Qua bài giảng: “Thọ xuân – Quế sơn, thắm tình đồng chí, vẹn tình hậu phương” nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trường THPT Lê Văn Linh

Qua bài giảng: “Thọ xuân – Quế sơn, thắm tình đồng chí, vẹn tình hậu phương” nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trường THPT Lê Văn Linh

 Lịch sử là những gì đã trải qua trong quá khứ với những chuỗi những sự kiện, những ngày tháng nối tiếp lẫn nhau, cung cấp một lượng kiến thức lớn trong một khoảng thời gian hạn hẹp. Trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Việc rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh của học sinh nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của quá trình dạy học. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, tăng cường các phương pháp giảng dạy nhằm đổi mới hoạt động nhận thức của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. Như vậy, đối với công tác chuyên môn của giáo viên không chỉ dừng lại ở việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn mà còn phải không ngừng cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

 Trong xu thế hiện nay, vấn đề cập nhật thông tin và đổi mới luôn đặt lên hàng đầu. Do vậy, việc giảng dạy bộ môn Lịch sử cần phải đổi mới, phải có định hướng chung để học sinh tiếp xúc với nhiều tri thức, nhiều thông tin và rèn luyện kĩ năng làm bài, kỹ năng thực hành, đặc biệt trong việc nhớ được những kiến thức cơ bản nhất và những sự kiện lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. Để có một giờ học hiệu quả thì ngoài việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, ti vi, thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy các giai đoạn, thời kì lịch sử đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau: Tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, tạo được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú.

 

doc 21 trang thuychi01 5610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Qua bài giảng: “Thọ xuân – Quế sơn, thắm tình đồng chí, vẹn tình hậu phương” nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trường THPT Lê Văn Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ®Æt vÊn ®Ò
1. lÝ do chän ®Ò tµi
Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, có vị trí chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, “ thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy Thanh Hóa về kết nghĩa hậu phương với tiền tuyến, và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân ở hai miền, Thọ Xuân đã kết nghĩa với huyện Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam ” {4}. Việc Thọ Xuân – Quế Sơn kết nghĩa đã đánh dấu bước phát triển đặc biệt về tình đoàn kết chiến đấu của quân dân hai miền Bắc – Nam nói chung và quân dân hai huyện nói riêng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. 
Từ sau ngày kết nghĩa, Thọ Xuân vừa lao động xây dựng quê hương; vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương với đồng bào miền Nam và quê hương Quế Sơn. Từ cuối năm 1968, đến đầu năm 1975 đã có hàng vạn cán bộ chiến sĩ được đưa vào chiến trường miền Nam, trong đó một phần lớn được chi viện cho quê hương Quế Sơn, cùng quân dân Quế Sơn kháng chiến kiên cường, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. 
Sau ngày đất nước độc lập, thống nhất, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, quân dân hai huyện Thọ Xuân – Quế Sơn lại tiếp tục đoàn kết cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập đưa quê hương vươn lên trong sự phát triển và giàu mạnh
 Là giáo viên dạy môn lịch sử, khi giảng dạy về phần lịch sử địa phương huyện Thọ Xuân, tôi nhận thấy được trách nhiệm của mình là phải giáo dục các em học sinh niềm tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương. Ý thức được điều này, nên trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm đọc, sưu tập tài liệu, các bài viết và tranh ảnh về truyền thống tốt đẹp của nhân dân Thọ Xuân, trong đó có tình đoàn kết gắn bó keo sơn hai huyện Thọ Xuân – Quế Sơn để giảng dạy các em học sinh, nhằm giúp các em hiểu được về chặng đường 50 năm gắn bó máu thịt của nhân dân hai huyện trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng chính là lí do tôi để chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017 – 2018 là : “ Qua bài giảng : “ Thọ Xuân – Quế Sơn – thắm tính đồng chí, vẹn tình hậu phương ”, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trường THPT Lê Văn Linh ”.
