Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng phương pháp trắc nghiệm trong tiết ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 10

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng phương pháp trắc nghiệm trong tiết ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 10

 Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ đã mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn, tốt đẹp hơn, đồng thời cũng đặt ra trước nhân loại một số vấn đề khó khăn, thách thức mới. Một trong những khó khăn thách thức đó là ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới cuộc sống, sự phát triển bền vững của con người và xã hội loài người.

 Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên. Lao động sáng tạo của con người làm cho cuộc sống ngày một nâng cao. Song quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn. Môi trường đất, nước, khí quyển,. đều bị ô nhiễm nặng nề. Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các giống loài động vật, thực vật ngày một cạn kiệt do con người khai thác bừa bãi. Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán kéo dài, mưa lớn, bão lũ bất ngờ ập đến, mưa đá, mưa lưu huỳnh, mưa a xít sẩy ra nhiều, tầng ô–zôn bị chọc thủng nhiều chỗ, trái đất có xu hướng nóng dần lên. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu tiếp tục hủy hoại môi trường sống loài người có nguy cơ tự hủy diệt mình.[1]

 Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc, là lương tâm trách nhiệm đạo đức của mỗi người công dân.

 

doc 16 trang thuychi01 6851
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng phương pháp trắc nghiệm trong tiết ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUÁN NHO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM TRONG TIẾT NGOẠI KHÓA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
 Người thực hiện: Trịnh Hữu Phúc
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Quán Nho
 SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
 Trang
Mở đầu .........................................................................................................1
Lí do chọn đề tài...............................................................................1
Mục đích nghiên cứu........................................................................1
Đối tượng nghiên cứu.......................................................................1
Phương pháp nghiên cứu..................................................................2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.................................................................3
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ........................................ 3
Thực trạng của vấn đề.......................................................................3
Giải pháp và tổ chức thực hiện .......................................................4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ............................................ 11
Kết luận và kiến nghị................................................................................ 12
Kết luận ........................................................................................ 12
Kiến nghị .................................................................................... ...12
Tài liệu tham khảo.............................................................................................14
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ đã mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn, tốt đẹp hơn, đồng thời cũng đặt ra trước nhân loại một số vấn đề khó khăn, thách thức mới. Một trong những khó khăn thách thức đó là ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới cuộc sống, sự phát triển bền vững của con người và xã hội loài người.
 Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên. Lao động sáng tạo của con người làm cho cuộc sống ngày một nâng cao. Song quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn. Môi trường đất, nước, khí quyển,... đều bị ô nhiễm nặng nề. Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các giống loài động vật, thực vật ngày một cạn kiệt do con người khai thác bừa bãi. Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán kéo dài, mưa lớn, bão lũ bất ngờ ập đến, mưa đá, mưa lưu huỳnh, mưa a xít sẩy ra nhiều, tầng ô–zôn bị chọc thủng nhiều chỗ, trái đất có xu hướng nóng dần lên... Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu tiếp tục hủy hoại môi trường sống loài người có nguy cơ tự hủy diệt mình.[1]
 Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc, là lương tâm trách nhiệm đạo đức của mỗi người công dân.
 Là một công dân của nước Việt Nam, hơn nữa với cương vị là một giáo viên đứng lớp ở trường trung học phổ thông tôi luôn nhận thức được ô nhiễm môi trường là những tác động xấu tới sức khỏe, tính mạng con người, tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế, xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy trong những năm qua tôi luôn dành thời gian để tìm hiểu và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh của mình. Sự chăn chở về những tác hại của ô nhiễm môi trường gây ra đã thôi thúc tôi tìm ra những phương pháp giáo dục học sinh về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. Từ những phương pháp đã thực hiện tôi đã đúc kết và viết nên sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng phương pháp trắc nghiệm trong tiết ngoại khóa môn Giáo dục công dân lớp 10.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh hiểu biết về tình hình môi trường địa phương toàn quốc và toàn cầu.
- Xây dựng cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu phong cảnh đẹp, từ đó biết yêu quê hương đất nước và ý thức bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện cho các em một số kĩ năng và phương pháp thông thường để các em có thể tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này tôi nghiên cứu những kiến thức cơ bản về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với con người và xã hội ở địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp phỏng vấn điều tra, thống kê, thống kê khả năng, năng lực của học sinh.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan, hợp tác nhóm nhỏ, trần thuật vấn đáp.
