Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3

Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3

 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng là một vấn đề cần thiết có ý nghĩa chiến lược đã được Ban giám hiệu, các tổ nhóm chuyên môn xác định và tiến hành từ rất lâu tại trường THPT Triệu Sơn 3 chúng tôi.

 Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi vốn là một việc rất công phu, khó nhọc, áp lực cao, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo, có bản lĩnh để bồi dưỡng cho học trò của mình đạt giải cao là điều không dễ dàng chút nào.

 Môn Ngữ văn vừa là một môn học kiến thức vừa là một bộ môn nghệ thuật. Vì vậy, việc giảng dạy – học tập bộ môn này người dạy không thể áp đặt, rập khuôn, cảm nhận hộ cho học sinh được mà phải tìm cách giúp các em mở lòng ra để tiếp nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương và chiếm lĩnh nó. Đây là điều mà nhiều giáo viên dạy văn trăn trở, băn khoăn trong quá trình giảng dạy nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi văn nói riêng.

 Thực tế trường THPT Triệu Sơn 3 chúng tôi nằm ở vùng bán sơn địa, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; chưa có điều kiện về thời gian, vật chất để đầu tư cho việc học tập của con em họ như ở thành phố. Hơn nữa, đầu vào lớp 10 ở trường chúng tôi thấp hơn nhiều so với các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Kỹ năng Làm văn của học sinh rất non, lối viết khô khan, lỗi chính tả còn nhiều, bài viết quá ngắn, chưa biết dùng từ, đặt câu thậm chí chữ rất xấu. Nhiều học sinh còn lúng túng trong phương pháp học tập bộ môn này, các em chưa giành thời gian cho việc học tập môn văn.

 

doc 36 trang thuychi01 7950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG TIẾP NHẬN VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN CHO NHÓM HỌC SINH GIỎI GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
Người thực hiện: Lê Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Người thực hiện: Lê Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
1. MỞ ĐẦU..
1
1.1. Lí do chọn đề tài ..
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
2.3.1. Rèn kĩ năng tiếp nhận cho nhóm học sinh giỏi văn
6
2.3.2. Rèn kĩ năng tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi văn..
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
2.4.1. Về lí luận.
15
2.4.2. Về kết quả học tập, ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi Môn Ngữ văn
15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận.
19
3.2. Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
	1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài.
	Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hoá nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng là một vấn đề cần thiết có ý nghĩa chiến lược đã được Ban giám hiệu, các tổ nhóm chuyên môn xác định và tiến hành từ rất lâu tại trường THPT Triệu Sơn 3 chúng tôi. 
	Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi vốn là một việc rất công phu, khó nhọc, áp lực cao, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo, có bản lĩnh để bồi dưỡng cho học trò của mình đạt giải cao là điều không dễ dàng chút nào.
	Môn Ngữ văn vừa là một môn học kiến thức vừa là một bộ môn nghệ thuật. Vì vậy, việc giảng dạy – học tập bộ môn này người dạy không thể áp đặt, rập khuôn, cảm nhận hộcho học sinh được mà phải tìm cách giúp các em mở lòng ra để tiếp nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương và chiếm lĩnh nó. Đây là điều mà nhiều giáo viên dạy văn trăn trở, băn khoăn trong quá trình giảng dạy nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi văn nói riêng. 
	Thực tế trường THPT Triệu Sơn 3 chúng tôi nằm ở vùng bán sơn địa, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; chưa có điều kiện về thời gian, vật chất để đầu tư cho việc học tập của con em họ như ở thành phố. Hơn nữa, đầu vào lớp 10 ở trường chúng tôi thấp hơn nhiều so với các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Kỹ năng Làm văn của học sinh rất non, lối viết khô khan, lỗi chính tả còn nhiều, bài viết quá ngắn, chưa biết dùng từ, đặt câu thậm chí chữ rất xấu. Nhiều học sinh còn lúng túng trong phương pháp học tập bộ môn này, các em chưa giành thời gian cho việc học tập môn văn. 
	Điều đáng quan tâm, băn khoăn hơn nữa là năm học 2017 – 2018, chỉ có đối tượng học sinh lớp 10 hoặc 11 mới được tham gia dự thi học sinh giỏi tỉnh các môn văn hoá. So với học sinh lớp 12 thì học sinh lớp 10 và 11, độ chín về kiến thức, về kỹ năng làm bài của các em còn rất non. Đây là một trong những băn khoăn, lo lắng rất lớn đối với người dạy và người học.