2. §èi t­îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi
Như vậy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định ( 1968 – 2018 ). Tuy nhiên, để giúp học sinh hiểu sâu hơn về tình đoàn kết quân dân hai huyện Thọ Xuân – Quế Sơn trong đấu tranh bảo vệ độc lập và xây dựng quê hương, phạm vi nghiên cứu của đề tài còn được mở rộng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ sau Hiệp định Giơnevơ
 3. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 - Về nhiệm vụ :
 Đề tài: Qua bài giảng : “ Thọ Xuân – Quế Sơn – thắm tính đồng chí, vẹn tình hậu phương ”, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trường THPT Lê Văn Linh nhằm thực hiện nhiệm vụ sau :
 + Giúp học sinh hiểu được một cách khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của hai huyện Thọ Xuân và Quế Sơn hiện nay; Hoàn cảnh lịch sử và tính cấp thiết cần tăng cường tình đoàn kết quân dân hai miền trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thống nhất Tổ quốc;
+ Giúp học sinh hiểu được, sự chi viện của Thọ Xuân, là động lực góp phần cùng với quân dân Quế Sơn đánh thắng đế quốc Mĩ xâm lược, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước; Sau ngày đất nước độc lập, quân dân hai huyện, lại tiếp tục đoàn kết, giúp đỡ cùng nhau vượt qua khó khăn, đẩy mạnh đổi mới và hội nhập xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
- Về phương pháp nghiên cứu:
Để đáp ứng nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các phương pháp dạy học sau :
 + Phương pháp hỏi – đáp, gợi hỏi, phát vấn : mục đích nhằm phát huy khả năng tư duy độc lập ở mỗi cá nhân học sinh;
 + Phương pháp hoạt động nhóm, bằng việc đưa ra các câu hỏi chứa đựng những thông tin mang tính hệ thống để các nhóm thảo luận, trả lời. Việc sử dụng phương pháp hoạt động dạy học này, học sinh có điều kiện cùng nhau thảo luận trao đổi, làm sáng tỏ những vấn đề mà các câu hỏi đặt ra
 + Sử dụng công nghệ thông tin, để làm sinh động và hiểu sâu thêm về những vấn đề liên quan đến tình đoàn kết, kết nghĩa của quân dân hai huyện Thọ Xuân – Quế Sơn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước và trong công cuộc đổi mới và hội nhập hiện nay.
4. ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 
 - Điểm mới và đóng góp của đề tài được thể hiện ở các điểm sau :
 + Học sinh trường THPT Lê Văn Linh có điều kiện hiểu sâu và toàn diện về chặng đường 50 năm ( 1968 – 2018 ) ra đời và phát triển tình đoàn kết thủy chung của hai huyện Thọ Xuân và Quế Sơn;
 + Học sinh trường THPT Lê Văn Linh biết được Thọ Xuân của các em còn có một quê hương thứ hai – huyện kết nghĩa Quế Sơn tươi đẹp và anh hùng;
 + Đề tài này còn là nguồn tư liệu có giá trị lý luận và tính thực tiễn, được sưu tầm công phu và trình bày khoa học, giúp cho các Thầy, Cô giáo dạy môn lịch sử có thể tham khảo khi giảng dạy lịch sử địa phương của vùng đất Thọ Xuân; và các đề tài nghiên cứu khoa học về chặng đường và phát triển của Thọ Xuân từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp đến nay .
B. gi¶I quyÕt vÊn ®Ò
1. C¬ së lÝ luËn cña ®Ò tµi
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và Ban Thống nhất Trung ương, ngày 12 tháng 3 năm 1960, tại thị xã Thanh Hóa(nay là thành phố Thanh Hóa), Lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức trọng thể{1 }. Việc kết nghĩa giữa hai tỉnh đã mở ra thời kỳ kết nghĩa giữa các huyện của hai tỉnh. 
