Nâng cao hiệu quả học tập về hệ quản trị microsoft access cho học sinh trường THPT Lang Chánh

Nâng cao hiệu quả học tập về hệ quản trị microsoft access cho học sinh trường THPT Lang Chánh

Trong thời đại ngày nay máy tính đã có mặt trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt nó là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong công tác quản lí. Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,.Trong một cơ quan, tổ chức, một nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng, một công ty,.sẽ có rất nhiều thông tin nếu lưu trữ trên giấy tờ thì việc tìm kiếm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà việc sử dụng một phần mềm vừa đơn giản mà có thể khai thác được cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả là công việc cần thiết. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ trong công việc quản lí, trong đó không thể thiếu là Access.

Với học sinh phổ thông nói chung, các em học sinh trường THPT Lang Chánh nói riêng các em sẽ được làm quen với Access ở chương trình tin học 12. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Bởi vì nội dung kiến thức về cơ sở dữ liệu khá trừu tượng và khô khan, đối với học sinh thì chưa thấy được vai trò của Access trong công việc quản lí . Vả lại các em là học sinh ở cuối cấp nên có xu hướng học các môn chính để thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng nên thường không chú ý đến môn học, dẫn đến kết quả học tập không cao. Để giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò của Access trong công tác quản lí và các em có hứng thú hơn khi học các giờ tin tôi xin đưa ra một đề tài "NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP VỀ HỆ QUẢN TRỊ MICROSOFT ACCESS CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH".

 

doc 17 trang thuychi01 7382
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả học tập về hệ quản trị microsoft access cho học sinh trường THPT Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP VỀ HỆ QUẢN TRỊ MICROSOFT ACCESS CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
 Người thực hiện: 	Trịnh Thị Hà
 Chức vụ: 	Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: 	Tin học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
2
NỘI DUNG
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
Giải pháp giải quyết vấn đề
4
2.3.1
Giới thiệu về phần mềm quản lí thư viện
4
2.3.2
Xây dựng nội dung bài học
5
2.4
Hiệu quả SKKN đối với hoạt động giáo dục
13
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1
Kết luận
14
3.2
Kiến nghị
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay máy tính đã có mặt trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt nó là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong công tác quản lí. Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ CSDL ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,...Trong một cơ quan, tổ chức, một nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng, một công ty,...sẽ có rất nhiều thông tin nếu lưu trữ trên giấy tờ thì việc tìm kiếm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà việc sử dụng một phần mềm vừa đơn giản mà có thể khai thác được cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả là công việc cần thiết. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ trong công việc quản lí, trong đó không thể thiếu là Access. 
Với học sinh phổ thông nói chung, các em học sinh trường THPT Lang Chánh nói riêng các em sẽ được làm quen với Access ở chương trình tin học 12. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Bởi vì nội dung kiến thức về cơ sở dữ liệu khá trừu tượng và khô khan, đối với học sinh thì chưa thấy được vai trò của Access trong công việc quản lí . Vả lại các em là học sinh ở cuối cấp nên có xu hướng học các môn chính để thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng nên thường không chú ý đến môn học, dẫn đến kết quả học tập không cao. Để giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò của Access trong công tác quản lí và các em có hứng thú hơn khi học các giờ tin tôi xin đưa ra một đề tài "NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP VỀ HỆ QUẢN TRỊ MICROSOFT ACCESS CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH". 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Cải thiện và nâng cao hiệu quả dạy - học môn tin học lớp 12 ở trường THPT Lang Chánh.
- Giúp học sinh có hứng thú và ý thức học môn học cao hơn.
- Tạo khả năng tư duy logic, nâng cao kỹ năng thiết kế cơ sở dữ liệu để giải quyết các bài toán quản lí.
- Nâng cao kết quả học tập của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Thiết kế chương trình quản lí tương đối hoàn chỉnh minh họa cho bài học để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát, trực quan, qua đó tiếp cận với việc tìm hiểu về CSDL và hệ quản trị CSDL Microsoft Access dễ dàng hơn.
