Dạy học theo định hướng năng lực học sinh THPT bằng phương pháp phát huy tính tích cực thông qua bộ môn Tin học 11 - Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Dạy học theo định hướng năng lực học sinh THPT bằng phương pháp phát huy tính tích cực thông qua bộ môn Tin học 11 - Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

Như chúng ta đã biết, đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn với hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường hoạt động trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:

 

doc 18 trang thuychi01 8391
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học theo định hướng năng lực học sinh THPT bằng phương pháp phát huy tính tích cực thông qua bộ môn Tin học 11 - Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu	2
1.1. Lý do chọn đề tài	2
1.2. Mục đích của việc nghiên cứu	3
1.3. Đối tượng nghiên cứu	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm	4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	5
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện	6
2.3.1. Các nội dung chính	6
2.3.1.1. Một số khái niệm	6
2.3.1.2. Câu lệnh If - Then..	6
2.3.1.3. Sơ đồ hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh	7
2.3.2. Các bước tiến hành	7
 Bước 1	7
 Bước 2	7
 Bước 3	7
 Bước 4	10
2.4. Kết quả thực hiện	16
3. Kết luận, kiến nghị	17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn với hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường hoạt động trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
 Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học các nhân, học nhóm
 Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học đối với môn học tối thiểu đã quy định.
Bộ môn tin học được đưa vào nhà trường nghiên cứu như các bộ môn khoa học khác, các kiến thức tin học được đúc kết từ trong thực tiễn và phát triển dựa trên nhu cầu khai thác của người dùng, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để sử dụng các phương tiện dạy học - phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. Tuy nhiên, kỹ năng vận dụng những tri thức đã học vào việc giải quyết những bài toán trong thực tiễn của học sinh còn nhiều hạn chế. Chính vì lý do đó, tôi đã lựa chọn cho mình đề tài: “Dạy học theo định hướng năng lực học sinh THPT bằng phương pháp phát huy tính tích cực thông qua bộ môn tin học 11- bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh”
1.2. Mục đích của việc nghiên cứu
 Mục đích của việc nghiên cứu sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình Pascal nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen làm việc độc lập và kỹ năng lập trình, giảm bớt thời gian, công sức khi lập trình. Bên cạnh đó, học sinh còn biết vận dụng để giải quyết các bài toán thường gặp trong thực tế; gây hứng thú trong học tập, làm cho “Học” là quá trình kiến tạo; là niềm say mê để từ đó học sinh biết khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Môn tin học lớp 11 bài 9 cấu trúc rẽ nhánh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa. 
Phân tích, tổng hợp khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng lý thuyết và nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn với hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết cấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn liền với các hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng, và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp Cần chuẩn bị thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dụng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung môn học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học là biện pháp sử dụng dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo cho học sinh. Kỹ thuật này là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay, người ta chú trọng phát triển và sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, bản đồ tư duy,[4]
Xác định năng lực cần hướng tới dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành là một hoạt động quan trọng và là một công việc rất khó. Bởi vì, đây là hoạt động xác định mục tiêu: làm tường minh mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành về năng lực và dần điều chỉnh mục tiêu dạy học theo hướng nhấn mạnh đến hình thành và phát triển năng lực. Bởi vậy, xác định năng lực tin học dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cần được tiến hành thận trọng, đảm bảo những năng lực đề xuất đúng hướng.
Từ những cơ sở lý luận trên, khi vận dụng trong giảng dạy bộ môn tin học lớp 11, bản thân tôi có những nhận xét:
- Lập trình trên máy tính nhằm giải quyết các bài toán, yêu cầu do con người đặt ra, vì vậy mọi ngôn ngữ lập trình đều phải cung cấp một cấu trúc để đáp ứng các tình huống xảy ra mà công việc chỉ được thực hiện với một điều kiện nào đó.
- Việc hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh, hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh, câu lệnh ghép sẽ giúp cho việc lập trình dễ dàng hơn.