Trên tinh thần đó, theo chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy Thanh Hóa, đáp ướng nguyện của nhân dân, ngày 20 – 11 – 1968, lễ kết nghĩa giữa huyện Thọ Xuân và huyện Quế Sơn được tổ chức { 2 }. Lế kết nghĩa Thọ Xuân – Quế Sơn đánh dấu sự đoàn kết chiến đấu vì độc lập tự do và CNXH của nhân dân hai huyện trong cuộc đấu tranh giải phóng quê hương, thống nhất đất nước.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ ác liệt, ngày 20 – 11 – 1968, lễ kết nghĩa giữa huyện Thọ Xuân và Quế Sơn đã được thực hiện, từ sau ngày kết nghĩa hai huyện Thọ Xuân Xuân và Quế Sơn đã luôn sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm giành độc lập, giải phóng quê hương; trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập. Tình cảm của quân dân hai huyện Thọ Xuân và Quế Sơn đã được kiểm nghiệm, tôi luyện trong đấu tranh cách mạng, trong đổi mới và hội nhập giai đoạn hiện nay.
3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẶC CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Viết về tình đoàn kết gắn bó của hai huyện Thọ Xuân và Quế Sơn, cho đến thời điểm thực hiện đề tài hầu như chưa có. Trong cuốn sách “ Lịch sử Đảng bộ huyện Thọ Xuân ” ( Tập I ), có đề cập đến mối quan hệ đoàn kết Thọ Xuân – Quế Sơn, nhưng chỉ mang tính thông báo về sự kiện kết nghĩa của hai huyện, thiếu đi quá trình phát triển mối quan hệ đó trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước giành độc lập, giải phóng quê hương và trong công cuộc đổi mới, hội nhập. Đề tài : “ Qua bài giảng : “ Thọ Xuân – Quế Sơn – thắm tính đồng chí, vẹn tình hậu phương ”, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trường THPT Lê Văn Linh ” sẽ khắc phục được phần thiếu khuyết trong lịch sử huyện Thọ Xuân và giúp các em học sinh trường THPT Lê Văn Linh hiểu được tình đoàn kết ruột thịt gắn bó của hai huyện Thọ Xuân – Quế Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và trong công cuộc đổi mới, hội nhập hiện nay. 
Đề tài này là nguồn tư liệu có giá trị lý luận và tính thực tiễn, được sưu tầm công phu và trình bày khoa học, giúp cho các Thầy, Cô giáo dạy môn lịch sử có thể tham khảo khi giảng dạy lịch sử địa phương của vùng đất Thọ Xuân với tư cách là một phần của hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chốngMĩ cứu nước, trong xây dựng quê hương hiện nay.
 4. GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN – HỌC SINH
PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN 
CUNG CẤP CHO HỌC SINH
Hoạt động 1 : Tập thể và cá nhân
- Giáo viên : lần lượt đưa bản đồ hành chính huyện Thọ Xuân và Quế Sơn lên máy chiếu. Dùng phương pháp thuyết trình, giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của hai huyện Thọ Xuân và Quế Sơn
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN THỌ XUÂN
Vị trí địa lí
Phía đông
giáp Thiệu Hóa
Phía Tây
giáp Thường Xuân
phía Nam
giáp Triệu Sơn
phía Bắc
giáp Ngọc Lặc và Yên Định
Diện tích
29.672ha
Dân số
231.783 người
( năm 1999 )
TÊN CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA HUYỆN THỌ XUÂN
1. Thị trấn :
 3 thị trấn : Thị trấn Thọ Xuân, Mục Sơn, Sao Vàng
2. Xã : 
 38 xã : Xuân Lam, Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Thiên, Xuân Thắng, Thọ Lâm, Thọ Diên, Thọ Hải, Xuân Hòa, Xuân Trường, Xuân Sơn, Xuân Giang, Tây Hồ, Bắc Lương, Nam Giang, Thọ Lộc, Xuân Phong, Xuân Thành, Thọ Nguyên, Hạnh Phúc, Xuân Yên, Phú Yên, Xuân Vinh, Xuân Tân, Thọ Trường, Xuân Lập, Thọ Lập, Thọ Minh, Xuân Tín, Xuân Minh, Quảng Phú, Thọ Thắng, Xuân Bái, Xuân Châu, Xuân Quang, Xuân Hưng, Xuân Khánh, Xuân Lai
