Giải pháp giúp học sinh học tốt môn tin học lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn Thanh Hóa

Giải pháp giúp học sinh học tốt môn tin học lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn Thanh Hóa

Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội và đời sống con người. Bởi vì “nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là con người, một sản phẩm của xã hội nói chung và của giáo dục nói riêng”[3]. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.

Hiện nay môn tin học mới chỉ đưa vào học trong nhà trường tiểu học với số lượng ít và chỉ là môn học tự chọn nên một số bậc phụ huynh chưa thật sự quan tâm tạo điều kiện để các em học tốt hơn. Một số gia đình chưa dành nhiều thời gian cho con em học môn tin ở nhà với nhiều lí do khác nhau, chẳng hạn sợ con làm hỏng máy tính, sợ con chơi trò chơi mà không chú tâm vào học bài Bởi vì bên cạnh những em yêu thích môn học và ham học hỏi thì vẫn còn một số em còn ham chơi chưa chịu khó học dẫn đến chất lượng và hiệu quả không được như mong muốn.

 Chính vì thế, mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết là cần phải nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.

 Trong những năm công tác ở trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn, tôi nhận thấy một vấn đề là khi tiếp cận với một phần mềm mới, các em gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là với phần mềm LOGO, một phần mềm phức hợp, các em phải dùng lệnh để vẽ ra các hình, từ đơn giản đến phức tạp. Đây cũng là một vấn đề rất quan trọng. Trong thời gian qua, tôi đã suy nghĩ trăn trở và tìm kiếm các tài liệu liên quan. Nhưng hiện tại chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề này. Trong nhà trường cũng không có giáo viên dạy tin khác nên sự trao đổi về chuyên môn cũng gặp khó khăn.

 Để giải quyết vấn đề cấp thiết trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến của bản thân. Với đề tài “Giải pháp giúp học sinh học tốt môn tin học lớp 4,5 tại trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn Thanh Hóa”. Hy vọng sẽ giúp các em học tốt hơn và không gặp khó khăn trong khi thực hành.

 

doc 24 trang thuychi01 10482
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp giúp học sinh học tốt môn tin học lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận 
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3.Các giải pháp tổ chức thực hiện
6
2.3.1. Làm tốt công tác tuyên truyền
6
2.3.2. Cải thiện chất lượng phòng máy, sắp xếp phòng máy khoa học, dễ sử dụng.
6
2.3.3. Sử dụng phương pháp học tập cho từng nội dung học phù hợp, hiệu quả.
8
2.3.4.Tận dụng và biết cách thu thập những nguồn tài nguyên. 
16
2.3.5. Giáo viên thực hiện thường xuyên công tác tự học tự bồi dưỡng.
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT:	Công nghệ thông tin
CNH:	Công nghiệp hóa
HĐH:	Hiện đại hóa
TH: 	Tiểu học
GV: 	Giáo viên
HS:	Học sinh 
SGK:	Sách giáo khoa
QĐ:	Quyết định
BGD ĐT	Bộ Giáo dục và Đào tạo
SL:	Số lượng
TL:	Tỷ lệ
SKKN:	Sáng kiến kinh nghiệm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội và đời sống con người. Bởi vì “nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là con người, một sản phẩm của xã hội nói chung và của giáo dục nói riêng”[3]. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. 
Hiện nay môn tin học mới chỉ đưa vào học trong nhà trường tiểu học với số lượng ít và chỉ là môn học tự chọn nên một số bậc phụ huynh chưa thật sự quan tâm tạo điều kiện để các em học tốt hơn. Một số gia đình chưa dành nhiều thời gian cho con em học môn tin ở nhà với nhiều lí do khác nhau, chẳng hạn sợ con làm hỏng máy tính, sợ con chơi trò chơi mà không chú tâm vào học bàiBởi vì bên cạnh những em yêu thích môn học và ham học hỏi thì vẫn còn một số em còn ham chơi chưa chịu khó học dẫn đến chất lượng và hiệu quả không được như mong muốn. 
