Lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trong hoạt động của giáo viên chủ nhiêm lớp 11C4 trường thpt Lê Lai

Lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trong hoạt động của giáo viên chủ nhiêm lớp 11C4 trường thpt Lê Lai

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản nhất. Con người sống hạnh phúc là mục tiêu và là nhân tố quan trọng phát triển văn hóa, kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc. Chăm sóc sức khỏe không phải là nhu cầu của mỗi cá nhân mà là mục tiêu cho sự phát triển của toàn xã hội.

Trong xã hội hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển ồ ạt các hệ thống thông tin như internet, điện thoại di động, mạng xã hội như facebook, zalo, đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm nhận thức về quan hệ tình bạn, tình yêu hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dấn đến những hậu quả trầm trọng như có thai ngoài ý muốn, làm mẹ khi còn quá trẻ, kết hôn sớm .làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân, cuộc sống gia đình sau này và còn mang theo những hệ lụy cho người thân, gia đình và xã hội phải gánh chịu.

Trước tình hình đó giáo dục sức khỏe sinh sản trở nên vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó trở thành một vấn đề cấp bách mà xã hội và các nhà giáo dục cần giải quyết, đó là nhu cầu của các em và là nhu cầu của một xã hội hiện đại.

Tuy nhiên ở các trường học việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép trong các môn học, chưa có giáo viên chuyên trách. Như vậy việc hiểu biết về SKSS của học sinh còn hạn chế và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Với tất cả lí do trên và mong muốn giúp đỡ các em hiểu biết sức khỏe sinh sản để bảo vệ mình và có tương lai tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Tôi đã chọn đề tài “ Lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 11C4 thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lê lai”. Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong năm học vừa qua và bước đầu đã có kết quả rất khả quan.

 

doc 24 trang thuychi01 9311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trong hoạt động của giáo viên chủ nhiêm lớp 11C4 trường thpt Lê Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIÊM LỚP 11C4 TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Người thực hiện: Trịnh Thị Êm
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
VTN
Vị thành niên
BLTQĐTD
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
SKSS
Sức khỏe sinh sản
SKSSVTN
Sức khỏe sinh sản vị thành niên
THPT
Trung học phổ thông
QHTD
Quan hệ tình dục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản nhất. Con người sống hạnh phúc là mục tiêu và là nhân tố quan trọng phát triển văn hóa, kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc. Chăm sóc sức khỏe không phải là nhu cầu của mỗi cá nhân mà là mục tiêu cho sự phát triển của toàn xã hội.
Trong xã hội hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển ồ ạt các hệ thống thông tin như internet, điện thoại di động, mạng xã hội như facebook, zalo,  đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm nhận thức về quan hệ tình bạn, tình yêu hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dấn đến những hậu quả trầm trọng như có thai ngoài ý muốn, làm mẹ khi còn quá trẻ, kết hôn sớm .làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân, cuộc sống gia đình sau này và còn mang theo những hệ lụy cho người thân, gia đình và xã hội phải gánh chịu.
Trước tình hình đó giáo dục sức khỏe sinh sản trở nên vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó trở thành một vấn đề cấp bách mà xã hội và các nhà giáo dục cần giải quyết, đó là nhu cầu của các em và là nhu cầu của một xã hội hiện đại.
Tuy nhiên ở các trường học việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép trong các môn học, chưa có giáo viên chuyên trách. Như vậy việc hiểu biết về SKSS của học sinh còn hạn chế và dẫn tới những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Với tất cả lí do trên và mong muốn giúp đỡ các em hiểu biết sức khỏe sinh sản để bảo vệ mình và có tương lai tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Tôi đã chọn đề tài “ Lồng ghép giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 11C4 thông qua công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lê lai”. Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong năm học vừa qua và bước đầu đã có kết quả rất khả quan.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiều thực trạng hiểu biết của học sinh THPT về sức khỏe sinh sản và những hậu quả do thiếu hiểu biết vấn đề này gây nên. Từ dó đưa ra những biện pháp giáo dục SKSS hiểu hiệu nhất thông qua công tác chủ nhiệm của giáo viên.