- Phương pháp đóng vai.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Để đạt hiệu quả trong việc lồng ghép thì người giáo viên phải đủ lượng kiến thức, sự hiểu biết đúng đắn về môi trường và ô nhiễm về môi trường, phải nắm bắt được sự hiểu biết của học sinh và linh hoạt trong việc xác định mức độ kiến thức trong quá trình thực hiện, đồng thời người giáo viên phải làm cho các em ý thức được và nhận thấy yêu cầu của mình đối với môn học, từ đó có kiến thức sâu rộng, có thái độ đúng đắn, hình thành nếp sống lành mạnh và tin tưởng vào những hành động của bản thân khi tham gia vào bảo vệ môi trường. 
Thực trạng của vấn đề
Trong những năm vừa qua ở nước ta phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường Việt nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, nhiều biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy việc bảo vệ môi trường của nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục xuống cấp nhanh, có lúc có nơi đã đến báo động. Môi trường đất, nước, không khí, chất thải, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn đều bị ô nhiễm nặng nề.
Hiện nay chất lượng đất không ngừng bị giảm do xói mòn, rữa trôi. Đất nghèo dinh dưỡng do các quá trình thoái hóa hóa học đất, khô hạn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa, ngập úng, ô nhiễm do chất thải, do sử dụng phân hóa học và do chất độc hóa học. Hậu quả nghiêm trọng của thoái hóa đất là mất khả năng sản xuất của đất[1].
Rừng của Việt nam trong thời gian dài có xu hướng giảm và cho đến nay chất lượng rừng vẫn đang giảm sút. Về môi trường nước theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt nam năm 2015. Trong thời gian gần đây, ở Việt nam đã xẩy ra tình trạng khan hiếm nước cục bộ, cùng với đó là các nguồn nước ở sông, suối, ao, hồ đã bị ô nhiễm nặng.[1]
Đối với môi trường không khí qua kết quả quan trắc cho thấy, hầu hết các đô thị Việt nam đều bị ô nhiễm bụi. Nhiều đô thị bị ô nhiễm bụi trầm trọng tới mức báo động. Nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần các con đường giao thông lớn đều vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép 1.5 đến 3 lần.[1] 
Trong những năm vừa qua quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh, đã làm tăng rác thải. Lượng chất thải ở Việt nam lên đến 15 triệu tấn mỗi năm, tăng trung bình hàng năm 15%, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và nơi kinh doanh chiếm khoảng 75%-80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng chất thải còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp.[1]
Hiện nay ở Việt nam mới có 60%-70% dân cư đô thị, dưới 40% dân cư nông thôn được cấp nước sạch và chỉ có 28%-30% hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang cần được quan tâm của toàn xã hội.[1]
Ở địa phương nơi tôi công tác trong những năm vừa qua cùng với việc xây dựng nông thôn mới vấn đề môi trường đã được quan tâm, tuy nhiên ô nhiễm môi trường vẫn đang còn những tồn tại đáng kể như ở các trang trại và các hộ chăn nuôi trong gia đình vẫn còn thải trực tiếp chất thải ra mương, rãnh đường, động vật chết vẫn được ném bừa bãi xuống ao hồ, sông. Hiện tượng đốt rơm rạ trong ngày mùa và ném bừa bãi chai lọ, túi nilon, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi phun vẫn vứt ra ngoài đồng ruộng và kênh mương thường xuyên xảy ra, các làng truyền thống cũng đang gây ra ô nhiễm môi trường.
Trước thực trạng của môi trường và ô nhiễm môi trường như trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người và sự phát triển bền vững của đất nước, vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông là rất cần thiết và cực kì quan trọng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này nó càng cấp thiết hơn bởi trên thực tế ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông các em chưa thật sự quan tâm đến môi trường và bảo vệ môi trường, nhận thức của các em về hậu quả của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người còn thấp. Thực tế qua việc điều tra ở hai lớp trong nhà trường mà tôi giảng dạy thấy kiến thức và sự hiểu biết của các em học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường như sau: 
Lớp
Tổng số điều tra
Số học sinh hiểu biết
Số học sinh chưa hiểu rõ
Số học sinh không hiểu gì
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
10A1
42
14
33.3
19
44.4
9
22.3
10A2
42
9
22.3
19
44.4
14
33.3
Từ kết quả thực trạng trên để việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có hiệu quả, tôi đã đưa sáng kiến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng phương pháp trắc nghiệm vào dạy cho học sinh ở khối lớp 10 trong các tiết ngoại khóa môn Giáo dục công dân. 