	Chính vì thế, mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết là cần phải nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
	Trong những năm công tác ở trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn, tôi nhận thấy một vấn đề là khi tiếp cận với một phần mềm mới, các em gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là với phần mềm LOGO, một phần mềm phức hợp, các em phải dùng lệnh để vẽ ra các hình, từ đơn giản đến phức tạp. Đây cũng là một vấn đề rất quan trọng. Trong thời gian qua, tôi đã suy nghĩ trăn trở và tìm kiếm các tài liệu liên quan. Nhưng hiện tại chưa có tài liệu nào bàn sâu về vấn đề này. Trong nhà trường cũng không có giáo viên dạy tin khác nên sự trao đổi về chuyên môn cũng gặp khó khăn.
	Để giải quyết vấn đề cấp thiết trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến của bản thân. Với đề tài “Giải pháp giúp học sinh học tốt môn tin học lớp 4,5 tại trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn Thanh Hóa”. Hy vọng sẽ giúp các em học tốt hơn và không gặp khó khăn trong khi thực hành. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy môn Tin học ở Tiểu học.
- Nghiên cứu một số phương pháp vẽ hình trong LOGO để giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã được học vào thực hành vẽ hình
- Trang bị cho HS kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện HS một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu	
Đề tài “Giải pháp giúp học sinh học tốt môn tin học lớp 4,5 tại trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn Thanh Hóa” được áp dụng cho các em học sinh khối 4 - 5 trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
 Với đề tài này, vấn đề đưa ra cần nghiên cứu giải quyết là: 
Nghiên cứu các phương pháp dạy và học môn tin học ở trường Tiểu học Thị trấn Nga Sơn.
Nghiên cứu thực trạng việc dạy tin học trong trường tiểu học.
Học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn năm học 2017 - 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu lý luận là nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến LOGO. Như sách giáo khoa, sách tài liệu tham khảo, tài liệu trên mạng InternetDo vậy khi xây dựng đề tài này tôi đã nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau: Giáo trình Word thực hành, Giáo trình Excel thực hành,Tin Học Thực Hành, Đồ họa thực hành, Hướng dẫn sửa lỗi máy tính, Sách giáo khoa cùng học tin học quyển 1,2,3 của Bộ giáo dục và đào tạo. 
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu thực tế trong quá trình giảng dạy
- Nghiên cứu thực tế trong quá trình học tập của học sinh 
- Phương pháp quan sát. Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới)
- Phương pháp điều tra (Phỏng vấn học sinh khối 4, 5)
- Phương pháp khảo nghiệm thăm lớp, dự giờ. Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Vai trò của môn tin học trong đời sống.
Tin học đang phát triển ngày càng nhanh và trở thành nhân tố vô cùng cần thiết trong mọi mặt, mọi lĩnh vực. Trong đó tin học được phổ biến và đặc biệt quan trong trong giáo dục. Tin học được vào chương trình học và hỗ trợ trong giảng dạy. Cả trong công việc và đời sống, tin học luôn chứng minh được tầm quan trọng của nó.Nhờ có tin học mà mọi việc trở nên thuận tiện và thoải mái hơn như: Việc cập nhật tìm kiếm thông tin trên Internet; Chia sẻ thông tin bổ ích và tiếp thu từ mọi người; liên lạc với bạn bè khắp nơi trên thế giới; tham gia các trò chơi lý thú và bổ ích; tham gia các khóa học trực tuyến
2.1.2. Vai trò của môn tin học trong nhà trường
Môn Tin học ở bậc TH bước đầu giúp HS làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kĩ năng sử dụng máy tínhHình thành cho HS một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập.
2.1.3. Vai trò của phần mềm LOGO trong vẽ hình.
LOGO được đưa vào trong các trường học nhằm cung cấp cho các em một Vi thế giới để các em tự thám hiểm, khám phá. Nhờ có môi trường đồ họa, trong đó rùa có khả năng di chuyển những khoảng cách khác nhau và quay những góc khác nhau và việc học hình học bằng cách dựng hình và khảo sát tính chất các hình làm cho LOGO trở thành một công cụ học tập rất tốt. LOGO là phần mềm dùng chung phù hợp với hầu hết các máy tính cá nhân và phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. LOGO có hệ thống từ khóa mang tính gợi mở cao, gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên của các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung nhà trường Tiểu Học Thị Trấn.
