Phương pháp giải bài tập về cấu trúc arn và quá trình phiên mã cho học sinh lớp 12 có học lực trung bình và yếu

Phương pháp giải bài tập về cấu trúc arn và quá trình phiên mã cho học sinh lớp 12 có học lực trung bình và yếu

 Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đang được đặc biệt quan tâm trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học. nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Các phương pháp cũ – truyền thống chỉ cho phép học sinh đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội tức là học sinh tiếp nhận những thông tin do giáo viên cung cấp mà không cần tác động trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu, với những phương pháp giảng dạy này sẽ không phát huy được trí lực của học sinh và tạo cho học sinh tính thụ động trong học tập. Từ đó, phương pháp giảng dạy mới đặt ra nhằm mục đích người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải phát huy được tính tích cực, chủ động và trí lực của học sinh giúp học sinh đến được với kiến thức cần nắm trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những kĩ năng nhất định. Muốn vậy người giáo viên phải biết sáng tạo tìm tòi để đưa ra những biện pháp, tình huống có chủ ý, hấp dẫn học sinh cùng tham gia.

 Di truyền học là phần học chiếm phần đa số tiết của chương trình sinh học lớp 12, có lượng kiến thức lớn, những câu hỏi của các bài thi học kỳ, thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH-CĐ chủ yếu nằm trong phần học này. Trong đó cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử chính là nội dung tiền đề để giáo viên có thể truyền đạt và học sinh có thể lĩnh hội những kiến thức về sau. Những kiến thức về vật chất và và cơ chế di truyền được đề cập ngay ở bài đầu tiên của chương trình học. Trước đây và cả hiện tại, trong các đề thi môn sinh học thì phần bài tập về nội dung này thường chiếm tỉ lệ điểm nhất định, nhưng trong chương trình chỉ trang bị những tiết học lý thuyết mà không có tiết rèn luyện bài tập, ngay cả trong sách Bài tập Sinh học 12 dạng toán về ARN và cơ chế sao mã cũng chỉ có vài bài toán, nên khi học sinh gặp bài toán bất kỳ liên quan đến ARN và quá trình phiên mã thì lúng túng, gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là học sinh ở các Trung tâm GDTX nói chung và Trung tâm GDNN - GDTX Ngọc Lặc nói riêng - nơi có nhiều học sinh với học lực trung bình và yếu. Việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập vô cùng vất vả mà hiệu quả lại không cao. Vì vậy, sau nhiều năm trực tiếp tham gia công tác giảng dạy môn sinh học cho học sinh khối 12, tôi rút ra nhiều kinh nghiệm khi dạy học sinh ở phần này và mạnh dạn đề xuất sáng kiến : ”Phương pháp giải bài tập về cấu trúc ARN và quá trình phiên mã cho học sinh lớp 12 có học lực trung bình và yếu” với mong muốn dù là học sinh của mình đa phần có học lực trung bình và yếu vẫn có thể tiếp cận được cách làm bài một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất, từ đó mà tự tin, tích cực học tập để đạt kết qủa cao trong các kỳ thi.

 

doc 16 trang thuychi01 18051
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp giải bài tập về cấu trúc arn và quá trình phiên mã cho học sinh lớp 12 có học lực trung bình và yếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRUNG TÂM GDNN - GDTX NGỌC LẶC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC ARN 
VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ CHO HỌC SINH LỚP 12 
CÓ HỌC LỰC TRUNG BÌNH VÀ YẾU”
Người thực hiện: Nguyễn Hương Trà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học.
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đang được đặc biệt quan tâm trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học. nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Các phương pháp cũ – truyền thống chỉ cho phép học sinh đạt đến trình độ tái hiện của sự lĩnh hội tức là học sinh tiếp nhận những thông tin do giáo viên cung cấp mà không cần tác động trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu, với những phương pháp giảng dạy này sẽ không phát huy được trí lực của học sinh và tạo cho học sinh tính thụ động trong học tập. Từ đó, phương pháp giảng dạy mới đặt ra nhằm mục đích người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải phát huy được tính tích cực, chủ động và trí lực của học sinh giúp học sinh đến được với kiến thức cần nắm trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những kĩ năng nhất định. Muốn vậy người giáo viên phải biết sáng tạo tìm tòi để đưa ra những biện pháp, tình huống có chủ ý, hấp dẫn học sinh cùng tham gia.
