Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2D trường tiểu học Cẩm Phú - Cẩm thủy – Thanh Hóa

Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2D trường tiểu học Cẩm Phú - Cẩm thủy – Thanh Hóa

Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế xã hội nước ta có những thay đổi to lớn. Đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất, khoa học kĩ thuật, nhu cầu xã hội, thu nhập quốc dân.có những bước phát triển quan trọng, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới. Vị thế của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao. Vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề kinh tế tri thức, công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong kinh tế đang thường xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách. Những thay đổi đó trong kinh tế xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới những yêu cầu mới trong dạy tiếng nói chung, tiếng mẹ đẻ nói riêng (tài liệu BDTX cho GV Tiểu học - chu kì III - 2003 - 2007)

Môn Tiếng Việt ở tr¬ường Tiểu học được dạy và học thông qua nhiều phân môn. Trong đó phân môn tập đọc là một trong những phân môn có giá trị đặc biệt quan trọng nó góp phần rèn luyện các hiểu biết, kỹ năng vận dụng Tiếng Việt và từng b¬ước hoàn thiện cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Mục tiêu của dạy học tập đọc là dạy cho học sinh có 4 kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm được thể hiện bằng hình thức đọc to thành tiếng và đọc thầm bằng mắt. Thông qua việc đọc để giúp cho học sinh có vốn kiến thức ngôn ngữ, tư duy, đời sống và kiến thức văn học phong phú từ đó phát triển ngôn ngữ tư duy cho học sinh. Thông qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh.

 

docx 26 trang thuychi01 9033
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2D trường tiểu học Cẩm Phú - Cẩm thủy – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC
CHO HỌC SINH LỚP 2D TRƯỜNG TIỂU HỌC 
CẨM PHÚ-CẨM THỦY – THANH HÓA.
 Người thực hiện: Vũ Thị Hồng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Phú.
 SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2019
THANH HÓA NĂM 2019
CẨM THỦY, NĂM 2019
MỤC LỤC
TRANG 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
1
1. Lí do chọn đề tài : 
1
2. Mục đích nghiên cứu:.............................................................................
2
3. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................
2
4 . Phương pháp nghiên cứu.: .....................................................................
2
B. PHẦN NỘI DUNG
2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................
2
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY- HỌC TẬP ĐỌC ....
 3
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
4
1. GV phải nắm vững nội dung và mục tiêu dạy học .
5
4
2. Tăng cường sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực...........................
13
2.1 Kỹ thuật Đọc tích cực...................................................................
14
2.2 Kỹ thuật Viết tích cực...................................................................
14
2.3 Kỹ thuật trình bày một phút..................................................................
15
2.4 Kỹ thuật KWL................................................................................
15
3.Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động đọc tại thư viện...........
18
IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
18
C. PHẦN KẾT LUẬN:
19
1.Kết luận:.............................................................................................
19
2. Kiến nghị...........................................................................................
20
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế xã hội nước ta có những thay đổi to lớn. Đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất, khoa học kĩ thuật, nhu cầu xã hội, thu nhập quốc dân....có những bước phát triển quan trọng, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới. Vị thế của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao. Vấn đề hội nhập, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề kinh tế tri thức, công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong kinh tế đang thường xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách. Những thay đổi đó trong kinh tế xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới những yêu cầu mới trong dạy tiếng nói chung, tiếng mẹ đẻ nói riêng (tài liệu BDTX cho GV Tiểu học - chu kì III - 2003 - 2007)
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua nhiều phân môn. Trong đó phân môn tập đọc là một trong những phân môn có giá trị đặc biệt quan trọng nó góp phần rèn luyện các hiểu biết, kỹ năng vận dụng Tiếng Việt và từng bước hoàn thiện cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Mục tiêu của dạy học tập đọc là dạy cho học sinh có 4 kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm được thể hiện bằng hình thức đọc to thành tiếng và đọc thầm bằng mắt. Thông qua việc đọc để giúp cho học sinh có vốn kiến thức ngôn ngữ, tư duy, đời sống và kiến thức văn học phong phú từ đó phát triển ngôn ngữ tư duy cho học sinh. Thông qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh.
Ngoài ra nó còn cung cấp cho các em một số kiến thức về kĩ năng đọc cơ bản, cần thiết thông qua một hệ thống câu hỏi sau bài đọc. Từ đó học sinh hiểu và sử dụng trong khi nói và viết một cách thành thạo, chính xác. Đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẫm mĩ cho học sinh.
