Một số phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài “cấu trúc lặp” (Tin học 11) ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa

Một số phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài “cấu trúc lặp” (Tin học 11) ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa

Phương pháp dạy học là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung giống nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, tích cực hay không, giờ học có phát huy được tiềm năng sáng tạo, có thể để lại dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn các em hay không, phần lớn đều phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người giáo viên.

 Tin học là một môn học mới, giáo viên giảng dạy còn thiếu kinh nghiệm, song mục tiêu của Bộ Giáo dục – đào tạo kể từ khi đổi mới sách giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy học. “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật giáo dục chương II, Mục 2, điều 28). Đổi mới giáo dục được vạch rõ tại Nghị quyết TW Đảng khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện lối tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.

Hiện nay trong lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy học môn Tin Học nói riêng đề cập khá nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp thảo luận, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp chia nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp gợi mở, trực quan.Bản thân là một giáo viên dạy môn Tin học cũng đã nắm vững lý thuyết về phương pháp dạy học và đã từng áp dụng. Nhưng do điều kiện thực tế và đối tượng học sinh ở một trường vùng trung du nên việc áp dụng tất cả các phương pháp là điều rất khó. Nay trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, tôi xin được đề cập đến: “Một số phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài “Cấu trúc lặp” (Tin học 11) ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa”

 

doc 23 trang thuychi01 8953
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài “cấu trúc lặp” (Tin học 11) ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỮU HIỆU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BÀI “CẤU TRÚC LẶP” (TIN HỌC 11) Ở TRƯỜNG THPT LÊ LỢI, THỌ XUÂN, THANH HÓA
 Người thực hiện: Lê Thị Huyên
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứuc.......................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề .....,.............................................................................3
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.........................................................................4
2.4. Hiệu quả của SKKN .....,.............................................................................15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .....,.................................................................17
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Phương pháp dạy học là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung giống nhau nhưng học sinh học tập có hứng thú, tích cực hay không, giờ học có phát huy được tiềm năng sáng tạo, có thể để lại dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn các em hay không, phần lớn đều phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người giáo viên.
 Tin học là một môn học mới, giáo viên giảng dạy còn thiếu kinh nghiệm, song mục tiêu của Bộ Giáo dục – đào tạo kể từ khi đổi mới sách giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy học. “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật giáo dục chương II, Mục 2, điều 28). Đổi mới giáo dục được vạch rõ tại Nghị quyết TW Đảng khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện lối tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.
Hiện nay trong lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy học môn Tin Học nói riêng đề cập khá nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học: phương pháp thảo luận, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp chia nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp gợi mở, trực quan...Bản thân là một giáo viên dạy môn Tin học cũng đã nắm vững lý thuyết về phương pháp dạy học và đã từng áp dụng. Nhưng do điều kiện thực tế và đối tượng học sinh ở một trường vùng trung du nên việc áp dụng tất cả các phương pháp là điều rất khó. Nay trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài, tôi xin được đề cập đến: “Một số phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài “Cấu trúc lặp” (Tin học 11) ở trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hóa”
Trong quá trình triển khai đề tài, bản thân tôi tự thấy đã có những kết quả nhất định, muốn được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến bổ ích để đề tài của tôi ngày một hoàn thiện hơn. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
	Áp dụng đề tài này tôi hướng tới những mục đích sau:
	- Giúp học sinh hiểu và vận dụng tốt cấu trúc lặp để giải quyết được các bài toán cơ bản. Từ đó có thể tiếp cận và học tốt nội dung của các chương IV, V, VI trong chương trình Tin học 11.
	- Nâng cao chất lượng trong dạy học Tin học 11.
	- Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn Tin học hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 11 trường THPT Lê Lợi.
- Nghiên cứu khái quát về chương trình Tin học 11 nói chung và bài ”Cấu trúc lặp” nói riêng.
- Một số phương pháp dạy học.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, so sánh.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Phương pháp được hiểu là con đường, là cách thức để đạt những mục tiêu nhất định.