 Di truyền học là phần học chiếm phần đa số tiết của chương trình sinh học lớp 12, có lượng kiến thức lớn, những câu hỏi của các bài thi học kỳ, thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH-CĐ chủ yếu nằm trong phần học này. Trong đó cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử chính là nội dung tiền đề để giáo viên có thể truyền đạt và học sinh có thể lĩnh hội những kiến thức về sau. Những kiến thức về vật chất và và cơ chế di truyền được đề cập ngay ở bài đầu tiên của chương trình học. Trước đây và cả hiện tại, trong các đề thi môn sinh học thì phần bài tập về nội dung này thường chiếm tỉ lệ điểm nhất định, nhưng trong chương trình chỉ trang bị những tiết học lý thuyết mà không có tiết rèn luyện bài tập, ngay cả trong sách Bài tập Sinh học 12 dạng toán về ARN và cơ chế sao mã cũng chỉ có vài bài toán, nên khi học sinh gặp bài toán bất kỳ liên quan đến ARN và quá trình phiên mã thì lúng túng, gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là học sinh ở các Trung tâm GDTX nói chung và Trung tâm GDNN - GDTX Ngọc Lặc nói riêng - nơi có nhiều học sinh với học lực trung bình và yếu. Việc giáo viên hướng dẫn giải bài tập vô cùng vất vả mà hiệu quả lại không cao. Vì vậy, sau nhiều năm trực tiếp tham gia công tác giảng dạy môn sinh học cho học sinh khối 12, tôi rút ra nhiều kinh nghiệm khi dạy học sinh ở phần này và mạnh dạn đề xuất sáng kiến : ”Phương pháp giải bài tập về cấu trúc ARN và quá trình phiên mã cho học sinh lớp 12 có học lực trung bình và yếu” với mong muốn dù là học sinh của mình đa phần có học lực trung bình và yếu vẫn có thể tiếp cận được cách làm bài một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất, từ đó mà tự tin, tích cực học tập để đạt kết qủa cao trong các kỳ thi. 
2. Mục đích nghiên cứu:
 Khi lựa chọn đề tài này, trước tiên là giúp học sinh củng cố các công thức toán học ở phần bài tập về ADN và quá trình nhân đôi; kiến thức ở phần lý thuyết, sau là giúp các em dù học lực chỉ ở mức trung bình và yếu vẫn có thể tiếp cận được một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất cách làm các bài toán liên quan đến cấu trúc của ARN và quá trình phiên mã, từ đó mà tự tin, tích cực học tập để đạt kết qủa cao trong các kỳ thi. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng để tôi nghiên cứu, xây dựng nên đề tài này chính là những đặc điểm về cấu trúc của phân tử ARN và quá trình phiên mã để tạo ra phân tử ARN từ mạch gốc của gen, từ đó mà suy luận ra các công thức toán học để học sinh làm bài tập ở phần này được tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Khi thực hiện đề tài này, phương pháp mà tôi sử dụng là khái quát hóa các nội dung lý thuyết đã học, vận dụng các công thức toán học đã được chứng minh để suy luận ra công thức tổng quát. 
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
A - CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Khi nói đến ARN, về mặt cấu trúc học sinh được học từ chương trình sinh học 10, nhưng tại thời điểm đó, mục tiêu các em cần đạt là xác định được ARN là một thành phần cấu trúc của tế bào. Nhưng lên lớp 12, các em được tìm hiểu thêm về quá trình phiên mã( quá trình tạo ra ARN), và phần này cũng như phần cấu trúc của ARN có khá nhiều dạng bài tập, những dạng bài tập ấy thường xuất hiện trong các đề thi tốt nghiệp THPT, thi chuyên nghiệp nhưng trong sách giáo khoa lại không cung cấp cho học sinh những dạng bài tập này và cũng như cách giải những dạng bài tập ấy, trong sách bài tập Sinh học 12 số lượng bài cũng ít, nên khi gặp học sinh lung túng trong cách giải, có khi các em sẽ bỏ dở, buông xuôi không làm bài tập đó nữa. Và để làm được những dạng bài tập ấy học sinh cần học kỹ lý thuyết, sau đó có sự hướng dẫn của giáo viên để suy luận ra được những công thức tính toán, vì vậy song song với việc truyền thụ kiến thức trọng tâm, giáo viên cần hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập về cấu trúc ARN và quá trình phiên mã cho học sinh, từ đó mới nâng cao được chất lượng học tập, đặc biệt là khi các kỳ thi ngày nay đã chuyển đổi sang hình thức trắc nghiệm khách quan, và đề thi tốt nghiệp THPT cũng chính là đề thi để tuyển chọn học sinh vào các trường ĐH-CĐ đó là đề chung cho tất cả các đối tượng thí sinh. 
B - THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Hiện nay, các tài liệu hỗ trợ cho việc học và dạy môn sinh có rất nhiều, đó là các sách tham khảo, các video, các ebooktôi đã tham khảo và thấy nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu, nhà giáo, đồng nghiệp đã giới thiệu các dạng bài tập và những hướng dẫn để giải các bài toán về cấu trúc ARN và quá trình phiên mã, nhưng nhiều tài liệu chỉ phù hợp với đối tượng học sinh có học lực khá, giỏi. Còn với những học sinh có học lực trung bình và yếu thì rất khó tiếp cận. Với những học sinh của trung tâm GDNN - GDTX Ngọc Lặc cũng vậy, đa phần các em là người dân tộc trong vùng, có đầu vào khi tuyển sinh rất thấp, cách suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề rất đơn giản, mục tiêu phấn đấu không cao... Vì vây, trong quá trình giảng dạy, để phù hợp với học sinh của mình, tôi đã hướng dẫn các em học thật kỹ về lý thuyết, sau đó cho bài tập liên quan, khi làm bài tập, tôi hướng dẫn chi tiết cho các em suy luận ra công thức toán học, từ đó các em vận dụng để giải các bài toán liên quan khác, thậm chí còn giải nhanh được nhiều bài toán ở phần này.
C - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
PHẦN I: BÀI TẬP VỀ CẤU TRÚC CỦA ARN:
Dạng 1: Tính số lượng nuleotit trong phân tử ARN:
 Tùy thuộc vào các dữ kiện của đề bài ta có thể tính được số lượng nucleotit trong phân tử ARN bằng nhiều cách:
1. Dựa vào số lượng nucleotit mỗi loại của ARN:
 * Phân tử ARN được cấu tạo từ 4 loại nucleotit, kí hiệu là rA, rU, rG, rX
 Gọi rN là tổng số nucleotit của ARN Ta có: 
rN = rA + rU + rG + rX 
Ví dụ. Một phân tử ARN có số nucleotit loại A, U, G, X lần lượt bằng 500, 900, 400, 100 . Hỏi tổng số nucleotit của phân tử ARN đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn: 
 rN = rA + rU + rG + rX = 500 + 900 + 400 + 100 = 1900 (Nucleotit)
2. Dựa vào tổng số nucleotit của phân tử ADN:
 Phân tử ARN là một chuỗi polinucleotit được tổng hợp dựa trên mạch gốc của ADN nên tổng số nucleotit của ARN bằng tổng số nucleotit của một mạch ADN 
 rN = 
Ví dụ : Một gen có 1200 nucleotit thì tổng số nucleotit của phân tử ARN được sao ra từ mạch gốc của gen đó là 
 rN = = 600 (nucleotit)
3. Dựa vào số nucleotit từng loại trên mỗi mạch đơn của ADN : 
 * Phân tử ARN là một chuỗi polinucleotit được tổng hợp dựa trên mạch gốc của ADN theo nguyên tắc bổ sung nên mối quan hệ giữa ARN và 2 mạch đơn của ADN là :
 rA = Tg = Abs
 rU = Ag = Tbs
 rG = Xg = Gbs
 rX = Gg = Xbs
Vậy tổng số nucleotit ARN: 
rN = Ag + Tg + Gg + Xg = Ag + Abs + Gg + Gbs = ..
Ví dụ 1: Trong phân tử ADN, mạch 1 có A bằng 150 nucleotit, X bằng 200 nucleotit, mạch 2 có A bằng 300 nucleotit còn số nucleotit loại X bằng 250. Hỏi phân tử ARN được sao từ mạch 1 của ADN này có tổng số bao nhiêu nucleotit?
