đạt bằng sơ đồ hình:
Sơ đồ hình là ngôn ngữ ký hiệu bằng các hình có tính trực quan về nội dung khoa học. Đó là hình thức khái quát nội dung bằng ký hiệu vật chất hóa.
	Hình ảnh có thế mạnh vượt trội mà ngôn ngữ khác chưa đạt tới: Tính biểu đạt cao, tính bao quát, tính xúc cảm, tính bền bỉ, tính thẩm mỹ và nghệ thuật. 
2. Quy trình tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt nội dung 
Mục đích, mục tiêu
Sử dụng các biện pháp logic để nhận thức vận đề
Xây dựng các liên tưởng
Lựa chọn ngôn ngữ
Phù hợp
Không phù hợp
Sàng lọc thông tin
Kết thúc
3. Xây dựng kiến thức
3.1. Nhiễm sắc thể giới tính ở các đối tượng 
 	- Người, ĐV có vú, cây chua me, cây gai: ♀ XX, ♂XY
- Chim, bướm, gia cầm, bò sát, ếch nhái, 1 số loài cá, loài tằm dâu, dâu tây: ♀ XY, ♂XX
 	- Bọ xít, rệp, châu chấu: ♀ XX, ♂XO
 	- Bọ nhậy: ♀ XO, ♂XX
 Lưu ý: Nếu đầu bài không nêu loài nàoà xác định như sau:
 	- Dựa vào cá thể mang tính lặn F2: 3:1 vì XY
- Loại dần thứ từng kiểu NST giới tính => kiểu nào cho kết quả phù hợp.
 Ví dụ: Ở một loài cá thể mang 1 cặp gen dị hợp cánh thẳng lai với cơ thể khácà F1: 256 cánh thẳng: 85 cánh cong (♂)
 Giải: Cặp gen dị hợp quy định cánh thẳng nên cánh thẳng là trội so với cánh cong, F1: 3 thẳng:1cong mà lặn chỉ ở con ♂à NST-GT ♂ là XY, ♀ XX
 3.2. Nhận dạng quy luật di truyền 
Dựa vào kết quả các phép lai thuận và lai nghịch:
- Nếu khác nhau à Gen NST giới tính
 	 - Tính trạng của bố chỉ xuất hiện ở con ♂ à di truyền thẳng à gen NST giới tính Y
- Tính trạng lặn chỉ xuất hiện con ♂ à DT chéo à Gen NST giới tính X (tính trạng chỉ xuất hiện ở giới dị giao)
 Dựa vào di truyền chéo:
 	 - Dấu hiệu: tính trạng từ ông ngoại biểu hiện à con gái không biểu hiện 
à cháu trai biểu hiệnà gen NST giới tính X
 	 - Tính trạng biểu hiện không đồng đều ở 2 giới:
 - Cùng 1 thế hệ: tính trạng nào đó chỉ xuất hiện ở con ♂ còn giới ♀ không có và ngược lại à gen NST giới tính. Các tỷ lệ KH và KG tương ứng trong trường hợp gen liên kết với NST giới tính, không có alen tương ứng trên Y.
KG P
TLKH F1
XAXA x XAY
100% trội
XaXa x XaY
100% lặn
XAXA x XaY
100% trội
XaXa x XAY
1 trội:1 lặn
(KH giới đực khác giới cái)
XAXa x XAY
3 trội : 1 lặn
(tất cả tính trạng lặn thuộc 1 giới)
XAXa x XaY
1 cái trội: 1 cái lặn: 1 đực trội: 1 đực lặn
3.3. Những kiến thức cần lưu ý khác
NST giới tính X chứa nhiều gen, nhiều loài NST giới tính Y không chứa gen. Ở một số loài và loài người NST Y chứa 1 số gen, các gen trên NST X và NST Y có đoạn chứa các gen alen, có đoạn không chứa các gen alen.
3.4. Phân dạng bài tập di truyền liên quan đến giới tính và NST giới tính
 Dạng bài tập thuận, dạng bài tập ngược
 Dạng 1: Di truyền liên kết với giới tính thuần.
 Dạng 2: Di truyền liên kết với giới tính tích hợp QL phân li và phân li độc lập.
 Dạng 3: Di truyền liên kết với giới tính tích hợp QL liên kết gen hoàn toàn.
 Dạng 4: Di truyền liên kết với giới tính tích hợp QL liên kết gen không hoàn toàn.
 Dạng 5: Di truyền liên kết với giới tính tích hợp QL tương tác gen.
 Dạng 6: Di truyền liên kết với giới tính tích hợp gen gây chết.
 Dạng 7: Bài tập liên quan đến số loại và số lượng giao tử.
 Dạng 8: Bài tập liên quan đến số loại và số lượng KG, KH và số kiểu giao phối.
 Dạng 9: Bài tập về sự di truyền tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.