Trường Tiểu học Thị Trấn là trường chuẩn Quốc gia mức độ II với rất nhiều thành tích cao trong học tập cũng như trong giảng dạy. Là một trường trung tâm của huyện Nga Sơn nên có đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng cho việc dạy và học ở trường. Tuy môn Tin học đang được coi là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
Được sự ủng hộ của các cấp uỷ – UBND - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. Từ năm học 2016 -2017 nhà trường có 18 máy tính cho học sinh và một máy chủ cho giáo viên. một số máy cấu hình đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ.
2.2.2. Thực trạng trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học. Bản thân có tâm huyết với nghề nhưng do trong quá trình đào tạo chủ yếu là đào tạo về lĩnh vực dạy học nên còn hạn chế trong vấn đề xử lý sự cố máy tính. Vì thế khi thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên chưa xử lý kịp thời dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. Giáo viên phải luôn luôn tự học hỏi thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau và thông qua các bạn bè đồng nghiệp để trau dồi về chuyên môn.
Học sinh Thị Trấn chủ yếu là con em gia đình cán bộ có đầy đủ các điều kiện để học tập và sinh hoạt. Nhiều gia đình trang bị máy tính cho con em học tập ở nhà. Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học Tuy nhiên trong quá trình dạy tôi nhận thấy học sinh còn một số tồn tại sau: Một số bậc phụ huynh chưa coi trọng môn tin học, một số học sinh ở nhà chưa có máy vi tính nên điều kiện thực hành còn hạn chế. Bên cạnh những em học tốt môn tin học, thích tìm tòi khám phá thì vẫn còn một số học sinh chưa chịu khó học bài, tranh thủ lên mạng, chơi game.. một số phụ huynh sợ con em mình ham chơi trò chơi trên máy tính nên dù có máy tính ở nhà cũng không cho con mình sử dụng, vì sợ con chơi, vì lo máy tính bị con làm hỏng. 
2.2.3. Khảo sát kết quả khối 4, 5 cuối học kỳ 1 - Năm học 2017 -2018.
Đầu năm 2017 - 2018 tôi được phân công giảng dạy môn tin học khối 3, 4, 5. Tôi đã khảo sát khối lớp 4, 5 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được:
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
36
22
61%
9
25%
5
14%
4B
36
10
28%
15
42%
11
31%
4C
32
4
13%
9
28%
19
59%
KHỐI 4
104
36
35%
33
32%
35
34%
5A
30
16
53%
7
23%
7
23%
5B
36
8
22%
9
25%
19
53%
5C
29
12
41%
8
28%
9
31%
KHỐI 5
95
36
38%
24
25%
35
37%
TỔNG
298
128
43%
90
30%
80
27%
Bảng 1: Kết quả khảo sát cuối học kỳ 1 - khối 4 -5
- Tỉ lệ học sinh khá giỏi:	73%
- Tỉ lệ học sinh trung trung bình: 	27%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Vẽ hình LOGO là một nội dung rất quan trọng trong khi học tin học, để giúp học sinh học tốt hơn trong phần này tôi đã đưa ra các giải pháp sau:
Làm tốt công tác tuyên truyền.
Trong quá trình dạy học môn tin học tại trường tiểu học Thị Trấn, bản thân tôi tự nhận thấy đa số các bậc phụ huynh ủng hộ việc học môn tin học nên đã tạo điều kiện cho con em mình học ở trường cũng như ở nhà được tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình đang còn có quan niệm cho rằng môn tin học chỉ là môn tự chọn, học sinh vừa học vừa chơi nên không cần phải học nhiều. Để thay đổi nhận thức của phụ huynh, giúp các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môn tin học trong nhà trường cũng như trong cuộc sống, giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức như:
- Thông qua họp cha mẹ học sinh. Giáo viên tin học kết hợp với giáo viên chủ nhiệm làm công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trong các buổi hội nghị cha mẹ học sinh. 
- Thông qua sổ liên lạc điện tử. Hàng tháng, hàng tuần, giáo viên gửi tin nhắn định kỳ tới các bậc phụ huynh, thông báo tình hình học tập của học sinh cũng như nề nếp của học sinh khi lên phòng máy tính. Lập danh sách những học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, được đề xuất khen vào cuối tháng.