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
Phương pháp nâng cao chất lượng là cách thức tiến hành các hoạt động dạy học để nâng cao quá trình tiếp thu bài của học sinh.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
2.2.1. Thực trạng chung.
- Môn Tin học lớp 11 là môn khoa học tự nhiên không dễ đối với học sinh. Hơn nữa, đó là môn không thi tốt nghiệp và đại học nên chưa được các nhà trường, phụ huynh và học sinh quan tâm đúng mức. Dẫn đến chất lượng dạy học môn học bị hạn chế. 
- Điều kiện phòng máy nhà trường chưa đáp ứng được 1 học sinh/máy, các em còn phải ngồi chung 2 -3 em/máy dẫn đến hiệu quả của các tiết thực hành chưa cao. Do đó việc nắm bắt nội dung các bài học bị hạn chế. 
 - Giáo viên hiếm khi được tham gia học bồi dưỡng các chuyên đề về phương pháp giảng dạy môn Tin học.
2.2.2 Về phía giáo viên.
- Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực nhưng đôi lúc áp dụng còn khó khăn. Do nhiều nguyên nhân như: kinh nghiệm giảng dạy, đối tượng học sinh, điều kiện trường lớp
- Đôi khi muốn áp dụng một phương pháp mới nhưng lại bị cản trở bởi tâm lí đó là môn học phụ nên quá trình nghiên cứu có lúc bị gián đoạn, thiếu hiệu quả.
2.2.3. Về phía học sinh.
Phần lớn học sinh (chiếm khoảng 65%) của trường THPT Lê Lợi không có máy tính. Vì vậy, việc thực hành ở nhà của các em rất hạn chế, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Mặt khác, đa số học chỉ chú trọng vào các môn thi Đại học nên việc áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn và với đối tượng học sinh thực sự rất khó khăn.
Qua thực tế ở năm học 2014-2015 khi chưa thực hiện đề tài này tôi nhận thấy số học sinh hiểu và vận dụng được câu lệnh lặp là không cao. Cụ thể, sau khi dạy bài “Cấu trúc lặp”, tôi khảo sát 3 lớp 11A1, 11A2, 11A3 thì có kết quả như sau:
Tổng số HS
Biết
(câu lệnh lặp)
Hiểu
(hoạt động của câu lệnh lặp)
Vận dụng ở mức độ đơn giản
Vận dụng cao
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
126
120
95
77
61
60
48
14
11
Do đó, để học sinh hiểu, vận dụng được câu lệnh lặp vào việc giải một số bài toán cơ bản và nâng cao, tôi đã đưa ra một vài phương pháp để dạy bài “Cấu trúc lặp” nhằm giúp các em nắm được kiến thức bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng yêu cầu.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Giải pháp 1: Chọn bài toán làm ví dụ mở đầu phù hợp với đối tượng học sinh.
	Đây là vấn đề mà bản thân tôi rất quan tâm. Bởi vì, bài toán mở đầu rất quan trọng, nó là nội dung của bài học mà ta cần tìm hiểu. Bài toán mở đầu quá khó sẽ gây áp lực ban đầu cho học sinh, dẫn đến các em dễ nản chí, không hứng thú tìm hiểu bài học. Bài toán mở đầu quá dễ sẽ không kích thích được tính tò mò, ham học hỏi của học sinh. Do đó, giáo viên phải chọn được bài toán mở đầu vừa phù hợp với trình độ của học sinh, vừa đặt được vấn đề cho bài mới, đồng thời gây được sự chú ý, kích thích được tính tò mò, gây hứng thú cho các em.