Hướng dẫn:
Theo bài ra, ta có: A1 = 150 , X1 = 200
 A2 = 300 , X2 = 250
à Số nucleotit mỗi loại của ADN là :
 A = T = A1 + A2 = 150 + 300 = 450 (nucleotit)
 G = X = X1 + X2 = 200 + 250 = 450 (nucleotit)
à Tổng số nucleotit của ADN: 
 N = 2A +2G = 2. 450 + 2.450 =1800 (Nucleotit) 
à Tổng số nuclotit của ARN:
 rN = = = 900 (Nucleotit)
Ví dụ 2: Trong một gen, mạch 1 có A bằng 250 nucleotit, T bằng 350 nucleotit, mạch 2 có G bằng 400 nucleotit còn số nucleotit loại X bằng 500. Phân tử ARN được tổng hợp từ mạch 2 của ADN này có tổng số nucleotit là:
 A. 1500 B. 2400 C. 1800 D. 3000
Hướng dẫn:
Theo bài ra, ta có: A1 = 150 , T1 = 200
 G2 = 300 , X2 = 250
à A = T = A1 + T1 = 250 + 350 = 600 (nucleotit)
 G = X = G2 + X2 = 400 + 500 = 900 (nucleotit)
à Tổng số nucleotit của ADN: 
 N = 2A +2G = 2. 600 + 2.900 =3000 (nucleotit)
à Tổng số nucleotit của ARN:
 rN = = 1500 (nucleotit). Vậy chọn phương án A.
4. Dựa vào chiều dài của ARN:
 * Vì phân tử ARN được sao ra từ mạch gốc của ADN (gen) nên chiều dài của ARN bằng chiều dài của ADN hay bằng chiều dài một mạch đơn của ADN.
 Tổng số nucleotit của một mạch 
 Mỗi nucleotit dài 0,34 nm(= 0,34 A0, vì 1A0 = 10-1 nm = 10-4 µm = 10-7mm)
 Gọi chiều dài của ARN là L, thì : 
 L = . 3,4 = rN. 3,4 (A0)
 Từ công thức này ta suy ra công thức tính tổng số nucleotit của ARN như sau:
 rN = (nucleotit)
Ví dụ 1. Một phân tử ARN có chiêu dài là 5100 A0 thì ARN đó có bao nhiêu nucleotit?
Hướng dẫn :
 Tổng số nucleotit của ARN :
 rN = = = 1500 (nucleotit)
Ví dụ 2. Nếu 1 gen dài 0,816 µm thì có số nucleotit của phân tử ARN được tổng hợp từ mạch gốc của ADN này là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
 Đổi 0,816 µm = 8160 A0
 Ta có: rN = = = 2400 (nucleotit)
5. Dựa vào khối lượng của ARN:
 Mỗi nucleotit nặng 300 đvC [1]
 Gọi khối lượng của ARN là M, thì:
 M = rN.300 (đvC)
 Từ công thức trên ta suy ra công thức tính số nucleotit của gen như sau:
 rN = (nucleotit)
Ví dụ 1. Mạch gốc của gen nặng 630000 đvC. Hỏi ARN được sao từ mạch này có bao nhiêu nucleotit?
Hướng dẫn:
 Mạch gốc của gen nặng 630000 đvC à Tổng số nucleotit của ARN là:
 rN = = = 2100 (nucleotit)
Ví dụ 2. Phân tử ADN dài 0,51 µm. Tính khối lượng của ARN được sao từ ADN đó?
Hướng dẫn:
 Đổi 0,51 µm = 5100 A0
 Tổng số nucleotit của ARN
 rN = = 1500 
 Khối lượng của ARN : 
 M = 1500.300 = 450000 đvC
6. Dựa vào số liên kết hóa trị:
 Trong phân tử ARN các nucleotit kế tiếp liên kết với nhau bằng một liên kết hóa trị để tạo thành chuỗi polinuclotit
Như vậy, số liên kết hóa trị giữa các nucleotit là rN - 1
 Trong bản thân mỗi nucleotit đều tồn tại 1 liên kết hóa trị giữa đường ribozo và axit phốtphoric, nên tổng số liên kết hóa trị trong phân tử ARN là: 
Ơ 
 HT = (rN – 1) + rN = 2rN - 1 (liên kết)
Từ công thức trên ta suy ra được công thức tính số nucleotit của ARN như sau: 
 rN = + 1 (nucleotit)
Ví dụ: Phân tử ARN chứa 1999 liên kết hóa trị giữa các nucleotit. Tính tổng số nucleotit của ARN đó?