 Dùng một chương trình quản lí để minh họa cho bài học có thể khơi dậy sự hứng thú của học sinh đối với bài học, qua đó giúp phát huy năng lực tự học, rèn luyện khả năng tư duy logic, kỹ năng thiết kế CSDL của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Một số phương pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình xây dựng đề tài:
Tìm đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề đặt ra để tìm cơ sở khoa học cho đề tài và tìm ra các giải pháp phù hợp vớ tình hình thực tế khi dạy về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Từ đó rút ra kinh nghiệm áp dụng.
Điều tra, đối thoại để tìm hiểu thực trạng học sinh và tìm ra giải pháp thiết thực để giải quyết thực trạng đó.
Phân tích, tổng hợp kết quả thu được trong thực tế để thấy được hiệu quả của đề tài.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access cho học sinh. Thực hiện tốt tiến trình giảng dạy các bài học, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả cao phương pháp dạy học đạt được yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng một phần mềm cụ thể giúp học sinh có hứng thú hơn trong các giờ học, nâng cao hiệu quả giảng dạy.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Bài toán quản lí là vấn đề cần được giải quyết trong công tác quản lí một đối tượng, tổ chức nào đó (tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ). Từ những bài toán quản lí này, thông qua một hệ quản trị cơ sở dữ liệu người ta viết ra các phần mềm, chương trình để công việc quản lí được tối ưu. Phần mềm Microsoft Access (gọi tắt là Access) là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office của hãng Microsoft dành cho máy tính cá nhân và máy tính chạy trong mạng cục bộ. [1]
Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn mạnh mẽ giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh. Người sử dụng có thể chỉ dùng một truy vấn để làm việc với các dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra có thể thay đổi truy vấn bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị khác nhau chỉ cần động tác nhấp chuột. Microsoft Access và khả năng kết xuất dữ liệu cho phép người sử dụng thiết kế những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, là một công cụ đầy năng lực để nâng cao hiệu suất công việc. Bằng cách dùng các Wizard của Microsoft Access và các lệnh có sẵn (macro) ta có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình. Đối với những nhu cầu quản lý cao, Access đưa ra ngôn ngữ lập trình Access Basic (Visua Basic For Application) một ngôn ngữ lập trình mạnh trên cơ sở dữ liệu. [4]
Access cung cấp các công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu, tương ứng với các loại đối tượng chính Table (dùng để lưu dữ liệu), Query (dùng sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu), Form (giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin), Report (để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra theo khuôn dạng). Khi học về Access, mỗi thao tác làm việc với loại đối tượng học sinh đều được tiếp cận những kiến thức thông qua các ví dụ, thao tác minh họa của giáo viên. Qua đó, giúp học sinh hiểu rõ các thao tác cũng như các kỹ năng cần phải có một cách sinh động và trực quan hơn. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Với 8 năm giảng dạy bộ môn tin học, đã tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh, nên cách các em học và hiểu bộ môn này cũng theo nhiều cách khác nhau. Khi giảng dạy trên một tập thể học sinh, cụ thể với chương trình tin học 12 - tìm hiểu về CSDL có thể thấy một thực tế hiện lên đó là các em càng học, càng có xu hướng không hứng thú và yêu thích môn học, học sinh có cảm giác không hiểu bài, kêu khó và ngại suy nghĩ. Nguyên nhân một phần do các em không có điều kiện trong học tập, máy tính không đủ để 1 học sinh/1 máy tính để thực hành ngay nội dung kiến thức vừa học. Một phần do ở lớp cuối cấp, các em chỉ chú trọng những môn học mà các em cho là chính, phục vụ cho việc thi tốt nghiệp và đại học. Và một nguyên nhân nữa, đó là sự truyền đạt kiến thức cho các em chưa thật sự hiệu quả, chưa thật sự giúp học sinh hiểu bài nhanh. Một nội dung không hiểu sẽ kéo theo nhiều nội dung khác khó hiểu.
