Phát huy tính tích cực học sinh để nâng cao chất lượng dạy bài Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 9 trường thcs Nguyễn Văn Trỗi

Phát huy tính tích cực học sinh để nâng cao chất lượng dạy bài Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 9 trường thcs Nguyễn Văn Trỗi

Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình việc đổi mới phương pháp dạy học đã được chú trọng. Nghị quyết TW II khoá VII đã khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Theo định hướng này việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tích cực chủ động của người học, phải thường xuyên rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu độc lập. Sau những năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học chúng ta đã đạt được những kết quả như: giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học sinh tích cực chủ động tiếp nhận kiến thức.Trong nhiều năm qua chúng tôi đã cùng với tổ chuyên môn bám sát chuyên đề, tích cực triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn, áp dụng cụ thể vào bài dạy trên lớp đạt kết quả khá cao. Chính vì vậy mà từ năm học 2013 – 2014 chúng tôi đã lập ra kế hoạch và xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn trong năm học của nhóm địa lý trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI ĐỊA LÝ VÙNG Ở LỚP 9”. Trong năm học này bản thân tôi đã thực hiện và thử nghiệm thành công bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng ( tiết 22) trong kì thi chọn giáo viên giỏi cấp thành phố. Vì vậy trong các năm học tiếp theo từ 2014 – 2018, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp mới, đồng bộ nhằm “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY BÀI ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI “.

doc 19 trang thuychi01 9051
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy tính tích cực học sinh để nâng cao chất lượng dạy bài Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 9 trường thcs Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY BÀI ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nội dung chương trình việc đổi mới phương pháp dạy học đã được chú trọng. Nghị quyết TW II khoá VII đã khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Theo định hướng này việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tích cực chủ động của người học, phải thường xuyên rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu độc lập. Sau những năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học chúng ta đã đạt được những kết quả như: giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học sinh tích cực chủ động tiếp nhận kiến thức.Trong nhiều năm qua chúng tôi đã cùng với tổ chuyên môn bám sát chuyên đề, tích cực triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn, áp dụng cụ thể vào bài dạy trên lớp đạt kết quả khá cao. Chính vì vậy mà từ năm học 2013 – 2014 chúng tôi đã lập ra kế hoạch và xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn trong năm học của nhóm địa lý trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY BÀI ĐỊA LÝ VÙNG Ở LỚP 9”. Trong năm học này bản thân tôi đã thực hiện và thử nghiệm thành công bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng ( tiết 22) trong kì thi chọn giáo viên giỏi cấp thành phố. Vì vậy trong các năm học tiếp theo từ 2014 – 2018, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp mới, đồng bộ nhằm “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY BÀI ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI “. 
Sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm nhận thấy kết quả nâng cao chất lượng giảng dạy các bài phần vùng kinh tế đảm bảo được nội dung kiến thức, kĩ năng; tích hợp được các nội dung về bảo vệ tài nguyên , môi trường , sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...Các giải pháp này được chúng tôi chia sẻ cùng với các đồng nghiệp trong chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh nhận được sự quan tâm do tính khả thi và tính hiệu quả rất cao. Đặc biệt là chất lượng học sinh mũi nhọn đã đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi thành phố và cấp tỉnh các năm học từ 2014 – 2018.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực chất giảng dạy và học tập các bài lý thuyết phần địa lí vùng kinh tế của học sinh lớp 9 để tìm ra những vướng mắc của giáo viên, những sai sót học sinh thường gặp để đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng các bài địa lí phần vùng kinh tế nói riêng và chất lượng dạy, học bộ môn Địa lí ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nói chung.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ nghiên cứu các giải pháp nhằm thực hiện được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của các bài lí thuyết phần địa lí vùng kinh tế. Khảo sát, đánh giá và phân tích kết quả học tập của học sinh khối 9 trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi trong quá trình thực nghiệm đề tài để đúc rút ra những bài học thực hiện bài địa lí vùng kinh tế Địa lí 9 tốt nhất.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 	- Phương pháp đọc và tham khảo tài liệu: các tài liệu gồm có nghị quyết về giáo dục, tài liệu bộ môn, tài liệu tích hợp, niên giám thống kê, thông tin trên mạng để chọn lọc các giải pháp đảm bảo tính khoa học. 
