Một số phương pháp giải bài tập chương iii: adn và gen nhằm nâng cao chất lượng môn Sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân

Một số phương pháp giải bài tập chương iii: adn và gen nhằm nâng cao chất lượng môn Sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân

Trong những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đang áp dụng những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, đem lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao nhất, chuẩn bị hành trang về kiến thức và kĩ năng giúp các em phát triển toàn diện, tự tin trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì thế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi giáo viên.

Qua thực tế giảng dạy trên lớp và trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9 tôi nhận thấy, bài tập về ADN và gen là nội dung khó, đa dạng và luôn chiếm một phần quan trọng trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi các cấp và thi tuyển vào lớp 10 trường THPT. Để giải quyết tốt bài tập về ADN và gen đòi hỏi học sinh phải ngoài niềm đam mê, ham học hỏi, hiểu rõ bản chất về ADN và gen, có kĩ năng toán học còn phải nắm vững hệ thống phương pháp giải và sự phân loại các dạng bài tập. Với đa số học sinh việc giải các bài tập về ADN và gen trở thành một thách thức, trở ngại khó vượt qua, vì thế sự hứng thú học tập dành cho bộ môn Sinh học có dấu hiệu bị giảm sút.

Hiện nay các tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn giải bài tập về ADN và gen chưa đi sâu về phương pháp giảng dạy, có nhiều nội dung chưa phù hợp với đối tượng học sinh ở trường THCS nên nhiều thầy cô giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận, chọn lọc, phân loại các dạng bài tập và cách giải cho từng dạng bài, đặc biệt là phương pháp truyền đạt đến học sinh sao cho phù hợp, sáng tạo để phát triển năng lực của học sinh. Do đó, hiệu quả giảng dạy nội dung chương III (ADN và gen) trong chương trình Sinh học 9 nói chung, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng còn nhiều hạn chế.

Xuất phát từ lí do trên, tôi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: "Một số phương pháp giải bài tập chương III: ADN và gen nhằm nâng cao chất lượng môn sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân”.

 

doc 36 trang thuychi01 38695
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số phương pháp giải bài tập chương iii: adn và gen nhằm nâng cao chất lượng môn Sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP 
GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN SINH HỌC 9
Ở TRƯỜNG THCS NGA TÂN
Người thực hiện: Phạm Đức Mạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Tân
SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu
1
I. Lí do chọn đề tài 
1
II. Mục đích nghiên cứu 
1
III. Đối tượng nghiên cứu
1
IV. Phương pháp nghiên cứu
1
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
1. Dạng 1: Xác định trình tự nuclêôtit của gen (ADN) và ARN.
4
2. Dạng 2: Xác định số lượng nuclêôtit, chiều dài, khối lượng, số liên kết hiđrô của gen.
6
3. Dạng 3:  Bài tập thể hiện mối quan hệ giữa gen (ADN) và mARN
10
4. Dạng 4: Bài tập thể hiện mối quan hệ giữa gen (ADN), mARN và prôtêin.
14
5. Dạng 5. Tính số nuclêôtit của tế bào sinh dưỡng, giao tử.
17
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
18
C. Kết luận, kiến nghị 
19
I. Kết luận 
19
II. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
Danh mục Sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại 
Phụ lục
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đang áp dụng những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, đem lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao nhất, chuẩn bị hành trang về kiến thức và kĩ năng giúp các em phát triển toàn diện, tự tin trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì thế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng của mỗi giáo viên. 
Qua thực tế giảng dạy trên lớp và trực tiếp tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9 tôi nhận thấy, bài tập về ADN và gen là nội dung khó, đa dạng và luôn chiếm một phần quan trọng trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi các cấp và thi tuyển vào lớp 10 trường THPT. Để giải quyết tốt bài tập về ADN và gen đòi hỏi học sinh phải ngoài niềm đam mê, ham học hỏi, hiểu rõ bản chất về ADN và gen, có kĩ năng toán học còn phải nắm vững hệ thống phương pháp giải và sự phân loại các dạng bài tập. Với đa số học sinh việc giải các bài tập về ADN và gen trở thành một thách thức, trở ngại khó vượt qua, vì thế sự hứng thú học tập dành cho bộ môn Sinh học có dấu hiệu bị giảm sút. 