Thực tế cho thấy, học sinh ở lớp 12 thì càng ngày càng thụ động, và không hứng thú với môn học, dẫn đến gây cảm giác nhàm chán và sợ môn học. Còn giáo viên, khi thấy học sinh không chú ý nhiều vào bài, nội dung kiến thức càng khó truyền đạt khi mà học sinh không nắm được nội dung chính, bài cũ. Vì vậy tạo cảm giác ức chế cho giáo viên, dẫn đến kết quả thu được là không cao.
Trong chương trình tin học 12, Khi tìm hiểu Access với các kiến thức khá trừu tượng, mặc dù những phần minh họa trên mỗi phần học (Table, Query, Form, Report) là một ví dụ nhưng còn rời rạc, chưa có tính kế thừa, làm cho người học đôi khi thấy còn quá trừu tượng, không hình dung ra CSDL sau khi tạo ra hoàn chỉnh sẽ như thế nào, ứng dụng ra sao, chưa khơi gợi sự hứng thú, và chủ động trong học tập.
Từ thực trạng và những mâu thuẫn, việc thiết kế một chương trình quản lí để minh họa cho bài giảng sẽ làm cho sự dạy và học trở nên sinh động hơn, thúc đẩy người học tích cực, chủ động trong học tập, dễ dàng tiếp thu kiến thức và áp dụng nó. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả học tập của học sinh
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Để giải quyết một số thiếu sót còn tồn tại trong quá trình truyền đạt bài học, giúp học sinh có hứng thú và ý thức học môn học cao hơn, tạo khả năng tư duy logic và phát huy tích cực khi làm quen với Access. Chúng tôi đã thiết kế chương trình Quản lí thư viện - được viết bằng Access, dùng để minh họa cho bài học Access; 
2.3.1. Giới thiệu về phần mềm quản lí thư viện:
Trước khi vào các bài học ở chương II: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, tôi giới thiệu cho các em về phần mềm Quản lí thư viện được thiết kế từ Access, giúp học sinh hình dung ngay từ ban đầu về Access, chúng ta học Access để làm gì?
Đây là chương trình Quản lí thư viện được thiết kế hoàn toàn bằng Access. Chương trình này có thể giúp cho người quản lí thư viện có thể quản lí được thông tin về các đầu sách có trong thư viện, quản lí thông tin về người mượn, quản lí thời gian mượn, trả sách Giúp cho người mượn có thể xem, tìm kiếm thông tin những đầu sách mà mình quan tâm hay không một cách nhanh chóng và chính xác. Đồng thời giúp người thủ thư có thể thống kê những đầu sách không có trong thư viện, những đầu sách cần bổ sung, giao sách cho người mượn một cách nhanh chóng.... và lập một số báo cáo cần thiết. Vậy sau khi các em học xong nội dung chương II thì có thể tạo ra một chương trình quản lí đơn giản tương tự thế này.
2.3.2. Các bài học cụ thể:
Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access
Sau khi học xong bài này các em hiểu được các chức năng chính của Access, biết bốn đối tượng chính của Access là bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo, biết hai chế độ làm việc trong Access là chế độ thiết kế và chế độ làm việc với dữ liệu. Giáo viên giới thiệu một số khái niệm về Access thông qua chương trình Quản lí thư viện. Việc minh họa trực quan trên chương trình giúp các em tiếp thu bài hiệu quả hơn, đồng thời tiết học trở nên hứng thú và không bị nhàm chán. 
Bên cạnh việc giới thiệu nội dung bài học trong sách giáo khoa, giáo viên nên giới thiệu cho các em các phiên bản khác của Access. Các em có thể tự nghiên cứu và tìm hiểu thêm trên internet, vì công nghệ thông tin không ngừng phát triển, chúng ta cũng không ngừng học hỏi và tìm hiểu thực tế hiện nay thì mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Nhận xét
Qua chương trình Quản lí thư viện, học sinh có thể thấy được chức năng của Access, nhận biết các loại đối tượng chính và chức năng riêng của chúng dễ dàng hơn. Giáo viên có thể đánh giá và củng cố kiến thức qua bài tập thực hành và một số câu hỏi trắc nghiệm.