	Từ những thực trạng trên, tôi nhận thấy, người dạy cần giúp học sinh có phương pháp, kỹ năng học tập môn Ngữ văn là vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với học sinh giỏi tham gia dự thi cấp tỉnh ngoài việc nắm được những đơn vị kiến thức cơ bản, các em cần phải có kỹ năng xử lí đề bài, kỹ năng Làm văn mới có thể đạt điểm cao như mong muốn. 
	Sau hơn 10 năm công tác và từng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học sinh giỏi môn Ngữ văn. Đặc biệt là lần thử nghiệm đầu tiên đối với học sinh giỏi lớp 11 tham gia thi cấp tỉnh môn văn năm học 2017 – 2018, ban đầu đạt kết quả đáng kể. Tôi xin ghi lại để trao đổi cùng đồng nghiệp về: “Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3” mà tôi đã áp dụng phần nào có hiệu quả thực sự so với trước đây.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu đề tài này, chủ yếu tôi rèn luyện cho các em đội dự tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn luyện cách tiếp cận văn bản, kỹ năng viết bài Làm văngiúp cho học sinh có phương pháp học tập môn Ngữ văn theo chiều hướng sâu hơn, rộng hơn để đạt được kết quả tốt nhất khi tham dự học sinh giỏi tỉnh, năm học 2017 – 2018. 
	Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, người dạy phải nhìn vào thực tế năng lực và những khó khăn, hạn chế mà học trò của mình còn tồn tại khi tiếp nhận kiến thức cũng như trong khi viết bài. Từ đó, giáo viên nghiên cứu tìm ra những giải pháp thiết thực rèn cho học sinh thật tốt kỹ năng tiếp cận và tạo lập văn bản nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Ngữ văn năm học 2017 – 2018.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho học sinh trong đội dự tuyển học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi khi tham gia dự thi cấp tỉnh, năm học 2017 – 2018. 
	- Đội dự tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp trường ban đầu gồm 08 học sinh. Sau đó qua khảo sát thực tế và chọn lọc nhiều lần để có được 05 học sinh vào đội tuyển chính thức dự thi cấp tỉnh, năm học 2017 – 2018.
	(Phụ lục 1: Danh sách đội dự tuyển HSG môn Ngữ văn).
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Căn cứ vào thực tế trong quá trình phát hiện và lựa chọn đội dự tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp trường ngay từ đầu năm học lớp 10 (2016 – 2017). Để nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các đề thi học sinh giỏi tỉnh. Đặc biệt, tôi được tham gia đợt tập huấn học sinh giỏi tỉnh về “Kỹ năng xây dựng ma trận, biên soạn câu hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi năm học 2017 – 2018 môn Ngữ văn”, với tôi là một tài liệu nghiên cứu bổ ích và hiệu quả thiết thực nhất trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
 	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để thấy được thực trạng của học sinh nói chung và học sinh giỏi nói riêng trong quá trình tiếp nhận và tạo lập văn bản khi học tập môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3. 
 - Phương pháp đàm thoại, vấn đáp: Có đội dự tuyển ban đầu, tôi trực tiếp cho đặt ra những câu hỏi nhằm đàm thoại, vấn đáp nhóm học sinh tham gia đội dự tuyển môn văn để nắm bắt được tinh thần, thái độ, ý thức của các em khi học môn Ngữ văn.
	(Phụ lục 2: Những vấn đề giáo viên đàm thoại, vấn đáp với nhóm học sinh đội dự tuyển và những phản hồi của các em sau khi khảo sát kiến thức HSG lần 1).
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Để biết được kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
	- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm cho nhóm học sinh đội dự tuyển môn Ngữ văn cấp trường để kiểm nghiệm hiệu quả của sáng kiến.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Việt Nam đang trên con đường đổi mới một cách toàn diện, Ngành Giáo Dục của chúng ta đã và đang có những bước chuyển mình phù hợp với nhịp bước của thời đại. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới việc ra đề, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của học sinh là vấn đề cần thiết và quan trọng hàng đầu. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng được Ban giám hiệu trường THPT Triệu Sơn 3 của chúng tôi quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến đáng kể về thành tích. Đặc biệt là kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hoá và thi THPT Quốc Gia trong những năm học vừa qua.
	Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3 nói riêng và các trường THPT nói chung là một việc làm không dễ dàng. Thành công trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: người dạy, người học, người ra đề, chấm thiNhưng theo tôi, người quyết định thành công hay thất bại chủ yếu vẫn là sự nỗ lực phấn đấu của học trò dưới sự chỉ bảo, động viên dạy dỗ của thầy, cô giáo phụ trách. 