Giải pháp và tổ chức thực hiện.
 	Để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường trung học phổ thông, trong những năm qua cụ thể năm học 2018-2019 tôi đã sử dụng các phương pháp trắc nghiệm sau: Trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm thông qua các bài tập tình huống.
Trong qua trình thực hiện giảng dạy bằng phương pháp trắc nghiệm tùy vào đối tượng học sinh và thực trạng môi trường ở từng địa phương giáo viên có thể linh hoạt đưa ra các câu hỏi tình huống cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy. 
 2.3.1. Giải pháp 1: Trắc nghiệm khách quan.
 Trong giáo dục bảo vệ môi trường người ta thường sử dụng dạng trắc nghiệm này để đánh giá kiến thức, giá trị, thái độ và hành vi của học sinh.
a. Trắc nghiệm kiến thức. 
a.1. Dạng đúng sai: Học sinh chọn một trong hai cách trả lời: đúng hoặc sai.
 Khi viết loại câu trắc nghiệm Đ- S cần chú ý:
 + Câu dẫn phải ngắn gọn, dễ hiểu.
 + Nội dung câu hỏi nên diễn đạt một ý duy nhất.
 + Trong một bài trắc nghiệm thì tỷ lệ câu đúng và câu sai không nên bằng nhau.
Ví dụ : - Rừng không góp phần điều hòa khí hậu. Câu này đúng hay sai.
 - Đốt rơm ngày mùa là góp phần bảo vệ môi trường. Câu này đúng hay sai.
 - Hái lộc đầu xuân là hành vi phá hoại môi trường. Câu này đúng hay sai.
 a.2. Loại ghép đôi. Học sinh tìm cách ghép mỗi từ hay câu trả lời trong mỗi cột với mỗi từ hay câu trong một cột khác, thành một thông tin hoàn chỉnh.
 Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm này cần chú ý:
+ Thông tin đưa ra không nên quá dài, nên thuộc một nhóm có liên quan.
+ Thứ tự câu trả lời không nên khớp với thứ tự câu hỏi để gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn.
 Ví dụ: Hãy ghép các cụm từ ở cột A sao cho phù hợp với cột B và ghi kết quả vào cột C.
Dạng tài nguyên (A)
Các tài nguyên (B)
Ghi kết quả (C)
1.Tài nguyên tái sinh
2. Tài nguyên không tái sinh
3.Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
a. Khí đốt thiên nhiên
b. Tài nguyên nước
c. Tài nguyên đất
d. Năng lượng gió
e. Dầu lửa
f. Tài nguyên sinh vật
g. Bức xạ mặt trời
h. Than đá
i. Năng lượng thủy chiều
1.....................
2......................
3......................
 [2]
a.3. Loại điền khuyết: Câu dẫn để một vài chổ trống, học sinh phải điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ thích hợp.
Chú ý: 
+ Mỗi chổ trống chỉ có thể điền một từ (hay cụm từ) thích hợp, thường là các khái niệm mấu chốt của bài học.
+ Khi biên soạn nên đưa ra các từ để điền (có thể đưa ra những từ không dùng đến).
Ví dụ: Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường , nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của...............gây ra[2].
a.4. Loại câu hỏi có nhiều lựa chọn: Có rất nhiều ưu điểm:
 - Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau của học sinh như: nhớ, hiểu, vận dụng, tổng hợp, phân tích hoặc phán đoán cao hơn. 
- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức khác nhau.
- Hạn chế tối đa việc quay cóp trong thi cử, đảm bảo được tính nghiêm túc trong phòng thi.
 - Chấm điểm khách quan, nhanh chóng và chính xác, có độ tin cậy cao.
Một số điểm chú ý khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Câu dẫn: Phải bao hàm tất cả các thông tin cần thiết và vấn đề được trình bày một cách rõ dàng, ngắn gọn, xúc tích và hoàn chỉnh.
 Các phương án chọn (4-5 phương án): Phương án chọn phải đảm bảo là chính xác hoặc chính xác nhất, những phương án còn lại là những phương án nhiễu.
 Yêu cầu đối với các phương án nhiễu:
+ Câu gần đúng
+ Phương án đúng và các phương án nhiễu cần có cấu trúc tương tự như nhau để làm tăng độ phân biệt của các câu hỏi.
+ Các phương án nhiễu đều phải có vẻ hợp lí như nhau và có sức hấp dẫn đối với học sinh nắm vấn đề không chắc chắn.