Bài tập thực hành
Khởi động Access, tạo một cơ sở dữ liệu đặt tên là Quanli_TV.mdb
Bài 4 & 5: Cấu trúc bảng và thao tác cơ bản trên bảng 
Giáo viên giới thiệu với học sinh các bảng dữ liệu của chương trình Quản lý thư viện ở trên để các em có cái nhìn trực quan, tổng thể và thấy rõ được tầm quan trọng của việc lưu trữ dữ liệu trên bảng, cách tổ chức dữ liệu của bảng như thế nào.
Nội dung bài học, học sinh cần nắm được các khái niệm chính gồm: Bảng (table), Trường (field), Bản ghi (record), Kiểu dữ liệu (Data Type). Cách tạo và sửa cấu trúc bảng, chỉ định khóa chính cho bảng. 
Ví dụ trong bảng bangsach dưới đây, giáo viên giải thích cụ thể cho học sinh hiểu thế nào là trường, kiểu dữ liệu tương ứng mỗi trường, bản ghi và khóa chính của bảng. Ngoài ra, giáo viên cũng giải thích về một số tính chất thường dùng của trường. 
Hình 1: Cửa sổ thiết kế của bangsach
Hình 2: Chế độ trang dữ liệu của bangsach
Về cách tạo bảng, giáo viên cũng cần trình bày cụ thể từng bước một. Giải thích rõ cho học sinh về các cách tạo bảng, đồng thời phân biệt cho học sinh rõ hai chế độ đó là chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu của bảng.
Trong bài Các thao tác cơ bản trên bảng, sau khi giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho học sinh về một số thao tác trên bảng. Giáo viên có thể gọi một vài em lên thao tác trực tiếp trên máy. Ví dụ thao tác cập nhật dữ liệu hay sắp xếp thì các em chỉ cần thao tác một lần là có thể thực hiện được ngay, thao tác lọc thì các em cần phân biệt hai chế độ lọc là lọc theo ô dữ liệu đang chọn và lọc theo mẫu. Phần tìm kiếm và in dữ liệu thì cũng tương tự như trong Word nên các em cũng dễ dàng thực hiện được.
Nhận xét
Ở bài này, giáo viên nhắc cho học sinh nhớ lại cách tạo một CSDL. Qua chương trình minh họa, nhấn mạnh cho học sinh biết cách xác định khóa chính đúng, chọn các kiểu dữ liệu phù hợp cho mỗi trường. Thực hiện thao tác nhập và chỉ ra cho học sinh thấy các lỗi thường gặp khi cập nhật dữ liệu.
Bài tập thực hành
a. Thiết kế các bảng sau:
+ Bảng SACH (thông tin về sách): gồm các trường MaSach, TenSach, MaLoaiSach, SoLuong, MaTG
+ Bảng MuonTraSach (thông tin trả sách) gồm các trường MaDG, MaSach, SoLuong, NgayMuon, NgayHenTra, NgayTra.
+ Bảng NguoiMuon (thông tin về người mượn): gồm các trường MaDG, TenDG, GioiTinh, NgayMuon, DiaChi.
+ Bảng LoaiSach(thông tin về loại sách) gồm các trường MaLoaiSach, TenLoai, KieuSach.
+ Bảng TACGIA (thông tin về tác giả): gồm các trường MaTG, TenTG,DiaChi.
b. Xác định khóa chính cho các bảng trên.
c. Nhập dữ liệu cho các bảng trên.
Bài 6: Biểu mẫu:
Sau khi các em đã nắm rõ về đối tượng bảng, có thể tạo được các bảng và thao tác cơ bản trên bảng. Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các biểu mẫu có trong chương trình minh họa, học sinh có thể nhìn thấy một cách trực quan về biểu mẫu, ý nghĩa, phân loại biểu mẫu dữ liệu và biểu mẫu hộp thoại.
Để học sinh có thể nắm vững kiến thức và tự giác tích cực trong học tập, giáo viên chia lớp thành các nhóm và đưa ra vấn đề để học sinh thảo luận.
Sau khi các nhóm thảo luận và trình bày, giáo viên nhận xét và tổng hợp lại nội dung chính của bài.