- Giáo viên : tiếp tục trình chiếu lên màn hình bản đồ hành chính huyện Quế Sơn, giới thiệu khái quát về vị trí địa lí, diện tích, điều kiện dân cư và xã hội 
Vị trí địa lí
Phía đông
giáp Thanh Bình
Phía Tây
giáp Duy Xuyên
phía Tây Nam
giáp Nông Sơn
phía Nam
giáp Hiệp Đức
phía Bắc
Duy Xuyên và Thăng Bình
Diện tích
251,17 km²
Dân số
84.084
 ( năm 2014 )
TÊN CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 
CỦA HUYỆN QUẾ SƠN
1. Thị trấn :
 1 thị trấn : Đông Phú
2. Xã : 
 13 xã : Hương An, Phú Thọ, Quế An, Quế Châu, 
Quế Cường, Quế Hiệp, Quế Long, Quế Minh, Quế Phong, Quế Phú, Quế Thuận, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2
 * Hoạt động 2 : Tập thể cá nhân 
- GV khái quát nội dung Hiệp định Giơnevơ về vấn đề Việt Nam. 
- GV nêu câu hỏi : ở miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ thay chân Pháp xâm lược miền Nam. 
 Vậy, âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam được chúng thực hiện như thế nào ? 
- HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung chốt ý + Dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
+ “ Viện trợ ” kinh tế - quân sự cho chính quyền tay sai Sài Gòn
=> Âm mưu : biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, là căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á 
Hình ảnh quân viễn chinh Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam sau 1954
Hình ảnh những người yêu nước ở miền Nam bị 
chính quyền Sài Gòn tay sai chặt đầu 
Cảnh đồng bào miền Nam sống rên siết
 dưới ách cai trị độc tài của chính quyền Mĩ – Diệm
- GV thuyết trình : như vậy sau Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, còn miền Nam tiếp tục phải sống dưới gót dày của Mĩ và tay sai. 
 Nhiệm vụ cách mạng đặt ra cho hai miền Bắc – Nam sau Hiệp định là gì ?
- HS trả lời, GV bổ sung và chốt ý :
+ Miền Nam : tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
+ Miền Bắc : hậu phương, điểm tựa vững chắc, cung cấp sức người sức của cho kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam
Ngày 28/10, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra 
lễ kỷ niệm 60 năm đón tiếp đồng bào cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954 - 2014).
- GV mở rộng kiến thức lịch sử cho HS : sau Hiệp định Giơnevơ, phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh, thành phố miền Bắc với các tỉnh, thành phố miền Nam được đẩy mạnh 
=> Mục đích : động viên quân dân miền Bắc thi đua sản xuất, chiến đấu bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam
* Hoạt động 3 : tập và cá nhân 
Nhân dân Thọ Xuân hăng say sản xuất 
 chi viện cho Quế Sơn và miền Nam
Thanh niên Thọ Xuân hăng hái lên đường nhập ngũ 
Chi viện cho chiến trường miền Nam và Quế Sơn đánh giặc Mĩ xâm lược
( Ảnh minh họa ) 
- GV thuyết trình : với tinh thần vì miền Nam ruột thịt, vì Quế Sơn thân yêu, nhân dân Thọ Xuân đã đẩy mạnh thi đua sản xuất, với tinh thần “ một người làm việc bằng hai, vì miền miền Nam ruột ”, “ Thóc không thiếu một cân< quân không thiếu một người ”, phát động phong trào thi đua 5 tấn/ ha. Mục tiêu tạo ra nhiều của cải vật chất để chi viện cho miền Nam, cùng miền Nam và Quế Sơn giết giặc, giải phóng miền Nam, giải phóng Quế Sơn nghĩa tình. từ năm 1968 đến 1975, huyện Thọ Xuân đã 14 lần tuyển quân chi viện. Các đợt tuyển quân đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu trên giao. Riêng đợt tuyển quân cuối năm 1968 đã tuyển và giao 3 tiểu đoàn với 1.240 tân binh, trong đó nhiều người đã được sát cánh cùng quân và dân Quế Sơn chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. 