Sau nhiều năm giảng dạy ở trường Tiểu học Cẩm Phú tôi nhận thấy việc dạy kĩ năng đọc đã có nhiều thành công song cũng còn một số hạn chế nhất định. Vẫn còn học sinh chưa biết đọc từ ngữ chính xác, chưa nhanh, cách diễn đạt còn ấp úng, cách giao tiếp còn rụt rè, ...Vậy làm thế nào để các em thích học tập đọc. Làm thế nào để các em có vốn kĩ năng đọc tốt? Làm thế nào để các em có kĩ năng chắt lọc giọng đọc đúng, đọc hay, phù hợp với hoàn cảnh và tự tin trong giao tiếp ? Đó là điều mà tôi luôn trăn trở. Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thấy mình cần phải nỗ lực trau dồi kiến thức, nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy đạt hiệu quả để giúp các em lĩnh hội tốt kiến thức phân môn Tập đọc, tạo cho các em có kĩ đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm, sử dụng lời nói chính xác. Đồng thời rèn luyện ý thức yêu quý Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Xuất phát từ những lí đo trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu để tìm ra cách rèn kĩ năng đọc đạt hiệu quả nhất. Đặc biệt là phần môn rèn kĩ năng đọc. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2D Trường Tiểu học Cẩm Phú- Cẩm Thủy – Thanh Hóa ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này sẽ giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tốt để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và học sinh lớp 2D nói riêng.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 	Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc trong môn Tập đọc. Đối tượng cụ thể là học sinh lớp 2D – Trường Tiểu học Cẩm Phú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này những phương pháp bản thân sẽ sử dụng đó là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm nắm vững mục tiêu yêu cầu về kiến thức kĩ năng cần đạt phân môn Tập đọc.
- Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin: Nhằm có được thông tin cơ bản nhất về chất lượng học Tập đọc của học sinh lớp 2D.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tính và phân tích số liệu thu được.
- Phương pháp quan sát: Giúp học sinh nắm được những thông tin cần thiết để học tốt phân môn Tập đọc.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Một trong những vấn đề quan trọng trong dạy rèn kĩ năng đọc là đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động, mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển. Bởi vậy việc dạy đọc ở bậc tiểu học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng giúp học sinh phong phú hoá, tích cực hoá kĩ năng đọc. Nghĩa là học sinh không những được mở rộng cách đọc mà còn hiểu nội dung bài một cách chính xác. Đồng thời giúp học sinh nắm được cách đọc. Bên cạnh đó giúp học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm nhằm phát triển kỹ năng, kỹ xảo trong việc đọc. 
Khi dạy các bài tập đọc, các bài tập tìm hiểu đề thì dạy kĩ năng đọc là dạy thực hành trên quan điểm giao tiếp, dạy từ trên bình diện phát triển lời nói. Đó chính là làm giàu âm độ, cường độ đọc cho học sinh, giúp học sinh mở rộng phát triển cường độ, âm độ lên cao. Nắm chắc kĩ năng đọc. Từ đó giúp học sinh đọc đúng chuẩn tiếng phổ thông, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Thực tế cho thấy các em còn lúng túng khi đọc các từ hay nói thông thạo khi ở nhà (Từ địa phương). Mặt khác kĩ năng đọc của các em còn hạn chế và nhiều lúc chưa hợp lí cả về tốc độ, cường độ, âm độ. Chính vì vậy, khi dạy Tập đọc cho học sinh tôi luôn có sự suy nghĩ tìm ra hướng đi cho bài giảng của mình đạt hiệu quả cao nhất để học sinh nhớ lâu cách thức đọc, kĩ năng đọc của các em được phát triển thêm, các em biết vận dụng từ một cách phù hợp và giúp học sinh hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, làm được các bài tập của các môn học được tốt... 
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY- HỌC TẬP ĐỌC 
Năm học 2018-2019, tôi được phân công giảng dạy lớp 2D, qua một số tiết dạy của phân môn đọc tôi nhận thấy khả năng trả lời các câu hỏi các em còn yếu. Để có các giải pháp tốt cho vấn đề này tôi tiến hành khảo sát thực tế để có đánh giá đúng về thực trạng dạy và học của phân môn Tập đọc. Kết quả của lớp như sau: 
Lớp
Số HS lớp
HTT
HT
CHT
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2D
24
3
12,5
15
62,5
6
25
Từ kết quả trên tôi nhận thấy kĩ năng đọc của các em còn hạn chế, hiểu biết thực tế còn ít. Do vậy chất lượng đọc của các em chưa cao. Tôi đã chọn để thực hiện sáng kiến của mình. 
