Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập cấu trúc di truyền quần thể ở trường THPT Triệu Sơn 5

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập cấu trúc di truyền quần thể ở trường THPT Triệu Sơn 5

Từ năm 2007 Bộ GD & ĐT đã tổ chức thi đại học và cao đẳng bằng phương pháp thi trắc nghiệm đối với môn sinh học. Phương pháp thi này đã khai thác được lượng lớn kiến thức sâu và mở rộng, đặc biệt là từ khi thay sách giáo khoa. Do đó để đem lại kết quả cao trong các kì thi thì học sinh phải hiểu, vận dụng các kiến thức đã học một cách thành thục mới đem lại kết quả cao trong các kì thi .

Các năm gần đây trong các đề thi THPT Quốc gia của BGD - ĐT có câu bài tập về cấu trúc di truyền quần thể ở các mức độ kiến thức khác nhau (nhận biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao), đặc biệt là các câu dạng bài tập vận dụng cao ở dạng đếm các đáp án đúng hoặc số đáp án sai chỉ có những học sinh khá giỏi có tư duy tốt, cần nhiều thời gian mới làm được. Tuy nhiên việc yêu cầu kiến thức phần này ở mức độ vận dụng cao, nhưng tài liệu tham khảo viết chi tiết về phương pháp giải các dạng còn hướng dẫn chung chung chưa cụ thể hoặc có tài liệu chỉ viết cho một phần nào đó.

Trong các bài tập về môn sinh học nói chung và về dạng bài tập về di truyền quần thể nói riêng việc hiểu bản chất hiện tượng sinh học rất quan trọng. Nếu học sinh không hiểu bản chất của các dạng bài tập thì khi vận dụng để giải sẽ khó xác định phương án trả lời sai; hoặc câu hỏi có nhiều mệnh đề thì học sinh sẽ không xác định được mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai từ đó sẽ không chọn được phương án trả lời đúng. Nếu học sinh xác định được các dạng bài và cách giải từng dạng thuần thục thì thực hiện tốt yêu cầu của đề bài ra, nên chọn phương án trả lời chắc chắn sẽ chính xác.

Trên cơ sở như vậy, để giúp học sinh nắm được phương pháp giải các dạng bài tập về cấu trúc di truyền quần thể một cách cơ bản, có hệ thống, xác định cho nhiều trường hợp, dễ hiểu và đơn giản, áp dụng thuận lợi, đặc biệt tạo ra sự hứng thú cho học sinh khi làm các bài tập về di truyền quần thể nên tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập cấu trúc di truyền quần thể ở trường THPT Triệu sơn 5”.

 

docx 21 trang thuychi01 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập cấu trúc di truyền quần thể ở trường THPT Triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI
CÁC DẠNG BÀI TẬP CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
Người thực hiện	: Lê Quang Hưng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
Mục
Trang
1
Mục lục
1
2
Mở đầu
2
3
Lí do chọn đề tài
2
4
Mục đích nghiên cứu
2
5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
6
Phương pháp nghiên cứu
3
7
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
8
Cơ sở lý luận của SKKN
4
9
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
10
Nội dung
4
11
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối.
4
12
Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
9
13
Hiệu quả của sáng kiến
18
14
Kết luận, kiến nghị
19
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI
CÁC DẠNG BÀI TẬP CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
 	Từ năm 2007 Bộ GD & ĐT đã tổ chức thi đại học và cao đẳng bằng phương pháp thi trắc nghiệm đối với môn sinh học. Phương pháp thi này đã khai thác được lượng lớn kiến thức sâu và mở rộng, đặc biệt là từ khi thay sách giáo khoa. Do đó để đem lại kết quả cao trong các kì thi thì học sinh phải hiểu, vận dụng các kiến thức đã học một cách thành thục mới đem lại kết quả cao trong các kì thi . 
Các năm gần đây trong các đề thi THPT Quốc gia của BGD - ĐT có câu bài tập về cấu trúc di truyền quần thể ở các mức độ kiến thức khác nhau (nhận biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao), đặc biệt là các câu dạng bài tập vận dụng cao ở dạng đếm các đáp án đúng hoặc số đáp án sai chỉ có những học sinh khá giỏi có tư duy tốt, cần nhiều thời gian mới làm được. Tuy nhiên việc yêu cầu kiến thức phần này ở mức độ vận dụng cao, nhưng tài liệu tham khảo viết chi tiết về phương pháp giải các dạng còn hướng dẫn chung chung chưa cụ thể hoặc có tài liệu chỉ viết cho một phần nào đó.
