Đơn công nhận SKKN Giải pháp luyện thi học sinh giỏi với một số dạng bài toán lai điển hình

Bước 1: Cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự nghiên cứu
* Cung cấp kiến thức: Kiến thức cơ bản được xem như chìa khóa cho việc giải quyết các bài toán lai đó là quy luật phân li và phân li độc lập của Menđen.
Một là, tìm hiểu thí nghiệm và hiểu rõ cách giải thích thí nghiệm lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng của Menđen (Dù hai thí nghiệm rất đơn giản nhưng lại rất cơ bản, được xem như chìa khóa để từ đó giải các bài toán lai khác)
Hai là, lí thuyết về cách xác định tương quan tính trội – lặn của một tính trạng.
Ba là, hướng dẫn học sinh viết thành thạo 6 sơ đồ lai cơ bản (cho phép lai 1 cặp tính trạng) và sơ đồ lai cho phép lai 2 cặp tính trạng… là sơ sở lí thuyết để biện luận khi giải bài tập.
Cuối cùng, đưa ra phương pháp giải bài toán lai gồm các bước như:
Thứ nhất, xác định tính trội – lặn: Sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen: Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3:1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, còn tỉ lệ kiều hình có tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn.
Thứ hai, quy ước gen: bằng việc sử dụng các chữ cái để quy ước gen: chữ cái in hoa – quy định tính trạng trội, chữ thường – quy định tính trạng lặn.
Ba là, tìm quy luật di truyền các tính trạng. Đầu tiên, xét riêng từng cặp tính trạng →tìm tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng. Sau đó xét chung các tính trạng→Tìm tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con theo lí thuyết. Nếu kết quả tỉ lệ kiểu hình ở đời con = tỉlệ kiểu hình ở đề bài→các cặp gen quy định các cặp tính trạng đã phân li độc lập, di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen. Nếu kết quả tỉ lệ kiểu hình ở đời con khác tỉ lệ kiểu hình ở đề bài→các gen quy định các tính trạng cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và di truyền theo quy luật liên kết gen.
Bốn là viết kiểu gen của P dựa trên các biện luận tính trội, lặn và quy luật di truyền ở trên.
Cuối cùng viết sơ đồ lai, kết luận.
Sau đây là phần kiến thức bổ sung cho nội dung chính:
Lai một cặp tính trạng: Nội dung quy luật chỉ nhắc tới sự phân li của cặp nhân tố di truyền không liên quan đến sự phân li của tính trạng nên quy luật phân li đúng cho cả trường hợp trội hoàn toàn và tính trạng trội không hoàn toàn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Giải pháp luyện thi học sinh giỏi với một số dạng bài toán lai điển hình Tác giả: Nguyễn Thị Hằng Nga Đơn vị công tác: Trường THCS Lý tự Trọng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc Chức vụ: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Sinh Hương Canh, tháng 02 /2019 1 Cuối cùng, đưa ra phương pháp giải bài toán lai gồm các bước như: Thứ nhất, xác định tính trội – lặn: Sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen: Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3:1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, còn tỉ lệ kiều hình có tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn. Thứ hai, quy ước gen: bằng việc sử dụng các chữ cái để quy ước gen: chữ cái in hoa – quy định tính trạng trội, chữ thường – quy định tính trạng lặn. Ba là, tìm quy luật di truyền các tính trạng. Đầu tiên, xét riêng từng cặp tính trạng →tìm tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng. Sau đó xét chung các tính trạng→Tìm tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con theo lí thuyết. Nếu kết quả tỉ lệ kiểu hình ở đời con = tỉlệ kiểu hình ở đề bài→các cặp gen quy định các cặp tính trạng đã phân li độc lập, di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen. Nếu kết quả tỉ lệ kiểu hình ở đời con khác tỉ lệ kiểu hình ở đề bài→các gen quy định các tính trạng cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và di truyền theo quy luật liên kết gen. Bốn là viết kiểu gen của P dựa trên các biện luận tính trội, lặn và quy luật di truyền ở trên. Cuối cùng viết sơ đồ lai, kết luận. Sau đây là phần kiến thức bổ sung cho nội dung chính: Lai một cặp tính trạng: Nội dung quy luật chỉ nhắc tới sự phân li của cặp nhân tố di truyền không liên quan đến sự phân li của tính trạng nên quy luật phân li đúng cho cả trường hợp trội hoàn toàn và tính trạng trội không hoàn toàn. Khi tách riêng từng cặp tính trạng, tính tỉ lệ kiểu hình riêng rẽ, các tỉ lệ kiểu hình có thể có: Trường hợp 1: tính trạng trội là trội hoàn toàn Nếu tỉ lệ kiểu hình đời con là 100% →P có 4 phép lai: P: AA x AA; P: AA x Aa; P: aa x aa; P: AA x aa Nếu tỉ lệ kiểu hình đời con là 1: 1 → P: Aa x aa (1 phép lai) Nếu tỉ lệ kiểu hình đời con là 3 : 1 → P: Aa x Aa (1 phép lai) Trường hợp 2: tính trạng trội là trội không hoàn toàn: Nếu tỉ lệ kiểu hình đời con là 100% →P: AA x AA; P: aa x aa; P: AA x aa (3 phép lai) Nếu tỉ lệ kiểu hình đời con là 1: 1 → P: Aa x aa; P: AA x Aa (2 phép lai) 3 trạng lặn chỉ xuất hiện ở giới dị giao thì gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X, không có vùng tương ứng trên Y. Trên đây là các lí thuyết vận dụng khi giải bài toán lai. Tuy nhiên, khi gặp các dạng bài khác nhau, giáo viên và học sinh cần vận dụng kiến thức cơ bản trên một cách linh hoạt và sáng tạo, sẽ không có một mẫu bài cụ thể cho tất cả các bài toán lai vì qua phân tích đề thi hằng năm, tôi nhận thấy điểm thú vị nhất của đề thi cấp tỉnh là luôn đòi hỏi sự thông minh và năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh. Vì vậy, việc tự học và tự nghiên cứu là điều quyết định, thậm chí đó có thể là các bài toán lai trong bộ đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Sinh học. * Hướng dẫn tự nghiên cứu: giới thiệu cho học sinh 1 số tài liệu giúp học sinh tự học và tự luyện giải bài tập về nhà: Sách giáo khoa Sinh học lớp 9, Phương pháp hướng dẫn và giải bài tập Sinh học 9, Sinh học cơ bản và nâng cao 9, Bài tập di truyền và các tư liệu đề thi khác Bước 2: Thực hành vận dụng giải bài tập có sự gợi mở của giáo viên Ví dụ 1: F1 tự thụ phấn thu được 4 kiểu hình ở F2. Do sơ xuất của việc thống kê, người ta chỉ còn ghi được số liệu của 2 loại kiểu hình cây cao, hạt dài và cây thấp, hạt tròn đều chiếm tỉ lệ 18,75%. Biết mỗi gen trên một nhiễm sắc thể, quy định một tính trạng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 →F2. Hướng phân tích đề (Giáo viên gợi mở hướng dẫn học sinh cách phân tích đề) Bài toán cho biết: số loại kiểu hình và tỉ lệ % của một vài kiểu hình ở đời con, biết đặc điểm di truyền các tính trạng, chưa biết tính trội, lặn. → Cách giải quyết: Từ tỉ lệ % kiểu hình ở đời con đã biết cần quy về tỉ lệ kiểu hình cơ bản → số kiểu tổ hợp →số giao tử ở P →kiểu gen của P. Biện luận và thực hiện các bước giải bình thường. * Cần nhớ: 1/16 = 6,25% 3/16 = 18,75% 9/16 = 56,25% 1/8 = 12,5% 3/8 = 37,5% 1/4= 25% 5 → Cách giải quyết: Lựa chọn 1 phép lai điển hình nhất mà qua phân tích kết quả đời con có thể xác định được tính trội, lặn của ít nhất một tính trạng hoặc cả 2 tính trạng. Biện luận và thực hiện các bước giải bình thường. Ví dụ 3: Bài toán tạp giao Ở đậu Hà Lan., hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Khi cho cây hạt vàng lai với cây hạt xanh được F 1 phân li theo tỉ lệ 1 cây hạt vàng: 1 cây hạt xanh. Sau đó cho các cây F1 tạp giao với nhau thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào? Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. (Trích đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2005- 2006). Hướng phân tích đề (Giáo viên gợi mở hướng dẫn học sinh cách phân tích đề) Dạng bài toán tạp giao → Cách giải quyết: Chỉ thực hiện 1 phép lai, xác định tổng tỉ lệ các loại giao tử ở P, lấy tích giữa chúng. Không thực hiện nhiều phép lai →cách này mất thời gian, dễ nhầm khi tổng hợp kết quả hoặc học sinh dễ bỏ qua bước tổng hợp→bài làm không hoàn chỉnh Bài giải: Ở đậu Hà Lan., biết hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Quy ước gen: A – hạt vàng ; a – hạt xanh. Cho P: cây hạt vàng x cây hạt xanh → F1 : 1 cây hạt vàng: 1 cây hạt xanh →Kiểu gen P: Aa x aa Sơ đồ lai: P : Aa (hạt vàng) x aa (hạt xanh) F1: Tỉ lệ kiểu gen: 1/2 Aa : 1/2 aa Tỉ lệ kiểu hình: 1/2 hạt vàng : 1/2 hạt xanh Cho F1 tạp giao: Cách 1: (Nên thực hiện) sơ đồ lai F1 : (1/2 Aa : 1/2 aa) x (1/2 Aa : 1/2 aa) GF1: 1/4A; 3/4a 1/4A; 3/4a F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1/16 AA : 6/16 Aa : 9/16 aa Tỉ lệ kiểu hình: 7/16 hạt vàng : 9/16 hạt xanh. Cách 2: Thực hiện 4 sơ đồ lai sau: (1) Aa x Aa 7 Tính trạng phân li khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn chỉ xuất hiện ở giới dị giao (giới đực) →gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có vùng tương đồng trên Y → P: XDXd x XDY (2) Từ (1) và (2), kiểu gen của P là: Aa XDXd x Aa XDY Vận dụng: Ở một loài động vật, cho cá thể ♂ lông ngắn, màu trắng giao phối với cá thể ♀ lông ngắn, màu đen thu được F1 gồm: 60 cá thể ♂ lông ngắn, màu đen; 30 cá thể ♂ lông dài, màu đen; 60 cá thể ♀ lông ngắn, màu trắng ; 30 cá thể ♀ lông ngắn, màu trắng. Biết một gen quy định một tính trạng, trội, lặn hoàn toàn và ở loài trên, giới ♂ là giới đồng giao, giới ♀ là giới dị giao. Biện luận và viết sơ đồ lai thỏa mãn kết quả trên. Những cá thể của loài trên có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về hai tính trạng đang xét? (Trích câu 10- Đề thi HSG lớp 9, môn Sinh học, cấp Tỉnh năm học 2018- 2019) Bài giải: Xét tính trạng kích thước lông ♀ Lông ngắn: Lông dài = 60: 30= 2:1 ♂ Lông ngắn: Lông dài = 60: 30= 2:1 →Tính trạng phân li giống nhau ở 2 giới → gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con đều là 2:1→ Tính trạng kích thước lông có gen gây chết ở trạng thái đồng hợp trội, P: Aa x Aa (1) Xét tính trạng màu mắt: ♀ 100% mắt đỏ ♂ Mắt đỏ : Mắt trắng = 1:1 Tính trạng phân li khác nhau ở 2 giới, tính trạng lặn chỉ xuất hiện ở giới dị giao (giới đực) →gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có vùng tương đồng trên Y → P: XDXd x XDY (2) Từ (1) và (2), kiểu gen của P là: Aa XDXd x Aa XDY Bước 3. Tiến hành luyện tập, sáng tạo 9 Khi áp dụng đề tài này học sinh có thể không cần phải mua thêm các đầu sách sau: Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 9 (tác giả Phan Khắc Nghệ), Bài tập di truyền (tác giả Nguyễn Văn Sang). Qua đó, so sánh số tiền làm lợi so với trước và sau khi áp dụng: Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học Bài tập di truyền 9 Đơn giá 56 000 đồng 25 000 đồng Số lượng 15 15 Thành 840 000 đồng 375 000 đồng tiền Nếu đem sáng kiến áp dụng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trung học cơ sở môn Sinh trong toàn tỉnh thì sẽ đem lại lợi ích rất lớn cả về vật chất. Ước tính mỗi đội Sinh có 15 em, áp dụng cho 1 trường thì lợi ích thu được: 15 x (56 000 đồng+25 000 đồng) = 1.215.000 (đồng) (một triệu hai trăm mười năm ngàn đồng) Nếu áp dụng trong toàn tỉnh sẽ tiết kiệm được nguồn chi phí đáng kể. + Mang lại lợi ích xã hội: tạo ra nguồn tư liệu chuyên môn, dễ dàng cho việc nghiên cứu, ôn luyện một chuyên đề cụ thể, không phải kiếm tìm qua nhiều tư liệu - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, chi tiết, được bố trí thời lượng bồi dưỡng hợp lí. - Học sinh có năng lực khá trở lên, đam mê môn học, có năng lực tự học cao. - Cả giáo viên và học sinh cần có kiến thức, tài liệu tham khảo cần thiết hỗ trợ việc tự học, học qua mạng Internet. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có); - Đối tượng áp dụng: + Giáo viên ở các trường trung học cơ sở trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9 + Học sinh tham gia ôn luyện trong đội tuyển học sinh giỏi và ôn thi vào lớp 10 chuyên Sinh học. Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không 11
Tài liệu đính kèm:
don_cong_nhan_skkn_giai_phap_luyen_thi_hoc_sinh_gioi_voi_mot.docx