Mặt khác qua dự giờ thăm lớp, tìm hiểu tài liệu, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh khối 2 tại trường Tiểu học Cẩm Phú. Tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
*Về phía nhà trường:
Luôn trang bị, cập nhật cho giáo viên những phương pháp dạy học mới, tích cực nhằm dạy học đạt hiệu quả. Đồng thời dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Sở, Phòng Giáo Dục, trường, tổ chuyên môn có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình, quy trình dạy phân môn Tập đọc qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Về giáo viên:
Đa số các đồng chí giáo viên trong trường đều có trình độ đạt chuẩn hoặc trên chuẩn nên trong quá trình dạy học các đồng chí đã truyền thụ đầy đủ, chính xác kiến thức và nắm chắc các nội dung cơ bản của tiết dạy. Giáo viên nghiên cứu và chuẩn bị bài soạn khá chu đáo trước khi đến lớp. Phối hợp phương pháp và hình thức dạy học theo từng nội dung kiến thức linh hoạt, phù hợp với lớp.
Trong quá trình lên lớp dạy các tiết Tập đọc lớp 2, giáo viên đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách giáo viên, thiết kế để nắm kiến thức trọng tâm, lập kế hoạch bài dạy và các hoạt động dạy học cụ thể để vận dụng cho tiết dạy đạt kết quả cao.
Về học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học nói chung và của học sinh khối 2 nói riêng còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên kiến thức về kĩ năng đọc trong cuộc sống thực tế của học sinh còn ít, và các em chủ yếu là con em dân tộc Mường nên ở nhà các em đa số giao tiếp bằng tiếng Mường đến lớp các em lại phải đọc tiếng phổ thông nên cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. Hơn nữa đa số các em đều là gia đình thuần nông, nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà, không được sự quan tâm, giúp đỡ hợp lí trong quá trình học ở nhà, nên cũng ảnh hưởng một phần trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. 
Về môn Tập đọc:
Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng có nội dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày khoa học, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Đặc biệt là ở lớp 2 các em phần nào cũng đã nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập đọc như kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập đọc ở lớp 2 đạt kết quả cao. Tuy nhiên đọc hiểu là môn học khó, đòi hỏi các em phải có sự tư duy trong việc giải quyết các câu hỏi của bài Tập đọc, nên đôi khi các em ngại đọc, hơn nữa do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. 	
Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2D trong phân môn Tập đọc. 
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
 	1. Giáo viên phải nắm vững nội dung và mục tiêu dạy học của phân môn Tập đọc lớp 2 để thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với năng lực chung của cả lớp và năng lực của từng học sinh.
Cũng như các môn học khác, khi dạy học phân môn tập đọc giáo viên phải nắm vững nội dung và mục tiêu môn học. Vì khi đã nắm vững nội dung và mục tiêu môn học, giáo viên sẽ dễ dàng thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc. Để giải quyết được vấn đề này, tôi đã tìm hiểu chương trình sách Tiếng Việt lớp 2. Tôi thấy các dạng bài Tập đọc là cơ sở để hình thành kiến thức rèn kĩ năng đọc cho các em. Nhưng trên thực tế, kiến thức về đọc hình thành kỹ năng, kỹ xảo luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau.
Ở lớp 2 mục tiêu của môn Tiếng Việt được cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như sau: 
- Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn, bước đầu biết đọc thầm.
- Hiểu được ý chính của đoạn.
- Biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc.
- Thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa.
Phân môn Tập đọc là rèn cho học sinh các kĩ năng đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những câu hỏi khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học. Từ đó góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên - Trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra kiến thức cần đạt.
Để học sinh nắm được nội dung bài và vận dụng vào để đọc các yêu cầu của các môn học cũng như vận dụng trong cuộc sống cần vận dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học, giúp học sinh được luyện tập thực hành nhiều, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, tạo giờ học sinh động hấp dẫn gây hứng thú học tập cho học sinh. Để giải quyết tốt vấn đề trên tôi đã thực hiện như sau:	
1.1. Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn, bước đầu biết đọc thầm. 
Ngay từ tuần 1 với tiết Tập đọc: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Tuần 1 (Trang 4). 
Với yêu cầu bài này ở lớp 2: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. 
Rèn kĩ năng đọc- hiểu: Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẩn nại mới thành công và trả lời được các câu hỏi trong bài đọc. 
Với yêu cầu này ở lớp 2 các em cũng đã được đọc nhưng sau khi hoàn thành nội dung bài này nhiều em vẫn đọc sai lỗi chính tả như: Em Thiện, Nguyễn Bá Trường: Từ đọc sai: nguệch ngoạc, quyển, vài dòng,... 