Hiện nay các tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn giải bài tập về ADN và gen chưa đi sâu về phương pháp giảng dạy, có nhiều nội dung chưa phù hợp với đối tượng học sinh ở trường THCS nên nhiều thầy cô giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận, chọn lọc, phân loại các dạng bài tập và cách giải cho từng dạng bài, đặc biệt là phương pháp truyền đạt đến học sinh sao cho phù hợp, sáng tạo để phát triển năng lực của học sinh. Do đó, hiệu quả giảng dạy nội dung chương III (ADN và gen) trong chương trình Sinh học 9 nói chung, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ lí do trên, tôi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: "Một số phương pháp giải bài tập chương III: ADN và gen nhằm nâng cao chất lượng môn sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm chỉ ra thực trạng của việc dạy và học cách giải bài tập chương III: ADN và gen trong thời gian qua ở trường THCS Nga Tân và giới thiệu cách làm có tính hệ thống nhằm giúp học sinh lớp 9 giải quyết các bài tập về ADN và gen một cách chính xác và nhanh gọn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các phương pháp giải bài tập về ADN và gen, giúp học sinh phân biệt các dạng bài tập về ADN và gen. 
Hình thành và phát triển kĩ năng giải bài tập về ADN và gen nhằm nâng cao chất lượng môn sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
1. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp được vận dụng thường xuyên trong từng giờ lên lớp.
2. Phương pháp trao đổi
- Để biết được cách học tập của học sinh ở nhà cũng như mức độ tiếp thu bài ở lớp tôi trực tiếp trao đổi với các em.
- Trao đổi với đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Sau khi áp dụng các phương pháp dạy học một thời gian, tôi tiến hành thống kê kết quả đạt được so sánh với kết quả của lớp không áp dụng đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài (như SGK, SGV, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 9, tài liệu bồi dưỡng phương pháp giải bài tập về ADN và gen cho học sinh THPT, phương pháp dạy học sinh học, tâm lí học giáo dục...)
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Sinh học là môn khoa học tự nhiên tập trung nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, chức năng, sự phát triển, tập tính và sự tiến hóa của sinh vật, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Đặc thù của môn sinh học là rất gần gũi với đời sống con người, học sinh dễ dàng quan sát các mẫu vật có sẵn trong thiên nhiên để phát hiện và tích luỹ kiến thức sinh học cho bản thân mình. 
Trong chương trình Sinh học lớp 9, chương III có nội dung mang tính khái quát, trừu tượng đòi hỏi giáo viên phải sâu về chuyên môn, thuần thục về phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Ngoài việc dạy kiến thức lí thuyết, giáo viên còn phải dạy học sinh phương pháp giải bài tập. Thông qua bài tập về ADN và gen môn sinh học 9 giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập, kĩ năng trình bày, kĩ năng tính toán Từ đó nâng cao năng lực tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo, rèn khả năng phán đoán, suy luận của học sinh.
Để học và giải quyết tốt các bài tập về ADN và gen học sinh cần đạt được những yêu cầu sau: 
Một là, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo của gen (ADN), ARN và prôtêin bao gồm:
+ Cấu tạo hóa học của phân tử ADN (phần I, bài 15, SGK Sinh học 9).
+ Mô hình cấu trúc không gian phân tử ADN của J.Oatxơn và F.Crick công bố năm 1953 (hình 15, trang 45 SGK Sinh học 9).
+ Đặc điểm cấu tạo hóa học phân tử ARN (phần I, bài 17 SGK Sinh học 9), mô hình cấu trúc bậc 1 phân tử ARN (hình 17.1, trang 51 SGK Sinh học 9).
+ Cấu trúc của prôtêin (phần I, bài 18 SGK Sinh học 9).
Hai là, học sinh cần hiểu rõ và trình bày được diễn biến, các nguyên tắc chi phối, cơ chế, kết quả của các quá trình sau:
+ Quá trình tự nhân đôi của ADN (phần I, bài 16 SGK Sinh học 9).