Đây là biểu mẫu đơn giản mà các em có thể tự tạo bằng cách dùng thuật sĩ
Hình 3: Biểu mẫu bangsach được tạo bằng cách dùng thuật sĩ
Đây là một số biểu mẫu nâng cao mà các em có thể tự thiết kế, để có thể thiết kế những biểu này các em phải tự nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về biểu mẫu.
Hình 4: Biểu mẫu Danh Mục Sách
Hình 5: Biểu mẫu QuảnLýĐộcGiả
Qua đó, khơi gợi sự tò mò gây hứng thú cho học sinh, một số học sinh khá giỏi muốn tạo ra các biểu mẫu như vậy.
Nhận xét
Giáo viên hệ thống các thao tác tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ và hai chế độ làm việc. Có thể hướng dẫn cụ thể hơn cho các học sinh khá giỏi muốn tìm hiểu thêm các thao tác nâng cao trong chế độ thiết kế.
Đây là bài học có thể phát huy tính sáng tạo và nghệ thuật của học sinh. Học sinh có thể thỏa thích thiết kế một biểu mẫu đẹp theo ý của mình.
Bài tập thực hành
a. Thiết kế một số biểu mẫu đơn giản:
+ Biểu mẫu bangsach.
+ Biểu mẫu nhập thông tin nguoimuon.
+ Biểu mẫu mượn trả sách.
b. Thiết kế một số biểu mẫu nâng cao:
Phần này dành cho học sinh khá giỏi, các em có khả năng thiết kế và sáng tạo ra các biểu mẫu đẹp theo ý của các em.
+ Biểu mẫu DanhMucSach.
+ Biểu mẫu QuanLiDocGia.
Bài 7. Liên kết giữa các bảng
Ở bài 4, giáo viên đã giới thiệu CSDL với nhiều bảng và qua ví dụ sách giáo khoa, học sinh cũng phần nào hiểu được vì sao phải lập CSDL gồm nhiều bảng, muốn tổng hợp thông tin từ nhiều bảng, thực hiện cập nhật nội dung CSDL dễ dàng, thì các bảng phải được liên kết với nhau. Để học sinh hiểu rõ, có được cái nhìn trực quan, biết được các bảng liên kết với nhau ra sao. Giáo viên sẽ giới thiệu và giải thích trên cửa sổ liên kết của chương trình Quản lí thư viện.
Hình 6: Sơ đồ liên kết giữa các bảng
Từ cửa sổ liên kết của chương trình ta thấy các bảng liên kết với nhau thông qua các trường khóa cùng tên và một bảng có thể liên kết với nhiều bảng.
Có hai kiểu quan hệ là quan hệ 1-1 (một – một) và quan hệ 1-n (một – nhiều).
Quan hệ 1-1: Một record của bảng này sẽ liên kết với duy nhất một record của bảng kia và ngược lại.
Quan hệ 1-n: Mỗi record của bảng 1 sẽ liên kết với một hoặc nhiều record của bảng n, ngược lại một record của bảng n chỉ liên kết với một record trong bảng n.
Ví dụ mối quan hệ giữa hai bảng NguoiMuon và bảng MuonTraSach được liên kết thông qua trường khóa chính MaDG trong bảng NguoiMuon và trường khóa ngoại MaDG trong bảng MuonTraSach. Hai bảng này có mối quan hệ (một – nhiều). Mỗi bản ghi trong bảng NguoiMuon có thể liên kết với một hoặc nhiều bản ghi trong bảng MuonTraSach. Ngược lại mỗi bản ghi trong bảng MuonTraSach chỉ có thể liên kết với một bản ghi trong bảng NguoiMuon.
Nhận xét
Chú ý cho học sinh về các loại quan hệ trong liên kết bảng. Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu rõ và xác định các trường để liên kết các bảng. 
Bài tập thực hành
Thực hiện tạo liên kết ngay trên CSDL Quản lí thư viện mà các em đã tạo từ các bài trước.