- Thông qua trao đổi trực tiếp: Giáo viên có thể gặp gỡ hoặc gọi điện và trao đổi trực tiếp về vấn đề học tập của học sinh ở trường, trong các giờ thực hành trên phòng máy để phụ huynh nhắc nhở và động viên kịp thời đốivới con em mình.
Cải thiện chất lượng phòng máy, sắp xếp phòng máy khoa học, dễ sử dụng.
Để việc học tin học có hiệu quả thì trước hết phòng máy phải có đầy đủ máy tính, nhưng trong quá trình thực hành thì có thể xảy ra các lỗi hay sự cố khác nhau. Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy đã có nhân viên bảo trì đến sửa chữa. Nhưng người quản lí trực tiếp và thường xuyên nhất chính là GV tin học. Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến HS thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động đượclàm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi nhân viên bảo trì tới sửa, giáo viên Tin học, là người trực tiếp quản lý phòng máy tính thì
 cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời. Bản thân tôi là một giáo viên tin học và được đào tạo chủ yếu là giảng dạy, nên để có thể xử lý được những tình huống kịp thời đảm bảo chất lượng cho phòng máy thì tôi đã phải tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó tôi còn tham khảo ý kiến của các bạn bè đồng nghiệpđể có thể xử lý sự cố máy tính. Tôi đã rút ra một số vấn đề như sau:
- Xác định nguyên nhân sự cố bằng việc kiểm tra cáp nguồn, cáp dữ liệuđể chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách.
- Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, ta hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân. Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì tiếp tục làm sau đó.
- Chạy các chương trình diệt virút hiệu quả: Để chương trình này chạy tốt chúng ta phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Các chương trình được xem là tốt nhất hiện nay như: Bkav Pro, Norton Antivirus 2006, AGV Antivirus
- Kiểm tra nhiệt độ thùng máy: Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào, chúng ta nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy hiểm. Tốt hơn hết là nên báo lại cho nhân viên bảo trì.
- Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm tra.
- Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình đang sử dụng tốt khác để thử.
- Trường hợp máy tính bị hỏng nặng, giáo viên không khắc phục được, thì cần phải báo cáo kịp thời, tham mưu với ban giám hiệu ngay từ đầu năm học để bổ sung kịp thời những máy tính bị hư hỏng, đảm bảo chất lượng cho học sinh thực hành có hiệu quả hơn.
Tóm lại: Là giáo viên Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu Gv có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành.
Giáo viên đang kiểm tra máy tính và chuẩn bị phòng máy
2.3.3. Sử dụng phương pháp học tập cho từng nội dung học phù hợp, hiệu quả.
Nội dung giảng dạy là chương trình SGK Cùng học Tin học quyển 1, 2, 3. Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn HS. Riêng phần mềm LOGO thì chỉ dành riêng cho học sinh khối 4-5. 
Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích HS tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ. 
Ở lớp 4 và lớp 5 HS mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên HS được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Các em rất hứng thú với với việc tìm tòi, khám phá một ngôn ngữ lập trình mới.
Thực tế vẫn còn tồn tại một số trường hợp học sinh gặp khó khăn khi sử dụng câu lệnh. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo giáo viên cần lưu ý HS phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để HS hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh. 
Đứng trước mỗi bài tập, bài thực hành, GV luôn luôn yêu cầu HS chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài tập, cần rèn luyện cho HS cách nhìn tổng hợp toàn bài. 
Khuyến khích HS làm việc tập thể, làm việc theo nhóm .
Sau đây là một số phương pháp hướng dẫn học sinh vẽ hình bằng phần mềm LOGO:
a. Hướng dẫn học sinh vẽ hình bằng lệnh lặp Repeat 
(Đối với học sinh lớp 4)
Nếu không dùng phương pháp này thì các em cũng sẽ vẽ được các hình cơ bản. Ở các bài trước HS chỉ cần nhớ tên lệnh là có thể vẽ được một số hình đơn giản như: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Nhưng để vẽ được các hình đó các em phải dùng nhiều lệnh, gõ nhiều lần. Điều này dẫn đến mất khá nhiều thời gian và dễ bị nhàm chán. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để học sinh có thể vẽ hình nhanh hơn mà không mất nhiều thời gian? Và vấn đề được giải quyết là thay các lệnh đã cho có sự lặp lại bằng một lệnh lặp. Nhưng khi tiếp cận với lệnh lặp, các em lại gặp phải một vấn đề khó khăn là: tiếp cận lệnh khó. Hiểu một cách mơ hồ. Như vậy để các em hiểu rõ hơn về lệnh lặp thì giáo viên không nên đưa ra câu lệnh trực tiếp mà để cho các em có thời gian suy nghĩ, tìm tòi và thực hành để tự tìm ra kết quả.