Nguệch ngoạc em đọc thành “ngệch ngạc”, vài dòng em đọc thành ‘‘ vài dồng”. Tôi đã yêu cầu các em đọc đúng theo giọng đọc mẫu của giáo viên. Phân tích cấu tạo của tiếng, từ: “Nguệch gồm âm ng- vần uêch – thanh nặng khác với tiếng ngệch gồm âm đầu ng – vần êch – thanh nặng, uêch khác êch. Ngoạc gồm: âm đầu: ng – vần oac – thanh nặng khác với ngạc gồm âm đầu ng- vần ac – thanh nặng. Vần oac khác ac.
Tôi rất băn khoăn với kết quả này và tôi trăn trở nghiên cứu SGK Tiếng Việt lớp 2 và nhận thấy: Với dạng bài này xuyên suốt 15 chủ điểm của chương trình học lớp 2 đều có.Vì vậy khi hướng dẫn học sinh đọc, trả lời câu hỏi tôi nhắc học sinh chú ý đến cách đọc mẫu của giáo viên và hiểu nội dung của bài Tập đọc yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 2. Nhưng trong thực tế do các em đọc còn ít, sự nhận thức về từ trong lớp cũng có sự khác biệt và có phần hạn chế. Vì vậy sự hướng dẫn, gợi ý để các em vận dụng đọc để trả lời câu hỏi bài đọc quan trọng. Dựa vào các gợi ý mẫu để định hướng cho học sinh trong trả lời câu hỏi, đồng thời giúp cho các em hiểu rõ hơn yêu cầu bài Tập đọc và sau khi áp dụng cách dạy này tôi quyết định cho học sinh thực hiện lại bài Tập đọc đó vào tiết luyện buổi chiều, kết quả không còn em đọc sai, các em đã đọc đúng từ, câu, đoạn văn.
Với những em đọc sai: nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn,.Tôi đã sửa lại như sau: Trước hết tôi yêu cầu học sinh đọc kỹ từng tiếng: Cấu tạo các con chữ trong tiếng.
Kết quả áp dụng cách dạy trên đa số các em đã trả lời theo yêu cầu của bài và còn tìm được rất nhiều từ khó. 
1.2. Hiểu được ý chính của đoạn.
Theo nội dung dạy học của phân môn Tập đọc lớp 2, loại bài Tập đọc này chiếm tỉ lệ không nhiều và có cấu tạo đơn giản. Nội dung xây dựng loại bài này đã có thứ tự các số trước mỗi đoạn , học sinh dễ nhận biết thứ tự các đoạn trong bài thông qua việc sắp xếp thứ tự các đoạn cho trước để học sinh có thể đọc theo nhóm từng đoạn trong bài. Dạng bài tập này phù hợp với trình độ của HS giai đoạn bậc Tiểu học. Ngoài tác dụng giúp HS nắm được ý chính của mỗi đoạn thông qua các câu hỏi ở cuối bài. Mỗi đoạn là những câu hỏi gợi mở để các em trả lời. Hiểu được ý chính mỗi đoạn.
Ví dụ 1: Bài: Mẫu giấy vụn - Tuần 6 - SGK - trang 48.
Đoạn 1: câu hỏi tìm hiểu: Mẫu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
( Mẫu giấy vụn nằm ngay giữa lối ra vào, rất dễ thấy).
Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi 1, tôi đã cho học sinh đọc thầm Đoạn 1 thảo luận nhóm đôi sẽ trả lời được câu hỏi 1. 
Học sinh học nhóm đôi
Điển hình: Trong câu hỏi 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Khi hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi này. Tôi cho HS quan sát bức tranh minh hoạ có hình ảnh tương thích với câu hỏi. 
Sau khi HS quan sát tranh, đọc thầm đoạn 2 xong các em có thể nêu ngay được câu trả lời đó là ( Cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẫu giấy đang nói gì?). Câu trả lời này cũng là ý cần tìm trong đoạn 2. 
Hoặc tôi cho cả lớp cùng tham gia đọc đoạn 4 giải quyết câu hỏi 3 trong thời gian ngắn nhưng lại hiệu quả. Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì?(Sau khi đọc thầm đoạn 4, quan sát tranh bạn gái đang cầm mẫu giấy bỏ vào thùng rác) học sinh đã trả lời được: Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói: ‘‘Các bạn ơi hãy bỏ tôi vào sọt rác!”. 
Tương tự với các bài tập đọc khác tôi đều đưa ra cách này thì học sinh đã trả lời được câu hỏi, học sinh hoàn thành bài nhanh, cuốn hút nhiều học sinh tham gia trả lời yêu cầu của câu hỏi. 
