Đưa kiến thức thực tiễn được minh họa bằng hình ảnh vào bài học để nâng cao hứng thú học tập phần Hóa học hữu cơ lớp 12 cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo

Đưa kiến thức thực tiễn được minh họa bằng hình ảnh vào bài học để nâng cao hứng thú học tập phần Hóa học hữu cơ lớp 12 cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo

Trường THPT Lê Viết Tạo là một trường có tiền thân là trường bán công thuộc tỉnh Thanh Hóa. Chất lượng đầu vào của trường còn thấp. Với đặc thù của bộ môn hóa học là một số các khái niệm, định luật, tính chất. Đưa vào bài học rất khô cứng, trừu tượng nên học sinh hay nhàm chán. Những học sinh có khả năng tư duy không cao thì có xu hướng sợ học bộ môn này, thêm vào đó cơ sở vật chất phương tiện dạy học của trường còn thiếu thốn.

Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh: Phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực bản thân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người, xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân. Để đạt được các mục tiêu trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa “lấy học sinh làm trung tâm” được coi là quan trọng.

Đối với bộ môn hóa học ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học còn đổi mới cả phương pháp kiểm tra đánh giá từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm.

Đòi hỏi bản thân người học phải hiểu rõ bản chất hiện tượng, nắm chắc nội dung bài học và thành thạo các phương pháp giải nhanh.

Từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài:

ĐƯA KIẾN THỨC THỰC TIỄN ĐƯỢC MINH HỌA BẰNG

HÌNH ẢNH VÀO BÀI HỌC ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ

HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO

làm đề tài nghiên cứu giảng dạy cho học sinh tại trường và đã đạt được một số kết quả mong muốn đồng thời giới thiệu đến quý thầy cô làm tư liệu giảng dạy.

 