Hướng dẫn:
 Theo bài ra, ta có số liên kết hóa trị giữa các nucleotit bằng 1999, tức là: 
 rN - 1 = 1999 
 à rN = (1999 + 1) = 2000 (nucleotit).
7. Dựa vào số lượng và tỉ lệ % của một loại nucleotit trong phân tử ARN:
 * Giả sử đề bài cho biết số lượng và tỉ lệ % của rA, ta có:
 % rA = . 100% 
 à Tổng số nucleotit của ARN:
 rN = 
 Tương tự nếu đề bài cho biết số lượng và % của một loại nucleotit khác trong phân tử ADN, ta cũng suy ra được:
 rN = hoặc rN = hoặc rN = 
Ví dụ 1: Giả sử một phân tử mARN được sao ra từ mạch gốc của gen quy định màu hoa trắng ở đậu Hà Lan có số nucleotit loại A là 300, chiếm 20 % tổng số nucleotit cuả mARN đó. Hỏi mARN ấy có tổng số nucleotit là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
 Áp dụng công thức, ta có tổng số nucleotit của ARN là:
 rN = = = 1500 (nucleotit). 
Ví dụ 2: Mạch 1 của một đoạn ADN có số nucleotit loại A là 400, chiếm 25% tổng số nucleotit của mạch. Hãy xác định tổng số nucleotit của đoạn ARN được tổng hợp từ mạch 1 của ADN này?
Hướng dẫn:
 Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:
 rU = Agốc = 400 (nucleotit)
 % rU = %Agốc = 25%
 Vậy tổng số nucleotit của phân tử ARN là rN = = 1600 (nucleotit)
8. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Một phân tử mARN nặng 540000 đvC. Hỏi mARN này có bao nhiêu nucleotit?
 A. 2500 B. 3000 C. 1200 D. 1800
Câu 2: Một mARN có số lượng nucleotit là 1200 thì dài bao nhiêu A0 :
 A. 5100 B. 3400 C. 6800 D. 4080
Câu 3: Một phân tử ARN có 2399 liên kết hóa trị giữa các nucleotit và trong mỗi nucleotit. 
Chiều dài của phân tử mARN này là:
 A. 4080 A0 B. 8160 A0 C. 5100 A0 D. 10000 A0
mARN này nặng bao nhiêu Đv.C
 A. 650000 đv.C B. 540000 đv.C C. 360000 đv.C D. 450000 đv.C
Câu 4: Một phân tử mARN dài 0,408µm thì có bao nhiêu nucleotit?
 A. 3000 B. 1500 C. 2400 D. 1200 
Câu 5: Một đoạn ADN có số lượng nuclêôtit loại A là 189 và có số lượng nucleotit loại X là 211. Chiều dài của phân tử mARN được sao từ mạch gốc của đoạn ADN này là:
 A. 0,156 µm B. 0,136 µm C. 0,51µm D. 0,414 µm
Câu 6: Một gen có %G = 30% tổng số nucleoitit của gen, A= 600 nucleotit. Khi gen phiên mã 1 lần thì tạo ra mARN có tổng số nucleotit là bao nhiêu ?
 A. 9000 B. 750 C. 1500 D. 2000
Câu 7: Phân tử ADN có 120 chu kỳ xoắn. Khối lượng của ARN được sao ra từ ADN này là:
 A. 900000 đvC B. 120000 đvC C. 750000 đvC D. 720000 đvC 
Câu 8: Mạch 1 của một gen có số nucleotit loại A chiếm 25%, số nucleotit loại T chiếm 15% tổng số nucleotit của mạch ấy. Gen này có số nucleotit loại G bằng 600. Tính tổng số nucleotit của phân tử ARN được sao từ mạch 2 của gen này?
 A. 1000 nucleotit B. 1200 nucleotit 
 C. 1400 nucleotit D. 1500 nucleotit 
Câu 9: Một phân tử mARN có chứa 150 Nu loại A và 120 Nu loại U, tính chiều dài của ARN, biết rằng mARN này được sao từ một gen chứa 20% số Nu loại X. 
 A. 1530 A0 B. 2080 A0 C. 3060 A0 D. 5100A0
Câu 10: Một phân tử mARN ở E.coli có số lượng nucleotit loại U là 550, chiếm 28% tổng số nucleotit của mARN. Số liên kết hóa trị trong phân tử mARN là? 