Trong các bài tập về môn sinh học nói chung và về dạng bài tập về di truyền quần thể nói riêng việc hiểu bản chất hiện tượng sinh học rất quan trọng. Nếu học sinh không hiểu bản chất của các dạng bài tập thì khi vận dụng để giải sẽ khó xác định phương án trả lời sai; hoặc câu hỏi có nhiều mệnh đề thì học sinh sẽ không xác định được mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai từ đó sẽ không chọn được phương án trả lời đúng. Nếu học sinh xác định được các dạng bài và cách giải từng dạng thuần thục thì thực hiện tốt yêu cầu của đề bài ra, nên chọn phương án trả lời chắc chắn sẽ chính xác. 
Trên cơ sở như vậy, để giúp học sinh nắm được phương pháp giải các dạng bài tập về cấu trúc di truyền quần thể một cách cơ bản, có hệ thống, xác định cho nhiều trường hợp, dễ hiểu và đơn giản, áp dụng thuận lợi, đặc biệt tạo ra sự hứng thú cho học sinh khi làm các bài tập về di truyền quần thể nên tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập cấu trúc di truyền quần thể ở trường THPT Triệu sơn 5”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh nắm được cơ sở của di truyền quần thể trong các trường hợp như: tính tần số các alen, tần số các kiểu gen, cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối ngẫu nhiên... từ đó áp dụng vào hệ thống, phân loại và cách giải từng dạng bài tập di truyền quần thể. 
Đồng thời giúp học sinh hình thành kĩ năng làm các bài tập tích hợp từ đó các em sẽ giải nhanh, và chọn được phương án đúng trong các kì thi, nhất là thi trắc nghiệm trong một thời gian ngắn nhất.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nội dung chương 3, di truyền quần thể sinh học 12, trong đó phần quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối là chủ yếu.
Học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 5 năm học từ 2018 - 2019.
Hệ thống và xây dựng cách nhận biết, phương pháp giải, kĩ năng tính, chọn lọc các các bài toán có hệ thống trong giảng dạy, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi đại học và cao đẳng, ôn thi THPT Quốc gia.
Trên cơ sở ôn cho học sinh thi học sinh giỏi, thi đại học và cao đẳng, khi dạy học ở THPT thì tôi thấy các em chưa nắm vững kiến thức về kỹ năng phân loại, nhận biết các dạng và cách giải từng dạng nên khi làm bài hay bị nhầm lẫn dẫn đến kết quả không cao trong các kì thi. Để cho học sinh học tốt, cần làm rõ các vấn đề:
- Xác định dạng quần thể là tự phối hay ngẫu phối?
- Xác định thế hệ quần thể đề bài yêu cầu cần tìm?
- Bài toán thuộc dạng nào? Bài toán phải sử dụng những kiến thức nào? Kĩ năng giải như thế nào?
- Xác định cấu trúc di truyền của từng loại quần thể? Các câu hỏi liên quan đến nội dung bài tập?
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, để đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu và sách tham khảo,
- Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phân loại, phân tích, tổng hợp và hệ thống lí thuyết.
- Tổng hợp tài liệu tham khảo có nội dung liên quan tới nội dung SKKN.
- Tổng hợp các dạng bài toán có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dựa trên cơ sở sách giáo khoa ban cơ bản và nâng cao yêu cầu đối với học sinh THPT.
Dựa trên nội dung các bài tập trong sách bài tập sinh học 12 yêu cầu đối với học sinh THPT.
Dựa trên nội dung các câu hỏi và bài tập yêu cầu đối với thí sinh dự thi THPT Quốc gia các năm có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Dựa trên các câu hỏi và bài tập trong các kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa Trên cơ sở như vậy, tôi thiết nghĩ đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ có ích cho học sinh đang ôn thi THPT Quốc gia, dùng cho ôn thi học sinh giỏi, ôn thi đại học và cao đẳng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong các bài toán về cấu trúc di truyền của quần thể luôn là dạng học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết bài tập dạng này, đặc biệt là các bài tập vận dụng và vận dụng cao vì:
- Học sinh chưa xác định đúng dạng quần thể mà đề bài yêu cầu.
- Học sinh chưa xác định được dạng bài, cách làm từng dạng.