doc 19 trang thuychi01 11716
Bạn đang xem tài liệu "Đưa kiến thức thực tiễn được minh họa bằng hình ảnh vào bài học để nâng cao hứng thú học tập phần Hóa học hữu cơ lớp 12 cho học sinh trường THPT Lê Viết Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương Pháp nghiên cứu
3
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trang vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
4
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
III. Kết luận, kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
17
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trường THPT Lê Viết Tạo là một trường có tiền thân là trường bán công thuộc tỉnh Thanh Hóa. Chất lượng đầu vào của trường còn thấp. Với đặc thù của bộ môn hóa học là một số các khái niệm, định luật, tính chất... Đưa vào bài học rất khô cứng, trừu tượng nên học sinh hay nhàm chán. Những học sinh có khả năng tư duy không cao thì có xu hướng sợ học bộ môn này, thêm vào đó cơ sở vật chất phương tiện dạy học của trường còn thiếu thốn.
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh: Phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực bản thân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người, xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân... Để đạt được các mục tiêu trên thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa “lấy học sinh làm trung tâm” được coi là quan trọng. 
Đối với bộ môn hóa học ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học còn đổi mới cả phương pháp kiểm tra đánh giá từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm. 
Đòi hỏi bản thân người học phải hiểu rõ bản chất hiện tượng, nắm chắc nội dung bài học và thành thạo các phương pháp giải nhanh. 
Từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: 
ĐƯA KIẾN THỨC THỰC TIỄN ĐƯỢC MINH HỌA BẰNG 
HÌNH ẢNH VÀO BÀI HỌC ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ 
HỌC TẬP PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
làm đề tài nghiên cứu giảng dạy cho học sinh tại trường và đã đạt được một số kết quả mong muốn đồng thời giới thiệu đến quý thầy cô làm tư liệu giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế trên tôi thấy để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn hóa, người giáo viên phải phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực, cần khai thác các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp học sinh biết cách nhìn nhận các hiện tượng hóa học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. 
Nghiên cứu kĩ đối tượng học sinh từng lớp về khả năng tư duy, nhận thức, khả năng học tập, rèn luyện, thái độ, tình cảm của các em đối với môn học để người giáo viên lựa chọn đúng phương pháp truyền đạt, việc lựa chọn bài tập thực tiễn đặt vào vị trí nào trong bài giảng để đạt hiệu quả cao đó là vấn đề đòi hỏi người giáo viên cần phải nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài này được xây dựng trên chương trình kiến thức phần hóa học hữu cơ được áp dụng cho học sinh khối 12 tại trường THPT Lê Viết Tạo, là đối tượng học sinh có sức học bộ môn còn hạn chế, khả năng nhìn nhận, giải thích các hiện tượng hóa học còn yếu kém. Trong đề tài này tôi xây dựng các dạng câu hỏi thực tiễn, có hình ảnh minh họa vận dụng vào từng phần kiến thức của các bài dạy trong phần hóa học hữu cơ lớp 12 với mong muốn giúp cho các em lĩnh hội những kiến thức “gọi là bị mất gốc” của bộ môn một cách hứng thú và say mê hơn.
 Xây dựng câu hỏi lồng ghép với hình ảnh vào nội dung bài học có tính liên hệ thực tế cao, minh họa các hiện tượng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày 
Nắm vững phân phối chương trình và phương pháp giảng dạy của từng bài học đối với các lớp: Trong những năm công tác trong nghề, bản thân tôi luôn coi trọng PPCT và việc soạn giảng bài mới là điểm xuất phát cho một tiết học đạt hiểu quả. Thực tế chứng minh rằng: Chỉ khi nào có sự chuẩn bị sẵn sàn, học sinh mới có thể học tốt được.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng câu hỏi, đưa hình ảnh minh họa làm tình huống đặt vấn đề vào từng bài học: Tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cần học sinh cùng tìm hiểu, giải thích sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong từng tiết học.
Lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Ngoài chương trình học chính khóa, để giúp các em nâng cao và khắc sâu kiến thức cần tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa đa dạng phong phú. Sau đây là những gợi ý về một số chủ đề đã được khai thác trong các hoạt động ngoài giờ của nhà trường chúng tôi như tổ chức tham quan, dã ngoại, tổ chức thí nghiệm theo dõi dài ngày một số hiện tượng Yêu cầu học sinh quan sát, thu nhập thông tin, xử lí thông tin, đưa ra các hình ảnh minh họa và báo cáo kết quả cho giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Lồng ghép các bài tập thực tiễn vào chương trình đố vui để học....