1.3. Đối tượng nhiên cứu
Là học sinh trường THPT Lê Lai độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi và chủ yếu là học sinh lớp 11C4 năm học 2017-2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau: Phương pháp luận bao gồm lý thuyết về tâm lý học lứa tuổi, sức khỏe sinh sản, phương pháp phỏng vấn, phương pháp sử lý các thông tin
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của công tác giáo dục suc khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT.
2.1.1. Một số nghiên cứu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở việt nam.
Ở Việt Nam trong thời gian gần đây giáo dục skss bắt đầu được quan tâm rộng rãi. Lứa tuổi THPT đang ở giai đoạn cuối của thời kì dậy thì và giai đoạn đầu của thời kì thanh niên nên các em có sự thay đổi mạnh mẽ cả về tâm lý và sinh lý. Bản thân các em chịu sự tác động của gia đình, thầy cô, bạn bèNếu các em được giáo dục định hướng đúng sẽ giúp các em phát triển đúng hướng và vượt qua được những trở ngại của cuộc sống, những cám rỗ của xã hội.
 	Theo tổ chức y tế thế giới(WHO) định nghĩa: sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh hoàn hảo cả về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả các khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, chưc năng sinh sản và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật liên quan đến bộ máy sinh sản(1).
 Sức khỏe sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh trong đó gồm cả khía cạnh liên quan đến sức khỏe tình dục. Hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản của con người được hình thành phát triển và tồn tại trong suốt cuộc đời. Sức khỏe sinh sản có tầm quan trong đặc biệt đối với cả nam giới và nữ giới. Quá trình sinh sản và tình dục là một quá trình tương tác giữa 2 cá thể, nó bao hàm sự tự nguyện tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng.	
 Học sinh THPT là những em có độ tuổi từ 16-19 tuổi các em đã có sự thay đổi to lớn về tâm lý và tình cảm đặc biệt là tâm lý “Muốn làm người lớn”. Đây là lứa tuổi ở giai đoạn thứ hai tuổi vị thành niên tức đã qua tuổi dậy thì và đang ở giai đoạn đầu thanh niên. Ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu có sự dung cảm mạnh mẽ trứơc các bạn khác giới, bản thân cấu tạo cơ thể đang trong quá trình hoàn thiện nên các em có rất nhiều thắc mắc cần tháo gỡ. Như vậy ở độ tuổi này các em có vài nét về người lớn nhưng chưa thực sự là người lớn do đó bản thân gia đình nhà trường và xã hội cần hỗ trợ để các em phát triển toàn diện nhất.
 Hiện nay các kiến thức về sức khỏe sinh sản đóng vai trò quan trọng trong định hướng cả về hành động và suy nghĩ của các bạn. Xã hội ngày càng phát triển nhiều trào lưu mới ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ vị thành niên như yêu sớm sống thửDo đó các em cần có những hiểu biết nhất định về sức khỏe sinh sản để có cuộc sống lành mạnh tránh được những vấp ngã hay những sai lầm đáng tiếc xảy ra.
 2.1.2. Nội dung giáo dục SKSS cho học sinh trong nhà trường THPT
 Để giúp cho học sinh nhận thức đúng, chủ động tháo gỡ những khó khăn thường gặp về SKSS trong lứa tuổi vị thành niên, một số nội dung kiến thức cụ thể cần nhấn mạnh trong giáo dục SKSS VTN gồm:
2.1.2.1. Tình bạn, tình bạn khác giới: 
 	Đối với tuổi VTN tình bạn thường phát triển vươn lên mạnh mẽ trong qúa trình vươn lên thành người lớn. Trong quan hệ bạn bè các em có thể bộc lộ khám phá, tự kiểm ra và đánh giá bằng cách so sánhmình với người khác từ đó tự tìm hiểu mình, tự giáo dục và tự hoàn thiện mình. 
Tình bạn có vai trò to lớn đối với đời sống của mỗi người. Đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên. Một tình bạn tốt phải có những đặc điểm: Có lý tưởng , có quan điểm sống tiến bộ bình đẳng và tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy lẫn nhau, đồng cảm và thông cảm cho nhau, mối quan hệ bạn bè rộng rãi không làm ảnh hưởng tới tình cảm nhau.