 	- Phương pháp điều tra, thực nghiệm: Các phiếu điều tra, giáo án thực nghiệm và kết quả thu được tiến hành ngay tại trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Đây được coi là phương pháp chủ đạo của đề tài .
 	 - Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: các thông tin số liệu cơ bản được thu thập chủ yếu từ tài liệu thống kê của tổng cục thống kê, tài liệu của Bộ giáo dục và đào tạo và các số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm đề tài.
 	- Phương pháp xử lí số liệu, thông tin: Các số liệu, thông tin thu thập được sẽ được lựa chọn, phân tích, so sánh và rút ra những kết luận khả thi phục vụ mục đích và nội dung nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 
 	Phần địa lí vùng kinh tế có vị trí quan trọng trong chương trình môn địa lí nói chung và địa lí lớp 9 nói riêng. Theo chương trình bài địa lí vùng kinh tế ( trừ các bài thưc hành ) trong chương trình địa lí lớp 9 chiếm tới 39,5% ( 17 bài trong tổng số 43 bài ), là nội dung chính của nửa cuối học kì I và nửa đầu học kì II ở lớp 9. Hơn nữa, theo ma trận đề thi cuối cấp THPT, thi học sinh giỏi các cấp và thi vào chuyên Lam Sơn tỉ lệ chiếm khoảng 25 % tổng toàn bài. Đây là một thách thức lớn đối với mỗi học sinh nếu các em không được trang bị đầy đủ các kiến thưc, kĩ năng cần thiết khi làm bài kiểm tra. Hơn nữa, thông qua kiến thức học tập các bài này học sinh còn có khả năng thực hiện tốt các bài tập về đọc atlat, nhận xét số liệu,biểu đồ, phân tích lược đồ ...để lấy thêm điểm bài thi. 
 	Cấu trúc đề thi vào THPT, thi học sinh giỏi, thi vào chuyên Lam Sơn 
TT
Các phần
Số điểm
Số câu hỏi
Loại câu hỏi
1
Trái Đất
2,0
1-2
Tự luận
2
Địa lí tự nhiên Việt Nam
2,0
1-2
Tự luận
3
Địa lí dân cư Việt Nam
2,0
1-2
Tự luận
4
Địa lí ngành kinh tế 
2,5
1-2
Tự luận
5
Địa lí các vùng kinh tế
3,5
1-2
Tự luận
6
Địa lí địa phương
2,0
1-2
Tự luận
7
 Kỹ năng 
6,0
2
Tự luận
Tổng
20,00
7-11
Bài địa lí vùng kinh tế thường dài, tổng hợp kiến thức của cả phần tự nhiên lớp 8, phần dân cư , kinh tế chung ở đầu lớp 9 và theo đặc trưng riêng của mỗi vùng ( 7 vùng kinh tế ). Mặt khác kiến thức của mỗi vùng có cấu trúc tương tự nhau gồm 5 phần:
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đặc điểm dân cư, xã hội
Tình hình kinh tế
Trung tâm kinh tế , vùng kinh tế trọng điểm
Vì vậy với mỗi bài của mỗi vùng kinh tế cần phải vận dụng các giải pháp, tiến trình chung một cách hợp lí mới đạt hiệu quả cao cho từng tiết dạy 
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 Kết quả khảo sát khối 9 thời điểm đầu năm học 2016 – 2017 ( % )
Tiêu chí
Lớp 9A1
Lớp 9A2
Lớp 9A3
Lớp 9A4 
Tỉ lệ học sinh tích cực, chủ động
17,9
15,0
20,4
11,4
Tỉ lệ HS biết vận dụng kĩ năng
12,8
12,5
18,2
8,7
Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng chất lượng học sinh chủ yếu là do ở lớp dưới các em chưa có phương pháp học, chưa tự rèn kỹ năng và nhất là trong chương trình lớp 6,7,8 các em học bộ môn mang tính đối phó.Mặt khác học sinh chưa sử dụng atlat địa lí trong quá trình học nên kĩ năng chỉ được rèn trên lớp cùng bản đồ lớn treo tường trong khi atlat địa lí học sinh được phép mang vào phòng thi . 