+ Quá trình phiên mã tổng hợp ARN (phần II, bài 17 SGK Sinh học 9). 
+ Quá trình giải mã tổng hợp prôtêin (phần I, bài 19 SGK Sinh học 9).
Ba là, học sinh phải thiết lập và ghi nhớ được hệ thống các công thức tính toán cần sử dụng giải bài tập về ADN và gen, biết cách vận dụng linh hoạt vào từng bài toán với những yêu cầu cụ thể. 
Từ những căn cứ trên và yêu cầu thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng bộ môn, việc áp dụng "Một số phương pháp giải bài tập chương III: ADN và gen” vào giảng dạy sinh học 9 trở thành một nhu cầu cấp thiết hiện nay.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Bài tập về ADN và gen có nhiều dạng bài, mỗi dạng bài có phương pháp giải riêng biệt đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về đặc điểm cấu tạo của ADN (gen) và các công thức tính toán cụ thể. Trong các đề thi học sinh giỏi Sinh lớp 9, thi tuyển sinh vào lớp 10 luôn đòi hỏi học sinh phải biết giải quyết các dạng toán này. 
Tuy nhiên hiện nay, đa số học sinh lớp 9 ở trường THCS Nga Tân chưa biết hệ thống hóa các dạng bài tập, ít được bồi dưỡng về cách giải, kĩ năng làm bài tập về ADN và gen của học sinh còn rất yếu. Học sinh tỏ ra lúng túng, không giải được những bài tập sinh học cơ bản về ADN và gen. Nhiều em học sinh có biểu hiện giảm niềm đam mê với môn Sinh học, chất lượng bộ môn vì thế cũng giảm sút. Qua tìm hiểu, tôi phát hiện một số nguyên nhân cơ bản sau: 
Một là, các em đã quen với phương pháp học môn sinh học ở các lớp dưới theo hướng trả lời các câu hỏi lí thuyết là chủ yếu, chưa tìm được mối quan hệ mật thiết logic giữa lí thuyết và bài tập. 
Hai là, phân phối chương trình hiện hành quy định thời gian dành cho việc luyện giải bài tập trên lớp quá ít trong khi lượng kiến thức ở mỗi tiết học lại nhiều, hầu hết giáo viên không có đủ thời gian để hướng dẫn các em một cách chi tiết, có hệ thống. 
Ba là, điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Với đặc điểm là một xã ven biển có nhiều hộ nghèo, 95% học sinh trong trường đều là con các gia đình nông dân thuần túy. Nhiều học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, do đó sự quan tâm đến việc học hành của con em chưa thỏa đáng. Học sinh thiếu tài liệu bồi dưỡng, không được tạo các điều kiện thuận lợi cho việc học tập.
Bốn là, kiến thức sinh học về ADN và gen rất đa dạng, trừu tượng, khó nắm bắt. Mỗi dạng bài tập khác nhau đều có những đặc trưng và cách giải riêng. Bên cạnh đó SGK không cung cấp hệ thống các công thức cần thiết để giải bài tập. Điều đó làm một bộ phận các thầy cô giáo gặp khó khăn trong việc phân loại các dạng bài tập và lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Năm là, về phía nhà trường. Hiện nay, trường THCS Nga Tân chỉ có 2 giáo viên dạy Sinh học nên việc học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn có nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn, chưa có các phòng thực hành, thí nghiệm; đồ dùng, thiết bị dạy học còn thiếu nên việc tương tác giữa giáo viên và học sinh trong các giờ học chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. 