Một kiểu nữa của dạng bài tập đọc để hiểu ý của đoạn. Tôi đã cho các em thảo luận nhóm, các câu hỏi mỗi nhóm một tờ phiếu, các nhóm thảo luận lần lượt ghi câu trả lời.
Ở cách này giáo viên phải chú ý đến số lượng học sinh của mỗi nhóm sao cho đều nhau và chia các nhóm sao cho phù hợp: năng lực của mỗi nhóm đều phải có học sinh hoàn thành tốt và học sinh hoàn thành, chưa hoàn thành để tạo động cơ thi đua giữa các nhóm.
Ngoài cách dạy trên tôi còn tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức, trò chơi có tên gọi: Đọc đúng, đọc nhanh chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm mang một cái tên và cử đại diện 5 bạn cho mỗi nhóm.
Cách chơi: Mỗi nhóm sẽ được phát một phiếu có ghi yêu cầu trả lời một câu hỏi, bạn chơi được lần lượt trả lời câu hỏi của nhóm mình tìm được vào phiếu (mỗi bạn 1 phút), hết thời gian một phút bạn nào tìm được hay chưa tìm được câu trả lời ngắn gọn để ghi vào phiếu cũng về chỗ để bạn khác lên. Và cứ như thế cho đến hết 5 bạn chơi của mỗi nhóm. Sau khi chơi xong tôi tổ chức cho học sinh kiểm tra chéo giữa các nhóm. Nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được câu trả lời chính xác và đọc đúng, nhanh thì nhóm đó thắng cuộc. 
Nhóm1
Mẫu giấy vụn nằm ở đâu?
Mẫu giấy vụn nằm ngay giữa lối ra vào.
Nhóm 2
Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì? 
Cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẫu giấy đang nói gì?
Nhóm 3
Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì?
Các bạn ơi hãy bỏ tôi vào sọt rác!
Nhóm 4
Ý cô giáo muốn nhắc nhỡ học sinh điều gì?
Phải luôn có ý thức vệ sinh trường lớp sạch, đẹp.
Đồng thời để nâng cao mức độ hiểu và nâng cao kĩ năng đọc hiểu bằng cách yêu cầu học sinh đọc đúng phương pháp, rõ ràng tốc độ, ngữ điệu, diễn cảm, đọc theo vai. 
Ngoài trò chơi trả lời câu hỏi tôi còn cho các em chơi trò chơi thi đọc phân vai giữa các nhóm.
Giáo viên nêu tên trò chơi: Thi đọc phân vai, trong thời gian 5 phút nhóm thắng cuộc sẽ là nhóm nhập vai tốt. 
Ví dụ 2: Bài Tập đọc - Tuần 7: Người thầy cũ – trang 56.
Phần hoạt động Luyện đọc lại - cuối bài. 
Hỏi: Bài tập đọc có mấy nhân vật( 1 người dẫn truyện và 3 nhân vật: Thầy giáo, bố Dũng và Dũng) 
Tôi đã lí giải với các em rằng: Với mỗi nhân vật chúng ta thể hiện giọng đọc, sắc thái, tình cảm khác nhau.
Người dẫn truyện: Nhanh nhẹn, hấp dẫn.
Nhân vật Thầy giáo giọng đọc trang nghiêm, đầm ấm, diễn cảm.
Nhân vật bố Dũng: giọng từ tốn, ôn tồn, lễ phép.
Nhân vật Dũng: Thể hiện cử chỉ điệu bộ thán phục ngước nhìn thầy giáo và bố. Cho 3 nhóm lần lượt lên thực hiện đọc phân vai, học sinh đã hăng hái thi đọc và rất có hiệu quả cao trong đó có 6 em tôi đang thực nghiệm. Các em đã nhập được vai rất phù hợp. 
Qua kết quả trên chứng tỏ các em đã nắm bắt được cách đọc và vận dụng tốt vào vai của từng nhân vật.
Cách dạy trên học sinh rất thích học, giờ học sôi nổi, trong một thời gian ngắn học sinh có thể hoàn thành bài Tập đọc nhanh hơn và học sinh ghi nhớ nhanh hơn củng cố được kĩ năng đọc cho học sinh. Nhất là 6 em: Anh, Thiện, Tuấn, Nam, Ái, Quỳnh.
1.3. Biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc.
Để dạy cho học sinh kĩ năng này, trong quá trình dạy tôi đã nắm vững các mục lục, đồng thời là căn cứ vào mục lục sách để học sinh có thể tìm nhanh được bài tập đọc là ở tuần nào? Chủ điểm nào? Phân môn nào? Nội dung tên

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2d_truong.docx