Các bước vận dụng bài tập thực tiễn: Đối với mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể cho phép vận dụng các câu hỏi, hình ảnh minh họa và thực tiễn khác nhau. Bí quyết ở đây là sự đa dạng, phong phú, thực tế và vừa sức với các em. 
Khảo sát khả năng vận dụng kiến thúc hóa học thực tiễn và hình ảnh minh họa của các lớp đầu năm học để có cơ sở nghiên cứu đối chứng, rút kết luận.
Thường xuyên đưa bài tập thực tiễn vào kiểm tra miệng, thảo luận nhóm, ôn tập để rèn luyện kĩ năng, giải thích vấn đề hóa học.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Câu hỏi thực tiễn, hình ảnh minh họa là nội dung xuất phát từ thực tiễn. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và sản xuất để giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Các vấn đề thực tiễn nhình thấy được có kèm theo hình ảnh minh họa có liên quan đến hóa học thì rất nhiều rất rộng, vì vậy giáo viên phải có phương pháp giảng dạy làm sao cho học sinh có thể giải thích được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, làm được các bài tập liên quan đến thực tế cuộc sống. Xu hướng hiện nay trong dạy học hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, hóa học, toán học, vật lí, Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: Cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học, dung dịch đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: gluxit, lipit, protein, đều liên quan đến kiến thức sinh học. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng bài tập thực tiễn, lồng ghép các nội dung khác như bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe các con người thông qua kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng giáo dục của nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây.
Trong quá trình dạy và học, người giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn cuộc sống hằng ngày và đưa ra nhiều tình huống giả định kèm vào các phương pháp giảng dạy để học sinh tranh luận, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Những tình huống gây vấn đề như vậy sẽ kích thích học sinh học tập, thi đua tìm câu trả lời và các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. 
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trước những yêu cầu đổi mới của giáo dục, chất lượng học sinh của trường và đặc thù của bộ môn như vậy, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải nổ lực hết mình tìm ra các phương pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy. Vì vậy, mà việc xây dựng bài tập hóa học thực tiễn vào từng tiết dạy là hết sức cần thiết giúp cho các em thêm niềm vui, niềm hứng thú trong học tập và yêu thích môn hóa học hơn.
Trong chương trình giảng dạy bộ môn hóa học THPT có thể nói kiến thức trong một tiết học khá nhiều, áp lực về mục tiêu nắm kiến thức trọng tâm, phương pháp giải nhanh các dạng bài tập lớn nên việc dành thời gian cho việc giải thích các hiện tượng hóa học còn hạn chế. Vì vậy khả năng nhận thức về kiến thức hóa học trong thực tiễn của học sinh còn hạn chế, chưa tạo được mối liên hệ giữa kiến thức hóa học trong sách vở với kiến thức thực tiễn. Việc mong muốn các em giải thích được các hiện tượng hóa học trong tự nhiên là mục tiêu phấn đấu của các giáo viên chúng tôi.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Chương 1: ESTE- LIPIT
Câu 1: Dân gian có câu:
“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng nhau?
Giải thích: Mỡ là este của glixerol với các axit béo (RCOO)3C3H5. Dưa chua cung cấp H+ làm xúc tác cho việc thủy phân este do đó có lợi cho sự tiêu hóa mỡ.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng bài tập trên để nhấn mạnh tính chất hóa học. Bài 2: Lipit
Câu 2: Sherlock Homes đã phát hiện cách lấy vân tay của tội phạm lưu trên đồ vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau ít phút thí nghiệm?
Giải thích: Trên đầu ngón tay chúng ta có chất béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn ngón tay lên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy mà mắt thường rất khó nhận ra. Khi đem tờ giấy có vân tay đặt đối diện với mặt miệng ống nghiệm chứa cồn iôt đun nóng, iôt “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím mà chất béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ mà khí iôt dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là vân tay hiện ra.
Áp dụng: Đây là một ứng dụng quan trọng của iot trong ngành điều tra tội phạm. Giáo viên có thể đề cập ở phần tính chất vật lí trong Bài 2: Lipit
Câu 3: Không nên tái chế dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao hoặc khi mỡ dầu không còn trong đã sử dụng nhiều lần, có màu đen, mùi khét. Vì sao?
Giải thích: Khi đun ở nhiệt độ không quá 1020C, lipit không có biến đổi đáng kể ngoài hóa lỏng. Nhưng khi đun lâu ở nhiệt độ cao hơn, các axit béo không no sẽ bị oxi hóa làm mất tác dụng có ích với cơ thể. Các liên kết đôi trong cấu trúc của chúng bị bẻ gãy thành các sản phẩm trung gian như peoxit, anđehit có hại.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng bài tập trên cho phần tính chất hóa học
Bài 2: Lipit
Chương 2: CACBOHIĐRAT