Kết quả bài kiểm tra một tiết môn sinh học trước khi áp dụng vào giảng dạy “Một số phương pháp giải bài tập chương III: ADN và gen” đối với học sinh lớp 9 trường THCS Nga Tân năm học 2017 - 2018 phản ánh rõ nét năng lực giải bài tập về ADN và gen rất hạn chế, thể hiện qua tỉ lệ học sinh giỏi thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém quá cao:
TT
Lớp
Số HS
Đánh giá năng lực
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
9A
41
1
2,4
6
14,7
21
51,2
8
19,5
5
12,2
2
9B
40
1
2,5
4
10,0
19
47,5
11
27,5
5
12,5
3
Tổng
81
1
2,5
10
12,3
40
49,4
17
23,5
10
12,3
Với mục tiêu giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững phương pháp và hoàn thiện kĩ năng giải bài tập, khơi dậy sự hứng thú với bộ môn, tôi viết sáng kiến: "Một số phương pháp giải bài tập chương III: ADN và gen nhằm nâng cao chất lượng môn sinh học 9 ở trường THCS Nga Tân”.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để học sinh giải quyết tốt bài tập chương III (ADN và gen) một phần tôi lồng ghép trong giờ học lý thuyết trên lớp. Phần lớn thời gian còn lại là bồi dưỡng vào các chiều thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần.
Phân loại bài tập thành các dạng, hướng dẫn học sinh phương pháp giảng của từng dạng bài, sau đó học sinh vận dụng vào từng bài tập cụ thể với nhiều phương pháp dạy học tích cực.
Đối với phần “Kiến thức cần nhớ” tôi tổ chức cho học sinh nghiên cứu, thảo luận nhóm và rút ra hệ thống kiến thức, các công thức sử dụng tính toán cho từng dạng bài.
Đối với nội dung “Vận dụng giảng dạy trên lớp” tôi tổ chức cho học sinh giải quyết các bài toán điển hình bằng sự kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như: Hoạt động nhóm, khăn trải bàn, học tập cá nhân phát triển tư duy ...
Đối với nội dung “Bài tập tự luyện” tôi hướng dẫn cho học sinh chủ động vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập cụ thể thông qua hai phương pháp chủ yếu là tự học và dạy học theo hợp đồng (giao nhiệm vụ về nhà).
Sau đây tôi trình bày các nhóm giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Dạng 1: Xác định trình tự nuclêôtit của gen (ADN) và ARN.
1.1. Kiến thức cần nhớ
- Xác định trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của ADN (gen): Căn cứ nguyên tắc cấu tạo của ADN, các đơn phân của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS): A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
- Xác định trình tự nuclêôtit trên ARN: Căn cứ cơ chế quá trình phiên mã, phân tử ARN chỉ được tổng hợp từ mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung. Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtit tương ứng với trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung, hay giống với trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của gen, chỉ khác T được thay thế bằng U:
Mạch gốc của gen
Mạch bổ sung của gen
ARN được tổng hợp
A
T
G
X
T
A
X
G
U
A
X
G
1.2. Vận dụng giảng dạy trên lớp
- Phạm vi áp dụng: Sau khi học xong tiết 17, bài 17 - Sinh học 9
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS 
? Bài tập cho biết thông tin gì 
? Yêu cầu của bài toán là gì
? Để xác định được trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung ta cần sử dụng kiến thức nào
- HS cần trả lời được:
+ Đề bài cho biết trình tự nuclêôtit một đoạn mạch của gen
+ Để xác định mạch bổ sung cần nắm được nguyên tắc bổ sung.
- HS trình bày lời giải.
- GV nhận xét, chốt nội dung bài toán.
- GV lưu ý: Trình tự nuclêôtit mARN giống trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung, chỉ thay T bằng U.
- GV hướng dẫn HS khai thác bài
? Bài toán cho biết thông tin gì
? Nêu yêu cầu của bài toán
? Em hãy cho biết mối tương quan về số lượng, trình tự các nulêôtit giữa trên phân tử mARN và mạch gốc của gen
? Dựa vào đoạn mARN đã cho, em hãy xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch gốc của gen
- HS thảo luận, cần nêu được các nội dung chính sau:
+ Bài toán cho biết trình tự nuclêôtit một đoạn phân tử mARN
+ Về tương quan: Các nuclêôtit trên mARN và mạch gốc của gen có số lượng bằng nhau, có trình tự tuân thủ NTBS trong phiên mã tổng hợp mARN
Mạch gốc của gen
mARN
A
T
G
X
U
A
X
G
- GV đặt vấn đề: 
? Để xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung của gen khi biết trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch gốc ta vận dụng kiến thức nào
- HS cần chỉ rõ được: Các nuclêôtit trên 2 mạch đơn của gen liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A – T, G – X và ngược lại.