Ví dụ: Vẽ hình vuông sau:
- GV cho HS lên bảng viết lệnh. 
- HS khác nhận xét. GV nhận xét. Chốt các lệnh: 100
	FD 100
	RT 90
FD 100 	 100 100
RT 90
FD 100
RT 90
FD 100 100
- GV cho HS lên vẽ hình và cho cả lớp quan sát.
- GV đưa ra câu hỏi: Em đã dung mấy lệnh để vẽ hình vuông trên.
- HS trả lời: 7 lệnh.
? Những lệnh nào được lặp lại và lặp lại mấy lần?
HS: 	Lệnh FD 100 lặp lại 4 lần
	Lệnh RT 90 lặp lại 3 lần.
- GV đưa ra tình huống: Nếu gõ thêm một lệnh RT 90 thì em thấy đầu rùa quay sang hướng nào?
- HS sẽ trả lời là đầu rùa hướng lên trên.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Khi đó độ dài các cạnh hình vuông có thay đổi không?
- HS sẽ trả lời là: Không.
- GV kết luận : Vậy cô có thể viết tiếp lệnh RT 90 xuống dưới được không ?
GV viết lệnh :
FD 100
	RT 90
FD 100 	
RT 90
FD 100
RT 90
FD 100 
	RT 90.
GV yêu cầu HS tìm ra cặp lệnh được lặp lại là : FD 100 RT 90. (Ta có thể viết các lệnh trên cùng một dòng).
GV yêu cầu HS lên viết ngắn gọn hơn :
	FD 100 RT 90
	FD 100 RT 90
	FD 100 RT 90
	FD 100 RT 90
 Khi đó HS dễ dàng nhận thấy các lệnh được lặp lại.
- GV cung cấp tên lệnh Repeat 
- Yêu cầu HS lên bảng viết bằng lệnh Repeat.
- Một HS lên bảng viết lệnh để các bạn quan sát:
	Repeat 4 [FD 100 RT 90] 
* Các thành phần trong câu lệnh trên là :
	Repeat : 	Là lặp lại (tên của lệnh lặp)
	Số 4 :	Là chỉ số lần lặp
	Lệnh [FD 100 RT 90 ]	Là lệnh được lặp lại.
- Cho một học sinh khác lên thực hành trên máy tính.
- GV chốt câu lệnh và cho biết ý nghĩa của các thông số.
 Như vậy, để vẽ được hình vuông chỉ cần dùng một lệnh duy nhất là:
	Repeat 4 [FD 100 RT 90]
Qua ví dụ trên tôi nhận thấy: Nếu để nguyên 7 lệnh ban đầu để vẽ hình vuông thì khi chuyển sang lệnh lặp Repeat các em sẽ khó tiếp cận hơn. Và tôi đã đưa ra giải pháp là thêm một lệnh RT 90 để HS dễ dàng nhận thấy sự giống nhau của các lệnh được lặp lại. Và kết quả là: các em dễ hiểu bài hơn và chất lượng giờ học được nâng lên. 	
* Để cho hình vẽ được sinh động hơn. GV cần lưu ý HS cách chọn nét chọn màu cho hình vẽ. Muốn quan sát rùa hoạt động trên sân, em sử dụng lệnh Wait t (t là thời gian được tính bằng tích trong đó 1 tích =60 giây)
 VD :	REPEAT 4 [FD 100 RT 90 WAIT 60] 
Học sinh thực hành vẽ hình vuông
b. Hướng dẫn học sinh vẽ hình bằng lệnh Repeat lồng (Đối với hs lớp 5).
Đối với các bài tập dạng này. GV cần dẫn dắt cho các em từng bước một. Ban đầu là các lệnh vẽ hình đơn giản. Sau đó hình thành cho các em có một cái nhìn tổng quát về lệnh lặp và biết cách sử dụn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_tin_hoc_lop_4_5_tai_truo.doc