Sau nhiều năm dạy ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi và ôn thi THPT Quốc gia, tôi nhận thấy học sinh giải các dạng bài tập di truyền quần thể còn gặp nhiều khó khăn, trong khi các tài liệu hướng dẫn chưa được đầy đủ, nhiều bước các tác giả bỏ qua nên học sinh khó hiểu. 
Với thực trạng như vậy tôi thiết nghĩ sáng kiến kinh nghiệm này góp phần giúp các em làm bài tập phần này sẽ dễ hơn, hứng thú, taọ tính tư duy lôgic ở học sinh, đồng thời giúp các em giải quyết các câu hỏi phụ trong bài, đặc biệt là các câu hỏi vận dụng cao với nhiều mệnh đề trong đề thi THPT quốc gia môn sinh học sẽ đạt kết quả cao.
2.3. Các kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập cấu trúc di truyền quần thể.
	- Bước 1: Xác định dạng quần thể đó là dạng nào (quần thể tự phối hay giao phối ngẫu nhiên.
	- Bước 2: Xác định thế hệ quần thể đã cho và quần thể mà đề bài yêu cầu từ đó xác định quần thể đã qua bao nhiêu thế hệ.
	- Bước 3: Cách xác định cấu trúc di truyền của từng dạng quần thể. 
2.3.1. Các dạng bài tập về cấu trúc di truyền của quần thể tự phối (tự thụ phấn, giao phối gần, giao phối có lựa chọn).
2.3.1.1. Đặc điểm của quần thể tự phối: 
- Tần số các kiểu gen thay đổi theo hướng: tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ, tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần qua các thế hệ.
- Tần số các alen không đổi qua các thế hệ nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
- Trong quần thể xuất hiện các dòng thuần mang các kiểu gen khác nhau. 1
2.3.1.2 Các dạng bài tập.
2.3.1.2.1. Cấu trúc di truyền qua các thế hệ tự phối khi các kiểu gen có sức sống và sinh sản như nhau.
2.3.1.2.1.1. Cấu trúc di truyền của quần thể có 1 gen gồm 2 alen.
* Giả sử một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ P có cấu trúc di truyền như sau:
d AA + h Aa + r aa = 1.
Nếu sau n thế hệ tự thụ phấn: 
+ Tần số các kiểu gen trong quần thể như sau:
	Tần số kiểu gen Aa còn lại = h(12)n
	Tần số kiểu gen AA = d + h- h12n 2 
	Tần số kiểu gen aa = r + h- h12n 2
+ Số dòng thuần trong quần thể: 2n (n là số cặp gen dị hợp)
* Ví dụ: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, ở thế hệ P có cấu trúc di truyền như sau:
 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1.
a. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở F2?
b. Sau n thế hệ tự thụ phấn, cấu trúc di truyền sẽ như thế nào? 
Giải:
a. 	
- Tần số kiểu gen Aa ở F2 = 0,4(12)2 = 0,1 => Aa bị giảm = 0,4 – 0,1 = 0,3.
- Tần số kiểu gen AA = 0,4 + 0,32 = 0,55
- Tần số kiểu gen aa = 0,2 + 0,32 = 0,35
Cấu trúc di truyền ở F2: 0,55 AA + 0,1 Aa + 0,35 aa = 1.
b. Khi n đủ lớn thì kiểu gen Aa -> 0. Ở Fn: 0,6 AA + 0,4 aa = 1 (Tần số kiểu gen Aa giảm xuống bao nhiêu thì tăng đều về kiểu gen AA và aa). 3
2.3.1.2.1.2. Cấu trúc di truyền của quần thể có hai hay nhiều gen, mỗi gen gồm hai alen, các gen phân ly độc lập.
* Cách giải:
- Bước 1: Cho từng gen tự phối cho đến thế hệ mà đề bài yêu cầu.
- Bước 2: Nhân tỉ lệ các kiểu gen và nhân với tỉ lệ kiểu gen ban đầu.
- Bước 3: Cộng tỉ lệ các kiểu gen giống nhau => cấu trúc di truyền của quần thể cần tìm. 2
* ví dụ 1: Cho quần thể thực vật tự thụ phấn, ở P có cấu trúc di truyền: 
0,4 AABb + 0,4AaBb + 0,2aabb = 1.
a. Tính tần số các alen A, a, B, b?
b. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở F1?
c. Tính tần số kiểu gen AaBb ở F3? 4
Giải:
a. Tần số các alen:
- Tách tỉ lệ các kiểu gen về alen A, a ta có: 0,4 AA + 0,4Aa + 0,2aa = 1.