+ Những phương án nhiễu (những phương án sai) là có thực.
Ví dụ:
+ Câu hỏi nhiều lựa chọn: Loại năng lượng nào sau đây ít gây ô nhiễm môi trường nhất?
 A, Mặt trời B, Than
 C, Dầu mỏ D, Hạt nhân
+ Câu đúng – sai: Rừng không góp phần điều hòa khí hậu. Câu này đúng hay sai.
+ Câu điền khuyết: Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của.................gây ra.
+ Câu ghép đôi: Hãy ghép các cụm từ ở cột A sao cho phù hợp với cột B và ghi kết quả vào cột C.
Dạng tài nguyên (A)
Các tài nguyên (B)
Ghi kết quả (C)
1.Tài nguyên tái sinh
2. Tài nguyên không tái sinh
3.Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
a. Khí đốt thiên nhiên
b. Tài nguyên nước
c. Tài nguyên đất
d. Năng lượng gió
e. Dầu lửa
f. Tài nguyên sinh vật
g. Bức xạ mặt trời
h. Than đá
i. Năng lượng thủy chiều
j. Năng lượng suối nước nóng
1.....................
2......................
3......................
 [2]
b. Trắc nghiệm giá trị.
 Xếp hạng theo thứ tự:
 Ví dụ: Hãy xếp hạng theo thứ tự những vấn đề môi trường ở trường em theo mức độ nghiêm trọng của nó. Điền (1) vào chỗ trống cho loại nghiêm trọng nhất, (2) cho loại nghiêm trọng ít hơn và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết:
( ) Thải rác bừa bãi ( ) Sân chơi hẹp, lầy lội, ngập úng
( ) Ô nhiễm không khí ( ) Tắc nghẽn giao thông ở cổng trường
( ) Ô nhiễm tiếng ồn ( ) Ít cây xanh
( ) Ô nhiễm nước ( ) Không có đường ống dẫn nước sạch
( ) Lớp học không đủ ánh sáng ( ) Tắc cống rãnh [2]
( ) Các vấn đề khác
c. Trắc nghiệm thái độ.
 Trắc nghiệm thái độ đối với vấn đề dân số, môi trường có thể dùng thang R.R Likert 5 bậc:
 HĐ: Hoàn toàn đồng ý ĐY: Đồng ý LL: Lưỡng lự
 KĐ: Không đồng ý HKĐ: Hoàn toàn không đồng ý
 Ví dụ: Hãy đánh dấu (+) vào cột phù hợp với ý kiến của em.
Câu dẫn
HĐ
ĐY
LL
KĐ
HKĐ
Tất cả chúng ta đều có lỗi trong việc làm ô nhiễm môi trường.
Diện tích rừng giảm không ảnh hưởng gì đến đời sống của con người.
Trái đất này sẽ trở nên ít ô nhiễm hơn nếu chính sách điều khiển sinh đẻ được chấp nhận ở tất cả các nước.
Sự suy thoái các tài nguyên thiên là do tác động chủ yếu của con người. 
Giáo dục bảo vệ môi trường dành cho trẻ em.
Trái đất này sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu con người không can thiệp vào tự nhiên.
Sự tăng dân số thế giới không phải là vấn đề nguy hiểm.
Trẻ em có quyền vứt rác không đúng nơi quy định.
Học sinh có thể tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp. 
Chúng ta nên sử dụng lại các loại chất dẻo, giấy lộn, ....... thay vì quẳng chúng đi.
 [2] 
d. Trắc nghiệm hành vi: 
 Ví dụ: Hãy đánh dấu (+) vào cột phù hợp với ý kến của em trong hành vi giảm nhẹ tác động ô nhiễm môi trường.
 Các kí hiệu sử dụng:
RTX: Rất thường xuyên TX: Thường xuyên
HK: Hiếm khi KBG: Không bao giờ
Hành vi
RTX
TX
HK
KBG
Đốt cháy rác
Cho rác nhà em vào túi nilon trước khi đổ ra xe đổ rác
Tách riêng rác thải nhựa, chất thải kim loại trong đống rác nhà em
Ủ rác thải có nguồn gốc hữu cơ làm phân bón
Phá rừng
Tắt điện trước khi ra khỏi phòng ở, lớp học
Khuyên trẻ em hàng xóm không rứt rác bừa bãi
Vứt rác xuống lòng đường
Phun thuốc trừ sâu cho rau quá hàm lượng cho phép
Sử dụng chất tẩy để giặt quần áo và rửa bát, đĩa, chén
Săn bắt động vật hoang dã
Phá hoại cây xanh
Khuyên mọi người tiết kiệm nước sạch
Đỗ chất thải công nghiệp không qua xử lí xuống sông
Tuyên truyền mọi người có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường
Ăn rau và hoa quả của địa phương mình trồng
 [2]
 2.3.2. Giải pháp 2: Trắc nghiệm tự luận: Học sinh phải viết một bài diễn giải hoặc một bài văn tự luận.
Ví dụ: Một số câu hỏi liên hệ thực tế về giáo dục bảo vệ môi trường.