Câu 4: Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh?
Giải thích: Quá trình hòa tan glucozo là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp, giáo viên đưa vấn đề này vào phần tính chất vật lí của glucozơ ở bài 5: Glucozơ
Câu 5: Khi cần cung cấp năng lượng (cho vận động viên, người ốm...) người ta thường cho uống nước đường. Đường đó là gì?
Giải thích: Khi cần cung cấp năng lượng ngay, người ta thường cho uống nước đường glucozơ là loại đường đơn giản nhất của gluxit, khi vào cơ thể nó sẽ tham gia phản ứng chuyển hóa để cung cấp năng lượng ngay. Còn nếu dùng đường saccarozơ thì phải trải qua giai đoạn thủy phân thành 2 monosaccarit, sau đó mới có thể chuyển hóa tiếp để cung cấp năng lượng. Như vậy không cung cấp năng lượng ngay được.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng vấn đề này trong phần ứng dụng của glucozơ bài 5 glucozơ
Câu 6: Cùng một khối lượng gạo như nhau nhưng tại sao khi nấu cơm gạo nếp lại cần ít nước hơn cơm gạo tẻ?
Giải thích: Trong gạo tẻ, hàm lượng amilopectin (80%) ít hơn trong gạo nếp (98%) amilopectin hầu như không tan trong nước nên khi nấu cơm gạo nếp cần ít nước hơn cơm gạo tẻ.
Áp dụng: Giáo viên vận dụng đặc câu hỏi vào cấu trúc phân tử bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
Câu7: Các con số ghi trên chai bia như 12o, 14o có ý nghĩa như thế nào? Có giống với độ rượu hay không?
Giải thích: Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai có nhãn ghi 12o, 14o,Có người hiểu đó là số biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết của bia. Thực ra hiểu như vậy là không đúng. Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng rượu tinh khiết ( độ rượu) mà biểu thị độ đường trong bia. Nguyên liệu chủ yếu để nấu bia là đại mạch. Qua quá trình đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mantozơ, chỉ có một phần mantozơ chuyển thành rượu, nếu trong 100ml dung dịch lên men 
Có 12g đường người ta biểu diễn độ đường lên men là bia 12o. Do đó bia có độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.
Áp dụng: Đây là vấn đề mà mọi người rất thường nhầm giữa độ rượu và độ đường về những con số ghi trên những chai bia. Giáo viên đặt câu hỏi trên sau khi dạy xong bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Câu 8: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu?
Giải thích: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cặp vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy phân của tinh bột trong bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn. Học sinh cũng có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn.
Chương 3: AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN
Câu 9: Tại sao người trực tiếp hút thuốc lá lại không bị hại bằng người ngồi cạnh hít phải khói thuốc lá?
Giải thích: Vì người hút thuốc lá hít khói thuốc thông qua đầu lọc, đầu lọc thuốc lá có tác dụng giữ lại một phần các khí độc trong khói thuốc lá, làm giảm bớt tính độc. Còn người ngồi bên cạnh khi hít phải khói thuốc thì sẽ hít toàn bộ khí độc từ khói thuốc lá, nên bị ảnh hưởng lớn hơn.
Áp dụng: Giáo viên cần tuyên truyền về tác hại của thuốc lá thông qua phần tính chất vật lí ở bài 9: Amin
Câu 10: Để khử mùi tanh của cá, sau khi rửa sạch bằng nước người ta thường rửa lại bằng giấm?
Giải thích: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu người ta thường rửa lại bằng giấm để amin tác dụng với axit axetic làm giảm mùi tanh.
RNH2 + CH3COOH → CH3COONH3R
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này vào phần tính chất hóa học ở bài 9: Amin
Câu 11: Tại sao trước khi lặn xuống biển, thợ lặn thường uống nước mắm cốt?
Giải thích: Trong nước mắm cốt có chứa rất nhiều đạm, dưới dạng các amino axit polipeptit đơn giản, vì vậy trước khi lặn, thợ lặn thường uống nước mắm cốt để cung cấp năng lượng, giữ ấm cho cơ thể.
Áp dụng: giáo viên có thể dùng câu hỏi trên vào phần ứng dụng của aminoaxit. bài 10: aminoaxit.
Câu 12: Vì sao khi luộc trứng chín, ta thấy lòng đỏ trứng có một lớp màu đen bao quanh?
Giải thích: Trong lòng đỏ trứng có protein chứa lưu huỳnh. Khi luộc trứng một thời gian, lòng đỏ phân hủy thành các aminoaxit và khí H2S. Khí H2S phát tán xung quanh lòng đỏ và kết hợp với ion sắt tạo thành FeS có màu đen.
Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp, giáo viên có thể nêu ra ở phần tính chất hóa học của protein. bài 11 Peptit và protein
Câu 13: Để thủy phân hoàn toàn dầu mỡ cần phải đun nóng với dung dịch kiềm, còn trong bộ máy tiêu hóa của người dầu mỡ bị thủy phân hoàn toàn ngay ở nhiệt độ 370C. Vì sao?
Giải thích: Khi nhiệt độ cao tăng tốc độ phản ứng thủy phân tăng, kiềm vừa làm chất xúc tác vừa trung hóa axit béo làm cho phản ứng thuận nghịch không xảy ra:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Trong bộ máy tiêu hóa, chất béo bị nhũ tương hóa bởi muối của axit mật. Sau đó nhờ tác dụng xúc tác đặc hiệu của enzim lipaza nó bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ của cơ thể.