 Chính vì vậy, tôi muốn hướng dẫn cho học sinh viết và sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình để giúp cho học sinh có kỹ năng giải quyết một số bài toán được nhanh hơn, chính xác hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Để giúp cho học sinh say mê với môn học, giảm bớt thời gian và công sức khi lập trình; rèn luyện khả năng làm việc độc lập, tích cực, chủ động, sáng tạo, có tinh thần hợp tác khi làm việc, biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán thường gặp trong thực tiễn, từ đó nảy sinh vấn đề là phải hướng dẫn cho học sinh cách viết trong lập trình Pascal làm cho chương trình dễ đọc, dễ hiểu, dễ kiểm tra và điều quan trọng là có thể chứng minh được tính đúng đắn của một chương trình.
- Vì học sinh lớp 11 bước đầu làm quen với một loại ngôn ngữ lập trình mới, cụ thể là ngôn ngữ lập trình Pascal, điều đó khiến học sinh hoàn toàn bỡ ngỡ, còn nhiều vướng mắc khi bắt đầu viết chương trình. Giáo viên cần định hướng cho học sinh biết cách viết chương trình đơn giản đến phức tạp. Giáo viên cần dần hình thành cho học sinh biết phân tích bài toán và hoàn thiện để có một chương trình có kết quả chính xác cao
- Với thực trạng trên, bước đầu khi dạy học bằng phương pháp truyền thống, giáo viên dạy gì học sinh biết học cái đó, không tích cực trong việc học tập và không tự giác nghiên cứu. Cùng chương trình dạy học bài 9 tin học 11, khi chưa áp dụng phương pháp dạy học định hướng năng lực bằng phương pháp phát huy tính tích cực cho học sinh đối với lớp 11A3 trường THPT Sầm Sơn qua bài kiểm tra 1 tiết kết quả thu được như sau:
 Lớp
 Mức độ
Lớp 11 A3 (sĩ số lớp 52 HS)
Yếu
TB 
Khá
Giỏi
Nhận biết
15.4%
59.6%
25%
0%
Thông hiểu
21.1%
42.4%
36.5%
0%
Vận dụng thấp
61.6%
13.4%
25%
0%
Vận dụng cao
67.3%
17.3%
15.4%
0%
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1 Các nội dung chính
2.3.1.1 Một số khái niệm
- Là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ để viết chương trình.
- Chương trình là cách mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác được thực hiện theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó từ input ta thu được output của bài toán.
- Cấu trúc rẽ nhánh là cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề có dạng :
+ Dạng thiếu: Nếu ... thì ...
+ Dạng đủ: Nếu ... thì ..., nếu không thì...
 - Câu lệnh ghép (Câu lệnh hợp thành) là câu lệnh sau các tên dành riêng có nhiều hơn một câu lệnh. Câu lệnh ghép của Pascal có dạng:
	Begin
	;
	End;
2.3.1.2 Câu lệnh if – then 
Để mô tả câu lệnh rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if – then:
- Dạng thiếu: 
If then ;
- Dạng đủ:
If then else ;
Trong đó:
- Điều kiện là biểu thức lôgic
- Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của Pascal.
2.3.1.3 Sơ đồ hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh
Câu lệnh
Điều kiện
- Dạng thiếu:
	Đúng
	Sai
 - DạCâu lệnh 1
Câu lệnh 2
Điều kiện
ng đủ:
 Đúng	Sai
2.3.2 Các bước tiến hành:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học
	Chủ đề: Cấu trúc rẽ nhánh.
Bước 2: Xác định yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến Thức:
Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong việc giải quyết các bài toán.
Hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
Hiểu câu lệnh ghép.
* Kĩ năng:
- Sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các lệnh rẽ nhánh thiếu, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng trong một số bài toán đơn giản.
Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội dung
Loại câu hỏi/
bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Cấutrúc rẽ nhánh
Câu hỏi/
bài 
tập định tính
HS lấy được một số ví dụ trong thực tế về việc có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để diễn tả tình huống cụ thể.