	Ở bài “Cấu trúc lặp” sách giáo khoa Tin học 11 có đưa ra hai bài toán làm ví dụ mở đầu để giới thiệu cấu trúc lặp:
	Ví dụ 1: Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng:
	S=1a + 1a+1+ 1a+2++1a+100 ( với a là số nguyên lớn hơn 2) 
	Ví dụ 2: Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng:
S=1a+ 1a+1+ 1a+2++ 1a+n+Cho đến khi 1a+n<0,0001
 Qua quá trình giảng dạy tôi thấy hai ví dụ trên chỉ phù hợp cho các lớp học ban tự nhiên. Ở các lớp còn lại hầu hết các em đều cảm thấy rất khó hiểu, bởi vì bài toán khá tổng quát. Vì vậy, nếu sử dụng hai ví dụ trên cho tất cả các lớp là không hiệu quả. Do đó đối với các lớp thuộc ban khoa học tự nhiên tôi vẫn sử dụng ví dụ mà sách giáo khoa đưa ra. Đối với các lớp còn lại tôi đưa ra ví dụ khác để làm ví dụ mở đầu thay thế cho 2 ví dụ của sách giáo khoa. Cụ thể:
Đối với câu lệnh lặp với số lần biết trước.
Ví dụ 1: Viết chương trình đưa ra màn hình 15 dòng:
 “Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!”
Chương trình như sau:
Program	Vidu1;
Uses	Crt;
Begin
	Clrscr;
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
 	Readln;
End.
	Chương trình này hầu hết các em đều viết được. Giáo viên gọi một học sinh lên bảng viết. Sau đó cho các em còn lại đánh giá nhận xét. Các em dễ dàng đưa ra nhận xét: Chương trình lặp đi lặp lại một câu lệnh nên rất mất thời gian, ngoài ra còn gây sự nhàm chán trong quá trình viết chương trình.
	Qua đó, giáo viên đặt vấn đề cho học sinh: Một chương trình có thể có một (hoặc một số) câu lệnh được viết lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu vẫn sử dụng cách viết như trên thì rất mất thời gian, gây nhàm chán. Thậm chí nếu số lần lặp lại là rất lớn, người lập trình khó mà kiểm soát được. Vậy có cách nào để khắc phục được những nhược điểm trên? Từ đó giáo viên giới thiệu Câu lệnh lăp với số lần biết trước for – do.
Câu lệnh lặp dạng tiến:
For := to do ;
Câu lệnh lặp dạng lùi:
	For := downto do ;
Ở đây giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ từng thành phần trong câu lệnh trên và nắm được sự hoạt động của hai câu lệnh trên trong máy tính. Sau đó sử dụng để viết lại chương trình ở Ví dụ 1:
Program	Vidu1;
Uses	Crt:
Var i: Byte;
Begin
	Clrscr;
	For i:=1 to 15 do
	 Writeln(‘Chao cac ban. Chuc cac ban hoc gioi!’);
	Readln;
End.
Trên cơ sở học sinh đã hiểu và vận dụng được Câu lệnh lặp với số lần biết trước, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà giải quyết bài toán đặt vấn đề trong sách giáo khoa. Qua đó, một lần nữa giúp các em nắm vững được cú pháp của câu lệnh lặp và sự hoạt động của câu lệnh lặp trong máy tính. Từ đó, các em mới có thể vận dụng linh hoạt để giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa và bài tập nâng cao.
b. Đối với câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
Ví dụ 1: Viết chương trình nhập các số (mỗi số < 500) vào từ bàn phím và tính tổng các số vừa nhập, chương trình sẽ dừng lại khi số nhập vào bằng 0.
	Vì các em đã được làm quen với câu lệnh lặp với số lần biết trước ở trên nên ở ví dụ này giáo viên cho các em viết thuật toán, để các em nhận ra được câu lệnh nào được lặp lại? Và được lặp lại trong điều kiện nào?
Thuật toán:
Bước 1. Tổng Sß 0.
Bước 2. Nhập vào số a.
Bước 3. Nếu a=0 thì thông báo kết quả tổng cần tìm là S, rồi kết thúc.
Bước 4. S ß S + a; rồi quay lại Bước 2.