Hãy liệt kê một số vật nuôi trong gia đình thuộc loài thú.
Em hãy viết một câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình về sự li tán của một gia đình thú khi bị bão, lũ tàn phá nơi ở của gia đình thú.
Hãy nghĩ ra một câu khẩu hiệu kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm môi trường.
Quanh sân trường có bao nhiêu loại cây, có những cây nào bị tác động của bão lũ? Hãy kể tên số cây đó?
Hãy hỏi ông bà bố mẹ xem có những con vật nào mà trước đây họ thường hay thấy ở đồng ruộng nhưng ngày nay thì không còn thấy nữa và nguyên nhân thì vì sao?
Hãy nghỉ ra một biểu ngữ kêu gọi mọi người không tham gia vào buôn bán động vật hoang dã mà hãy bảo vệ chúng. Ví dụ:
+ Hãy bảo vệ những người bạn của chúng ta!
+ Săn bắn động vật hoang dã là phạm pháp![2] 
 2.3.3. Giải pháp 3: Thông qua bài tập tình huống bằng phương pháp trắc nghiệm.
 Bằng các bài tập tình huống giáo viên không những cung cấp tri thức về môi trường và bảo vệ môi trường mà còn luyện cho học sinh cách rèn luyện, đánh giá, lựa chọn các giải pháp để giải quyết một vấn đề.
Tình huống 1:
 Chủ nhật vừa qua, nhà trường mời cán bộ bảo vệ môi trường đến nói chuyện về môi trường và hướng dẫn bảo vệ môi trường. Giáo viên và học sinh đi nghe rất đông. Tuy vậy, vẫn có một số bạn không đi với lí do là vấn đề này không liên quan đến mình, vì bảo vệ môi trường là việc làm của nhà nước.
Theo em suy nghĩ của các bạn ấy có đúng không? Đ (đúng) 
 KĐ (không đúng) 
Em có cho rằng, học sinh trung học cơ sở cũng cần phải tìm hiểu môi trường để có kiến thức về vấn đề bảo vệ môi trường hay không? C (Cần)
 KC (Không cần)
Đi nghe nói chuyện về bảo vệ môi trường có phải là góp phần vào giải quyết vấn đề cấp thiết của nhân loại? Đ (đúng) 
 KĐ (không đúng) 
 [2]
Tình huống 2:
 Xã TQ là một xã điển hình về xây dựng nông thôn mới của huyện TH, sau nhiều năm thực hiện xây dựng các tiêu chí “xây dựng nông thôn mới” xã chuẩn bị đón nhận xã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Sự kiện này đã được các bạn học sinh lớp 10 bàn tán rất sôi nổi.
Duyên lớp trưởng nói: “ Các bạn ơi, từ nay ở xã mình vấn đề vệ sinh môi trường sẽ được quan tâm và luôn sạch sẽ đấy! hiện tượng đốt rơm rạ sau thu hoạch sẽ chấm dứt, các trang trại chăn nuôi lớn sẽ được xây dựng tập chung ở nơi xa khu dân cư, người dân sẽ được sử dụng nước hợp vệ sinh, các ao hồ sẽ không bị hút nước để cấy lúa nữa...”
Hồng nói tiếp lời: “ Sẽ không còn hiện tượng xả nước thải chăn nuôi ra dãnh đường, ném xác chết động vật xuống ao hồ, mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc thu gom các túi đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.”
Duyên: “ Tất cả những điều này là một tiêu chí để xây dựng nông thôn mới đấy”
Nam: “Theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới là phát triển lao động sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng cở sở vật chất cho nông thôn chứ không có gì liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn, hơn nữa đốt rơm rạ vào ngày mùa là bảo vệ môi trường, hút nước ao để trồng lúa là để tăng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_bang_phuong_phap_trac_nghi.doc