Câu hỏi
ND1.DT.NB.*
HS chỉ ra và giải thích được sự rẽ nhánh trong một tình huống cụ thể.
Câu hỏi
ND1.DT.TH.*
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2. Câu lệnh if-then (dạng thiếu)
Câu hỏi/
bài tập định tính
HS mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh If-then.
Câu hỏi
ND2.DT.NB.*
HS chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh If-then cụ thể.
Câu hỏi
ND2.DT.TH.*
Bài tập thực hành
HS sửa lỗi lệnh rẽ nhánh dạng If-then trong chương trình quen thuộc có lỗi.
Câu hỏi
ND2.TH.TH.*
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc.
Câu hỏi
ND2.TH.VDT.*
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Câu hỏi
ND2.TH.VDC.*
3. Câu lệnh if-then-else (dạng đủ)
Câu hỏi/
bài tập định tính
HS mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh If-then-else.
Câu hỏi
ND3.DT.NB.*
HS chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh If-then-else cụ thể.
Câu hỏi
ND3.DT.TH.*
Bài tập định lượng
HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else để chỉ ra được hoạt động một lệnh dạng If-then-else cụ thể.
Câu hỏi
ND2.DL.NB.*
HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else để giải thích được hoạt động một tập lệnh cụ thể chứa If-then.
Câu hỏi
ND3.DL.TH.*
HS viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else thực hiện một tình huống quen thuộc.
Câu hỏi
ND3.DL.VDT.*
HS viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else thực hiện một tình huống mới.
Câu hỏi
ND3.DL.VDC.*
Bài tập thực hành
HS sửa lỗi lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else trong chương trình quen thuộc có lỗi.
Câu hỏi
ND3.TH.TH.*
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc.
Câu hỏi
ND3.TH.VDT.*
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Câu hỏi
ND3.TH.VDC.*
4. Câu lệnh ghép 
Câu hỏi/
bài tập định tính
HS mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh ghép
Câu hỏi
ND4.DT.NB.*
HS chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh ghép cụ thể.
Câu hỏi
ND4.DT.TH.*
Bài tập định lượng
HS biết cơ chế hoạt động của câu lệnh ghép để chỉ ra được hoạt động một lệnh ghép cụ thể.
Câu hỏi
ND4.DL.NB.*
HS hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh ghép để giải thích được hoạt động một tập lệnh.
Câu hỏi
ND4.DL.TH.*
HS viết được lệnh ghép thực hiện một tình huống quen thuộc.
Câu hỏi
ND4.DL.VDT.*
HS viết được lệnh ghép thực hiện một tình huống mới.
Câu hỏi
ND4.DL.VDC.*
Bài tập thực hành
HS sửa lỗi lệnh ghép trong chương trình quen thuộc có lỗi.
Câu hỏi
ND4.TH.TH.*
Bước 4: Hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
Câu ND1.DT.NB.1. Em hãy lấy một ví dụ trong thực tế về việc có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng Nếu...Thì...?
Câu ND1.DT.NB.2. Em hãy lấy một ví dụ trong thực tế về việc có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng Nếu...Thì..., nếu không thì...?
Câu ND1.DT.NB.3. Em hãy lấy một ví dụ trong thực tế về việc có sử dụng điều kiện nào đó thỏa mãn để thực hiện một khối công việc (từ hai công việc trở lên) dạng Nếu...Thì...?
Câu ND1.DT.NB.4. Em hãy lấy một ví dụ trong thực tế về việc có sử dụng điều kiện nào đó thỏa mãn để thực hiện một khối công việc (từ hai công việc trở lên) dạng Nếu...Thì..., nếu không thì...?
Câu ND1.DT.TH.1. Em hãy chỉ ra điều kiện và công việc cần thực hiện khi thỏa mãn trong ví dụ: Nếu có đủ tiền thì em sẽ mua 1 gói kẹo.
Câu ND1.DT.TH.2. Xác định vế điều kiện và công việc thực hiện khi thỏa mãn điều kiện trong câu nói: Ngày mai, nếu nhiệt độ dưới 100C thì các em nghỉ học, nếu không thì các em vẫn đi học bình thường. 