 A. 4800 B. 3079 C. 1998 D. 2058
Dạng 2: Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nucleotit của ARN:
1. Cách xác định:
 Dựa vào số lượng và tỉ lệ % mỗi loại nucleotit trên từng mạch đơn của ADN. Theo nguyên tắc bổ sung, ta luôn có:
 rA = Tg = Abs
 rU = Ag = Tbs
 rG = Xg = Gbs
 rX = Gg = Xbs 
Do đó:
 % rA = %Tg = %Abs
 %rU = %Ag = %Tbs
 %rG = %Xg = %Gbs
 %rX = %Gg = %Xbs
Ví dụ: Trong một gen cấu trúc, mạch 1 có A bằng 200 nucleotit, G bằng 600 nucleotit, mạch 2 có A bằng 400 nucleotit còn số nucleotit loại G bằng 800. Xác định số lượng và tỉ lệ % mỗi loại nucleotit của mARN được sao từ mạch 2 của gen trên?
Hướng dẫn:
Theo bài ra, ta có: A1 = 200 , G1 = 600
 A2 = 400 , G2 = 800
à rA = T1 = A2 = 400 (nucleotit) 
 rU = A1 = T2 = 200 (nucleotit)
 rG = X1 = G2 = 800 (nucleotit)
 rX = G1 = X2 = 600 (nucleotit)
à Tổng số ncleotit của mARN là:
 rN = rA + rU + rG + rX = 400 + 200 + 800 + 600 = 2000 (nucleotit)
à Tỉ lệ % mỗi loại nucleotit của mARN là:
 %rA = .100% = 20% ; %rU = = 10%
 %rG = .100% = 40% ; %rX = = 30%
2. Bài tập vận dụng: 
Câu 1: Gen B ở một sinh vật nhân thực có số liên kết hidro là 3900, có số nucleotit loại G bằng 900. Mạch 1 của gen có tỉ lệ nucleotit loại A là 30%, tỉ lệ nucleotit loại G là 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit của mARN được sao từ mạch 1 của gen này là:
rA = 450, rU = 150, rG = 150, rX = 750
rA = 750, rU = 150, rG = 150, rX = 150
rA = 450, rU = 150, rG = 750, rX = 150
rA = 150, rU = 450, rG = 750, rX = 150
Câu 2: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nucleotit như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30 . Số nucleotit từng loại của mARN được sao từ phân tử ADN này là:
 A. rA = 60; rU = 30 ; rG = 120 ; rX = 80 
 B. rA = 30; rU = 60 ; rG = 80 ; rX = 120 
 C. rA = 80; rU = 30 ; rG = 120 ; rX = 60 
 D. rA = 120; rU = 80 ; rG = 30 ; rX = 60 
Câu 3: Một gen có khối lượng phân tử là 72.104 đv.C. Hiệu số giữa nucleotit loại G với nucleotit khác trong gen là 380. Mạch gốc của gen có T = 120, trên mạch bổ sung có X = 320 nucleotit
Chiều dài của mARN được tổng hợn từ gen trên :
 A. 5100 A0 B. 4000A0 C. 4080A0 D. 3900A0
Số lượng nucleotit mỗi loại của mARN được phiên từ mạch gốc của gen :
 A. rA = 290; rU = 120 ; rG = 470 ; rX = 320 
 B. rA = 290; rU = 320 ; rG = 120 ; rX = 470 
 C. rA = 120; rU = 290 ; rG = 470 ; rX = 320 
 D. rA = 120; rU = 470 ; rG = 320 ; rX = 290 
Câu 4:  Một phân tử mARN có tổng số liên kết hóa trị giữa các nucleotit và trong mỗi nucleotit là 2399. Chiều dài của mARN này là :
 A. 3600 A0 B. 4080 A0 C. 5100 A0 D. 6120 A0
Câu 5: Một gen có 150 chu kỳ xoắn. Hiệu số T – G = 300 nucleotit. Số lượng nucleotit loại T ở mạch 1 bằng 400, số lượng nucleotit loại G ở mạch 2 bằng 600 Số nucleotit từng loại của phân tử mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen là ?