	Giáo viên dạy phải truyền cho học sinh của mình ngọn lửa đam mê, nguồn động lực, sự quyết tâm, chăm chỉ, những tìm tòi sáng tạo trong quá trình học văn và Làm văn. Bên cạnh đó, người dạy phải nắm rõ tâm lí, năng lực, những ưu điểm, hạn chế trong quá trình học tập và viết bài của từng học sinh. Có như vậy giáo viên mới có thể giúp học sinh phát huy điểm mạnh, hạn chế những tồn tại của các em. Giúp học trò của mình có khả năng nói, viết lưu loát hơn và đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh bộ môn này.
	Số lượng học sinh tham gia dự thi vào đội tuyển môn Ngữ văn ngay từ năm học lớp 10 (2016 – 2017) thì không nhiều, chủ yếu là học sinh từ 02 lớp chọn khối D (10D2, 10D5). Còn lại số học sinh có chút tố chất văn chương hơn một chút đa số ở lớp khối A, C các em đều lựa chọn thi học sinh giỏi Toán, Lí, Hoá, Tiếng Anh, Sử, Địa. Từ thực tế trên cũng gây nhiều khó khăn, bất cập trong công tác phát hiện, lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn. Những học sinh đã lựa chọn thi môn văn ban đầu chỉ là những học sinh học lực Trung bình, Khá môn văn, chăm chỉ, thích yêu thích về môn này hơn một chút, chữ viết ưa nhìn, tư duy chưa có gì sắc sảo, nhận diện đề chậm. Kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản của các em còn rất hạn chế. 
	Từ thực tế nêu trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế của nhóm học sinh đội dự tuyển môn Ngữ văn do tôi trực tiếp bồi dưỡng. Từ đó, tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh đội dự tuyển môn Ngữ văn cấp Trường qua đề tài: “Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3”.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn là một công việc đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực của cả giáo viên và học sinh. Công việc này nhiều khi như “mò kim đáy bể”. Bởi vì, khoảng kiến thức ra đề thi học sinh giỏi tỉnh bộ môn này khá rộng. Hơn nữa, môn Ngữ văn vốn là một bộ môn nghệ thuật, giám giảo chấm thi dù có căn cứ vào hướng dẫn chấm nhưng cũng không tránh khỏi cảm tính, hoặc phụ thuộc vào cảm nhận riêng của từng người chấm. Sự chênh lệch từ 0,25 – 0,5 điểm giữa các bài làm của học sinh đôi khi cũng có thể quyết định đến việc có đạt giải hay không và đạt giải cao hay thấp? Đây thực sự là nổi băn khoăn của rất nhiều giáo viên trực tiếp phụ trách đội tuyển.
	2.2.1. Thuận lợi
	- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn tại trường THPT Triệu Sơn 3 chúng tôi, đặc biệt được Ban giám hiệu chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời ngay từ khi học sinh mới bước vào đầu năm lớp 10. Nhà trường đã có kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn ngay từ đầu năm.
	- Phần lớn đội ngũ giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm, có lòng nhiệt huyết, kiên trì và bản lĩnh cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
	- Học sinh đội dự tuyển học sinh giỏi các môn ở cấp trường đều là học sinh ngoan, chăm chỉ, có ý thức lực phấn đấu vươn lên với một tinh thần quyết tâm cao.
	2.2.2. Khó khăn
	* Về phía giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi và Nhà trường:
	- Bản thân tôi được Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn từ năm học 2016 – 2017 đến 2017 – 2018. Bên cạnh nhiệm vụ này, tôi còn phải hoàn thành công tác kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp khối D và vừa phải giảng dạy đảm bảo chất lượng đại trà. Vì vậy, thời gian tập trung cho công việc bội dưỡng học sinh giỏi gặp không ít khó khăn.
	- Thực tế giảng dạy trong một tiết dạy trên lớp do thời gian còn hạn chế nên phần lớn giáo viên dạy chỉ mới chú trọng dạy Đọc – hiểu văn bản nhiều hơn (nghĩa là chú trọng dạy cho học sinh tiếp nhận văn bản) chứ chưa dành nhiều thời gian cho việc dạy học sinh kỹ năng tạo lập văn bản. Trong khi kỹ năng tiếp nhận và kỹ năng tạo lập văn bản đều rất quan trọng. Đặc biệt, việc tạo lập văn bản là khâu khó hơn rất nhiều đối với học sinh.
	- Do hạn chế về thời gian nên giáo viên dạy mới chỉ chú ý sửa các lỗi trong bài làm của học sinh về hình thức nhiều hơn mà chưa chú ý đến việc chỉnh sửa về ngữ nghĩa, cách lập luận của học trò.