 	Từ thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giờ học các bài địa lí đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ cả quá trình dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đồ dùng dạy học, học tập đến việc tổ chức đánh giá học sinh và đổi mới cách dạy học trên lớp. Như vậy, học sinh từ hiểu đúng dẫn đén hành động đúng và từ thực tiễn sinh động để hiểu nội dung bài học sâu sắc hơn, đặc biệt nắm bắt được những thông tin, số liệu sách giáo khoa không thể cập nhật hết những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn liên quan đến bài học.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 	Thực chất của việc đổi mới cách dạy học trên lớp là xác định đúng quan điểm giáo dục tích cực, lấy học trò làm trung tâm. Người thầy đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động, là cố vấn giúp người học tự đánh giá, điều chỉnh theo yêu cầu của mục tiêu đào tạo còn học sinh phải tự mình tìm ra kiến thức bằng tự mình học, bằng hợp tác cùng bạn bè, bằng đối thoại với giáo viên đặc biệt là học sinh phải tự mình có cách học, độc lập trong giải quyết vấn đề. Bởi vậy trong mỗi tiết học , người giáo viên cần chú ý những vấn đề sau: 
	2.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người thầy.
- Vững về trình độ chuyên môn, mạnh về nghiệp vụ sư phạm: Giáo viên phải không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đặc biệt là các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; kỹ thuật sử dụng các phương tiện hiện đại trong các giờ học cho hiệu quả. Chuẩn trong kiến thưc, kĩ năng và hướng dẫn cho học sinh cách học bộ môn Địa lí. Đây là then chốt của việc nâng cao chất lượng dạy học 
- Nắm chắc kiến thức liên môn và các nội dung tích hợp: Giáo viên cần phải có những kiến thức liên môn cần thiết về toán học, vật lí, hóa học, sinh học ...nhất là phải có trình độ nhất định về tin học để soạn giảng, truy cập thông tin, có những hiểu biết về các phần mềm và ứng dụng vào giảng dạy bộ môn địa lý. Hiểu biết về các chủ đề tích hợp như bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn di sản, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kĩ năng sống, phát triển năng lực cho học sinh... để nội dung của các bài học không bị quá tải mà vẫn đảm bảo kiến thức, kĩ năng địa lí và tích hợp các nội dung theo yêu cầu chương trình của Bộ Giáo Dục .
Phân loại các bài địa lý vùng kinh tế lớp 9 
Phân loại bài dạy :
- Bài mới: có 17 bài trong đó có 15 bài các vùng và 2 bài phát triển tổng hợp kinh tế biển. 
- Bài thực hành: có 7 bài
 2. Phân loại kênh hình gồm có :
Bảng số liệu có 30 bảng và 7 bảng kiến thưc
Biểu đồ có 8 và sơ đồ là 3
Lược đồ có 16 và 19 ảnh
2.3.2. Thiết kế bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 
 	- Xác định mục tiêu của bài: mục tiêu phải thật cụ thể để có thể dựa vào đó mà đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu phải bao gồm cả việc biết ghi nhớ kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy và phương pháp học tập. Mỗi mục tiêu cần được phát triển bằng một động từ ở đầu câu như trình bày, so sánh, chứng minh, giải thích, biết vẽ, nhận xét ...và chuẩn chính xác từng yêu cầu nội dung.
 	- Lập kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức hoạt động của thầy và trò ở trên lớp trong đó thể hiện rõ vai trò chủ đạo, hướng dẫn của thầy,vai trò chủ động, tích cực của trò trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động. Kế hoạch càng khoa học, cụ thể thì hiệu quả bài học càng cao
	 	- Chú ý đến tính đặc trưng của các bài địa lí vùng kinh tế là tư duy theo lãnh thổ ( đánh giá thuận lợi, khó khăn của các nguồn lực và phân tích tình hình kinh tế theo vùng ), củng cố kiến thức và phát huy tính tích cực chủ động tối đa từ học sinh. Để kế hoạch bài học thực hiên hiệu quả cũng cần phải quan tâm đến cả khâu chuẩn bị bài của cả thầy và trò.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh kĩ năng tự học phần địa lí vùng kinh tế:
	a. Hình thành dàn bài ngắn gọn tổng quát chung cho học sinh tự học Dựa vào yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng phần địa lí vùng kinh tế, các kiến thức đã được học ở phần tự nhiên Việt Nam lớp 8, phần dân cư, kinh tế chung ở đầu học kì I lớp 9 hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học theo dàn bài từng phần.
