Giáo dục lòng nhân ái, biết ơn, kính trọng thầy cô cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp

Giáo dục lòng nhân ái, biết ơn, kính trọng thầy cô cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp

Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp của con người, là cái gốc của đạo đức và nền tảng của luân lí xã hội. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình. Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam với tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”,. Hiện nay trong vấn đề giáo dục tại trường học cho học sinh còn rất nhiều bất cập, chẳng hạn như tình hình vi phạm nội quy nhà trường , tình hình vi phạm pháp luật như tham gia vào các tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an ninh hay đánh nhau, bỏ học. Mặc dầu không phổ biến nhưng những hiện tượng này đã phá đi không khí thanh bình của nhà trường, tạo nên nỗi nhức nhối của toàn xã hội.[1]

Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Trong xã hội hiện đại hiện nay, vấn đề đạo đức xã hội nói chung, đạo thầy - trò nói riêng đang còn nhiều mặt trái cần được quan tâm giải quết. Đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô; thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ.

Tôi thiết nghĩ nguyên nhân của các sự việc nêu trên là do: Thiếu sự quan tâm của gia đình, bản thân học sinh không có sự rèn luyện tốt, tác động tiêu cực của bạn bè, sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ như internet, games. Cũng có thể nguyên nhân từ chính các thầy cô chưa sử dụng đúng các biện pháp giáo dục, kỷ luật tích cực, thiếu gương mẫu trước học trò, kỹ năng ứng xử sư phạm chưa cao. Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm để phụ huynh học sinh cùng giáo viên có thể xem lại các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường.

 

docx 20 trang thuychi01 73455
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục lòng nhân ái, biết ơn, kính trọng thầy cô cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI, BIẾT ƠN, KÍNH TRỌNG THẦY CÔ CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM THÔNG QUA TIẾT SNH HOẠT LỚP.
	Người thực hiện: Lê Thị Hạnh
 Chức vụ: 	Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác Chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2019
Mục lục
1.Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp của con người, là cái gốc của đạo đức và nền tảng của luân lí xã hội. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình. Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam với tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”,... Hiện nay trong vấn đề giáo dục tại trường học cho học sinh còn rất nhiều bất cập, chẳng hạn như tình hình vi phạm nội quy nhà trường , tình hình vi phạm pháp luật như tham gia vào các tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an ninh hay đánh nhau, bỏ học... Mặc dầu không phổ biến nhưng những hiện tượng này đã phá đi không khí thanh bình của nhà trường, tạo nên nỗi nhức nhối của toàn xã hội.[1] 
Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Trong xã hội hiện đại hiện nay, vấn đề đạo đức xã hội nói chung, đạo thầy - trò nói riêng đang còn nhiều mặt trái cần được quan tâm giải quết. Đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô; thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ.
Tôi thiết nghĩ nguyên nhân của các sự việc nêu trên là do: Thiếu sự quan tâm của gia đình, bản thân học sinh không có sự rèn luyện tốt, tác động tiêu cực của bạn bè, sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ như internet, games... Cũng có thể nguyên nhân từ chính các thầy cô chưa sử dụng đúng các biện pháp giáo dục, kỷ luật tích cực, thiếu gương mẫu trước học trò, kỹ năng ứng xử sư phạm chưa cao. Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm để phụ huynh học sinh cùng giáo viên có thể xem lại các biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. 
Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại trường phổ thông ngoài công tác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với đại đa số thầy, cô. Công tác thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, lòng yêu học sinh nói chung là “Kỷ cương tình thương, trách nhiệm”, thực hiện với một mục tiêu duy nhất là hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh và phát huy hiệu quả học tập của mỗi học sinh. Thực hiện thành công công tác này dựa trên kinh nghiệm của mỗi thầy, mỗi cô. Chính vì thế có không ít những suy tư, trăn trở cho mỗi thầy, cô, thậm chí có thể có sự lúng túng đối với những thầy, cô giáo trẻ mới vào nghề khi phải thực hiện công tác này. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Giáo dục lòng nhân ái, biết ơn, kính trọng Thầy cô cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp.” để trao đổi cùng đồng nghiệp, với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu để đưa ra những sáng kiến, biện pháp phù hợp trong “ Giáo dục lòng nhân ái, biết ơn, kính trọng Thầy cô cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp”. Từ đó giúp học sinh biết sống nhân ái, biết lễ phép, kính trọng, biết ơn thầy cô.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Tiết sinh hoạt lớp, lớp 11a4, Trường THPT Thọ xuân 5.
	Tìm hiểu các nguyên nhân, đưa ra biện pháp phù hợp để “ Giáo dục lòng nhân ái, biết ơn, kính trọng Thầy cô cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp”.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi chủ động tìm hiểu các tài liệu chỉ đạo, phân tích các văn bản quản lí của nhà trường, những văn bản liên quan đến giáo dục lòng nhân ái, biết ơn kính trọng Thầy Cô thông qua hoạt động nhân đạo, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trong trường.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để có cơ sở cho việc áp dụng phương pháp và kinh nghiệm này, tôi đã tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực tế tổ chức tiết sinh hoạt lớp ở một số lớp trong nhà trường , một số trường trên địa bàn huyện . 
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Qua việc khảo sát, thu thập thông tin, tôi đã tín hành xử lí số liệu, thống kê đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài để rút kinh nghiệm và khẳng định tính thực tiễn và hiệu quả của đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Ngạn ngữ có câu: Lòng nhân ái là vũ khí cao thượng nhất. Trong chiến tranh, lòng nhân ái đã trở thành sức mạnh bởi nó làm cho sức mạnh của đoàn quân xâm lược trở nên vô nghĩa. Với giặc Minh xâm lược từng "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ", "Trúc Lam Sơn không ghi hết tội", Lê Lợi, Nguyễn Trãi vẫn "mở lượng hiếu sinh". Lòng nhân ái Việt Nam đã chuyển thành lòng bao dung, lòng vị tha cao thượng và ngày càng rộng mở. Trong từng bối cảnh, với từng cấp độ, những biểu hiện của lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp trong văn hóa ứng xử, một nền tảng của luân lý xã hội. Lòng nhân ái là một giá trị văn hóa lớn tạo nên nét độc đáo của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, một giá trị đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, ở giai đoạn hiện nay, trong việc xây dựng lối sống mới để đáp ứng được sự phát triển đất nước, chúng ta không thể không kế thừa giá trị cao cả này
Nhà sư phạm Xukhomlink đã nói: "Nếu những đứa trẻ dửng dưng với những điều đang xảy ra trong trái tim người bạn, bố mẹ hoặc bất cứ người đồng bào nào em gặp. Nếu những đứa trẻ không biết đọc trong ánh mắt người khác trong trái tim người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính". Giới trẻ hiện nay đang bị cuốn nhanh vào guồng quay cuộc sống vội vã, khiến họ ít nhiều quên đi những giá trị sống bình dị mà ý nghĩa như sự tri ân, lòng trắc ẩn, tình yêu thương Do vậy, bên cạnh việc dạy "chữ" thì việc dạy "người" có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhân dân ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” Các câu nói trên khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của phẩm chất đạo đức của con người trong sự nhìn nhận, đánh giá sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung. Vì thế bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng quan tâm đúng mức về giáo dục hạnh kiểm cho học sinh. Bài học ấy không thể khô cứng trong những giờ học với những cuốn sách giáo khoa và đóng khung trong bốn lăm phút học. Nó có thể thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là những tiết sinh hoạt lớp với Giáo viên chủ nhiệm người gần gũi với các em nhất, để giờ sinh hoạt lớp không còn là giờ khiển trách học sinh vi phạm hay phổ biến kế hoạch trong tuần. Trở thành tiết học nặng nề, tẻ nhạt với các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Về phía giáo viên chủ nhiệm(GVCN): Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung.
	Về phía giáo viên bộ môn: Một số giáo viên bộ môn nghĩ rằng nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Nếu có chăng chỉ là những tiếng la rầy những học sinh có tác phong, có thái độ học tập không đúng mà như thế thì chưa phải là giáo dục đạo đức thật sự cho học sinh.
	Về phía học sinh: Trong tâm trí các bạn học sinh, tiết sinh hoạt lớp thường không phải một tiết được chờ đón, thậm chí với một số học sinh được coi là “cá biệt” thì chỉ trông chờ giờ sinh hoạt trôi qua thật nhanh.
	Về thực trạng xã hội: Trong những ngày qua, câu chuyện cô giáo ở Trường Tiểu học Bình Chánh (huyện Bến Lức, Long An) sau khi phạt học sinh vi phạm bằng hình thức quỳ gối đã bị một số phụ huynh đến trường gây áp lực, bắt cô phải quỳ gối xin lỗi lại trước sự chứng kiến của nhiều người trong thời gian 40 phút, chưa kịp lắng xuống thì ngày 2/3/2018, một học sinh lớp 8 tại trường Trung học cơ sở Tân Thạch (huyện Châu Thành, Bến Tre) đã có hành vi bóp cổ, đe dọa giáo viên tiếng Anh ngay tại lớp học, đã khiến dư luận bất bình, phẫn nộ.
	Thật ra, hai vụ việc vừa xảy ra nêu trên chỉ như giọt nước làm tràn ly. Bởi trong nhiều năm gần đây, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo đang có chiều hướng gia tăng. Một số học sinh, sinh viên dùng đủ trò để trả thù, “khủng bố”, đe dọa thầy cô giáo từ ngôn ngữ đến hành động, thậm chí còn dùng hung khí chém thầy cô đến trọng thương. Nhiều phụ huynh thì một mực bênh con nên đã kích động, xúi giục con có những lời nói, hành động bất kính với thầy cô; có phụ huynh chỉ vì bất bình với với hình thức phạt con của cô giáo đã kéo cả gia đình đến trường hành hung giáo viên đến mức phải nhập viện
	Về cách thức và phương pháp thực hiện: Qua tìm hiểu một số giờ sinh hoạt lớp ở các lớp khác tôi nhận thấy rằng một số lớp có những khoảng thời gian chết mà cả thầy và trò đều không biết làm gì, một số lớp khác thì giáo viên chủ nhiệm dành quá nhiều thời gian cho việc khiển trách, phê bình học sinh.
 Thông thường GVCN dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến kế hoạch,công việc tuần tới. Đôi khi GVCN cũng giao cho học sinh điều khiển một phần tiết sinh hoạt, chủ yếu dưới dạng sơ kết, đánh giá kết quả học tập, thi đua trong tuần, sau đó GVCN nhắc lại làm cho tiết sinh hoạt thường tẻ nhạt, nặng nề. Đôi khi tiết sinh hoạt GVCN còn dùng để nhắc đến các khoảng thu, hay la mắng học sinh.Việc làm mang tính hình thức, hiệu quả tiết sinh hoạt còn thấp, học sinh ít hứng thú. Đôi lúc nội dung sinh hoạt chỉ 10-15 phút, thời gian còn lại là nói chuyện, hát. Không biết làm gì cho hết thời gian, lúc đó cả thầy và trò ngồi chờ tiếng trống. Vì thế tiết sinh hoạt lớp nhiều lúc bị coi thường, hiểu quả thấp.
	Từ cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, qua thực tế công tác bản thân, tôi mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp kinh nghiệm “ Giáo dục lòng nhân ái, biết ơn, kính trọng Thầy cô cho học sinh lớp chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt lớp”.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp cụ thể đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a).Giải pháp thứ nhất : Giáo viên là tấm gương cho học sinh học tập.	
	Muốn nói mà học sinh nghe, muốn học sinh là những con người nhân ái, kính trọng Thầy cô trước hết Thầy cô phải là tấm gương cho các em học tập.
Tác phong: 
	- Ăn mặc lịch sự, kín đáo.
	- Tác phong đi lại của thầy cô cũng là một hình ảnh trực quan của học sinh.
	- Lời nói là phương tiện giao tiếp trực tiếp hàng ngày của thầy trò. Nên chúng ta cũng thận trọng hơn khi giao tiếp với học sinh.Giáo viên tránh xúc phạm hay miệt thị hoc sinh, tránh thứ ngôn ngữ “chợ búa”, hay nói tục tĩu làm các em tổn thương, hoặc không nể phục. Nếu trong lúc nóng nảy, giáo viên có nặng lời với các em thì đừng ngại nói lời xin lỗi.
	- Nét mặt, ánh mắt của giáo viên biểu lộ trực tiếp thái độ với các em học sinh. 
Phẩm chất, nhân cách.
	Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp chúng ta tự tin để dạy học trò. Tôi biết không ai là người hoàn hảo, nhưng những gì thuộc về đạo đức, nhân cách một nhà giáo chúng ta phải gìn giữ, phải hoàn thiện. Nếu chúng ta dạy các em phải biết tha thứ mà bản thân chúng ta lại không biết tha thứ cho ai, dạy các em phải biết cảm thông mà bản thân chúng ta lại hay miệt thị người khác, dạy các em phải biết bỏ đi thói ghen tị mà chúng ta lại ghen tị hẹp hòi, hoặc nói với các em là phải biết đối xử công bằng mà bản thân chúng ta đối xử với các em không công bằng thì chúng ta không thể thuyết phục được học sinh.
	Nhân cách, phẩm chất không phải là cái gì cao siêu mà là thái độ sống, hành động, cách ứng xử hàng ngày của thầy cô ở trường, ở nhà, trong tập thể, hay trong đời sống cá nhân của mỗi người.
b). Giải pháp thứ hai: Lắng nghe, gần gũi, tìm hiểu học sinh, không ngại nói lời xin lỗi, cảm ơn với học sinh đúng thời điểm.
	Thứ nhất: Giáo viên phải có lòng yêu thương thực sự, tôn trọng học sinh mới hiểu các em. Khi cần, chúng ta nên gọi các em bằng tên hoặc tên chữ lót kèm theo . Không nên đặt “biệt danh” và gọi tên theo “biệt danh” giữa lớp, giữa đám đông (như “ lực cận ”, Quang “còi” chẳng hạn) là điều tối kỵ. Các em rất dễ tự ái vì bị giáo viên xúc phạm. 
	Thứ hai: Giáo viên cần gần gũi, tâm sự với học sinh; tự đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh. Tâm sự bằng tình cảm chân thật của người thầy, người anh, người chị Có như vậy các em cảm thấy mình được giáo viên tin cậy, đồng cảm nên sẽ sẵn sàng nói ra những điều sâu kín cho giáo viên . Qua đó, giáo viên sẽ nắm được tình hình chung của lớp, hoàn cảnh gia đình các em và có các biện pháp giáo dục phù hợp, nếu có những trường hợp vi phạm. 
	Thứ ba: Khi tiếp xúc với học sinh, giáo viên cần tỏ rõ sự sẵn sàng lắng nghe phản ánh của học sinh. Ánh mắt của giáo viên luôn hướng về các em, chăm chú nghe bằng cả sự nhiệt tình. Tránh tình trạng học sinh nói thì nói, giáo viên cứ ngoảnh mặt nơi khác hoặc bấm điện thoại; thỉnh thoảng “ừ”, “à” cho qua chuyện. Nếu xử sự như vậy, dần dần các em sẽ mất thiện cảm với giáo viên vì lời nói của mình không được ghi nhận thấu đáo. 
	Thứ tư: Giáo viên cần tận dụng mọi cơ hội, mọi thời gian thích hợp để lắng nghe học sinh. Đó là giờ giải lao, sau tiết chủ nhiệm, góc sân trường Tùy theo tình huống, hoàn cảnh câu chuyện mà chúng ta có cách khơi gợi, lắng nghe cho phù hợp. Ví dụ, không thể trao đổi câu chuyện riêng giữa giáo viên và học sinh ngay trong lớp, dù đó là phút nghỉ giữa giờ. Làm như vậy sẽ tạo ra sự khó nói giữa hai bên và việc trao đổi không có kết quả.[1]
	Thứ năm: Lắng nghe học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp. Giáo viên chủ nhiệm cần biết lắng nghe, hiểu thấu tâm tư học sinh để tránh lối hành xử áp đặt; biết chấp nhận sự khác biệt của mỗi học sinh; Lắng nghe phụ huynh, nghe để hiểu, nghe để cảm nhận, nghe để biết, nghe để về nhà ngẫm thêm lần nữa để trả lời những câu hỏi tại sao? Để tìm ra phương pháp giáo dục, tiếp cận phù hợp với từng em; Lắng nghe từ phía đồng nghiệp, nghe để tiếp nhận những thông tin biểu hiện của các em trong giờ học để có cái nhìn và đánh giá xác thực hơn, nghe để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để bản thân trau dồi, tích lũy kinh nghiệm làm nghề. 
	Thứ sáu: Mọi điều tốt đẹp nhất bắt đầu từ những lời cảm ơn hoặc xin lỗi, ngay trong nhà trường .Biết xin lỗi thì mới nhận được lời cảm ơn. Và người Giáo viên phải làm gương cho học sinh, sẵn sàng nói lời xin lỗi, cảm ơn với học sinh khi cần thiết. Các em sẽ cảm thấy được tôn trọng, được ghi nhận.
	Một số vụ việc đáng tiếc xảy ra gần đây trong nhà trường, theo tôi, phần nào lỗi về khâu chưa biết lắng nghe học sinh; chưa có sự tương tác, hợp tác và chưa có niềm tin lẫn nhau giữa thầy và trò. Một lời tâm sự, một cử chỉ thân mật, yêu thương, người thầy có thể hóa giải nhiều tình huống sư phạm một cách êm đẹp, có tình có lý và tâm phục khẩu phục. Học cách để lắng nghe học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và cộng đồng – sẽ giúp chúng ta xây dựng được những mối quan hệ sâu sắc và để có thể hỗ trợ đến từng cá nhân học sinh .Nếu chúng ta lắng nghe các em nói, các em sẽ cho ta biết các em thích gì, không thích gì, các em đã hiểu hay chưa hiểu điều chúng ta nói. Giáo viên phải vừa là cha, mẹ, anh, chị, là bạn tâm giao với học trò, khơi gợi và truyền lửa cho sự đam mê và sáng tạo của học trò, đó mới là thành công của người thầy.
Hình ảnh: Đồng hành cùng các em trong tất cả các phong trào.
c). Giải pháp thứ ba: Phối hợp với phụ huynh, động viên phụ huynh luôn nêu gương tốt cho học sinh học tập.
	Người thầy đầu tiên của các em chính là bố mẹ và ngôi trường đầu tiên của mỗi người chính là gia đình! Vì vậy, muốn dạy các em có nhân cách tốt thì bố mẹ và các thành viên trong gia đình phải là những tấm gương tốt.
	Trong hành trình giáo dục thế hệ trẻ, chúng ta hay nói tới sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường – gia đình và xã hội. Muốn tạo nên một nhân cách tốt, một thế hệ có kiến thức, hoài bão và sống có đạo đức, sự phối hợp giáo dục này là không thể tách rời. Đặc biệt là mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Không thể dạy các con phải trung thực trong khi bố mẹ hoặc ai đó trong nhà thường xuyên nói dối. Không thể dạy các con phải ngăn nắp trong khi chính người lớn không gọn gàng và chỉn chu. Nếu bố mẹ chưa từng nói và làm những việc từ thiện thì ít có khả năng là các con biết giúp đỡ người kém may mắn hơn mình. Bố mẹ không quen nói lời yêu thương với nhau và với con cái thì các con cũng thấy “ngường ngượng” khi bày tỏ tình cảm của mình với bố mẹ và người khác bằng những lời thân thiện. Bố mẹ không nhận trách nhiệm về các hành động của mình thì việc các con hay có thói quen đổ lỗi cũng không là một việc lạ. Bố mẹ không tuân thủ quy định thì các con rất nhiều khả năng cũng coi việc vi phạm nội quy là chuyện bình thường.