	- So với các trường THPT trên địa bàn huyện Triệu Sơn, thì trường THPT Triệu Sơn 3, mức thưởng cho giáo viên dạy học sinh giỏi và học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh các môn văn hoá còn quá hạn hẹp. Vì chưa huy động được các nguồn tài trợ lớn của các tổ chức, cá nhân. Điều này, phần nào chưa khích lệ, chưa động viên được đúng mức đối với công sức của người dạy và người học.
	* Về phía học sinh: 
	- Học sinh khi tham gia học đội dự tuyển học sinh giỏi cấp trường môn văn các em phải đứng trước một sự lựa chọn vô cùng khó khăn: giữa học chuyên sâu môn văn để thi học sinh giỏi tỉnh đạt kết quả cao và việc học đều 3 môn khối để thi Đại học. Nhiều học sinh có lúc rơi vào tư tưởng hoang mang muốn bỏ cuộc giữa chừng khi thấy môn văn vùng kiến thức ra đề thi quá rộng, phụ thuộc vào tâm lí, cảm nhận của giám khảo chấm  Do vậy, nhiều lúc các em chưa tự tin vào bản thân mình. 
	- Quan trọng hơn năm học 2017 – 2018, có sự đổi mới về đối tượng tham gia dự thi là học sinh lớp 10 hoặc 11, học sinh lớp 12 không được tham gia dự thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp tỉnh như mọi năm. Đây thực sự là một khó khăn rất lớn cho người dạy và người học, thậm chí gây tâm lí hoang mang cho giáo viên khi trực tiếp phụ trách. Bởi vì, thời gian để bồi dưỡng cho học sinh không dài như trước đây. Làm thế nào để vừa cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, vừa dạy cho các em kiến thức sâu rộng, vừa phải rèn kỹ năng Làm văn cho các em là một việc không đơn giản chút nào. 
	- Học sinh trường chúng tôi, đa phần là học sinh nghèo thuộc các xã Miền núi, tư duy sáng tạo, thời gian, điều kiện để học tập, sẽ không thể nào sánh bằng các trường THPT Lam Sơn, Đào Duy Từ, Quảng Xương IDo vậy, quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi văn cũng đứng trước rất nhiều căng thẳng, lo lắng và áp lực để có được giải cao là một sự nỗ lực không ngừng của cả người dạy và người học.
	- Nhưng theo tôi, khó khăn nhất chính là việc giúp học sinh khắc phục được những hạn chế của các em trong quá trình học tập và làm bài. Đây thực sự là một việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự kiên trì và liên tục.
	(Phụ lục 3: Bảng thống kê những ưu điểm, hạn chế trong học tập, làm bài và kết quả khảo sát ban đầu của đội dự tuyển học sinh giỏi).
	Từ thực tế nêu trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế của nhóm học sinh đội dự tuyển môn Ngữ văn do tôi trực tiếp bồi dưỡng. Để nâng cao hiệu quả trong công việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi văn, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh đội dự tuyển môn Ngữ văn cấp trường qua đề tài: “Kinh nghiệm rèn kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản cho nhóm học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn tại trường THPT Triệu Sơn 3” giúp các em đạt được kết quả cao trong kì thi thi học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn, năm học 2017 – 2018.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	2.3.1. Rèn kỹ năng tiếp nhận cho nhóm học sinh giỏi văn
	- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn, tôi nhận thấy những hạn chế rất lớn của học sinh chính là kỹ năng tiếp nhận và kỹ năng tạo lập các văn bản. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra những giải pháp nhằm áp dụng cho nhóm học sinh giỏi của mình và bước đầu có những hiệu quả đáng kể. 
	- Trước tiên để rèn kỹ năng tiếp nhận, tôi áp dụng 10 giải pháp sau đối với đội dự tuyển học sinh giỏi môn văn , cụ thể như sau:
	* Giải pháp 1: Học sinh cần đọc tác phẩm trước chương trình học. Khi học sinh đọc tác phẩm trước chương trình, giáo viên nên để học sinh tự cảm nhận tác phẩm theo đó suy nghĩ của cá nhân các em. 
	Việc học môn Ngữ văn dễ hay khó tuỳ thuộc vào cảm xúc của mỗi cá nhân học sinh. Hiện nay, văn hoá đọc của học sinh rất hạn chế. Do công nghệ thông tin phát triển, có nhiều thứ hấp dẫn học sinh hơn. Vì vậy, nhiều học sinh rất ngại đọc tác phẩm, nhất là những tác phẩm dài và khó nắm bắt. Kể cả học sinh trong đội dự tuyển sinh giỏi nhưng các em cũng rất lười đọc tác phẩm.