Bài 8: Truy vấn dữ liệu
Mẫu hỏi là bài tương đối khó, là một trong những công cụ quan trọng nhất của CSDL để tổng hợp, sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu, biến dữ liệu thô đang được lưu trữ thành những thông tin cần thiết. Với những mẫu hỏi cơ bản trong sách giáo khoa thì sau khi các em học xong bài truy vấn dữ liệu đa số các em là có thể làm được. Tuy nhiên, với những bài nâng cao hơn một chút thì các em sẽ khó hình dung ra được cách tạo mẫu hỏi đó như thế nào. Để giải quyết những mẫu hỏi như vậy thì các em phải nắm được các biểu thức và các hàm và thực hành trên các bài toán cụ thể. Qua các ví dụ và bài thực hành trong sách giáo khoa thì các em đã nắm được cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trên một chương trình quản lí. Tôi đã giải thích cho các em bằng việc tạo lại form tìm kiếm sách trong chương trình Quản lí thư viện:
Hình 7: Biểu mẫu tìm tên sách
 Để tạo được form trên ta phải tạo một form con để hiển thị thông tin sách tìm được, form con này được tạo từ mẫu hỏi như sau:
Hình 8: Mẫu hỏi ở chế độ thiết kế
Ở trường TenSach ta đặt điều kiện lọc là Like “*”&[timtensach], có nghĩa là tìm sách có tên được nhập vào ở ô tìm kiếm là một Textbox có tên timtensach. Nội dung SGK chỉ dừng lại ở mức học sinh biết cách tạo một mẫu hỏi. Vì vậy mục đích tôi giới thiệu với học sinh cách tạo form tìm kiếm sách trên, để các em nắm được kết quả của việc tạo mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trong chương trình quản lí, chứ không yêu cầu các em phải hiểu và nắm đuợc cách tạo một form tìm kiếm tương tự như trên. Nhưng đối với những học sinh giỏi thì sẽ rất hứng thú tìm hiểu kĩ hơn để có thể xây dựng được một chương trình quản lí.
Nhận xét
Đối với bài mẫu hỏi, cần chú ý học sinh các lỗi khi lấy các giá trị trường để tính toán, nhắc học sinh lưu ý trong việc đặt tên cho một trường khi tạo bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát kết quả được tạo ra khi thực hiện mẫu hỏi trước và sau khi thay đổi dữ liệu trên bảng nguồn để học sinh hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa mẫu hỏi và bảng nguồn.
Bài tập thực hành
a. Học sinh tạo các mẫu hỏi thống kê số đầu sách của một tác giả nào đó, thống kê các sách đã mượn, các sách còn trong thư viện...
b. Thiết kế mẫu hỏi để tạo form tìm kiếm sách.
Bài 9. Báo cáo và kết xuất báo cáo: 
Báo cáo là phần không thể thiếu được đối với một chương trình quản lí hoàn thiện. Các dữ liệu luôn được tổng hợp, thống kê và in ra giấy. Để tạo được một báo cáo thì cơ bản các em phải hiểu và thực hành được ở các bài thực hành trước.
Sau khi hướng dẫn xong nội dung các bước để tạo một báo cáo, tôi cũng giới thiệu với các em một số báo cáo của chương trình. Ví dụ báo cáo số sách chưa trả, báo cáo số sách mượn theo lớp, giúp các em thấy rõ được mục đích và ưu điểm của báo cáo và đây cũng là những mẫu báo cáo để các em thực hành thêm. Sau phần này thì các em có thể tự tạo cho mình một chương trình quản lí hoàn chỉnh.
Hình 9: Báo cáo thống kê sách trong thư viện
Nhận xét
Lưu ý với học sinh để tạo một báo cáo có tổng hợp, kết xuất dữ liệu chưa có, cần tạo trước một mẫu hỏi để phục vụ việc tạo ra báo cáo theo yêu cầu.
Bài tập thực hành
a. Học sinh tạo các mẫu báo cáo thống kê số lượng sách còn trong kho
b. Thống kê tình hình mượn, trả sách của g

Tài liệu đính kèm:

  • docnang_cao_hieu_qua_hoc_tap_ve_he_quan_tri_microsoft_access_ch.doc