 Trong những ngày chiến tranh ác liệt đó, những người con ưu tú của Thọ Xuân đã được nhân dân Quế Sơn hết lòng đùm bọc, nuôi dưỡng, nhiều đồng chí đã chiến đấu kiên cường, quả cảm và hy sinh anh dũng trên quê hương Quế Sơn kết nghĩa. Tình cảm ấy không chỉ xuất phát từ mối tình kết nghĩa mà còn xuất phát từ sâu thẳm trái tim của những người con Đất Việt cùng dòng máu Lạc Hồng. 
Quân dân Thọ Xuân – Quế Sơn sát cánh bên nhau 
Chiến đấu chống giặc Mĩ xâm lược, bảo vệ quê hương
( Ảnh minh họa )
Chiến thắng Dương Là gắn liền với 
cuộc chiến đấu của quân dân hai huyện Thọ Xuân – Quế Sơn 
Địa danh Mộc Bài 
Gắn liền với tình đoàn kết quân dân Quế Sơn – Thọ Xuân trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược
Dép cao su, bình đông, cập lồng và nhiều dụng cụ cá nhân của người con Thọ Xuân còn để lại trên mảnh đất Quế Sơn thân yêu 
- GV tiếp tục thuyết trình : cuộc chiến đấu của quân dân hai huyện Quế Sơn – Thọ Xuân đã đập tan nhiều đợt càn quyét của kẻ thù bảo vệ vững chắc nền độc lập của quê hương
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước và 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. 
- GV nêu câu hỏi : vậy dựa vào kiến thức đã học, các em hãy cho biết tỉnh Quảng Nam được giải phóng vào thời gian nào ?
- HS trả lời, GV bổ sung và chốt ý : Trong thế tiến công vũ bảo của cách mạng, ngày 24 tháng 3 năm 1975, thành phố Tam Kỳ giải phóng. Ngày 26 – 3 – 1975, Quế Sơn hoàn toàn giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân dân hai huyện Thọ Xuân – Quế Sơn kết thúc thắng lợi.
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, 
đọc Diễn văntại cuộc mít tinh mừng giải phóng
 tỉnh Quảng Nam – Đà Nẳng  năm 1975
Tượng đài chiến thắng Cấm Dơi – Quế Sơn
Biểu tượng cho tinh thần đoàn kết chiến đấu keo sơn gắn bó 
của quân dân hai huyện Thọ Xuân – Quế Sơn
* Hoạt động 4 : Hoạt động nhóm : 
- GV chia tập thể lớp thành hai nhóm và nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luân trả lời :
+ Nhóm 1: Tình hình Thọ Xuân – Quế Sơn sau ngày đất nước thống nhất ?Hãy nêu một số thành tựu về kinh tế - văn hóa – xã hội của Thọ Xuân trong thời đổi mới và hội nhập ?
+ Nhóm 2 : Thọ Xuân – Quế Sơn đã làm gì để vượt ra khỏi khó khăn thử thách ? Hãy nêu một số thành tựu về kinh tế - văn hóa – xã hội của Quế Sơn trong thời đổi mới và hội nhập ?
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi , dựa trên nguồn tư liệu đã được đọc trước. 