	Sự hấp dẫn cuốn hút về ngoại hình, những dung động xúc cảm giữa nam và nữ ở tuổi VTN là sự phát triển tự nhiên, trong sáng và cần đươc tôn trọng nhưng để giữ được tình cảm của tình bạn khác gới trong sáng thì phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng sử có trách nhiệm của cả hai người.
Giáo dục về tình bạn, tình bạn khác giới sẽ giúp các em xây dựng được tình bạn , tình bạn khác giới tốt đẹp, biết giữ gìn tình bạn thiêng liêng cao quý cùng động viên giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.
2.1.2.2. Tình yêu và tình dục.
Tuổi vị thành niên chưa nên yêu vì thường nhầm lẫn giữa tình yêu đích thực với tình bạn khác giới thân thiết, bị chi phối nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến học tập phấn đấu. chưa có suy nghĩ chín chắn nên tình yêu dễ bị tan vỡ. Chưa kiềm chế được cảm xúc và đam mê nên dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như có quan hệ tình dục, có thai ngoài ý muốn ảnh hưởng tới sức khỏe và tương lai.
 	VTN không nên có quan hệ tình dục vì ở tuổi này chưa hoàn chỉnh về cơ thể, chưa hoàn thiện về tâm lý, chưa đủ điều kiện, kinh nghiệm và kĩ năng sống để tránh được những hậu quả đáng tiếc. Tình dục an toàn có trách nhiệm sẽ tránh được có thai ngoài ý muốn, các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/ADIS. Tình yêu lành mạnh và tình yêu chân chính không đòi hỏi tình dục trước hôn nhân. VTN muốn có cuộc sống tốt đẹp hãy lập thân lập nghiệp chưa nên quan hệ tình dục và tình dục không an toàn ở tuổi VTN..
2.1.2.3. Phòng tránh mang thai , phá thai ở tuổi VTN.
	Cần cho các em ý thức được rằng chỉ cần quan hệ tình dục không được bảo vệ dù chỉ một lần các em có thể mang thai ngoài ý muốn.
	Mang thai, phá thai ở tuổi VTN dù cả nam hay nữ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần , thể chất của mỗi người.
2.1.2.4. Phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục.
	Các bệnh lây lan qua đường tình dục là những viêm nhiễm được lây truyền từ người bệnh sang người lành do quan hệ tình dục mang đến. Công tác giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà trường cần giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản về vấn đề này.
	Bệnh lây lan qua đường tình dục vô cùng nguy hiểm nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của các nhân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đời sống xã hội và tương lai nòi giống.
Bên cạnh việc thiếu hiểu biết về tiêm chích, truyền máu không an toàn thì quan hẹ tình dục sớm và không an toàn là nguyên nhân đưa VTN đến với HIV/ADIS.
	Cách phòng tránh bệnh lây lan qua đường tình dục, HIV/ADIS, tốt nhất là cần tìm hiểu, tiếp cận thông tin, kiến thức kỹ năng sống và dịch vụ thích hợp để tự bảo vệ bản thân và bạn của mình.
2.1.2.5. Không kết hôn sớm
Kết hôn sớm là kết hôn khi nữ chưa đến 18 và nam chưa đến 20 tuổi. Kết hôn tuổi VTN khi các em chưa chuẩn bị tốt về mọi mặt như sức khỏe, tâm lí, kinh tế, kiến thức sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ bản thân, hạnh phúc lứa đôi, tương lai con cái . Kết hôn sớm tuổi VTN sẽ có thể sinh con sớm thiếu nhiều kinh nghiệm và kĩ năng sống để nuôi dạy con cái.
2.1.3. Vai trò của giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT.
	Thanh niên hiện nay đang đứng trước những biến đổi sâu sắc của xã hội ( tăng trưởng kinh tế đang tạo tâm lý sống hưởng thụ, giao lưu văn hóa cũng tạo ra luồng gió độc cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt nhiều khi bất chấp cả luân thường đạo lý) Sự báo động của tình trạng ra tăng các tệ nạn xã hội trong giới trẻ học đường cờ bạc nghiện hút ,mại dâmđã và đang hủy hoại sức khỏe và nhân phẩm vị thành niên, điều này là vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy cần tìm hiểu những biện pháp hữu hiệu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên học sinh đảm bảo sự phát triển toàn diện cho các em.