- HS trình bày lời giải.
- GV nhận xét, chốt nội dung bài toán.
Bài toán 1: Một gen chứa đoạn mạch gốc có trình tự nuclêôtit  là: 
... A- G - X - T - T - A - G - X - A...
Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung của gen và phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn gen này.
Giải:
Theo bài ra: 
- Mạch bổ sung của gen:  
T - X - G - A - A - T - X - G - T
- Đoạn mARN do gen tổng hợp nên:    U - X - G - A - A - U - X - G - U
Bài toán 2: Một đoạn mạch phân tử mARN có trình tự nuclêôtit là:
... A- G - X - U - A - U - G - X - A
Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng của gen tổng hợp phân tử mARN đó.
Giải:
Theo nguyên tắc bổ sung trong quá trình tổng hợp mARN thì trình tự nuclêôtit tương ứng của gen cần xác định là:
- Mạch gốc của gen:          
... T - X - G - A - T - A - X - G - T ...
- Mạch bổ sung của gen:   
... A - G - X - T - A - T - G - X - A ...
1.3. Bài tập tự luyện
Bài 1: Một gen chứa đoạn mạch bổ sung có trình tự nuclêôtit  là: 
... G - A - X - T - X - A - G - T - A...
Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng trên mạch bổ sung của gen và phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn gen này.
Hướng dẫn:
Mạch bổ sung của gen: X – A – G – A – G – T – X – A – T
Mạch mARN: X – A – G – A – G – U – X – A – U
Bài 2: Một gen chứa đoạn mạch 9 cặp nuclêôtit có cấu trúc như sau: 
Mạch gốc: ... T - ? - A - T - ? - ? - X - ? - A ...
Mạch bổ sung: ... ? - G - ? - ? - X - X - ? - G - ? ...
Xác định trình tự nuclêôtit của đoạn gen và phân tử mARN được tổng hợp từ đoạn gen này.
Hướng dẫn:
Mạch gốc của gen: ... T - X - A - T - G - G - X - X - A...
Mạch bổ sung của gen: ... A - G - T - A - X - X - G - G - T 
Mạch mARN: ... A - G - U - A - X - X - G - G - U 
Bài 3: Một đoạn mạch phân tử mARN có trình tự nuclêôtit là:
... U - X - G - X - A - U - A - G - X - A - U - G 
Xác định trình tự nuclêôtit tương ứng của gen tổng hợp phân tử mARN đó.
Hướng dẫn:
Mạch gốc của gen: ...A - G - X - G - T - A - T - X - G - T - A - X ...
Mạch bổ sung của gen: ...T - X - G - X - A - T - A - G - X - A - T - G
2. Dạng 2: Xác định số lượng nuclêôtit, chiều dài, khối lượng, số liên kết hiđrô của gen.
2.1. Kiến thức cần nhớ
- Tính chiều dài gen: 
- Số chu kì xoắn trên gen: 
- Số nuclêôtit của gen : 
- Số liên kết hiđrô của gen: H = 2A + 3G 
- Khối lượng phân tử ADN (gen): M = N 300.
- Số liên kết phôtpho đieste:
+ Số liên kết phôtpho đieste trên một mạch là: N – 1.
+ Số liên kết phôtpho đieste trên cả phân tử ADN là: 2(N – 1) = 2N – 2
- Sự tái bản của gen. 
	Gọi số lần tái bản của gen là k. 
+ Số gen con được tạo ra: 2k.
+ Số gen con có 2 mạch hoàn toàn mới được tạo ra: 2k – 1.
+ Số nuclêôtit trong các gen con: N2k
+ Số nuclêôtit môi trường cung cấp: N(2k – 1)
+ Số liên kết hiđrô bị phá hủy: Hphá hủy = H(2k - 1).
