Một số giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Mường Lát

Một số giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Mường Lát

Môi trường là vấn đề mà cả nhân loại đang quan tâm hàng đầu hiện nay. Như chúng ta đã biết, tình hình ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây ngày càng trầm trọng. Thể hiện rất rõ ở những biến đổi xấu của khí hậu toàn cầu: Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ôzôn; hiện tượng enino; băng tan làm cho mực nước biển dâng cao,.Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Những năm gần đây cứ đến mùa khô là ở vùng Tây nguyên thiếu nước trầm trọng; Đồng bằng Sông Cửu Long nhiều năm gần đây lũ về không bình thường như mọi khi Sự biến đổi của môi trường khí hậu ở tầm vĩ mô hay vi mô đều phần lớn do tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người.

Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho các em tham gia vào sự phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó, những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường, những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia. Đó cũng chính là hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm và kĩ năng sống bảo vệ môi trường không chỉ ở trường mà là mọi lúc, mọi nơi. Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường trong thực tiễn. Nhưng thực tế hiện nay, môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Vì thế, Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục hiện nay

 

doc 10 trang thuychi01 9350
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT
 Người thực hiện: Lê Văn Chung
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động GDNGLL
THANH HÓA NĂM 2019
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài..........1
1.2. Mục đích nghiên cứu....2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..2
2. Nội dung của sáng kiến......................................................................................... 2
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................ 2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu............................................3
2.3. Các biện pháp đã thực hiện để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THPT Mường Lát .................................................................4
2.3.1. Lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường vào bài giảng ở các tiết học..4
2.3.2. Lập kế hoạch lao động cho học sinh......................................................5
2.3.3. Giáo dục môi trường thông qua tuyên truyền........................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.............................................................................6
3. Kết luận và kiến nghị.6
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Môi trường là vấn đề mà cả nhân loại đang quan tâm hàng đầu hiện nay. Như chúng ta đã biết, tình hình ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây ngày càng trầm trọng. Thể hiện rất rõ ở những biến đổi xấu của khí hậu toàn cầu: Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ôzôn; hiện tượng enino; băng tan làm cho mực nước biển dâng cao,...Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Những năm gần đây cứ đến mùa khô là ở vùng Tây nguyên thiếu nước trầm trọng; Đồng bằng Sông Cửu Long nhiều năm gần đây lũ về không bình thường như mọi khi Sự biến đổi của môi trường khí hậu ở tầm vĩ mô hay vi mô đều phần lớn do tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người.
Môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của chúng ta. Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục hình thành và phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho các em tham gia vào sự phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó, những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường, những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia. Đó cũng chính là hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm và kĩ năng sống bảo vệ môi trường không chỉ ở trường mà là mọi lúc, mọi nơi. Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường trong thực tiễn. Nhưng thực tế hiện nay, môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Vì thế, Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục hiện nay
 	Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu thì môi trường cũng đang chịu những tác động không nhỏ của con người. Điển hình là sự cố môi trường ở Miền Trung năm 2016 làm cho cá chết dọc 4 tỉnh duyên hải Miền Trung từ Hà Tĩnh vào đến Thừa Thiên – Huế.
	Trên địa bàn huyện Mường Lát, tuy môi trường chưa phải chịu tác động của những hoạt động công nghiệp, song không có nghĩa là môi trường không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm môi trường là hậu quả của chính hoạt động sản xuất và đời sống hàng ngày của con người như gia súc thả rông, không có bãi rác để xử lí rác thải sinh hoạt, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng theo chỉ dẫn trong điều kiện địa hình có độ dốc lớn, Việc ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện hiện nay phần lớn là do người dân chưa có ý thức cao, chưa nhận thức được vấn ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mình, nguyên nhân này cũng một phần do đây là địa bàn cư trú của hầu hết các dân tộc ít người, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp. Vì vậy muốn thay đổi nhận thức cho người dân trước vấn đề bức thiết của môi trường hiện nay cần tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đặc biệt là trong các trường học, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, để học sinh trở thành kênh thông tin tuyên truyền đến gia đình và làng bản. Từ những thực trạng này tôi mạnh dạn chọn: “Một số giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THPT Mường Lát” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 .Mục đích nghiên cứu.
