Chuyên đề Phương pháp vẽ và nhận xét các loại biểu đồ Địa lí

Để học tốt môn Địa lí, học sinh đồng thời phải biết khai thác tốt cả kênh chữ lẫn kênh hình, nắm vững kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành tốt các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ, phân tích số liệu, lập sơ đồ… Trong tất cả các kĩ năng đó, vẽ biểu đồ là kĩ năng khó nhất và bởi vậy, thường khiến học sinh “sợ” nhất. Trong các bài thi, từ kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ đến thi học sinh giỏi, phần thực hành (chủ yếu là vẽ và nhận xét biểu đồ) có một vị trí quan trọng, thường chiếm khoảng 1/3 lượng điểm toàn bài.
Thế nhưng, chương trình Địa lí ở cả cấp học không có một tiết học riêng nào giới thiệu cho học sinh các loại biểu đồ và cách vẽ chúng. Các bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ thì có nhưng rải rác ở các bài học . Trong phạm vi một tiết học với nhiều nội dung, giáo viên không thể có điều kiện để hướng dẫn sâu cho học sinh kĩ năng này. Do vậy, việc “sợ” vẽ biểu đồ là vấn đề đáng ngại ở nhiều học sinh.
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ. ======*****======= I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lí luận: Để học tốt môn Địa lí, học sinh đồng thời phải biết khai thác tốt cả kênh chữ lẫn kênh hình, nắm vững kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành tốt các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ, phân tích số liệu, lập sơ đồ Trong tất cả các kĩ năng đó, vẽ biểu đồ là kĩ năng khó nhất và bởi vậy, thường khiến học sinh “sợ” nhất. Trong các bài thi, từ kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ đến thi học sinh giỏi, phần thực hành (chủ yếu là vẽ và nhận xét biểu đồ) có một vị trí quan trọng, thường chiếm khoảng 1/3 lượng điểm toàn bài. Thế nhưng, chương trình Địa lí ở cả cấp học không có một tiết học riêng nào giới thiệu cho học sinh các loại biểu đồ và cách vẽ chúng. Các bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ thì có nhưng rải rác ở các bài học . Trong phạm vi một tiết học với nhiều nội dung, giáo viên không thể có điều kiện để hướng dẫn sâu cho học sinh kĩ năng này. Do vậy, việc “sợ” vẽ biểu đồ là vấn đề đáng ngại ở nhiều học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn. Không chỉ với học sinh đại trà mà ngay cả với đối tượng học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi Địa lí cũng không dễ có phương pháp tốt trong vẽ và nhận xét biểu đồ. Chúng ta vẫn thường bắt gặp những thực trạng sau đây: - Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài. - Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì và việc xử lí bảng số liệu (nếu có). - Học sinh chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu đề bài. - Kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng. - Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ. Từ thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy muốn đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi bộ môn Địa lí THCS, học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, nâng cao năng lực nhận thức và kĩ năng thực hànhTất cả những điều đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu học sinh được rèn luyện tốt kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Vì sao lại nói như vậy? Vì khi thành thạo kĩ năng vẽ biểu đồ, các em sẽ tự tin đạt một lượng điểm đáng kể khi đi thi, sẽ hứng thú hơn rất nhiều với môn học, biết cách trình bày khoa học và thẩm mĩ. Việc nhận xét và giải thích biểu đồ giúp các em luôn được củng cố và nâng cao kiến thức. Với những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài “Phương pháp vẽ và nhận xét các loại biểu đồ Địa lí” nhằm giúp học sinh hiểu về các loại biểu đồ, biết lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất với từng dạng bài tập. Từ đó giúp các em tự rèn luyện, nâng cao tiến tới thành thạo kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ và dùng kiến thức đã học để giải thích (nếu có ) . II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI. 1. Đối tượng nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài. “ Phương pháp vẽ và nhận xét các loại biểu đồ Địa lí” được viết dựa trên những hiểu biết của cá nhân thông qua quá trình học hỏi, nghiên cứu tài liệu cũng như thực tiễn giảng dạy, nhằm hai mục đích cơ bản sau: 1 + Coi cả hình tròn là 100%. Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu. Ghi trị số phần trăm vào các hình quạt tương ứng. Vẽ đến đâu thì đánh kí hiệu hay kẻ vạch đến đó. * Đối với biểu đồ hình vuông: Vẽ một khung hình vuông, trong đó chia 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô coi là 1%. Đánh dấu kí hiệu từng thành phần trong cơ cấu (chiếm bao nhiêu phần trăm thì đánh dấu kí hiệu như nhau ở bấy nhiêu ô vuông). - Vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải. + Tên biểu đồ: ghi phía dưới biểu đồ . + Chú thích: ghi bên phải hoặc phía dưới biểu đồ (sau tên biểu đồ). - Một số điểm cần chú ý khi vẽ: + Bất cứ bài tập nào vẽ được biểu đồ tròn thì cũng có thể vẽ biểu đồ ô vuông, nhưng ta chỉ vẽ biểu đồ ô vuông khi đề bài bắt buộc. + Nếu đề bài cho số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên là phải xử lí sang số liệu tinh hay số liệu tương đối (tỉ lệ %) theo công thức: % A= (GTTĐA / GTTĐtổng thể) x 100 (%) Cần lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu. Chú ý khâu làm tròn số, sao cho tổng các thành phần phải đúng bằng 100,0%. + Nếu đề bài cho bảng số liệu tuyệt đối với cùng đơn vị đo từ 2-3 năm thì sau khi xử lí sang số liệu tương đối (%) , ta phải tính bán kính các đường tròn theo công thức: s2 R2 x R1 . s1 Trong đó: + R2: bán kính năm sau + R1: bán kính năm trước, tự cho bao nhiêu cm cũng được (thông thường 2cm) + S1: là số liệu tuyệt đối của năm trước. + S2 : là số liệu của năm sau. (Để HS hiểu rõ công thức tính bán kính, GV nên giải thích cơ sở dẫn đến công thức này- Xuất phát từ công thức tính diện tích đường tròn: R1 là bán kính của đường tròn có diện tích là S1. R2 là bán kính của đường tròn có diện tích là S3. R3 là bán kính của đường tròn có diện tích là S3... Diện tích và bán kính của đường tròn này có mối liên hệ: 2 2 2 R S R3 S3 R 1 S 1 ; 2 2 Quy ước diện tích của đường nhỏ nhất làm đơn vị (tổng số nhỏ nhất); bán kính của đường tròn này bằng 1 đơn vị dài. Sự chênh lệch về diện tích của các đường tròn S 2, S3 với S1 và bán kính tương ứng như sau: 2 2 R1 S1 R1 S1 2 2 S 2 2 2 S 2 .R1 S1.R1 R2 R1 R2 S 2 R2 S 2 S1 S3 Tương tự, R3 = R1. S1 3 a, Vai trò: Dùng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (dùng nhiều nhất), hoặc thể hiện động thái phát triển, cơ cấu thành phần của một tổng thể. - Biểu đồ hình cột bao gồm 3 loại chính: cột rời (cột đơn), cột ghép (cột cặp, cột nhóm) và cột chồng. b, Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ cột. - Đề bài yêu cầu cụ thể là “hãy vẽ biểu đồ cột”. - Đề bài muốn ta thể hiện sự hơn kém, nhiều ít , hoặc muốn so sánh các yếu tố. - Đề bài có các cụm từ như: “số lượng”,” sản lượng”,”so sánh”... - Đề bài có các đơn vị: kg/người, tấn/ha, USD/người, người/km2, ha/người - Khi vẽ về lượng mưa của một địa phương nào đó. Lưu ý: + Vẽ biểu đồ so sánh => cột ghép. + Vẽ biểu đồ có những từ như so với, trong đó... thì phải đọc kĩ vì đây thường là biểu đồ cột chồng. + Đối với biểu đồ cột chồng thì thông thường bảng số liệu cho có cột tổng số (nhưng thường phải xử lí số liệu về % nếu đề bài không cho %). c. Cách vẽ: - Vẽ trên hệ trục toạ độ vuông góc, trong đó trục tung và trục hoành có chiều mũi tên thể hiện động thái phát triển. + Trục hoành: Thường thể hiện các yếu tố như: năm, các vùng, các khu vực, các nước + Trục tung: Thường thể hiện các đại lượng như: %, triệu tấn, nghìn ha - