Phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh trong giờ học lịch sử Việt Nam lớp 10 và 12

Phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh trong giờ học lịch sử Việt Nam lớp 10 và 12

Nhân dân Việt Nam có một lịch sử oai hùng và lâu đời. Dấu tích của quá khứ oai hùng và lâu đời đó còn để lại khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam . Đây là một trong những minh chứng để khẳng định lịch sử nước ta đã tồn tại thực và có thể nhận thức được. Nhân dân ta rất coi trọng những di tích lịch sử đó và luôn gìn giữ tôn tạo để đời sau tiếp xúc. Đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

 Câu nói giản dị của Bác thật thấm thía và sâu sắc, bởi đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình, đó cũng chính là đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.Từ những suy nghĩ đó, ta nhận thấy môn Lịch sử là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đó cũng chính là điều mà Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang quan tâm. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay với xu thế toàn cầu hóa lan nhanh, qua các phương tiện đại chúng và tình hình thực tế ở các nhà trường, tôi nhận thấy hầu như các em học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Lịch sử. Sự phát triển nhanh của cuộc sống hiện đại, cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc học sinh học chống đối, học trước quên sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử. Bộ môn Lịch sử bị mất dần vị trí, trở thành môn học phụ. Từ đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay quên mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay. Thờ ơ với các dấu tích lịch sử hào hùng mà tổ tiên, cha ông đã để lại.

 

docx 22 trang thuychi01 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh trong giờ học lịch sử Việt Nam lớp 10 và 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ TẠO CẢM XÚC CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 VÀ 12
 Người thực hiện: Lê Thị Tâm
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2019
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SGK: Sách giáo khoa
GDNN: Giáo dục nghề nghiệp
GDTX: Giáo dục thường xuyên
THPT: Trung học phổ thông
TNXP: Thanh niên xung phong
TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu.
1
 1.1. Lí do chọn đề tài.
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1. Tư liệu lịch sử và vai trò của tư liệu lịch sử
3
2.1.1. Tư liệu lịch sử và vai trò của tư liệu lịch sử
3
2.1.2. Các loại tư liệu lịch sử.
4
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh qua dạy và học lịch sử
6
2.3.1. Sưu tầm, tập hợp tư liệu lịch sử
6
2.3.2. Sử dụng tư liệu chữ viết thông qua thuyết trình bằng lời nói của giáo viên
6
2.3.3. Sử dụng tư liệu là đồ dùng trực quan
9
2.4. Hiệu quả của việc sử dụng sáng kiến sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX Hoằng Hóa
16
3. Kết luận và kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo.
19
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
 	Nhân dân Việt Nam có một lịch sử oai hùng và lâu đời. Dấu tích của quá khứ oai hùng và lâu đời đó còn để lại khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam . Đây là một trong những minh chứng để khẳng định lịch sử nước ta đã tồn tại thực và có thể nhận thức được. Nhân dân ta rất coi trọng những di tích lịch sử đó và luôn gìn giữ tôn tạo để đời sau tiếp xúc. Đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
 Câu nói giản dị của Bác thật thấm thía và sâu sắc, bởi đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình, đó cũng chính là đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.Từ những suy nghĩ đó, ta nhận thấy môn Lịch sử là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đó cũng chính là điều mà Đảng và Nhà nước ta hiện nay đang quan tâm. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay với xu thế toàn cầu hóa lan nhanh, qua các phương tiện đại chúng và tình hình thực tế ở các nhà trường, tôi nhận thấy hầu như các em học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Lịch sử. Sự phát triển nhanh của cuộc sống hiện đại, cơ chế thị trường đã làm xuất hiện lối sống thực dụng, một bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông không còn coi trọng kiến thức lịch sử, dẫn đến việc học sinh học chống đối, học trước quên sau, có thái độ hời hợt khi học lịch sử. Bộ môn Lịch sử bị mất dần vị trí, trở thành môn học phụ. Từ đó, một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay quên mất khí thế hào hùng của dân tộc, không còn thấy được công lao to lớn của cha ông đã ngã xuống để có được nền hòa bình độc lập hôm nay. Thờ ơ với các dấu tích lịch sử hào hùng mà tổ tiên, cha ông đã để lại...
 Với đặc trưng, lịch sử chính là bản thân cuộc sống rất phong phú, đa dạng và sinh động bao trùm mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị... cho nên học lịch sử không đơn thuần là ghi nhớ ngày tháng, sự kiện. Do đó, yêu cầu việc giảng dạy lịch sử của giáo viên phải rõ ràng, sinh động và có cảm xúc để tạo ra sức hấp dẫn với chủ thể nhận thức, dựng lại bức tranh quá khứ một cách chính xác nhất để học sinh có được cảm giác như chính mình được tham gia vào sự kiện đó. Qua đó cảm nhận được quá khứ và có được suy nghĩ và hành động đúng đắn trong thực tại.
 Bộ môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thái độ, tư tưởng, tình cảm và hình thành thái độ đúng đắn với sự phát triển hợp quy luật xã hội và xác định nhiệm vụ cho thế hệ trẻ trong hiện tại và tương lai Vì vậy, việc tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh trong những giờ lịch sử là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử một cách có hiệu quả.
 Căn cứ vào ảnh hưởng của cảm xúc người ta chia cảm xúc thành hai loại: tích cực và tiêu cực. Những đối tượng thỏa mãn được nhu cầu của con người gây nên những xúc cảm tích cực như: vui sướng, hạnh phúc, tự tin loại xúc cảm này sẽ có tác dụng nâng cao hoạt động của đời sống con người. Trái lại, những gì cản trở cho việc thỏa mãn nhu cầu sẽ gây nên những cảm xúc tiêu cực như: buồn bã, chán nản, sợ hãinhững cảm xúc này sẽ làm hạ thấp hoạt động sống của con người, làm yếu đi nghị lực của họ.Trong quá trình dạy học lịch sử giáo viên đóng vai trò chủ đạo bởi giáo viên là người chủ động về nội dung kiến thức giảng dạy và lựa chọn phương pháp truyền đạt, tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học, điều khiển giờ học một cách linh hoạt, sinh động. Muốn quá trình dạy học đạt được kết quả cao giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh diễn ra trong quá trình nhận thức để có những tác động phù hợp về mặt sư phạm nhằm kích thích hoạt động tư duy độc lập của học sinh.qua các phương pháp dạy học và dựa vào các tư liệu lịch sử . Tạo được những cảm xúc lịch sử sẽ tạo được động cơ tích cực thúc đẩy học sinh hăng hái học tập. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là phải hình thành ở học sinh nhu cầu với kiến thức và khi nhu cầu đó được thỏa mãn nghĩa là đã gây được xúc cảm tích cực, kích thích hoạt động học tập độc lập, sáng tạo của học sinh. Nhận thức được điều này, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi và rút ra được một số phương pháp áp dụng vào giảng dạy bộ môn Lịch sử có hiểu quả giúp học sinh yêu thích và học lịch sử hơn,. Qua thực tiễn kiểm nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm, tôi mạnh dạn nghiên cứu nội dung đề tài là: “Phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh trong giờ học Lịch sử Việt Nam lớp 10 và 12 ”. Hy vọng rằng từ những giải pháp nhỏ này sẽ giúp học sinh học tốt hơn môn Lịch sử, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho bộ môn
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử dân tộc nói riêng để nhằm nâng cao chất lượng bộ môn là một lĩnh vực khó và tinh tế nên việc sử dụng các biện pháp tạo xúc cảm phải linh hoạt, uyển chuyển, trên cơ sở khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử phù hợp với nội dung bài học.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần định hướng nhận thức đúng đắn cho học sinh, giáo dục tình yêu đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập hôm nay, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Việc sử dụng một số biện pháp tạo xúc cảm học tập lịch sử của giáo viên cũng làm cho tiết học có hiệu quả, học sinh yêu thích môn lịch sử hơn, qua đó nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục – đào tạo.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Cách sử dụng tư liệu lịch sử để tạo cảm xúc, hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử 
- Học sinh các lớp 10A1, 10A2, 12B1 Trung tâm GDNN - GDTX Hoằng Hóa năm học 2018 – 2019.
 - Sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh trong 2 bài dạy cụ thể: Bài 23: “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII ” ( Lịch sử 10) và Bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất ( 1965 – 1973)” (Lịch sử lớp 12), chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng trung học phổ thông.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Với phạm vi đề tài này, tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết về: dạy học tạo xúc, các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.
	 - Khai thác kênh hình, tư liệu lịch sử từ nhiều nguồn tài liệu, Internet.
 Quan sát, thực nghiệm sư phạm, kết hợp kiểm tra đánh giá kết quả.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Tư liệu lịch sử và vai trò của tư liệu lịch sử
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử. Song ta có thể hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đó của con người.
	Tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch sử nói chung và đối với việc học tập lịch sử nói riêng. Khoa học lịch sử tồn tại được trên cơ sở các sự kiện lịch sử mà các sự kiện lịch sử lại là những tế bào cấu thành lịch sử mà các tế bào đó là từ các tư liệu lịch sử. Do đó không có tư liệu lịch sử thì không có khoa học lịch sử. Tư liệu lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử và ngược lại khoa học lịch sử không thể thiếu nó.
Sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ và không lặp lại nếu có sự lặp lại cũng chỉ lặp lại ở một trình độ khác, mức độ khác, thời gian khác và không gian khác. Vì vậy các sự kiện lịch sử chỉ còn lại trong các tư liệu lịch sử, khác với các ngành khoa học tự nhiên có thể dựng lại thí nghiệm, nhưng khoa học lịch sử chỉ có một con đường là từ những tư liệu lịch sử giúp ta hình dung lại những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ.
 Do đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc học lịch sử không bắt đầu từ trực quan sinh động mà từ việc nắm sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Trong dạy học lịch sử , qua những tư liệu lịch sử sẽ tạo biểu tượng xúc cảm cho học sinh thông qua việc giảng dạy lịch sử .Thông qua việc tìm hiểu về diễn biến, kết quả của các sự kiện, các cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh vệ quốc, có thể tạo cho học sinh thái độ căm thù chiến tranh, mong muốn bảo vệ hòa bình, có thể đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng và củng cố niềm tự hào dân tộc.
	Thông qua các tư liệu lịch sử bằng các biểu tượng sinh động cụ thể, những câu chuyện hay hình ảnh sẽ tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của học sinh. Từ đó giáo dục cho các em lòng biết ơn, ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
2.1.2. Các loại tư liệu lịch sử.
	Khoa học lịch sử có nguồn tư liệu hết sức phong phú và đa dạng. Tùy theo nội dung phản ánh mà người ta chia tư liệu lịch sử ra thành các nhóm: tư liệu vật chất, tư liệu truyền miệng, tư liệu tranh ảnh, phim ảnh...Nhưng cũng có thể chia thành hai loại chính : tư liệu trực tiếp và tư liệu gián tiếp.
 Với học sinh học THPT nói chung và học sinh học cấp GDTX nói riêng các em chủ yếu hiểu được và tiếp cận được ba nguồn tư liệu lịch sử chính. Đó là : Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau, gọi là tư liệu truyền miệng; Những di tích, đồ vật của người xưa được tìm thấy trong lòng đất hay trên mặt đất, đó gọi là tư liệu hiện vật; Những bản ghi, sách vở chép tay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết. Nguồn tư liệu là gốc giúp chúng ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
Vì vậy, để học sinh học tập tốt môn Lịch sử thì việc hình thành cho các em kĩ năng tìm kiếm, khai thác các nguồn tư liệu lịch sử để dựng lại sự kiện lịch sử là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đặc biệt qua đó, giúp hình thành cho học sinh kiến thức lịch sử đúng đắn, khoa học nhất, qua đó hình thành tình yêu với môn học Lịch sử, tình yêu với quê hương đất nước, lòng biết ơn tổ tiên và niềm tự hào dân tộc. Rồi từ đó thói quen, kĩ năng tư duy, kĩ năng quan sát , phân tích, đánh giá, nhận xét, khái quát, so sánh ....làm việc với các loại tư liệu lịch sử được hình thành và dần vững vàng, giúp các em học tốt hơn môn Lịch sử cũng như vận dụng vào các môn học khác và cả trong cuộc sống.
Với tất cả ý nghĩa giáo dục và phát triển nêu trên, hình thành kĩ năng làm việc với tư liệu lịch sử góp phần to lớn tạo cảm xúc , gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những sự kiện, kiến thức lịch sử, nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử,. Nó là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời sống hiện tại.