Câu ND1.DT.TH.3. Hãy xác định vế điều kiện và công việc thực hiện khi thỏa mãn điều kiện trong câu sau:
	Nếu bị vi phạm quy chế thi thì hạnh kiểm yếu và phạt lao động.
Câu ND2.DT.NB.1. Trình bày cấu trúc và ý nghĩa câu lệnh rẽ nhánh thiếu?
Câu ND2.DT.NB.2. Trình bày sơ đồ khối câu lệnh rẽ nhánh thiếu?
Câu ND2.DT.TH.1. Câu lệnh If-then nào dưới đây viết đúng cú pháp?
if a > b then a:= b;	c. if-then a > b, a:= b;	
if-then(a > b,a:= b);	d. if (a > b) then a:= b;	
Câu ND2.DT.TH.2. Muốn kiểm tra hai giá trị của A, B có khác nhau hay không ta viết câu lệnh if thế nào cho đúng ?
if A != B then 	c. if A # B then 
if A B then 	d. if A>< B then 
Câu ND2.DT.TH.3. Muốn kiểm tra giá trị của A có lớn hơn 0 và nhỏ hơn 10 hay không ta viết câu lệnh if thế nào cho đúng?
if 0 A> 0 then 
if (A> 0) or (A 0) and (A<10) then
Câu ND2.DT.TH.4. Muốn kiểm tra ba giá trị của A, B, C có đôi một khác nhau hay không ta viết câu lệnh if thế nào cho đúng?
if A# B # C then ...
if (A # B) and (B # C) and ( A # C) then ...
if (A B) and (B C) and ( A C) then ...
if ( A >< C) then ...
Câu ND2.DL.NB.1. Xét lệnh: if a>b then writeln(a);
Hỏi nếu a=9; b=6 thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?
a. Không đưa ra gì;	c. Đưa ra số 6;	
b. Đưa ra số 9;	d. Đưa ra số 69;
Câu ND2.DL.NB.2. Cho đoạn chương trình: 
if a(b+10) then 
	Begin a:=b+20; b:=b+10; end;
	Write(a-b);
Với a = 10, b= 15 thì sau đoạn chương trình trên a, b có giá trị bằng bao nhiêu?
Câu ND2.DL.TH.1. Xét đoạn lệnh:
if a>b then a:=b;
if a>c then a:=c;
writeln(a);
Hỏi nếu a=9; b=10; c=11; thì lệnh trên đưa ra màn hình gì?
 Không đưa ra gì;	c. Đưa ra số 10;	
 Đưa ra số 11;	d. Đưa ra số 9;	
Câu ND2.DL.TH.2. Xét đoạn lệnh sau: 
if a< b then write(-1);
if a = b then write(0);
if a> b then write(1);
Nếu a = 10, b = 11 thì lệnh trên đưa ra màn hình:
a) -1 	b) 0	c) 1	d) -101
Câu ND2.DL.TH.3. Câu lệnh sau đây cho kết quả nào?
if b> a then c:= b else c:= a;
Hoán đổi giá trị 2 biến a, b	c. Tìm giá trị c = max (a, b)
Tìm giá trị c = min( a, b)	d. Câu lệnh sai ngữ pháp
Câu ND2.DL.VDT.1. Viết câu lệnh đưa ra giá trị nhỏ nhất trong hai số a, b.
Câu ND2.DL.VDT.2. Viết câu lệnh kiểm tra số a có chia hết cho 3 hay không?
Câu ND2.DL.VDT.3. Viết câu lệnh kiểm tra số a có phải là số chính phương hay không? 
Câu ND2.DL.VDC.1. Viết đoạn lệnh tìm số nhỏ nhất trong ba số a, b, c.
Câu ND2.DL.VDC.2. Viết chương trình đưa ra số ngày của các tháng trong một năm nhập vào từ bàn phím.