	Giáo dục SKSSVTN để các em có kiến thức hiểu biết làm chủ lối sống phòng tránh các lây truyền qua đường tình dục cũng là góp phần bảo vệ lối sông đạo đức phù hợp với đạo đức cốt cách dân tộc..để nuôi dưỡng tâm hồn và vun đắp cho thế hệ trẻ có thể lực cường tráng, phát huy những giá trị cổ truyền trong xã hội hiện đại hôm nay.
2.2.Thực trạng hiểu biết sức khỏe sinh sản của học sinh và vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản ở trường THPT Lê Lai.
2.2.1. Thực trạng về vấn đề SKSSVTNcủa học sinh trường THPT Lê Lai
2.2.1.1.Thực trạng về hậu quả do sự thiếu hiểu biết về SKSS VTN mang lại ở trường THPT Lê Lai.
Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em: Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó, 20% là ở tuổi vị thành niên. Năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai, có khoảng hơn 5.500 ca phá thai ở tuổi vị thành niên. Cũng trong năm 2015, trong tổng số các ca đẻ thì có hơn 42.000 ca là vị thành niên, chiếm hơn 3,5% . Đó là con số thống kê được qua các trung tâm y tế hay bệnh viện ngoài ra còn có nhiều trường hợp nạo phá thai ở các cơ sở y tế chui mà không thể thông kê được. 
Với tình trạng như vậy thì trường THPT Lê Lai cũng không phải là ngoại lệ. Theo thống kê hàng năm của thư kí hội đồng nhà trường thì hầu như năm nào cũng có học sinh bỏ học giữa trừng để lập gia đình khi đang học lớp 11, 12 thậm chí mới vào lớp 10, rồi tình trạng học sinh tự đi nạo phá thai khi bị gia đình, bạn bè thầy cô phát hiện thì xấu hổ và bỏ học. Trong những năm gàn đây tình trạng đó laị càng nhiều, trong năm học 2014-2015 có ít nhất 2 học sinh nữ bỏ học để lập gia đình khi đang học lớp 11. Năm học 2015-2016 có 4 học sinh bỏ học lập gia đình trong đó có một cặp học cùng lớp 12 khi chỉ còn 1 tháng nữa là thi THPT Quốc gia nhưng vì cái thai to quá nên đành phải bỏ học để cưới. Năm 2016-2017 có một trường hợp điển hình là: học sinh Nguyễn Thị Trang lớp 11A7 khi phát hiện mình có thai thì đã được 6 tháng, gia đình đến bắt đền nhà trường đã cho con họ tiêm phòng nên có thai, sau đó em này đã sinh ra 1 bé trai và do điều kiện gia đình không thể nuôi bé nên phải cho đi ngay khi sinh ra trên bệnh viện. Năm học 2017-2018 toàn trường có 60 học sinh bỏ học trong đó có 20 em học sinh nữ, trong số học sinh nữ này có em Đặng Thị Ngân học sinh lớp 11C5 bỏ học lập gia đình khi mới bước qua tuổi 16, em : Nguyễn Thị Nga lớp 10B6 bỏ học vì tự ý đi phá thai khi gia đình phát hiện thì không cho đi học nữa.và chắc chắn còn có những trường hợp mà nhà trường không thể nắm bắt hết được.
2.2.1.2. Thực trạng nhận thức,thái độ, hành vi SKSSVT của học sinh ở trường THPT Lê Lai.
Theo sự điều tra về một số kiến thức SKSS ở học sinh của 6 lớp 10B5, 10B6, 11C4, 11C5, 12A7, 12A8 cho kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả điều tra học sinh của 6 lớp(2 lớp 10, 2 lớp 11, 2 lớp 12)
	Hành vi
	Kết quả	
Đã có người yêu
Chưa có người yêu
Số lượng
%
Số lượng
%
Lớp 10B4
3
8,6%
32
91,4
Lớp 10B5
4
10,3%
35
89,7
Lớp 11C4
7
19,4%
29
80,6
Lớp 11C5
6
16,2%
31
83,8
Lớp 12A7
10
22,2%
35
77,8
Lớp 12A8
13
27,6%
34
72,4
Tổng
39
16,5
196
83,5
Theo kêt quả điều tra 6 lớp , tỉ lệ học sinh có người yêu là 16,5% tỉ lệ này là khá cao, tỷ lệ này tăng dần từ lớp 10 đến 11, đến 12.Trong số 39 em có người yêu thì có 7 em đã có quan hệ tình dục chiếm 12,9 %. Trong 7 em này được hỏi thì các em cho biết đã dùng BCS và thuốc tránh thai khẩn cấp và cũng có khi không dùng gì cả.