 A. rA = 500; rU = 400 ; rG = 600 ; rX = 0 
 B. rA = 400; rU = 500 ; rG = 0 ; rX = 600 
 C. rA = 400; rU = 500 ; rG = 600 ; rX = 0 
 D. rA = 500; rU = 400 ; rG = 0 ; rX = 600 
PHẦN II: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP VỀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ:
Dạng 1 : Xác định số phân tử ARN được tạo ra sau phiên mã:
 Quá trình phiên mã diễn ra trên mạch khuôn của gen theo nguyên tắc bổ sung, nên ta có :
Số ARN được tạo ra = Số lần phiên mã 
 Gọi k là số lần phiên mã thì số ARN được tạo ra là k phân tử.
Lưu ý : k phân tử ARN được tạo ra hoàn toàn giống nhau và có các nucleotit bổ sung với các nucleotit trên mạch gốc của gen
Ví dụ : Gen B sao mã 4 lần hỏi có bao nhiêu phân tử mARN được tạo thành ?
Hướng dẫn :
 Số ARN được tạo ra = Số lần phiên mã = 4 (phân tử)
Dạng 2 : Xác định số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã :
Cách xác định:
 Muốn xác định được số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã, ta tiến hành qua 3 bước :
+ Bước 1: Xác định tổng số nucleotit và số lượng nucleotit mỗi loại của phân tử mARN ban đầu
+ Bước 2 : Xác định số lần phiên mã (xác định k)
+ Bước 3 : Áp dụng các công thức :
 rNmt = rN.k
 rAmt = rA.k
 rUmt = rU.k 
 rGmt = rG.k
 rXmt = rX.k. 
Ví dụ 1. Một gen có 3000 nuclêôtit sao mã 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nuclêôtit tự do ở môi trường nội bào?
 A. 4500 B. 9000 C. 8000 D. 2400 nuclêôtit.
Hướng dẫn:
Số nucleotit của mARN được tạo ra khi gen sao mã là: 
 rN = = = 1500 (nucleotit)
à Số nucleotit môi trường cung cấp cho gen sao mã 3 lần là:
 rNmt = rN.k = 1500. 3 = 4500 (nucleotit)
 Vậy chọn phương án A.
Ví dụ 2. Một gen có 3120 liên kết hiđrô và có 480 Adenin. Gen này đã sao mã 5 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do môi trường nội bào cung cấp cho tất cả các quá trình sao mã của gen là
 A. 9800. B. 9000. C. 7000. D. 6000.
Hướng dẫn:
Quá trình sao mã của gen tạo ra ARN
Theo bài ra ta có: 2A + 3G = 3120, A = 480 à G = 720 
- Tổng số nucleotit của gen là : N = 2A + 2G = 2.480 + 2.720 = 2400
- Tổng số nucleotit của mARN là : rN = = = 1200
- Tổng số nucleotit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 3 lần là:
 rNmt = rN.5 = 1200. 5 = 6000(Nucleotit)
Vậy chọn phương án D.
 2. Bài tập vận dụng : 
Câu 1 : Trên mạch 1 của một gen của sinh vật nhân sơ có 150 ađênin và 120 timin, mạch 2 có X = 200 và G = 350 nucleotit. Khi gen này tham gia vào một số đợt phiên mã đã lấy của môi trường nội bào 450 nucleotit loại A. 
a. Tính số lần phiên mã của gen ?
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
b. Số nucleotit từng loại mà môi trường đã cung cấp cho quá trình phiên mã là :
 A. rAmt= 450 B. rUmt = 360 C. rGmt = 1050 D. Xmt = 600 
Câu 2: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nucleotit các loại như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau 5 lần phiên mã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nucleotit mỗi loại là bao nhiêu?
 A. rA = 300; rU = 150 ; rG = 600 ; rX = 400 
 B. rA = 150; rU = 300 ; rG = 400 ; rX = 600 
 C. rA = 150; rU = 300 ; rG = 600 ; rX = 400 
 D. rA = 300; rU = 150 ; rG = 400 ; rX = 600 
Câu 3: Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit A : U : G : X bằng 1 : 2 : 3 : 4 Nếu rA =150 nuclotit thì số loại nucleotit mỗi loại của gen tổng hợp nên mARN này bằng bao nhiêu ?
 A. A = T = 500 ; G = X = 600 
 B. A = T = 450 ; G = X = 1050
 C. A = T = 1050 ; G = X = 450 
 D. A = T

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_giai_bai_tap_ve_cau_truc_arn_va_qua_trinh_phien.doc