Áp dụng: Quá trình thủy phân của chất béo dưới tác dụng của enzim trong cơ thể nhanh hơn xúc tác axit, bazơ. Giáo viên có thể sử dụng bài tập vào phần đặc điểm của enzim. bài 11 Peptit và protein
Chương 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Câu 14: Vì sao “chảo không dính” khi chiên, rán thức ăn lại không bị dính chảo?
Giải thích: Trên bề mặt trong của chảo không dính người ta có tráng một lớp politetra floetilen được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Có tác dụng chống dính. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì. Nhưng lưu ý không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên 250oC bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính.
Áp dụng: “Chảo không dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá nhiều. Công dụng của chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính. Nhưng ít ai hiểu được vì sao chảo không dính lại ưu việt đến vậy. Giáo viên có thể nêu vấn đề này khi dạy về bài 14: Vật liệu polime
Câu 15: Làm thế nào để phân biệt được lụa sản xuất từ tơ nhân tạo 
(tơ visco, tơ xenlulozơ axetat) với các tơ thiên nhiên (len, tơ tằm)?
Giải thích: Lấy mỗi thứ một ít đem đốt, khi đốt len, tơ tằm có mùi khét, còn tơ nhân tạo thì không màu. Mùi khét của tơ lụa là do đốt cháy hợp chất cao phân tử chứa nitơ
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này trong phần phân loại tơ ở bài 14: Vật liệu polime
Câu 16: Tại sao không nên giặt quần áo nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm quá cao, không nên giặt bằng nước nóng hoặc là ủi quá nóng các đồ vật trên?
Giải thích: Do tơ nilon (poliamit), len, tơ tằm (protit) đều chứa nhóm 
-CO-NH- trong phân tử. Các nhóm này rất dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm. Vì vậy độ bền của quần áo (sản xuất từ nilon, len, tơ tằm) sẽ giảm rất nhiều khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao. Mặt khác nilon, len, tơ tằm có độ bền nhiệt kém do dó không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là ủi quá nóng trên các đồ trên.
Áp dụng: Đây là câu hỏi liên hệ thực tế về tính chất hóa học của các loại tơ được ứng dụng vào bài 14: Vật liệu polime
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
 Qua những năm ra trường công tác nghiên cứu áp dụng và rút kinh nghiệm đề tài trên, tôi nhận thấy chất lượng dạy và học phần hóa học hữu cơ lớp 12 trong học kỳ I năm học 2016 – 2017 được nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Đối với các em học sinh, sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các câu hỏi thực tiễn, kèm theo hình ảnh minh họa vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt thông qua chất lượng học tập bộ môn này được nâng cao. Cụ thể, thống kê điểm trung bình môn hóa ở những lớp được áp dụng phương pháp này (12A, 12B) và các lớp đối chứng, so sánh (12C, 12D) như sau:
Lớp
Kết quả học sinh đạt điểm trung bình trở lên
Khảo sát đầu năm
Kết thúc học kỳ I
12A
65,5 %
100,0 %
12B
50,5 %
90,2 %
12C
35,7 %
46,9 %
12D
36,8 %
41,1 %
Đối với những lớp (12C, 12D) không áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học ít, kết quả học tập của học sinh lớp này cũng thấp. Đối với những lớp (12A, 12B ) áp dụng đề tài này thì chất lượng bộ môn cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường.
III. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Dạy học tích cực là quan điểm dạy học bao gồm các phương pháp dạy học hóa học theo hướng giáo tổ chức để học sinh tích cực chủ động tìm tòi, phát hiện xây dựng kiến thức mới. Lĩnh hội mục tiêu đổi mới giáo dục qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy cách xây dựng giáo án theo hướng tích cực hóa lồng ghép các bài tập hóa học thực tiễn sẽ phát huy được tính tư duy sáng tạo và ham thích học bộ môn hơn, nhất là đối với học sinh người dân tộc tiểu số, học sinh học yếu, các em cảm thấy không còn xa lạ với những biến đổi vật chất, hiện tượng hóa học xảy ra hằng ngày... từ đó giúp các em tự tin hơn trong học tập bộ môn. Cùng với việc đổi mới trong giảng dạy và những trải nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng: “Không có phương pháp nào là vạn năng trong giảng dạy, không có chiếc chìa khóa nào có thể mở được kho tàng trí thức nếu như người giáo viên không biết sáng tạo trong cách truyền đạt của mình”. Trên đây là toàn bộ đề tài tôi đã xây dựng và nghiên cứu trong năm học trước. Rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và hội đồng khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn và được ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy và học bộ môn hóa học.
3.2. Kiến nghị
Qua đây chúng tôi có một vài kiến nghị đề xuất như sau:
Một là, đề tài được áp dụng trong phần hóa học hữu cơ lớp 12.
Hai là, đối với giáo viên cần phải nghiên cứu soạn thảo thêm nhiều câu hỏi có kèm theo hình ảnh thực tiễn để áp dụng cho từng bài học, hướng dẫn và tạo cho học sinh thói quen tìm tòi học hỏi các câu đố vui.
Ba là

Tài liệu đính kèm:

  • docdua_kien_thuc_thuc_tien_duoc_minh_hoa_bang_hinh_anh_vao_bai.doc