- Các nhóm thảo luận, đại diện hai nhóm trả lời, sau cùng GV bổ sung, nhận xét và chốt ý 
 - Sau ngày giải phóng Thọ Xuân và Quế Sơn gặp muôn vàn khó khăn : Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề; Sức sản xuất thấp, hàng hóa khan hiếm, lạm phát tăng nhanh
=> Đời sống nhân dân khó khăn, thấp kém
- Biên pháp thực hiện : 
+ Nhân dân Thọ Xuân – Quế Sơn, đoàn kết giúp đỡ nhau khôi phục, kinh tế - văn hóa – xã hội, đưa quê hương phát triển đi lên
 + Sau Đại hội Đảng toàn quốc tháng 12 – 1986, Thọ Xuân – Quế Sơn đẩy mạnh đổi mới và hội nhập
=> Kết quả nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, tăng trưởng cao. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên một bước.
BẢNG TỔNG HỢP THÀNH TỰU 
CỦA HUYỆN THỌ XUÂN VÀ QUẾ SƠN TRONG HƠN 
30 NĂM ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP 
( 1986 – 2018 )
. 
QUẾ SƠN
1. Kinh tế 
 + Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trung bình : 14 %
 + Năm 2016, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15%, thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/người/năm. 
 + Tỷ lệ hộ nghèo còn 10%. Đến cuối năm 2016, Quế Sơn có 3/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện hiện có 1.036 mẹ Việt nam Anh hùng, gần 400 thương, bệnh binh. 
 2. Về VH - GD – YT : khu di tích Cấm Dơi được xếp hạng là di tích cấp quốc gia; hệ thống đường, trường trạm được kiên cố hóa; 100% cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia
 3. Về GTVT : hệ thống giao thông của huyện được kiên cố hóa, 100% được rãi nhựa và mở rộng thuận tiện đi lại
=> Diện mạo của Quế Sơn đã hoàn toàn thay da đổi thịt, khởi sắc toàn diện. Đời sống nhân dân được nâng lên một bước.
THỌ XUÂN
 1 Kinh tế :
+ Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trung bình : 9. 2 %
+ Năng suất lương thực tăng nhanh từ 71000 tấn năm 1986, lên trên 130.000 tấn năm 2013
+ Năm 2016 đạt trên 11 nghìn tỷ đồng. Đến nay, huyện Thọ Xuân có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới ( năm 2017 là 28 xã ), phấn đấu đến năm 2019, huyện Thọ Xuân sẽ đạt huyện nông thôn mới.
2 Về VH - GD – YT : khu di tích Lam Kinh là di tích cấp quốc gia đặc biệt; 100 % có nhà học cao tầng. 100% cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia
3. Về GTVT : xây dựng cầu Hạnh Phúc, Mục Sơn. Cảng hàng không Thọ Xuân 
=> Diện mạo quê hương khởi sắc toàn diện. Đời sống nhân dân được nâng lên một bước
TÌNH ĐOÀN KẾT, GIÚP ĐỠ, ĐỘNG VIÊN NHAU
CỦA NHÂN DÂN HAI HUYỆN THỌ XUÂN – QUẾ SƠN 
SAU NGÀY ĐẤT NƯỚC ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT ĐẾN NAY
QUẾ SƠN
- Năm 1998, huyện Thọ Xuân : 
 + Ủng hộ Quế Sơn 30.000.000 đồng khắc phục bão lụt; 
 + Cử đoàn đại diện vào thăm và ủng hộ 30.000.000 đồng nhân dịp khánh thành Đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và bức tranh Lam Sơn.
 Tháng 11 năm 2017
 Thọ Xuân thăm hỏi, trao tặng 300 triệu đồng giúp Quế Sơn khắc phục hậu quả mưa lũ
THỌ XUÂN
 Năm 1997, huyện Quế Sơn :
 + Ủng hộ Thọ Xuân 20.000.000 đồng khắc phục bão lụt;
+ Tặng đôi lộc bình lớn đặt tại đền thờ Lê Hoàn, tặng một bức tranh đá kèm theo ảnh chụp.