Giúp cho học sinh trường THPT Mường Lát có thêm những hiểu biết cụ thể về môi trường, có ý thức hơn trong việc Bảo vệ môi trường sống xung quanh. Đồng thời qua đó tuyên truyền cho người dân ứng xử với môi trường một cách thân thiện hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh trường THPT Mường Lát.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, lựa chọn các đơn vị kiến thức có liên quan.
	- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin liên quan.
	- Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông qua các tiết học trên lớp.
	2. Nội dung của sáng kiến
	2.1. Cơ sở lý luận.
Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên Trái Đất, nên môi trường của loài người chính là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Người ta gọi đó là môi trường xung quanh hay môi trường địa lí. [1]
Môi trường sống của con người là tất cả các hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như một sinh vật và như một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người. [1]
Con người là một sinh vật, nhưng là sinh vật đặc biệt có khả năng chế tạo được các công cụ lao động, nhờ thế con người tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớn và ngày càng sâu sắc. Hiện nay không có nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người.[1]
	Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. [2]
	Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".[2]
	Đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu
	Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.
Đất nước ta hiện nay, không ít đối tượng coi trọng việc phát triển kinh tế mà lãng quên đi việc bảo vệ môi trường. Chúng ta đôi lúc chỉ nghĩ đến năng suất sản phẩm, sự tiện lợi trong sinh hoạt mà ít nghĩ đến sự ảnh hưởng của nó đến môi trường sống: chất thải nhà máy ở các khu công nghiệp; sự ô nhiễm từ các trang trại, nhà máy không có hệ thống xử lý chất thải; một bộ phận không nhỏ có lối sống ích kỷ, lạc hậu chỉ biết đến quyền lợi cá nhân; bộ phận “lâm tặc” phá rừng bừa bãi phục vụ cho lợi ích cá nhân Chính những điều này là lý do chính gây nên sự ô nhiễm đó.
Thực trạng ban đầu cho thấy tỉ lệ học sinh nhận thức về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, kĩ năng về bảo vệ môi trường chưa cao, chưa có tinh thần tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh. Thậm chí các em còn gây ô nhiễm môi trường. Vì thế giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần các em mới thực hiện. Điều ấy đã gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc giáo dục bảo vệ môi trường đối với các em học sinh. Theo thống kê về tình hình nhận thức về môi trường của học sinh nhà trường đầu năm học: Tổng số học sinh nhận thức tốt về bảo vệ môi trường là 41,4%, học sinh nhận thức chưa tốt về bảo vệ môi trường 58,6%. Với tình hình thực tế của lớp, giáo viên rất khó khăn trong việc giáo dục các em. Song với việc dạy chữ, giáo viên còn phải giáo dục đạo đức, ý thức bảo vệ môi trường, gắn liền cùng các hoạt động thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường đề ra. Vì thế, người giáo viên cần phải nỗ lực hết sức, dù khó khăn đến đâu cũng phải vượt qua và tìm mọi biện pháp giải quyết phù hợp để mang lại hiệu quả thiết thực cho sự nghiệp giáo dục của mình. 
Trên địa bàn huyện Mường Lát nói chung và ở trường THPT Mường Lát nói riêng, môi trường là vấn đề không kém phần nóng bỏng. Trong sinh hoạt, trên địa bàn huyện chưa có một bãi rác theo đúng quy định để xử lí rác thải. Hình thức xử lí vẫn chủ yếu là đốt và chôn lấp. Thêm vào đó, địa hình nhiều sông suối, độ dốc lớn, phần chất thải chưa được đốt hết rất dễ ngấm xuống đất, và theo mạch nước ngầm đổ ra sông suối mà nước sinh hoạt của đồng bào nơi đây chủ yếu lại là nước suối, nước sông. Do thói quen sinh hoạt lạc hậu đã tác động xấu tới môi trường sống, người dân chưa có ý thức về bảo vệ môi trường, đi đại tiện tự do trên đồi rừng, khu vực bờ suối khi gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hoặc phát sinh ruồi muỗi gây bệnh tật. Tập quán chăn nuôi gia súc thả rông nên phân gia súc vương vãi xung quanh nhà và đường đi, khi gặp nắng bốc mùi, gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước. Việc sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) không đảm bảo an toàn. Tại nhiều địa phương, đồng bào làm rẫy tại các khu vực đồi núi cao, nên việc phun thuốc trừ cỏ trên rẫy về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước đầu nguồn. Tình trạng vứt bỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật còn bừa bãi đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày và là tiền đề phát sinh các loại bệnh tật.