Qua thuật toán trên học sinh dễ dàng nhận ra rằng: Công việc được lặp đi lặp lại đó là: Nhập vào một số a, cộng dồn số a vào tổng S. Việc lặp sẽ dừng lại khi số nhập vào có giá trị bằng 0 (lặp chưa biết trước số lần). Từ đó giáo viên giới thiệu Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước:
	While do ;
Ở đây, giáo viên cũng cần làm rõ các thành phần trong câu lệnh lặp và sự hoạt động của câu lệnh lặp trong máy tính để giúp học sinh hiểu và vận dụng giải quyết tốt các bài tập.
Sau đây là chương trình của Ví dụ 1:
Program Vidu1;
Uses	Crt;
Var	a: integer; S: longint;
Begin
	Crlscr;
S:= 0;
Write(‘Moi nhap a: ’); Readln(a);
While a0 do
 Begin 
 S:= S + a;
 Write(‘Moi nhap a: ’); Readln(a);
End;
Writeln(‘Tong cac so vua nhap la: ’, S);
Readln
End.
Kết luận: Với cách chọn ví dụ mở đầu phù hợp với từng đối tượng học sinh, tôi nhận thấy học sinh đã dễ dàng hiểu được cấu trúc lặp và câu lệnh lặp của từng dạng, phân biệt được sự khác nhau của hai dạng lặp. Các em đã hứng thú hơn, không khí lớp học trở nên sôi nổi hơn.
2.3.2. Giải pháp 2: Mô phỏng cách thực hiện câu lệnh lặp thông qua bảng giá trị trực quan.
	Hiểu được cách hoạt động của câu lệnh lặp trong máy tính và nắm được ý nghĩa của nó để vận dụng vào bài toán là yêu cầu trọng tâm của bài này. Ở giải pháp 1, giáo viên đã cố gắng làm rõ cách hoạt động của câu lệnh lặp trong máy tính, tuy nhiên nhiều em vẫn đang cố gắng ghi nhớ một cách máy móc. Để giúp các em dễ dàng tiếp thu và hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa và cách thực hiện của câu lệnh lặp trong máy tính thì sau mỗi ví dụ, mỗi bài tập tôi đã hướng dẫn học sinh minh họa cách thực hiện câu lệnh thông qua bảng giá trị. Cụ thể: 
a.Câu lệnh lặp với sô lần biết trước.
Có hai dạng lặp với số lần biết trước, giáo viên chỉ minh họa cho dạng lặp tiến còn dạng lặp lùi tương tự học sinh tự làm.
Ví dụ 1: Hãy mô phỏng đoạn chương trình sau:
	 T:= 1; 
	For i:=1 to 10 do T:=T*2;
Mô phỏng thực hiện đoạn chương trình trên qua bảng giá trị sau đây:
Giá trị biến đếm i
Câu lệnh được thực hiện
Giá trị của biến T
1
T:= T*2
T=1x2=2
2
T:= T*2
T=2x2=4
3
T:= T*2
T=4x2=8
4
T:= T*2
T=8x2=16
5
T:= T*2
T=16x2=32
6
T:= T*2
T=32x2=64 
7
T:= T*2
T=64x2=128
8
T:= T*2
T=128x2=256
9
T:= T*2
T=256x2=512
10
T:= T*2
T=512x2=1024
Như vậy sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì giá trị của T là 1024
Ví dụ 2: Không thực hiện đoạn chương trình, hãy cho biết giá của các biến S, T sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
	S:=0; T:=0; 
	For i:=2 to 10 do
	 Begin
	 If i mod 2 = 0 then S:=S + i;
	 T:= T + i;
	 End;
Mô phỏng thực hiện đoạn chương trình trên như sau:
Giá trị của biến đếm i
Câu lệnh được thực hiện
Giá trị của biến S, T
2
If i mod 2 = 0 then S:= S+i
T:=T+i;
S=0+2=2
T=0+2=2
3
If i mod 2 = 0 then S:= S+i
T:=T+i;
S=2
T=2+3=5
4
If i mod 2 = 0 then S:= S+i
T:=T+i;
S=2+4=6
T=5+4=9
5
If i mod 2 = 0 then S:= S+i
T:=T+i;
S=6
T=9+5=14
6
If i mod 2 = 0 then S:= S+i
T:=T+i;
S=6+6=12
T=14+6=20
7
If i mod 2 = 0 then S:= S+i
T:=T+i;
S=12
T=20+7=27
8
If i mod 2 = 0 then S:= S+i
T:=T+i;
S=12+8=20
T=27+8=35
9
If i mod 2 = 0 then S:= S+i
T:=T+i;
S=20
T=35+9=44
10
If i mod 2 = 0 then S:= S+i
T:=T+i;
S=20+10=30
T=44+10=54
Như vậy sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì S=30; T=54.