Câu ND2.DL.VDC.3. Viết đoạn lệnh kiểm tra 3 số a,b,c có tạo thành số đo 3 cạnh tam giác hay không?
Câu ND2.DL.VDC.4. Viết đoạn lệnh tìm nghiệm của phương trình bậc nhất 
ax + b = 0 với a # 0.
Câu ND2.TH.TH.1. Chương trình dưới đây có một lỗi về mặt cú pháp, hãy sửa lỗi và chạy chương trình với: 
1) a= 5; b= 10; c= 0;	3) a= 1; b= 0; c= 5
2) a= -8; b= -15; c= 0;	4) a= -1; b= 0; c= -3
Cho biết thông tin được ghi ra màn hình cho mỗi trường hợp.
Var 	a, b: longint;
Begin
readln(a,b);
if a< b then writeln(‘a nho hon b’);
if a< c writeln(‘a nho hon c’);
readln;
end.
( Chia nhóm học sinh thực hiện, sau đó mỗi nhóm nêu kết quả thực hiện)
Câu ND2.TH.TH.2. Chương trình dưới đây có một lỗi về mặt cú pháp, hãy sửa lỗi và chạy chương trình cho biết thông tin được đưa ra màn hình:
Var 	a, b : integer;
Begin
	a:= 5 ; b := 10;
	if a< b a:= a+ 10;
	b:= b+ 10;
	witeln( a, ‘ ‘,b);
End. 
Câu ND2.TH.TH.3. Chương trình dưới đây có một lỗi về mặt cú pháp, hãy sửa lỗi và chạy chương trình cho biết thông tin được đưa ra màn hình:
Var 	a, b : integer;
Begin
	Readln( a,b);
	if a (b + 10) 
a:= a+ 10;
	b:= b+ 10;
	witeln( a - b);
End. 
Câu ND2.TH.VDT.1. Viết chương trình nhập vào hai số nguyên a, b, đưa ra giá trị lớn nhất trong hai số a, b.
Câu ND2.TH.VDT.2. Viết chương trình nhập vào hai số nguyên a, b. Kiểm tra xem hai số đó có chia hết cho 5 hay không? Và thông báo kết quả kiểm tra ra màn hình.
Câu ND2.TH.VDT.3. Viết chương trình tìm nghiệm của phương trình bậc nhất ax + b = 0 với a, b nhập vào từ bàn phím và a # 0.
Câu ND2.TH.VDC.1. Viết chương trình giải bài toán nhập vào ba số nguyên a, b, c, tìm số nhỏ nhất trong ba số a, b, c.
Câu ND2.TH.VDC.2. Viết chương trình nhập vào từ bàn phím bốn số nguyên a, b, c, d đưa ra màn hình giá trị lớn nhất trong 4 số đó.
Câu ND2.TH.VDC.3. Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên dương, kiểm tra xem chúng có phải là độ dài 3 cạnh tam giác hay không?
Câu ND3.DT.NB.1. Trình bày cấu trúc và ý nghĩa câu lệnh rẽ nhánh đầy đủ?
Câu ND3.DT.NB.2. Trình bày sơ đồ khối câu lệnh rẽ nhánh đầy đủ?
Câu ND3.DT.NB.3. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc lệnh nào sau đây
là đúng?
if ; then ; else ;
if ; then else ;
if then ; else ;
if then else ;
Câu ND3.DT.NB.4. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc lệnh nào sau đây
là đúng?
if ; then ; else ;
if then else begin end;
if then else ;
Cả a, b, c. 
Câu ND3.DT.TH.1. Lệnh nào dưới đây viết đúng cú pháp?
if A < 5; then A:=5 else A:=0;
if A < 5; then A:=5; else A:=0;
if A < 5 then A:=5 else A:=0;
if A < 5 then A:=5; else A:=0;
Câu ND3.DT.TH.2. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc lệnh nào sau đây là đúng?
if a>0 then write(‘a > 0’); el

Tài liệu đính kèm:

  • docday_hoc_theo_dinh_huong_nang_luc_hoc_sinh_thpt_bang_phuong_p.doc