Ta có: A = 0,6; a = 0,4.
- Tách tỉ lệ các kiểu gen về alen B, b ta có: 0,8Bb + 0,2bb = 1. Ta có B = 0,4; b = 0,6.
b. Từ P đến F1 quần thể trải qua một thế hệ:
- P: 0,4 AABb => F1: 0,4(AA)(0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb) = 0,4(0,25AABB : 0,5AABb : 0,25AAbb) = 0,1AABB : 0,2AABb : 0,1AAbb.
- P: 0,4 AaBb=> F1: 0,4(0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa)(0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb) = 0,4(0,0625AABB : 0,125AABb : 0,125AaBB : 0,25AaBb : 0,0625AAbb : 0,125Aabb : 0,0625aaBB : 0,125aaBb : 0,0625aabb) = 0,025AABB : 0,05AABb : 0,05AaBB : 0,1AaBb : 0,025AAbb : 0,05Aabb : 0,025aaBB : 0,05aaBb : 0,025aabb.
- P: 0,2 aabb=> F1: 0,2 (aa)(bb) = 0,2 aabb.
Cấu trúc di truyền ở F1: 
0,125AABB : 0,25AABb : 0,05AaBB : 0,1AaBb : 0,125AAbb : 0,05Aabb : 0,025aaBB : 0,05aaBb : 0,225aabb.
c. Trong 3 kiểu gen đã cho ở P, chỉ có kiểu gen AaBb mới có thể tạo ra kiểu gen AaBb ở F3.
- P Aa => F3: 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
- P Bb => F3: 0,4375BB : 0,125Bb : 0,4375bb.
Tần số kiểu gen AaBb ở F3 = 0,4x0,125x0,125 = 0,00625. 
* Ví dụ 2: Một quần thể tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.
II.Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.
III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 có 4/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/32
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2. 5
Giải:
I. Thế hệ P có kiểu gen AaBb nên F1: (AA : Aa : aa)( BB : Bb : bb) = 9 kiểu gen => F1 có 9 kiểu gen => F2 có 9 kiểu gen (Đúng).
II. Đây là quần thể tự thụ phấn nên tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ. (Đúng).
III. 
P: Aa => F2: 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
P: Bb => F2: 0,375BB : 0,25Bb : 0,375bb.
- Cây thân cao, hoa đỏ ở F2 có kiểu gen A-B- chỉ do 2 kiểu gen ở P tạo thành (AABb, AaBb), nên tỉ lệ kiểu gen A-B- ở F2: 
0,2x1x(0,375 + 0,25) + 0,2x(0,375 + 0,25)(0,375 + 0,25) = 0,203125.
- Cây thân cao, hoa đỏ ở F2 có kiểu gen AaBb chỉ do 1 kiểu gen ở P tạo thành (AaBb), nên tỉ lệ kiểu gen AaBb ở F2 = 0,2x(0,25)( 0,25) = 0,0125.
=> tỉ lệ cây AaBb/A-B- = 0,0125/0,203125 = 4/65 (Đúng)
VI.
P: Aa => F3: 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
P: Bb => F3: 0,4375BB : 0,125Bb : 0,4375bb.
- Cây dị hợp tử về 1 cặp gen ở F3 có kiểu gen (AABb, AaBB, Aabb, aaBb) chỉ do 3 kiểu gen ở P tạo thành (AABb, AaBb, Aabb), nên tỉ lệ kiểu gen dị hợp về 1 ặp gen ở F3 = 0,2x1x0,125 + 0,2x(0,4375+0,4375)(0,125)x2 + 0,2x0,125x1 = 0,09375 = 3/32 (Đúng).
Chọn: A
* Ví dụ 3: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Một quần thể (P) có cấu trúc di truyền là 0,2 AABb: 0,1 aaBb: 0,5 aabb: 0,2 aaBB. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1? 
I. Ở F1 có tối đa 4 kiểu gen đồng hợp tử. 
II. Ở F1 xuất hiện tối đa 8 kiểu gen khác nhau. 
III. Ở F1 tỉ lệ các cây thân thấp bằng tỉ lệ các cây hoa trắng. 
IV. Trong tổng số các cây thân cao, hoa đỏ ở F1, các cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 1/6. 
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4. 6
Giải:
I. Ở P:
- Kiểu gen AABb ở P khi tự thụ phấn cho F1: 2 kiểu gen đồng hợp AABB, Aabb.