Với học sinh của trường, mặc dù các em cũng đã được tuyên truyền giáo dục nhưng tập quán vốn hằn sâu trong ý thức chưa thể xóa bỏ ngày một ngày hai trong các em nên ý thức bảo vệ chính môi trường sống xung quanh các em vẫn còn nhiều hạn chế. Cuộc sống trên những nếp nhà sàn làm cho nhiều học sinh khi xuống học cấp 3 trong các ngôi nhà lát gạch hoa ở kí túc xá hay làng học sinh của trường không biết quét dọn nhà cửa; xả rác bừa bãi; đi vệ sinh không đúng nơi quy định,  Vì thế rất cần những biện pháp tích cực hơn để thay đổi những thói quen xấu trong ứng xử với môi trường của học sinh, mỗi em học sinh ngoài việc lĩnh hội những tri thức ở các môn học, các em còn cần phải có một thái độ đúng đắn về việc bảo vệ môi trường xung quanh. 
	2.3. Các biện pháp đã thực hiện để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THPT Mường Lát
2.3.1. Lồng ghép chương trình bảo vệ môi trường vào bài giảng ở các tiết học.
	Là GV thể dục, tôi cùng học sinh thường xuyên tiếp xúc với sân chơi, bãi tập trong môi trường ngoài trời, nên các em dễ dàng cảm nhận và thấy được môi trường xung quanh chính nơi học tập của mình có sạch sẽ hay không. Qua đó, hướng dấn, giáo dục các em giữ cho môi trường học tập của mình luôn sạch đẹp bằng cách thường xuyên quét dọn, không vứt rác bừa bãi. Điều này không những làm cho không gian học tập, tập luyện của các em được sạch sẽ mà còn tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
	Ngoài ra, qua các tiết học lí thuyết với các nội dung cụ thể như tiết học về “Tập luyện thể dục thể thao và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe” – bài đầu tiên của chương trình thể dục lớp 10 – Bài học trang bị cho học sinh những kiến thức về ý nghĩa của việc tập thể dục nhưng bên cạnh đó còn trang bị cho học sinh những kiến thức về sử dụng các yếu tố thiên nhiên và vệ sinh môi trường để rèn luyện sức khỏe. Trong đó có đề cập đến môi trường không khí, môi trường nước. Nhưng để có được một môi trường trong lành thì cần làm gì và làm như thế nào là câu hỏi được đặt ra cho học sinh cần các em có lời giải đáp bằng chính hiểu biết của mình thông qua thực tế. Với môi trường ở Mường Lát nói chung và của trường THPT Mường Lát nói riêng nhìn chung vẫn còn rất trong lành vì chưa có yếu tố công nghiệp. Đây là điều tôi muốn học sinh trân trọng, giữ gìn và phát huy. Muốn làm được điều này, mỗi học sinh cần nâng cao ý thức về giữ gìn môi trường, trước hết là cho không gian sống của mình (phòng ở, gia đình, trường lớp, làng xóm) rồi mới đến môi trường rộng lớn hơn là đất nước mình hay cả Trái Đất.
2.3.2. Lập kế hoạch lao động cho học sinh
 	Do không gian trường nhỏ hẹp nên không thuê lao công quét dọn mà phân công trực tuần theo lớp. Điều này giúp các em có ý thức về lao động, về trách nhiệm của mình với công việc giữ gìn vệ sinh chung. Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu cho Ban chấp hành đoàn trường lập kế hoạch “ngày chủ nhật xanh”, hay hưởng ứng ngày môi trường để học sinh tham gia công việc vệ sinh bên ngoài nhà trường như tham gia dọn vệ sinh đường phố, trồng cây xanh cùng với huyện đoànMỗi hoạt động sau khi diễn ra đuề có những nhận xét, đánh giá để các em cũng có thời gian nhìn nhận lại những thành quả của mình như sau các đợt ra quan tình nguyện các em cũng thấy được đường phố sạch đẹp hơn, sau mỗi dịp tết trồng cây nhìn những hàng cây phát triển xanh tốt các em thấy được có một phần công sức của mình nên cũng trên trọng hơn.Mỗi hoạt động như vậy sẽ giúp các em có một trải nghiệm về môi trường, rằng vấn đề môi trường không phải là việc của riêng ai, và nó không phải một hay một vài người có thể xây dựng được mà nó cần có sự chung tay góp sức của các em, của cộng đồng và của xã hội.