Như vậy tỉ lệ các em đã có người yêu và có quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên là khá cao. Nếu không trang bị cho các em những kến thức nhất định về sức khỏe sinh sản thì tất yếu sẽ có những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
2.2.1.3. Thực trạng vấn đề giáo dục SKSS trong trường THPT Lê Lai.
 	Giáo dục SKSS ở trường phổ thông là vấn đề cần thiết và cấp bách. Nhưng hiện nay nhiều nhà trường vẫn chưa quan tâm đúng mức vấn đề này và trường THPT Lê Lai cũng vậy. Giáo dục skss cho học sinh của nhà trường mới chỉ dừng lại ở sự lồng ghép trong nội dung của một số bài học môn sinh học, môn giáo dục công dân. Theo điều tra của các giáo viên dạy 2 môn này thì được biết cũng chỉ dạy sơ sài vì không có thời gian để dạy kỹ và dạy hết được. Trong chương trình giáo dục phổ thông có hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhưng cả năm học 2016-2017, 2017-2018 vừa qua không có một buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp nào tổ chức các hoạt động tìm hiểu về SKSS cho học sinh.
Nhìn chung việc giáo dục SKSSVTN cho học sinh ở trường THPT Lê Lai còn mang tính chất hình thức, đối phó chưa có chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
2. 2.2. Nguyên nhân thực trạng vấn đề SKSSVTN trong nhà trường THPT Lê Lai.
2.2.2.1. Khái quát chung về nhà trường.
	Trường THPT Lê Lai là một trường thuộc huyện miền núi Ngọc Lặc , nằm ở phía tây của tỉnh thanh hóa. Trường thuộc địa bàn xã 135 –xã đặc biệt khó khăn. Tổng số học sinh của nhà trường đầu năm 1014 ( một nghìn không trăm mười bốn) học sinh, nhưng đến cuối năm còn 954 ( chín trăm năm tư ) học sinh. Như vậy số học sinh bỏ học là 60 em là một con số rất nhiều. Học sinh được tuyển vào trường gồm con em của mười xã lân cận trong đó có nhiều xã 135- xã đặc biệt khó khăn như Vân Am, Phùng Giáo, Phúc Thịnh, Minh Tiến, Kiên Thọ. Trong đó con em dân tộc chiếm khoảng 55% chủ yếu là dân tộc mường. Tỉ lệ học sinh nam/nữ tương ứng là 537/477 em ứng với tỷ lệ % nam- nữ là 53% - 47%.
Lớp 11C4 có 36 học sinh trong đó gần 50% là con em dân tộc, Và 100% là nông thôn, có 13 em có hộ khẩu vùng 135- vùng đặc biệt khó khăn.
2.2.2.2.Thuận Lợi.
	Trường THPT Lê Lai có ban giám hiệu, chi bộ rất quan tâm đến chất lượng giáo dục nhà trường, luôn tạo điều kiên để cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
Tập thể cán bộ giáo viên đa phần còn trẻ rất năng động, nhiệt tình và rất đoàn kết, luôn có thái độ sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Cơ sở vật chất dược xây dựng cơ bản có phòng học kiên cố và đủ phòng học cho học sinh chỉ học một ca. Có chín phòng học được trang bị máy chiếu đặc biệt năm học vừa qua tất cả các phòng học được lắp đặt camera hỗ trợ cho việc quản lý học sinh trong giờ học.
Phía học sinh tỷ lệ con em dân tộc nhiều và đa phần là con em nông thôn ( trên 90%) nên nhìn chung các em thuần và có ít học sinh cá biệt.
Thời đại công nghệ thông tin nên việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng rất nhanh và rễ.
2.2.2.3. Khó khăn.
Nhà trường, ban giám hiệu có quan tâm đến chất lượng giáo dục nhưng còn thiên về chuyên môn như chỉ chú trọng chất lượng học sinh giỏi, hay tỷ lệ đậu tốt nghiệp, và tỷ lệ đậu đại học . Chưa chú trọng đến giáo dục giới tính hay giáo dục skss cho học sinh mà đó là một khía cạnh góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện.