- Kiểu gen aaBb ở P khi tự thụ phấn cho F1: 2 kiểu gen đồng hợp aaBB, aabb.
- Kiểu gen aabb ở P khi tự thụ phấn cho F1: 1 kiểu gen đồng hợp aabb.
- Kiểu gen aaBB ở P khi tự thụ phấn cho F1: 1 kiểu gen đồng hợp aaBB.
Như vậy F1 có 4 kiểu gen đồng hợp tử. I (Đúng)
II. 
- Thế hệ P có kiểu gen AABb nên F1: (AA)( BB : Bb : bb) = 3 kiểu gen .
- Thế hệ P có kiểu gen AABb nên F1: (aa)( BB : Bb : bb) = 3 kiểu gen.
- Thế hệ P có kiểu gen aabb nên F1: (aa)( bb) = 1 kiểu gen.
- Thế hệ P có kiểu gen AABb nên F1: (aa)( BB) = 1 kiểu gen.
Như vậy F1 có 6 kiểu gen. II (Sai)
III.
- Cấu trúc di truyền về chiều cao cây:
P: 0,2AA : 0,8aa => F1: 0,2AA : 0,8aa
- Cấu trúc di truyền về màu sắc hoa:
P: 0,2BB : 0,3Bb : 0,5bb => F1: 0,275BB : 0,15Bb : 0,575bb
Ở F1 cây thân thấp là 80%, còn hoa trắng là 57,5% nên III (Sai).
IV. (P) có cấu trúc di truyền là 0,2 AABb: 0,1 aaBb: 0,5 aabb: 0,2 aaBB.
P: Aa => F1: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
P: Bb => F1: 0,25BB : 0,5Bb : 0,25bb.
- F1 cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen A-B- có tỉ lệ = 0,2x0,75 = 0,15.
- F1 cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen dị hợp AABb có tỉ lệ = 0,2x0,5 = 0,1.
Vậy cây AABb/A-B- = 0,1/0,15 = 0,6667 . IV (Sai).
Chọn: A
2.3.1.2.2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối khi các kiểu gen có sức sống và sinh sản khác nhau.
Cho quần thể tự phối ở P: dAA + hAa + raa = 1.
2.3.1.2.2.1. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối khi kiểu gen aa không có khả năng sống (hoặc kiểu gen AA, Aa là tương tự). 
* Cách giải:
- Bước 1: Bỏ kiểu gen aa ở thế hệ P.
- Bước 2: Tính lại tỉ lệ các kiểu gen ở P (Quần thể chỉ còn kiểu gen AA, Aa).
- Bước 3: Cho quần thể P sau khi đã tính lại kiểu gen tự phối được F1.
- Bước 4: Bỏ kiểu gen aa ở thế hệ F1 và tính lại tỉ lệ các kiểu gen ở F1 ta được quần thể cần tìm ở F1. Cách tính ở F2 lặp lại các bước như tính ở F1. 2
* Ví dụ: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, ở thế hệ P có cấu trúc di truyền như sau:
 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 nếu kiểu gen aa không có khả năng sống?
Giải:
- Quần thể P: 0,4AA : 0,4Aa => P: 0,5AA + 0,5Aa = 1.
- F1: 0,625AA + 0,25Aa + 0,125aa = 1.
- F1: 0,625AA : 0,25Aa => F1: 0,714AA + 0,286Aa = 1 (Quần thể cần tìm). 4
2.3.1.2.2.2. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối khi kiểu gen aa không có khả năng sinh sản (hoặc kiểu gen AA, Aa là tương tự).
* Cách giải:
- Bước 1: Bỏ kiểu gen aa ở thế hệ P.
- Bước 2: Tính lại tỉ lệ các kiểu gen ở P (Quần thể chỉ còn kiểu gen AA, Aa).
- Bước 3: Cho quần thể P sau khi đã tính lại kiểu gen tự phối được F1.
Cách tính ở F2 lặp lại các bước như tính ở F1.
* Ví dụ 1: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, ở thế hệ P có cấu trúc di truyền như sau: 0,4 AA + 0,4 Aa + 0,2 aa = 1. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 nếu kiểu gen aa không có khả năng sinh sản?
Giải:
- Quần thể P: 0,4AA : 0,4Aa => P: 0,5AA + 0,5Aa = 1.