2.3.3. Giáo dục môi trường thông qua tuyên truyền
Để thay đổi ý thức ứng xử với môi trường không phải dễ dàng, không thể trong thời gian ngắn mà nó là cả một quá trình và bằng nhiều hình thức. Có thể thông qua đánh giá, nhận xét và tuyên truyền trong các buổi chào cờ đầu tuần; cũng có thể cho các em xem những hình ảnh, thước phim về ô nhiễm môi trường và tác hại của nó hoặc những video về những địa phương làm tốt vấn đề môi trường. 
	Bên cạnh đó, chỉ cho học sinh thấy được hiện nay Ủy ban nhân dân, các ngành, đoàn thể các cấp ở nhiều địa phương đã đưa tiêu chí bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải vào quy ước, hương ước, vào bình xét các danh hiệu “Làng văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”; “Gia đình văn hóa”. Thông qua các danh hiệu thi đua để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tầng lớp nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các hoạt động giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế sử dụng túi nilon, phân loại rác thải kết hợp với xử lý rác thải hữu cơ làm phân vi sinh tại hộ gia đình, thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, tạo điều kiện tối đa cho các phương tiện, người thực hiện thu gom. Tại nhiều địa phương, đã tuyên truyền, phát động và duy trì định kỳ, hàng tuần tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm: dọn dẹp cây dại, cỏ dại, rác thải, phế liệu, phế thải dọc các trục đường thôn, xóm nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn và tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa ven đường giao thông thôn, xóm  tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
	Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền với hình thức tuyên truyền phong phú, phạm vi tuyên truyền rộng, đối tượng tuyên truyền đa dạng, đã góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của không riêng học sinh nhà trường mà còn cả nhân dân nông thôn trong bảo vệ môi trường sống. Do vậy, công tác bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày một nền nếp và có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
	Sau thời gian đưa vào áp dụng các biện pháp để giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tôi đã thấy rõ sự thay đổi trong nhận thức của học sinh nhà trường.
	Trong khuôn viên nhà trường, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi, điều mà trước đây vẫn tồn tại mặc dù thường xuyên giám sát; cây xanh được trồng nhiều hơn và được chính các em chăm sóc, bảo vệ; lớp học sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
	Trong kí túc xá và khu làng học sinh, các em cũng thường xuyên quét dọn sân chơi chung, phòng ở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, chỗ học tập quy củ hơn.
	Tại nơi cư trú, nhiều hoc sinh rở thành tuyên truyền viên tích cực trong việc hướng dẫn gia đình và làng xóm giữ gìn vệ sinh chung như thường xuyên dọn dẹp đường làng, không vứt rác bừa bãi, không nuôi thả gia súc dưới gầm sàn hay thu gom rác thải sinh hoạt để đốt, phun thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng  
	3. Kết luận và kiến nghị
Vấn đề môi trường không còn xa lạ gì với chúng ta nhưng hiện nay nó trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến miền xuôi, đồng bằng, ven biển môi trường được nhắc đến như là một điều kiện để con người tồn tại. Do đó, cần phải có những giải pháp thực sự đồng bộ đến mọi ầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường nhất là với đối tượng học sinh THPT, những con người sẽ làm chủ quê hương đất nước, đặc biệt là những học sinh là người dân tộc thiểu số. Cuộc sống còn mang tính chất tự nhiên, chưa kịp bắt nhịp được với sự phát triển của xã hội. Qua quá trình nghiên cứu nhìn vào kết quả thực nghiệm, tôi cảm thấy sự đóng góp nhỏ của mình cũng đã mang lại cho các em sự hiểu biết hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường xung quanh; hiểu biết và tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể gia đình, bà con ở bản làng về việc bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng đầu nguồn. 
Bên cạnh đó tôi thiết nghĩ cần tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn nhận thức về môi trường cho không chỉ học sinh mà cả cán bộ giáo viên. Là giáo viên chủ nhiệm lớp cần quán triệt các em học sinh thực hiện tốt những quy định về lĩnh vực môi trường. Giáo viên bộ môn cần lồng ghép các kiến thức môi trường vào các bài học liên quan.
Trên đây là một giải pháp áp dụng cho đối tượng là học sinh trường THPT Mường Lát. Tôi xin được nêu ra để các bạn đồng nghiệp và quý thầy cô cùng trao đổi và góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và áp dụng được rộng rãi hơn.
Mường lát, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
 Lê Văn chung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa Địa lý lớp 10 – NXB Giáo dục
[2] Internet

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nang_cao_nhan_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_ho.doc