Qua các ví dụ trên, giáo viên cần nhấn mạnh: Biến đếm dùng để đếm số lần lặp. Đối với câu lệnh lặp tiến thì biến đếm nhận các giá trị từ giá trị đầu đến giá trị cuối, ứng với mỗi giá trị của biến đếm thì câu lệnh sau từ khóa Do được thực hiện một lần, biến đếm được tự động tăng thêm một đơn vị sau khi thực hiện câu lệnh.
b. Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước Whiledo
Ví dụ : Hãy mô phỏng đoạn chương trình tìm ước chung lớn nhất của M và N: 
	M:=18; N:= 84;
While m n do
	If m > n then m:=m-n else n:= n – m;
Mô phỏng thực hiện đoạn chương trình trên như sau:
Điều kiện m n
Câu lệnh được thực hiện
Giá trị của m và n
18 84: Đúng
If m > n then m:=m-n else n:= n – m;
m=18
n=84 - 18=66
18 66: Đúng
If m > n then m:=m-n else n:= n – m;
m=18
n=66 – 18=48
18 48: Đúng
If m > n then m:=m-n else n:= n – m;
m=18
n=48-18=30
18 30: Đúng
If m > n then m:=m-n else n:= n – m;
m=18
n=30-18=12
18 12: Đúng
If m > n then m:=m-n else n:= n – m;
m=18-12=6
n=12
6 12: Đúng
If m > n then m:=m-n else n:= n – m;
m=6
n=12-6=6
6 6: Sai
Kết thúc vòng lặp
m=6
n=6
Kết quả sau khi thực hiện đoạn chương trình trên là: m=n=6.
Kết luận: Qua việc tiến hành minh họa cách thực hiện câu lệnh lặp thông qua bảng giá trị trực quan như trên tôi thấy kết quả rất khả quan. Học sinh đã dễ dàng ghi nhớ được cú pháp của câu lệnh lặp, hiểu rõ được cách thực hiện của câu lệnh lặp trong máy tính, bước đầu đã áp dụng giải được các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa. Ngoài ra còn giúp các em tăng khả năng đọc hiểu một đoạn chương trình cho trước. 
2.3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh chuyển đổi giữa hai câu lệnh lặp.
	Để giúp học sinh sử dụng được các câu lệnh lặp một cách linh hoạt, trong quá trình giải các bài tập tôi luôn dành thời gian yêu cầu các em chuyển đổi câu lệnh lặp với số lần biết trước For do sang câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước Whiledo.. (cách chuyển đổi ngược lại không phải lúc nào cũng làm được).