- F1: 0,625AA + 0,25Aa + 0,125aa = 1. (QT cần tìm). 3
* Ví dụ 2: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 
0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:
	A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. 	B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa. 
	C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.	D. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. 3
Giải:
- Quần thể P: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa do kiểu gen aa không ó khả năng sinh sản nên P có cấu trúc di truyền: 0,6AA : 0,4Aa.
- F1: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. (Chọn D). 
* Chú ý: Cách xác định cấu trúc di truyền đối với quần thể có nhiều cặp gen, các gen phân ly độc lập ta làm tương tự.
2.3.2. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
2.3.2.1. Đặc điểm của quần thể ngẫu phối. 
- Khái niệm: Quần thể được xem là ngẫu phối khi các cá trong quần thể lựa chọn bạn tình giao phối với nhau hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Quần thể có khả năng duy trì thành phần các kiểu gen một cách không đổi qua các thế hệ nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số các alen.
- Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. 1
2.3.2.2. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối do gen trên NST thường quy định.
2.3.2.2.1. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có 1 gen gồm 2 alen, tần số alen ở 2 giới bằng nhau, sức sống và sinh sản của các kiểu gen như nhau. 
Cho quần thể ngẫu phối ở thế hệ P: dAA + hAa + raa = 1. Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1, F2, Fn?
- Bước 1: Tính tần số các alen A, a.
- Bước 2: Thay tần số các alen vào công thức của định luật Hacđi – Vanbec.
P2AA + 2pqAa + q2aa = 1. Ta được cấu trúc di truyền ở F1.
- Bước 3: Sau một thế hệ ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền do đó cấu trúc di truyền ở F2, Fn giống F1.
2.3.2.2.2. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có 1 gen gồm nhiều alen, tần số alen ở 2 giới bằng nhau, sức sống và sinh sản của các kiểu gen như nhau. 
Giả sử gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB, I0 di truyền theo kiểu đồng trội (IA = IB > I0) quy định 4 nhóm máu: A, B, AB, O. Trong đó:
- Nhóm máu A do kiểu gen IAIA, IAI0 quy định.
- Nhóm máu B do kiểu gen IBIB, IBI0 quy định.
- Nhóm máu AB do kiểu gen IAIB quy định.
- Nhóm máu O do kiểu gen I0I0 quy định.
Ta gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen IA, IB, I0.
Ta gọi tần số các kiểu gen IAIA, IAI0, IBIB, IBI0, IAIB, I0I0 lần lượt là a, b, c, d, m, n . 
* Tần số các alen như sau:
- Tần số alen IA => p = a + b2 + m2	
- Tần số alen IB => q = c + d2 + m2
- Tần số alen I0 => r = n + b2 + d2 => p + q + r = 1. 
* Cấu trúc di truyền của quần thể: Sau một thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền và có dạng:
P2 IAIA + 2pr IAI0 + q2 IBIB + 2qr IBI0 + 2pq IAIB + r2 I0I0 = 1. Như vậy tần số các nhóm máu khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là:
- Nhóm máu A: P2 + 2pr 	
- Nhóm máu B: q2 + 2qr 
- Nhóm máu AB: 2pq 	
- Nhóm máu O: r2 
Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình, ta tính tần số các kiểu gen và tính được tần số các alen, ở các thế hệ.
*Ví dụ: Một quần thể người có tần số các kiểu gen quy định các nhóm máu như sau: 0,2IAIA; 0,2 IAI0; 0,1IBIB; 0,1IBI0; 0,3IAIB; 0,1I0I0. Hãy tính tần số các alen? 4
Giải:
- Tần số alen IA => p = 0,2 + 0,22 + 0,32 = 0,45
- Tần số alen IB => q = 0,1 + 0,12 + 0,32 = 0,3
- Tần số alen I0 => r = 0,1 + 0,22 + 0,12 = 0,25
2.3.2.2.3. Quần thể có nhiều gen, mỗi gen gồm 2 alen phân ly độc lập, tần số alen ở 2 giới bằng nhau, sức sống và sinh sản của các kiểu gen như nhau.
* Cách giải:
- Bước 1: Tách tần số các kiểu gen về mỗi cặp gen.
- Bước 2: Tính tần số các alen của mỗi gen.
- Bước 3: Thay tần số các alen vào công thức của định luật Hac đi – Vanbec, ta được cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng về 

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_cac_dang_bai_tap.docx