I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
 - Diện tích ? chiếm ? % cả nước, so với các vùng ?
Gồm ? tỉnh; thành phố ?
Giáp vùng ? có ý nghĩa giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng
Giáp biên giới ? có ý nghĩa giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước và an ninh quốc phòng 
Giáp biển ? có ý nghĩa phát triển các ngành kinh tế biển ? và an ninh quốc phòng.
Vị trí đặc biệt của vùng ? 
 	II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
 - Thuận lợi của địa hình, khí hậu, sông ngòi ?
Các tài nguyên khác ( Đất, sinh vật, khoáng sản, du lịch ) ?
 Khó khăn ?
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
Số dân? chiếm % so cả nước, so với các vùng ?
Mật độ dân ? phân bố ?
 Dân tộc ? phân bố dân tộc ?
 Thuận lợi : nguồn lao động và nét văn hoá? 
 Trình độ phát triển dân cư xã hội so với cả nước?
 Chất lượng cuộc sống ?
IV. Tình hình phát triển kinh tế 
1. Nông nghiệp 
 - Khái quát chung ( Giá trị sản xuất, tỉ trọng, thế mạnh nối bật...)
 Cây lương thực ( Vai trò, cơ cấu, năng suất,diện tích, sản lượng, bình quân đầu người, phân bố)
 Cây công nghiệp ( diện tích, sản lượng, phân bố, quy mô )
 Cây ăn quả ( cơ cấu ,phân bố )
 Chăn nuôi (Trâu, bò, lợn, gia cầm)
 Thuỷ sản và lâm nghiệp ?
2. Công nghiệp 
 - Đặc điểm nổi bật của vùng .
 Giá trị sản xuất công nghiệp tăng ,tốc độ so với cả nước?
 Giá trị sản xuất công nghiệp là ? tỉ đồng, chiếm ? % công nghiệp cả nước, so với các vùng ?
 Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng ?
 Cơ cấu công nghiệp (Ngành công nghiệp mạnh ? các ngành công nghiệp khác ?) Phân bố ?
 Trung tâm công nghiệp quan trọng ?
3. Dịch vụ 
Giá trị ngành dịch vụ ? tỉ đồng, chiếm? % trong cơ cấu GDP vùng .
 Giao thông ?
 Thương mại ?
 Du lịch ?
 Dịch vụ khác ?
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm
 - Trung tâm kinh tế ? Chức năng ?
 - Vùng kinh tế trọng điểm
+ Khái quát ( Gồm các tỉnh, thành phố ? Diện tích ? Dân số ?)
+ Vai trò? Thế mạnh ?
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
-Diện tích 100965 km2 chiếm 30,7% diện tích cả nước, là vùng có diện tích lớn nhất so với các vùng.
- Gồm 15 tỉnh: Tây Băc 4 tỉnh và Đông Bắc 11 tỉnh.
- Bao gồm Trung du Bắc Bộ và Miền núi Bắc Bộ.
- Giáp Trung Quốc, Lào ( đường biên giới dài nhất so với các vùng, là vùng duy nhất giáp Trung Quốc) thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế và có ý nghĩa lớn về an ninh quốc phòng. 
- Giáp vùng Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng (là vùng kinh tế phát triển) tạo điều kiện giao lưu và phát triển kinh tế.
- Phía đông nam giáp biển giàu tiềm năng về kinh tế biển và có ý nghĩa lớn an ninh quốc phòng.
- Là vùng lãnh thổ phía Bắc nên có khí hậu lạnh nhất so với cả nước do ảnh hưởng trực tiếp gió Đông Bắc thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây ôn đới cận nhiệt
 	 b. Lập bảng hệ thống kiến thức nổi bật các vùng: Để làm rõ sự phân hóa lãnh thổ cần hướng dẫn học sinh vừa tự học theo dàn bài, vừa phân tích để rút ra được những nét đặc trưng riêng của mỗi vùng giúp các em dễ hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức. 
TDMNBB
ĐBSH
BTB
DHNTB
 Có vĩ độ cao nhất, diện tích lớn nhất , đường biên giới dài nhất, duy nhất giáp Trung Quốc
Không giáp biên giới, có diện tích bé nhất .
Lãnh thổ hẹp ngang , các tỉnh đều giáp Lào và giáp biển .
Lãnh thổ hẹp ngang, các tỉnh đều giáp biển
Có mùa đông lạnh nhất , giàu khoáng sản vàtiềm năng thủy điện nhất. Hạ Long là di sản Thiên nhiên Thế giới
Có mùa đông lạnh, đất phù sa màu mỡ, khí hậu và thủy văn thích hợp thâm canh , tăng vụ .
Các tỉnh đều có đồng bằng duyên hải hẹp . Nhiều rừng và khoáng sản , có nhiều thiên tai. Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản Thiên nhiên Thế giới
Núi lan sát ra biển, mùa khô kéo dài , có tiềm năng thủy sản lớn
Có nhiều dân tộc ít người , mật độ trung du cao hơn miền núi . Có sự chênh lệch giữa Tây Bắc và Đông Bắc. Di sản Văn hóa Thế giới: Nghi lễ thờ cúng Vua Hùng, Hát Xoan Phú Thọ .
Số dân đông, mật độ cao nhất cả nước , kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện. Di sản Văn hóa Thế giới: Hoàng thành Thăng Long, Văn miếu Quốc Tử Giám, Hát Quạn Họ, Ca trù ... 
25 dân tộc , khác biệt trong phân bố dân cư , hoạt động kinh tế ở ven biển và gó đồi phía tây . Cố đô Huế, Thành nhà Hồ... là di sản Văn hóa Thế giới
khác biệt trong phân bố dân c và hđkt ở ven biển và gũ đồi phía tây . Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn là Di sản Văn hóa Thế giới
( 5,7 % ).
-Khai thác và chế biến khoáng sản , thủy điện và nhiệt điện 
- Cây chè và đàn trâu dẫn đầu cả 
nước .
 (21% )
- Chế biến lương thực, thực phẩm,cơ khí ,tiêu dùng, SX vật liệu xây dựng 
- Vùng lương thực thực phẩm lớn 2 cả nước: Sản lượng, diện tích lương thực thứ 2 cả nước Đứng đầu đàn lợn.
 ( 3,8 % )
- Khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng 
- Sản xuất lương thực khó khăn
 ( 5,6% )
- Chế biến thủy sản 
- Khai thác, nuôi trồng hải sản , đàn bò và làm muối ,sản xuất lương thực khó khăn
 	c. Chú ý đến các mối liên hệ địa lí trong mỗi vùng và giữa các vùng
+ Giải thích các đặc điểm, thế mạnh kinh tế trong vùng thông qua các dàn bài phần nhân tố ảnh hưởng đến các đặc điểm dân cư, kinh tế ...
 Vì sao trồng cây CN, dược liệu , rau quả ôn đới cận nhiệt là thế mạnh của TDMNBB ?
- Phần lớn là đất feralít phát triển trên đá phiến đá vôi và các đá mẹ khác tạo điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp , rau quả và cây dược liệu .Đặc biệt quy mô đất khá tập trung ở vùng địa hình đồi bát úp xen kẽ các cánh đồng , thung lũng bằng phẳng của Trung du thuận lợi cho hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn .
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh , lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt về cây công nghiệp , rau quả, cây dược liệu có nguồn gốc ôn đới cận nhiệt như chè, quế, thuốc lá ... mận, đào, lê, hồng ... tam thất , đỗ trọng , hồi , đương quy ...rau và giống rau bắp cải , su hào, hoa lan ...