 Dạng 10: Bài tập liên quan đến đột biến số lượng NST giới tính.
 Dạng 11: Quy luật DT tính trạng thường do gen trên vùng tương đồng giữa X và Y.
 Dạng 12: Một số dạng bài tập tổng hợp.
Lưu ý: Tại mỗi dạng đều có bài tập tự luận hoặc bài tập trắc nghiệm với phương pháp giải cụ thể, dễ hiểu.
4. Phương pháp giải bài tập di truyền, biến dị liên quan đến NST giới tính
4.1. Dạng bài toán thuận
Biết KH của bố, mẹ (P), biết gen liên kết trên NST giới tính, biết trội lặn à Xác định kết quả lai.
Bước 1: Từ KH của P, tính trội lặn và gen liên kết trên NST giới tính à KG P
Bước 2: Viết SĐL để xác định kết quả.
Lưu ý: Với những bài toán thuận có liên quan đến hoán vị gen thì khi viết giao tử chú ý tỷ lệ phụ thuộc vào f (tần số hoán vị) trong đó: Ti lệ giao tử hoán vị = f/2, tỷ lệ giao tử liên kết = 0,5-f/2.
Ví dụ : Ở 1 giống gà, các gen xác định lông trắng và lông sọc vằn nằm trên NST giới tính X. Tính trạng sọc vằn là trội so với tính trạng lông trắng. Tại 1 trại gà khi lai gà mái trắng với gà trống sọc vằn thu được đời con bộ lông sọc vằn ở cả gà mái và gà trống. Sau đó, người ta lai những cá thể thu được từ phép lai trên với nhau và thu được 594 gà trống sọc vằn 607 gà mái trắng và sọc vằn. Xác định KG bố mẹ và con cái thế hệ thứ 1 và 2.
Bài giải
Quy ước: 
	A - sọc vằn; a -lông trắng. 
	Gà trống có KG XX, gà mái có KG XY.
Gà trống sọc vằn có KG XAXA hoặc XAXa
Gà mái lông trắng có KG XaY
F1 thu đc toàn bộ gà có lông sọc vằn → Ptc
P : 	XAXA	(Sọc vằn)	x	XaY (lông trắng)
Gp:	 XA	Xa,Y
F1: 	 XAXa	:	XAY (100% sọc vằn)
F1 x F1 : 	XAXa	(Sọc vằn)	x 	XAY (Sọc vằn)
GF1: 	XA,Xa	 XA,Y
F2: 	KG: XAXA(Sọc vằn) : XAXa(Sọc vằn) : XaY(lông trắng) : XAY (Sọc vằn)
KH: 2 trống sọc vằn : 1 mái sọc vằn : 1 trống sọc vằn
4.2. Dạng bài tập ngược
Biết KH P, kết quả của phép lai à Xác định KG P và viết SĐL.
Bước 1: Tìm trội lặn và quy ước gen
Bước 2: Nhận dạng QL di truyền chi phối và từ tỷ lệ phân li KH của thế hệ con lai và đặc điểm của gen trên NST giới tính à KG của P
Bước 3: Viết SĐL
5. Bài tập vận dụng 
5.1. Dạng 1 – Bài tập liên kết với giới tính thuần
Phương pháp giải
 Bước 1: Tìm trội lặn và quy ước gen
Bước 2: Nhận dạng QL di truyền chi phối và từ tỷ lệ PL KH của thế hệ con lai và đặc điểm của gen trên NST-GTà KG của P 
 Bước 3: Viết SĐL 
* Lưu ý: Những bài tập dạng trắc nghiệm không nhất thiết phải làm theo từng bước mà chúng ta có thể suy nghĩ nhanh để gộp các bước giải với nhau.
 Ví dụ : Ở gà: ♂ lông vằn x ♀ lông đenà F1 100% Lông vằn. Cho F1 tạp giao àF2: 50 lông vằn : 16 lông đen. Biện luận SĐL P->F2
Bài giải
Bước 1: Tìm trội lặn và quy ước gen 
 Ta có F2 lông vằn : lông đen = 50 : 16 = 3 lông vằn:1lông đen (Kết quả QL phân li) nên quy ước gen: A-lông vằn, a- lông đen. (Ta thấy F1 100% lông vằn nên lông vằn là trội hoàn toàn so với lông đen)
 Bước 2: Nhận dạng QL di truyền chi phối và từ tỷ lệ PL KH của thế hệ con lai và đặc điểm của gen trên 

Tài liệu đính kèm:

  • docren_luyen_cho_hoc_sinh_lop_12_truong_thpt_nguyen_hoang_ky_na.doc
  • docBÌA SKKN DUNG SINH 2018.doc
  • docDANH MỤC DUNG SINH 2018.doc
  • docMỤC LỤC SKKN DUNG SINH 2018.doc
  • docPHỤ LỤC SKKN DUNG SINH 2018.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO DUNG SINH 2018.doc