a. Chuyển đổi câu lệnh Fordo sang câu lệnh Whiledo
* Cách chuyển đổi câu lệnh Fordo sang câu lệnh Whiledo
+ Câu lệnh Fordo
Dạng tiến:
For := to do ;
Dạng lùi:
For := downto do ;
	+ Câu lệnh Whiledo
	 While do ;
	+ Chuyển câu lệnh Fordo sang Whiledo như sau:
	Cách 1:
	:=;
	While ( ) do
	Begin
	;
	;
	End;
	Cách 2:
	:=;
	While ( >= ) do
	Begin
	;
	;
	End;
* Ví dụ minh họa:
Trong giải pháp này, ví dụ minh họa tôi vẫn sử dụng lại các ví dụ ở các giải pháp trên để tránh làm mất thời gian. Sau đây là một ví dụ minh họa: Hãy chuyển đổi sang câu lệnh Whiledo đoạn chương trình sau:
	S:=0; T:=0; 
	For i:=2 to 10 do
	 Begin
	 If i mod 2 = 0 then S:=S + i;
	 T:= T + i;
	 End;
Chuyển sang Whiledo như sau:
Cách 1:
S:=0; T:=0; i:=2;
	While (i<=10) do
	Begin
	 If i mod 2 = 0 then S:=S + i;
	 T:= T + i;
	 i := i +1; 
	 End;
Cách 2:
S:=0; T:=0; i:=10;
	While (i>=2) do
	Begin
	 If i mod 2 = 0 then S:=S + i;
	 T:= T + i;
	 i := i -1; 
	 End;
b. Chuyển đổi câu lệnh Whiledo sang câu lệnh Fordo
	Trong trường hợp này giáo viên cần lưu ý cho học sinh: Chỉ thực hiện được việc chuyển từ câu lệnh Whiledo sang For..do nếu số lần lặp đã biết trước.
	Ví dụ: Sử dụng câu lệnhWhile - do để giải bài toán cổ sau (Bài tập 6 –SGK Trang 51) sau đó chuyển sang câu lệnh For – do:
	Vừa gà vừa chó
	Bó lại cho tròn.
Ba mươi sáu con,
Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
Sử dụng câu lệnh While-do:
Var ga:byte;
Begin
	Ga:=1;
	While (ga <=35) do
	 Begin
	If (ga + (36 – ga)*2 = 50) then
	Writeln(‘So ga la: ’, ga, ‘ so cho la: ’, 36-ga);
	 ga:=ga + 1;
	 End;
	Readln
 End.
Chuyển sang câu lệnh For-do:
Var ga: byte;
Begin
 For ga:=1 to 35 do
 	 If (ga + (36 – ga)*2 = 50) then
	Writeln(‘So ga la: ’, ga, ‘ so cho la: ’, 36-ga);
	Readln
End;
2.3.4. Giải pháp 4: Chỉ ra các điểm giống và khác nhau giữa lệnh lặp For – do với While-do.
Sau khi học sinh đã nắm được cú pháp và hiểu được bản chất của hai câu lệnh lặp, giáo viên cần củng cố lại những điểm chính của hai lệnh này bằng cách yêu cầu các em chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai câu lệnh. Qua đó giúp các em khắc sâu thêm kiến thức của bài học, linh hoạt sử dụng từng lệnh vào từng bài toán cụ thể. 
* Giống nhau: Đều là vòng lặp để điều khiển việc lặp lại một đoạn lệnh nào đó.
* Khác nhau: 
Fordo
Whiledo
Chỉ thị cho máy tính thực hiện một lệnh hay một nhóm lệnh với số lần được xác định từ trước. Câu lệnh sau từ khóa Do được lặp lại cho đến khi nhận giá trị bằng .
Chỉ thị cho máy tính thực hiện một lệnh hay một nhóm lệnh với số lần lặp chưa biết trước. Câu lệnh sau từ khóa Do được lặp lại cho đến khi điều kiện lặp sai.
Giá trị của biến đếm tự động tăng (hoặc giảm) sau mỗi lần thực hiện câu lệnh sau Do
Biến đếm không tự động tăng (giảm) mà người lập trình phải tự điều khiển giá trị của biến đếm.
Thường sử dụng cho bài toán lặp lại công việc với số lần biết trước.
Thường sử dụng cho bài toán lặp lại công việc phụ thuộc vào điều kiện nào đó (không biết trước số lần lặp).
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Qua quá trình triển khai đề tài tôi nhận thấy đã thu được kết quả thực sự. Đó là:
	- Đa số học sinh đã nắm được các kiến thức, kỹ năng của bài học.
	- Phần lớn các em đã tự giải được các bài tập về cấu trúc

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_phuong_phap_huu_hieu_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc