Giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí ở THCS

Giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí ở THCS

Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết.

Nhận thức rõ những ảnh hưởng lớn do BĐKH gây ra, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015"; từ đó, việc tích hợp nội dung này vào các môn học đã được triển khai đồng bộ.Trong công tác ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, giáo dục biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng . Giáo dục biến đổi khí hậu là nội dung được tích hợp trong một số môn học ở trường phổ thông. Địa lí là môn học có “môi trường” phù hợp và thuận lợi để thực hiện giáo dục biến đổi khí hậu

 

docx 7 trang haihuy29 14/08/2023 5964
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẮNG
 TỔ: SỬ- ĐỊA- CÔNG DÂN 
CHUYÊN ĐỀ SỐ 1:
“GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở THCS”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Sự cần thiết của chuyên đề
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết. 
Nhận thức rõ những ảnh hưởng lớn do BĐKH gây ra, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015"; từ đó, việc tích hợp nội dung này vào các môn học đã được triển khai đồng bộ.Trong công tác ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, giáo dục biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng . Giáo dục biến đổi khí hậu là nội dung được tích hợp trong một số môn học ở trường phổ thông. Địa lí là môn học có “môi trường” phù hợp và thuận lợi để thực hiện giáo dục biến đổi khí hậu
2. Mục đích nghiên cứu: 
- Nắm được kĩ năng ứng xử với môi trường của học sinh
- Xác định phương pháp dạy học đúng đắn, phù hợp với thực tế. 
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với những biến đổi khí hậu xảy ra trong cuộc sống.
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
1. Mặt tích cực:
Nhìn chung trong nhà trường, các thiết bị - đồ dùng phục vụ cho môn học được trang bị khá đầy đủ, giáo viên tích cực đầu tư vào tiết dạy, các thiết bị - đồ dùng cũng được sử dụng khá triệt để.
2. Mặt hạn chế:
Mặc dù các thiết bị được nhà trường đầu tư đầy đủ nhưng vẫn còn không ít giáo viên khi gỉảng dạy đều sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa mà ít sưu tầm thêm tranh ảnh, video trên các phương tiện thông tin đại chúng vì ngại mất nhiều thời gian trong các tiết dạy, dẫn đến việc ít rèn luyện kỹ năng cho các em. Vì thế các tiết dạy và học thiếu sinh động, chưa phát huy được tính tư duy sáng tạo của học sinh dẫn đến kết quả ứng dụng kiến thức môn học vào thực tiễn chưa cao.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Phương pháp tích luỹ kiến thức:
Để học sinh hiểu biến đổi khí hậu là gì trước hết cho học sinh biết các khái niệm “ Hiệu ứng nhà kín, mưa a xít, .., sau đó cho học sinh hiểu tác hại của các hiện tượng trên và nó chính là hậu quả của vấn đề môi trường. Kích thích tính tự giác học tập, tìm tòi những khái niệm, những vấn đề nan giải. Giáo viên thường xuyên nhắc nhở các em cần học bài, soạn bài đầy đủ, cần thường xuyên tiếp xúc với sách giáo khoa, bản đồ,biểu đồ, các hiện tượng địa lí nhằm tích luỹ kiến thức địa lí. Vì không có kiến thức cần thiết thì các em khó lòng nắm bắt được các sự vật, hiện tượng địa lí một cách rạch ròi. Mặt khác giáo viên cần trang bị cho các em kiến thức địa lí kinh tế tổng hợp, đặc biệt mối quan hệ biện chứng giữa vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội để hiểu sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nào đó. Đây là những kiến thức rất cần thiết và trọng tâm của chương trình địa lí THCS
2. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
Phương pháp hình thành những biểu tượng địa lí nói chung và giáo dục ứng phó với BĐKH nói riêng tốt nhất với HS là hướng dẫn các em quan sát các sự vật, hiện tượng có thể trực tiếp trên thực địa hoặc trên tranh ảnh, đoạn phim
Với phương pháp này, HS có những hình ảnh cụ thể về đối tượng địa lí, về những vấn đề có liên quan đến BĐKH. Phát triển năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh ; rèn luyện thói quen làm việc độc lập, tích cực tìm hiểu những hiện tượng địa lí diễn ra hàng ngày ở xung quanh.
3. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả
- Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng. Đó là mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa các hiện tượng địa lí kinh tế − xã hội với nhau và giữa tự nhiên với kinh tế − xã hội. Trong các mối quan hệ đó, có những mối quan hệ nhân quả và những mối quan hệ thông thường. Đối với những bài học có nội dung giáo dục BĐKH, ta có thể vận dụng phương pháp này. Bởi vì, hậu quả của BĐKH là do tác động của hàng loạt nguyên nhân, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có nguyên nhân tự nhiên và có nguyên nhân do con người gây ra. 
4. Phương pháp dạy học gắn với thực tế
Thiết kế và tổ chức bài học cần được thực hiện đa dạng các phương pháp dạy học, đặc biệt tăng cường các phương pháp dạy học tích cực với hình thức tổ chức gắn với hoạt động thực tiễn. Biến đổi khí hậu là nội dung mang tính thực tiễn, nó sẽ thực sự sống động và hiệu quả khi được thực hiện gắn với thực tiễn cuộc sống. 
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như BĐKH là một hiện trạng luôn xảy ra trong thục tế gắn với cuộc sống hàng ngày. Vì vậy để giáo dục BBĐKH đạt hiệu quả cao nhất thiết bài dạy phải có sự liên hệ với thực tế địa phương, đất nước, từ đó giúp các em nhận thúc rõ hơn về trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng như biết đề ra các giải pháp ứng phó với sự biến đổi của khí hậu toàn cấu
IV. KẾT LUẬN
Giáo dục BBĐKH cho học sinh là một việc làm cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua bài dạy nhắm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức cần thiết về biến đổi khí hậu, nhận thức những vấn đề của biến đổi khí hậu, những kĩ năng cần thiết để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như giúp cho học sinh thấy được những triển vọng, giá trị của những nhận thức và hành động phù hợp vì một tương lai phát triển bền vững. 
Tuy nhiên, việc giáo dục ứng phó với BĐKH thông qua các bài này hầu hết được thể hiện ở mức độ liên hệ. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho GV, vì lúc này, GV phải biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin về BĐKH một cách hợp lí để làm sao khi lồng ghép không gây quá tải cho bài học, không biến bài học địa lí thành bài giáo dục ứng phó với BĐKH. Đối với học sinh các trương DTNT vì đặc thù riêng nên sử dụng các phương pháp dạy học sát đối tượng mới mang lại hiệu quả thiết thực.
V. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
a. Dạy minh họa: Cô Nguyễn Thị Liên
b. Dự kiến thời gian: thực hiện trong tuần thứ 4 của tháng 10, hoặc đầu tháng 11
c. Các thành viên trong nhóm dự giờ, rút kinh nghiệm, sau đó tổ chức áp dụng dạy đại trà theo quy định của chuyên môn.
Chương III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC.
Tiết 13– Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC.
I . Mục tiêu bài học:
1 . Về kiến thức: Hs
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bảm của môi trường hoang mạc.
Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt ở hoang mạc đới nóng và hoanh mạc đới ôn hòa.
Biết được sự thích nghi của thực động vật ở môi trường hoang mạc.
2. Về kĩ năng:
Đọc và so sánh biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa, phân tích ảnh địa lí
3 . Thái độ, tích hợp:
Giáo dục hs có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường .
Lòng ham mê học hỏi môn địa lí
4 . Định hướng năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề , tự quản lí, sáng tạo, giao tiếp...
Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ,năng lực học tập ngoài thực địa. năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh, hình vẽ, video....
II . Kĩ năng sống cơ bản:
Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe, phản hồi tích cực và hợp tác khi làm việc theo nhóm
Tư duy: Thu thập, xử lí thông tin từ lược đồ, bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê và bài viết để tìm hiểu về môi trường hoang mạc.
Làm chủ bản thân, tự nhận thức, giải quyết vấn đề.
III . Kĩ thuật và PP dạy học: Suy nghĩ, cặp đôi, thảo luận nhóm, hs làm việc cá nhân, hỏi- đáp, động não.
IV .Chuẩn bị của GV-HS:
-GV:Bản đồ tự nhiên thế giới, Tranh ảnh hoang mạc.
-HS: Đọc tìm hiểu trước ở nhà, tìm các biện pháp hạn chế hoang mạc mở rộng.
V . Các hình thức tổ chức dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT HỌẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
2. GV tạo tình huống cho bài mới 
Bằng những hiểu biết của em về thực động vật sống trong hoang mạc? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về môi trường hoang mạc.
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường
-Hoạt động cặc đôi
GV: Chuyển giao nhiệm vụ
CH: Hoang mạc trên thế giới chiếm một diện tích ntn trên bề mặt Trái Đất? Quan sat h19.1 cho biết?hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Vì sao lại phân bố như vậy?
-Hs: Chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.
-Hs: Ven bờ biển có dòng biển lạnh đi qua, nằm sâu trong nội địa, dọc theo hai đường chí tuyến.
-Hs: Vì:-Ven dòng biển lạnh có nhiệt độ thấp
-Xa biển ít nhận được hơi nước do gió đem đến
-dọc theo 2 chí tuyến có 2 giải cao áp hơi nước khó ngưng tụ thành mây ít mưa.
Y/c hs quan sát lược đồ?Xác định hoang mạc sahara và hoang mạc gôbi?
? Hoang mạc sahara thuộc đới nào? Hoang mạc gô bi thuộc đới nào?
Hoạt động nhóm
GV: Chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát hình 9.2 và 9.3 Hãy so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa?Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc?
Y/c hs làm theo mẫu:
Các yếu tố
HM đới nóng
HM đới ôn hòa
Mùa đông (t1)
Mùa hạ(t7)
BDN năm
Mùa đông (t1)
Mùa hạ(t7)
BDN
năm
Nhiệt độ
140C
400C
200C
-200
200C
400C
Lương mưa
Không mưa
Rất ít 8mm
Rất nhỏ
60m
Rất c
o
Đặc điểm kh
 hậu
BDN trong năm cao mùa đôn
 ấm, mùa hạ rất nón
, mưa rất ít.
BDN rất cao, mùa đông
rất lạnh, mùa
hạ không quá nóng, mưa ít.
-Hs: Khô hạn, khắc nghiệt.
GV Y/c hs quan sát h19.4 vá h19.5
CH: Mô tả cảnh quan trong ảnh?
CH: Em có nhận xét gì về động thực vật ở hoang mạc?
CH: Yc hs quan sát h19.4 cho biết dân cư ở hoang mạc thường sống ở đâu? Vì sao?
Hs: thường sống trong ốc đảo, những nơi có nguồn nước.
Gv cho hs xem ảnh nếu có.
Hoạt động 2: Sự thích nghi của động , thực vật với môi trường.
GV: Cho Học sinh xem clip
Cho hs làm theo mẫu:
Cách thích nghi của thực vật.
Cách thích nghi của động vật.
-Lá cây..
-Thân cây
-Rễ cây.
-Chu kì sinh trưởng.
-Ăn uống .
-Ngủ, nghỉ.. 
-Di chuyển .. ..
Tích hợp môi trường và sự biến đổi khí hậu
Gv: cho hs xem clip
Hs: Theo em VN có hoang mạc không?
Hs: VN có hoang mạc ở phan thiết( mũi né)
GVbs: Mỗi năm VN mất tới 20 đất vì bị cát lấn.
1.Đặc điểm của môi trường.
*Phân bố:
Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai đường chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu
-Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị hoặc sâu trong nội địa
*Đặc điểm:
Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động, thực vật nghèo nàn.
2.Sự thích nghi của động , thực vật với môi trường.
-Tự hạn chế sự mất hơi nước.
-Tăng cường dự trử nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hãy vễ sơ đồ tư duy hệ thống lại toàn bài.
D- E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG( học sinh làm ở nhà)
Về nhà học và làm bài
Xem trước bài mới hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
Sưu tầm hinh lạc đà chở hàng hóa qua hoang mạc,khai thác dầu ở hoang mạc, hệ thống tưới tự động cải tạo hoang mạc.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_duc_bien_doi_khi_hau_trong_day_hoc_dia_li_o_thcs.docx