 Năm 2009, huyện Quế Sơn 
 + Tặng Thọ Xuân bức tranh Tượng đài chiến thắng Quế Sơn.
 Tháng 9 năm 2017, 
 Quế Sơn thăm hỏi, động viên , ủng hộ Thọ Xuân 350 triệu đồng để khắc phục bão lụt
Lãnh đạo huyện Thọ Xuân và Quế Sơn, làm lễ khánh thành 
đường Quế Sơn – biểu tượng tình đoàn kết của nhân dân hai huyện
 * Hoạt động 5 : Cá nhân
 - GV khái quát lại toàn bộ tiến trình bài học : hoàn cảnh kết nghĩa của Thọ Xuân – Quế Sơn; nhân dân hai huyện đoàn kết giúp nhau trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước; trong công cuộc đổi mới và hội nhập
- Sau khi khái quát bài học, GV nêu hỏi để các em học sinh suy nghĩ trả lời :
-> Nội dung câu hỏi : Là con em Thọ Xuân, em sẽ làm gì để giữ gìn và phát triển tình đoàn kết của nhân dân hai huyện trong giai đoạn hiện nay ? 
 - HS trả lời, GV bổ sung và chốt ý 
Là con em Thọ Xuân anh hùng, các em học sinh THPT Lê Văn Linh luôn tự hào và biết ơn các thế hệ Ông, Cha đã dày công tạo dựng tình đoàn kết keo sơn của hai huyện Thọ Xuân – Quế Sơn Tự hào và biết ơn sâu sắc những người con Thọ Xuân đã hy sinh tuổi thanh xuân và máu xương của mình để bảo vệ và giải phóng quê hương Quế Sơn khỏi ách cai tri của Mĩ - Sài 
- Hiểu được tầm quan trọng những giá trị vật chất và tinh thần mà người dân Thọ Xuân đã giành cho đồng bào Quế Sơn trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước, giải phóng quê hương. Trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Không ngừng học tập và rèn luyện để trở thành có người ích. Góp phần xây dựng quê hương Thọ Xuân – Quế Sơn trở nên giàu đẹp. Thực hiện được ước nguyện của các thế hệ Ông, Cha đã dày công xây đắp mối tình đoàn kết Thọ Xuân – Quế Sơn 
4.1. Khái quát những nét chính về huyện Thọ Xuân và Quế Sơn
4.1.1 Huyện Thọ Xuân
- Là huyện trung du của tỉnh Thanh Hóa
- Về tổ chức hành chính: 
Gồm 38 xã và 3 thị trấn ( Thị trấn Thọ Xuân, Sao Vàng và Lam Sơn )
4.1.2. Huyện Quế Sơn
- Là huyện trung du miền núi của tỉnh Quảng Nam
- Về tổ chức hành chính: 
Gồm 13 xã và 1 thị trấn ( Đông Phú 
4.2. Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời tình kết nghĩa Thọ Xuân – Quế Sơn
- Sau Hiệp định Giơnevơ Mĩ xâm lược miền Nam, với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ ở khu vực Đông Nam Á.
NGÔ ĐÌNH DIỆM
Đứng đầu chính quyền Sài Gòn tay sai do Mĩ dựng lên ở miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954
- Sau Hiệp định Giơnevơ, phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh, thành phố miền Bắc với các tỉnh, thành phố miền Nam được đẩy mạnh
- Mục đích : tăng cường đoàn kết giữa hậu phương với tiền tuyế

Tài liệu đính kèm:

  • docqua_bai_giang_tho_xuan_que_son_tham_tinh_dong_chi_ven_tinh_h.doc
  • docBÌA SKKN THỌ XUÂN - QUẾ SƠN.doc
  • docPHẦN MỤC LỤC SKKN THỌ XUÂN - QUẾ SƠN.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ QUAN HỆ THỌ XUÂN - QUẾ SƠN.doc