	Ngay từ đầu năm lớp 10, tôi đã khuyến khích động viên học sinh đọc các tác phẩm lớp 11, đặc biệt là phần trọng tâm Văn xuôi 11 và Thơ mới. Và sau khi học sinh đọc kỹ tác phẩm, đến khi tôi giảng dạy về tác phẩm đó sẽ giúp các em bồi dưỡng mở rộng thêm những điều mà học sinh khi đọc tác phẩm chưa phát hiện ra hoặc chưa cảm nhận được. 
	Ví dụ: Khi các em đọc trước tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, hầu hết các em mới dừng lại ở việc nhận thấy truyện ngắn này rất khó tóm tắt; thấy bóng tối trong tác phẩm được nhắc nhiều hơnnhưng chưa hiểu lí do vì sao lại như vậy? Khi được giáo viên dạy định hướng các em sẽ có tư duy sâu sắc hơn, có thể lí giải được những băn khoăn của mình. Từ đó, các em hiểu và thích tìm hiểu hơn văn chương của Thạch Lam.
	Hoặc khi đọc trước truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, học sinh mới chỉ cảm nhận được là Chí Phèo trả thù Bá Kiến bằng cách giết chết Bá Kiến nhưng chưa lí giải được vì sao sau khi giết kẻ thù rồi mà Chí không sống tiếp mà lại tự sát?
	* Giải pháp 2: Học sinh nên đọc, ghi chép lại những điều mà các em tiếp nhận được sau khi đọc tác phẩm, đọc tài liệu tham khảo, bài giảng của thầy cô. Hoặc đọc và ghi âm lại những gì mà các em đã học, tiếp nhận được bằng chính giọng đọc của mình qua điện thoại rồi nghe lại khi rảnh rỗi hoặc nghe trước khi đi ngủ. 
	Điều đó sẽ giúp học sinh dễ tiếp thu, nhớ bài lâu hơn. Đồng thời, học sinh có thể hạn chế sử dụng điện thoại vào những trò vô nghĩa, mất thời gian. 
	Ví như: Học sinh Lê Thị Phương Thảo, Lê Thị Nga – Lớp 11D5 do tôi bồi dưỡng ban đầu thường xuyên dùng điện thoại để vào Facebook nhắn tin. Nhiều khi vào bình luận với bạn bè rồi gây mất đoàn kết, bị cha mẹ nhắc nhở hoặc nói nặng lời, thầy cô nhắchọc sinh có thái độ khó chịu, bực tức, thậm chí định bỏ cuộc giữa chừng khi đang tham gia học đội dự tuyển. Nắm được tâm lí của học sinh, thay vì cấm đoán. Giáo viên dạy có thể tâm sự đôi điều với các em, khuyên các em giành thời gian vào Fecabook thay bằng việc vào tra cứu những thông tin cần thiết liên quan môn học, tìm các đề thi học sinh giỏi Tỉnh các năm và các Tỉnh để tìm hiểu, tìm cách giải đề.
	* Giải pháp 3: Học sinh nên tìm đọc các cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”, “Quà tặng cuộc sống”Xem thêm các chương trình: Điều ước thứ Bảy, Lục Lạc Vàngđể có những cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống.
	Nhiều học sinh khi Làm văn Nghị luận xã hội, do vốn sống, vốn kiến thức về cuộc sống, xã hội còn hạn chế nên bài viết thường thiếu nguồn dẫn chứng tiêu biểu, cách lập luận chưa có sức thuyết phục. Nhóm học sinh giỏi tôi bồi dưỡng có 02 học sinh là Nguyễn Thị Trang, Lê Thị Nga viết câu Nghị luận xã hội còn rất non. 
	Những bài viết ban đầu của học sinh cảm nhận còn rất non nớt, hời hợt, thậm chí các em thường lấy dẫn chứng bằng những chuyện tự mình nghĩ ra cùng lắm là nhắc đến thầy giáo Nguyễn Ngọc KíCó những bài viết của các em hầu như chỉ có lập luận mà không có dẫn chứng, cả phần Thân bài chỉ duy nhất một đoạn văn. Đó là những hạn chế rất lớn của học trò. Trong khi, đối với một bài văn của học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh phải thật sự hấp dẫn người đọc bởi lượng kiến thức, khả năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, khả năng diễn đạt phải lưu loát giàu cảm xúc; phải có sự sáng tạo, lập luận phải chặt chẽ, sắc bén. Đặc biệt đối với câu Nghị luận xã hội, học sinh viết bài phải có sự trải nghiệm sâu sắc 

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_ren_ky_nang_tiep_nhan_va_tao_lap_van_ban_cho_nho.doc