Phía học sinh là con em dân tộc nhiều, trong đó chủ yếu là con em nông thôn. Gia đình ở cách xa các trung tâm văn hóa nên việc va chạm xã hội ít, thiếu năng động và khả năng tự bảo vệ bản thân còn kém. Việc tiếp cận các công nghệ thông tin còn thiếu và yếu dễ bị ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai. 
 Là con em nông thôn nhiều, kinh tế nhiều gia đình rất khó khăn bố,mẹ đi làm ăn xa, các em phải ở nhà với ông bà. Các em thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ nên dễ bị xa ngã trong các mối quan hệ bạn bè, yêu sớm .
2.3. Một số biện pháp giáo dục SKSS cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm.
	Có thể nói sau gia đình, bố mẹ người thân thì đến trường giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh nhất. Giáo viên chủ nhiệm là người biết được hoàn cảnh, tâm tư tình cảm của từng học sinh là cầu nối giữa nhà trường và gia đình. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức trí tuệ ,thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng sống để các em chuẩn bị có cuộc sống tự lập đầy tự tin với những nhân cách nhất định.
Trước tình trạng học sinh bỏ học để lập gia đình hay vì nạo phá thai do thiếu hiểu biết về SKSS hay hiện tượng học sinh có QHTD khi chưa có những kiến thức cần thiết về SKSS. Trong khi việc giáo dục SKSS trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức tôi lo sợ học sinh lớp chủ nhiệm của mình rồi cũng sẽ xảy ra trường hợp như thế này. Tôi đã đưa kiến thức SKSSVTN dạy học sinh lớp chủ nhiệm qua các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm .
 	2.3.1. Kế hoạch giáo dục SKSSVTN ở lớp 11C4
Trong chương trình giáo dục của Trường THPT Lê Lai, thời khóa biểu của giáo viên chủ nhiệm lên lớp gồm 15 phút đầu giờ tất cả các buổi trong tuần, 1 tiết đầu tiên của thứ 2 hàng tuần ( trừ thứ 2 đầu tháng), 1 tiết sinh hoạt lớp vào thứ 7 hàng tuần. như vậy trung bình một tháng có 9 tiết để giáo viên làm công tác chủ nhiệm với lớp. 
	Với thời gian như vậy giáo viên chủ nhiệm chủ yếu làm công tác nề nếp lớp học, nhắc nhỡ, triển khai các hoạt động của nhà trường,đoàn trường . thời gian còn lại chỉ là ngồi chơi lãng phí nên tôi đã đưa giáo dục SKSS vào các tiết naỳ với kế hoạch như sau: 
Tháng 8 và tuần 1,2 của tháng 9 tập chung ổn định tình hình lớp học, hoàn thiện các loại hồ sơ chế độ miễn giảm cho học sinh.
Tuần 3,4 của tháng 9 và tháng 10 nghiên cứu SKSSVTN với các nội dung tình bạn, tình yêu , tình dục. nghiên cứu về phòng tránh mang thai, phá thai, phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục và vấn đề kết hôn sớm.
 	Như vậy việc giáo dục skss được thực hiện ngay sau khi nhập học 1 tháng. Vì vào khoảng tháng 10,11 là các em dễ bỏ học nhất. Vì là thời gian nghỉ hè, nhiều em có đi làm kiếm tiền xa nhà nên phát sinh nhiều mối quan hệ bạn bè yêu đương phức tạp có thể dẫn đến đi quá giới hạn. Khi đến trường nếu không được nhắc nhỡ uốn nắn và trang bị những kiến thức SKSSVTN kịp thời thì các em sẽ bỏ học đi theo người yêu mà đặc biệt là hoc sinh nữ.
2.3.2 Hình thức giáo dục SKSS thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở lớp 11C4.
 	Giáo viên đưa câu hỏi mang tính chất điều tra sự hiểu biết của các em về các vấn đề 

Tài liệu đính kèm:

  • doclong_ghep_giao_duc_suc_khoe_sinh_san_cho_hoc_sinh_trong_hoat.doc