+ Số liên kết hiđrô hình thành: Hhình thành = H2k
- Tương quan số lượng nuclêôtit trong gen: 
+ Trên từng mạch:
Về số lượng
Về tỉ lệ
Mạch gốc 
(mạch 1)
Mạch bổ sung 
(mạch 2)
Mạch gốc 
(mạch 1)
Mạch bổ sung 
(mạch 2)
A1
=
T2
%A1
=
% T2
T1
=
A2
% T1
=
% A2
G1
=
X2
% G1
=
% X2
X1
=
G2
% X1
=
% G2
Hệ quả : A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
+ Trên gen: 
A = T; G = X → A + G = T + X
%A = %T, %G = %X → %A + %G = %T + %X = 50%
2.2. Vận dụng giảng dạy trên lớp
- Phạm vi áp dụng: 
+ Bài toán 1: Sau khi học xong tiết 15, bài 15 - Sinh học 9.
+ Bài toán 2, 3: Sau khi học xong tiết 16, bài 16 - Sinh học 9.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
? Bài toán cho biết những thông tin gì
? Yêu cầu của bài toán là gì
? Từ chiều dài của gen, em hãy nêu công thức tính số nuclêôtit của gen
- HS thảo luận, cần nêu được:
 Từ chiều dài gen → số nuclêôtit của gen theo công thức: 
- GV hướng dẫn HS khai thác bài :
? Các loại nuclêôtit trong gen có mối quan hệ như thế nào với nhau về số lượng và tỉ lệ phần trăm
? Từ thông tin %A = 20%, em hãy xác định tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit còn lại trong gen.
- HS thảo luận, chỉ ra được:
Trong gen thì: A = T, G = X
 %A = %T, %G = %X
- HS tiến hành giải yêu cầu 1 của bài tập theo hướng khai thác trên.
- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có), hoàn thiện bài giải.
- GV hướng dẫn HS giải quyết các nội dung còn lại của bài tập.
? Em hãy nêu công thức để xác định: 
+ Số liên kết hiđrô và khối lượng của gen
+ Số chu kỳ xoắn của gen.
- HS nêu các công thức sử dụng, vận dụng tính toán theo yêu cầu bài toán.
- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có), hoàn thiện bài giải.
- GV hướng dẫn HS xác định số lượng từng loại nuclêôtit trên gen:
? Nêu mối tương quan về số lượng các loại nuclêôtit trong gen
? Hãy xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen
- HS cần xác định được:
+ Mối quan hệ về số lượng các loại nuclêôtit của gen là: A = T, G = X.
+ Rút ra công thức: A = T = 
- HS tiến hành giải yêu cầu 1 của bài tập theo hướng khai thác trên.
- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có), hoàn thiện bài giải.
- GV hướng dẫn HS giải quyết các nội dung còn lại của bài tập (từ 2 đến 4).
? Nêu công thức nào để xác định : 
+ Số gen con được tạo thành.
+ Số nuclêôtit trong các gen con
+ Số nuclêôtit môi trường cung cấp.
- HS nêu các công thức sử dụng, vận dụng tính toán theo yêu cầu bài toán.
- GV nhận xét, hoàn thiện bài giải.
- GV chia nhóm học tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thiện nội dung bài toán 3.
- HS thảo luận nội dung bài toán 3 theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- GV hỗ trợ các nhóm khai thác thông tin bài toán về các nội dung sau:
+ Mối tương quan về số lượng giữa các loại nuclêôtit trên 2 mạch đơn của gen:
A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2.
+ Mối quan hệ về tỉ lệ % giữa các loại nuclêôtit trong gen: 
%A = %T, %G = %X
%A + %G = %T + %X = 50%
- HS các nhóm tiến hành giải bài toán, báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chốt nội dung bài toán.
- HS hoàn thiện bài toán 3.
Bài toán 1: Một gen có chiều dài là 5100, số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20%. Hãy xác định:
1. Số lượng từng loại nuclêôtit trên gen.
2. Số liên kết hiđrô và khối lượng của gen
3. Số chu kỳ xoắn của gen.
Giải:
1. Số nuclêôtit của gen: 
N = = 3000 (nu)
Theo NTBS ta có : 
 %A = %T = 20

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_phuong_phap_giai_bai_tap_chuong_iii_adn_va_gen_nham_n.doc