 2.2. Thực trạng dạy học môn lịch sử trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 * Về phía học sinh:
 Trong những nội dung chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng môn lịch sử THPT hiện nay, nhất là phần lịch sử Việt Nam rất nhiều sự kiện, nhiều kiến thức cần ghi nhớ, học sinh rất khó nắm bắt, giáo viên khó khăn trong việc lưạ chọn để truyền tải thông tin đến học sinh, nên học sinh rất ngại học lịch sử .Ngoài ra, các em học sinh được tuyển vào các Trung tâm GDNN – GDTX hầu hết đầu vào thấp hơn nhiều so với các trường THPT cùng cấp học. Vì vậy việc hình thành cho học sinh kĩ năng làm việc với tài liệu lịch sử trong sách giáo khoa đã khó khăn chứ chưa nói các loại tư liệu lịch sử khác.	
	Mặt khác, học sinh thường có thói quen trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, học sinh cá biệt còn lười học thậm chí không ghi bài, không chuẩn bị bài mới ở nhà, trên lớp không tập trung suy nghĩ cho nên việc ghi nhận các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Bởi vậy học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, so sánh, giải thích,thì học sinh trả lời còn lúng túng hoặc mang tính chất chung chung, không rõ ràng. Đa số học sinh chưa có ý thức sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để khai thác tìm kiếm các tư liệu học tập, việc tìm kiếm tư liệu, thông tin ngoài sách giáo khoa còn rất hạn chế. 
 * Về phía giáo viên:
 Thiết bị môn lịch sử (bản đồ, hiện vật,) còn thiếu, các tranh ảnh, lược đồ sách giáo khoa thì một số ít giáo viên chỉ cho học sinh khai thác sơ sài hoặc quan sát qua loa. Cũng có khi giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lược đồ mà không hướng dẫn kĩ càng, học sinh không biết cách vẽ nên tiết dạy không có lược đồ,..
 Trong nhiều lần dự giờ đồng nghiệp trong các đợt sinh hoạt chuyên môn, bản thân tôi và các đồng nghiệp cũng chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức cơ bản cho học sinh chứ chưa thể khắc sâu vào cảm xúc của các em về sự đau thương, niềm tự hào, hay lòng căm thù chiến tranh cho học sinh.
 Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi nhận thấy nếu giáo viên cố gắng tìm hiểu đưa ra những tư liệu lịch sử, những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, lập niên biểu., thì học sinh sẽ ghi nhận được sâu sắc bài học, vừa tạo cảm hứng trong giờ học cho học sinh. Thông qua trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử; giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhóm, so sánh, giải thích một cách tích cực. Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất, vai trò và ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử - chứng tỏ học sinh đã có cảm xúc về bài học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các nguồn tư liệu lịch sử với các đồ dùng và phương tiện dạy học như: tư liệu, thơ văn, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ SGK, hiện vật, phim đèn chiếu,từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử giúp học sinh cảm nhận nhớ được các sự kiện lịch sử . Từ trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh đồng thời tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm cụ thể của mình 
 2.3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh qua dạy và học lịch sử 
2.3.1. Sưu tầm, tập hợp tư liệu lịch sử.
	- Đối với giáo viên: Đây là công việc thường xuyên, liên tục của tất cả các giáo viên từ trước tới nay nếu muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử. Trước đây việc tìm kiếm tư liệu ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên là việc làm khá khó khăn.Tuy nhiên hiện nay, thời đại công nghệ thông tin đã giúp ích rất nhiều cho giáo viên nhờ kết nối mạng Internet, giáo viên chỉ cần tìm kiếm thông tin mình cần trong các chương trình giáo dục, các kho tư liệu quý trên các trang mạng có uy tín. Tuy nhiên giáo viên cần biết chọn lọc tư liệu, bởi tư liệu trên mạng thường có nhiều thông tin trái chiều, nên giáo viên phải thật vững vàng về tri thức và lập trường chính thống để xử lí thông tin. Ngoài ra cùng không quá tham sử dụng quá nhiều tư liệu ngoài sách mà làm cho bài học thêm quá nặng nề, loãng trọng tâm kiến thức của bài học.