- Nguồn lao động có trình độ đang được nâng cao, Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp , rau quả và cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới .Được nhà nước quan tâm chú ý đầu tư như giống, vốn, kĩ thuật ...
- Cơ sở vật chất , cơ sở hạ tầng đang được nâng cao như công nghiệp chế biến, giao thông, thương mại ... Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn về sản phẩm cây công nghiệp , rau quả và cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới .
+ So sánh đặc điểm, thế mạnh các vùng hoặc tiểu vùng:
 Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc ?
 + Đông Bắc Bộ có địa hình núi trung bình và núi thấp với các dãy núi cánh cung ...và vùng trung du rộng lớn đặc trưng bằng đồi bát úp xen kẽ với các cánh đồng, thung lũng bằng phẳng. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất. Sông lớn như Thao, Lô , Chảy ...Thế mạnh nổi bật là khai thác khoáng sản nhờ có khoáng sản đa dạng, nhiều mỏ có trữ lượng lớn như than, sắt, apatit ... Phát triển nhiệt điện Uông Bí, Na Dương..., Thế mạnh về trồng rừng, cây công nghiệp,dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Thế mạnh về kinh tế biển, du lịch sinh thái Hạ Long, Tam Đảo...
 + Tây Bắc Bộ có địa hình núi cao như Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Tà Phình, Sìn Chải, Mộc Châu... chia cắt hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn. Thế mạnh nổi bật là phát triển thủy điện:Hòa Bình, Sơn La ...(chiếm 1/3 tiềm năng thủy điện cả nước). Trồng rừng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (Mộc Châu)
	Nhìn chung Đông Bắc Bộ thuận lợi hơn, có khả năng phát triển sản xuất quy mô lớn, tiện cho phân bố sản xuất và dân cư sinh sống.
+ Vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề cụ thể: Để giải thích thế mạnh, khó khăn về các ngành kinh tế phần địa lí vùng cần vận dụng tổng hợp kiến thức phần tự nhiên lớp 8, phần dân cư, kinh tế chung thì nội dung bài học dễ cho tư duy nhất là các kiến thức nâng cao dành cho học sinh giỏi. 
 Tại sao dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay ở ĐBSH?
- Dân số là là nguồn tiêu thụ sản phẩm và là nguồn lực để thúc đẩy kinh tế phát triển mà ĐBSH là vùng có số dân đông nhất so với cả nước
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên có giảm và thấp nhưng do dân đông nên mức tăng dân số vẫn cao, không phù hợp với tốc độ tăng kinh tế gây ra các sức ép lớn về chất lượng cuộc sông, phát triển kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường .
- Có cơ cấu dân số trẻ nên bất cập về các vấn đề cho thế hệ trẻ và chiến lược chăm sóc người già trong tương lai
- Có mật độ dân cao nhất cả nước dc nên mất cân đối lớn trong việc khai thác tài nguyên đất, nước ...
- Dân tập trung đông ở nông thôn nên gây khó khăn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
	2.3. 4. Trang bị kĩ năng sử dụng atlat giúp học sinh tích cực chủ động trong mỗi tiết học
	Để học sinh tích cực chủ động trong mỗi giờ địa lý trước tiên giáo viên phải trao cho các em những chiếc chìa khoá khám phá tri thức. Bí quyết của những chiếc chìa khoá tri thức chính là các kỹ năng địa lý. Việc rèn kỹ năng cho học sinh có năng lực độc lập khi làm việc:
- Kỹ năng thu thập thông tin; Kỹ năng xử lý thông tin.
- Kỹ năng đọc, vẽ, phân tích, viết báo cáo ... 
 	 a. Rèn kĩ năng trong các giờ lên lớp 
Đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng atlat cho học sinh theo yêu cầu từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với yêu cầu chương trình để học sinh hoàn thiện dần khả năng tự học. Khuyến khích 100% học sinh sử dụng atlat địa lí trong quá trình học tập. Đây được coi 

Tài liệu đính kèm:

  • docphat_huy_tinh_tich_cuc_hoc_sinh_de_nang_cao_chat_luong_day_b.doc