	Mặc dù nghiêm khắc với con, luôn dạy con những điều “điều hay lẽ phải” và về sự tử tế nhưng cũng có thể trong một lúc nào đó các con có thể mắc lỗi, thậm chí là “trọng lỗi”. Những lúc như vậy, bố mẹ cần là người bên cạnh để chia sẻ, động viên, an ủi con và giúp con nhận ra lỗi lầm cũng như nhận trách nhiệm hoàn toàn về những việc mà mình gây nên.
	Vậy làm thế nào để tạo mối liên hệ mật thiết với phụ huynh và động viên phụ huynh làm gương cho các em.
	Thứ nhất: Tại cuộc họp phụ huynh đầu năm học hãy cố gắng dành nhiều thời gian bàn về việc trao đổi cách giáo dục các em thay vì phổ biến các khoản thu chi. Phân tích thật sâu với phụ huynh giá trị, tầm ảnh hưởng của Bố mẹ, gia đình đến việc hình thành nhân cách của các em. 
	Thứ hai: Khi học sinh vi phạm nội quy hoặc có biểu hiện lệch lạc về quan điểm sống hãy trao đổi ngay với phụ huynh, tìm hiểu nguyên nhân, thống nhất đưa ra hướng giải quyết.
	Thứ ba: Tại một số buổi sinh hoạt lớp hãy sắp xếp thời gian hợp lí có thể mời phụ huynh đại diện tham dự, việc làm này sẽ cho các em cảm thấy sự đồng hành của phụ huynh cùng các em cũng như tầm quan trọng của buổi sinh hoạt.
	Thứ tư: Lập nhóm facebook của lớp để phụ huynh cùng vào quan sát các hoạt động của các em. Giáo viên có thể quay lại các buổi tranh luận về các vấn đề mở để qua đó phụ huynh hiểu con mình hơn.
d). Giải pháp thứ tư : Đưa nội dung giáo dục lòng nhân ái, biết ơn, kính trọng Thầy cô vào tiết sinh hoạt lớp.
	Ở tiết sinh hoạt lớp với thời lượng 45 phút. Tôi dành 15 phút để tổng kết tuần, và triển khai kế hoạch, nội dung tuần mới. 30 phút còn lại tôi ưu tiên cho nội dung giáo dục đạo đức học sinh theo chủ đề tuần. Với phạm vi đề tài này tôi xin được nêu kinh nghiệm xây dựng tiết sinh hoạt lớp với chủ đề : Giáo dục lòng nhân ái, biết ơn, kính trọng Thầy cô.
	*Công tác chuẩn bị.
	Trước mỗi tuần diễn ra tiết sinh hoạt, GVCN cần trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về mục đích nhiệm vụ của tiết sinh hoạt sắp tới. Thống nhất nội dung, hình thức tiết sinh hoạt, thu thập ý tưởng tổ chức sinh hoạt qua các nguồn kênh thông tin khác nhau như trao đổi nhóm Facebook, trên cơ sở nguyện vọng của học sinh và mục đích giáo dục, hướng dẫn đội ngũ cán bộ lớp phân công các nhiệm vụ cho các nhóm. GVCN theo sát các nhóm trong quá trình chuẩn bị, định hướng, duyệt nội dung. 
	Nhóm 1: Chuẩn bị video nói về lòng nhân ái, đồng thời tìm hiểu những quan điểm về sự việc, hiện tượng, tình huống trong video.
	Nguồn https://www.youtube.com/watch?v=1poutAqFTBU.
	Thông điệp gửi đến học sinh: Trước thực trạng biến động của xã hội, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" mà cha ông ta đã đúc kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó đúng đắn ở mọi thời đại và mang đậm tính nhân văn. Và muốn làm được những điều như vậy, mỗi bản thân chúng ta cần tự nhận thức và rèn luyện cho mình, luôn nhắc nhở mình tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_duc_long_nhan_ai_biet_on_kinh_trong_thay_co_cho_hoc_sin.docx