	- Đối với học sinh: Đây là biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tính chủ động, tích cực học tập của học sinh. Giúp các em tự tin hơn trong học tập, chủ động tìm tòi, suy nghĩ; trở thành trung tâm của việc dạy-học; hứng thú hơn trong học tập. Để các em có được kiến thức lịch sử sinh động, dễ nhớ nhờ bản thân tự tìm tòi, chắt lọc được. Từ đó hình thành cho các em kĩ năng tư duy độc lập, thái độ học tập tập trung, chủ động . Tuy nhiên, để việc sưu tầm của học sinh đạt kết quả như mong muốn giáo viên cần phải nắm rõ đối tượng học sinh và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp với khả năng và điều kiện học tập của các em. 
	2.3.2.Sử dụng tư liệu chữ viết thông qua thuyết trình bằng lời nói của giáo viên: 
	Lời nói là phương tiện dạy học quan trọng nhất của giáo viên, lời giảng của giáo viên là nguồn kiến thức sinh động nhất tác động mạnh mẽ đến tư duy và tình cảm, khơi dậy những xúc cảm tích cực của học sinh. Ngôn ngữ sẽ giúp cho người giáo viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ dạy học lịch sử về cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và tư tưởng thái độ của học sinh, khơi dậy trong các em các xúc cảm lịch sử. Bởi vậy, “ngôn ngữ rõ ràng, giàu hình ảnh, hấp dẫn của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới trí tuệ và trái tim học sinh”. Qua lời nói truyền cảm của mình, giáo viên đã làm cho các tư liệu lịch sử trở nên hấp dẫn hơn sinh động hơn , như vậy giáo viên đã truyền cảm xúc của của mình vào bài học rồi từ bài học truyền cảm xúc đến học sinh. 
	Ví dụ 1: Bằng giọng nói truyền cảm để tường thuật hoặc miêu tả, tạo biểu tượng về một số sự kiện, nhân vật lịch sử mà không sử dụng đồ dùng trực quan.
 Ở bài 23: “ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”. Để học sinh hiểu rõ về con người và sự nghiệp của 3 anh em nhà Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ thì ngoài phần tư liệu chữ viết trong SGK mà học sinh có thể khai thác được: "tổ tiên anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn gốc ở Nghệ An, tên Hồ Phi Khang bị quân chúa Nguyễn bắt làm tù binh vào năm 1655, đưa vào Tây Sơn khai hoang lập ấp...Hồi nhỏ, ba anh em đã được đi học thầy giáo Hiến, một nho sĩ bất mãn với chế độ thối nát đương thời” [6]. Tư liệu lịch sử cũng có thể được linh hoạt sử dụng để phân tích, giải thích sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vừa giảng, giáo viên có thể dùng câu hỏi để khích lệ sự tìm tòi của học sinh: Em biết gì về con người và sự nghiệp của vua Quang Trung? Ngoài phần thông tin từ SGK cung cấp và từ sự tìm hiểu của học sinh, giáo viên có thể sử dụng các tư liệu sưu tầm để giảng thêm : “thông minh trời phú, thánh tính ngày tăng, lồng lộng cơ đồ rạng rỡ, mênh mông vương đạo mở ra”. Như vậy, qua khai thác và truyền giảng tư liệu thành văn của người thời xưa của giáo viên, học sinh đã hình thành chân dung một Quang Trung - Nguyễn Huệ tài đức vẹn toàn, một vị tướng lĩnh tài ba kiệt xuất, đã xuất trận là thắng lợi vẻ vang, làm rạng danh dân tộc Việt ta. 
 Hay ví dụ: Khi nhấn mạnh về ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Ý nghĩa của chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm là gì? . Sau khi học sinh trả lời , giáo viên bằng lời nói truyền cảm của mình nhận xét : Đây là thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ. Chiến thắng này đã khiến "Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785 dương lịch), ngoài miệng tuy nói khoác, nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như cọp " [1] . Như vậy, học sinh có thể cảm nhận, ghi nhớ được ý nghĩ chiế

Tài liệu đính kèm:

  • docxphuong_phap_su_dung_tu_lieu_lich_su_tao_cam_xuc_cho_hoc_sinh.docx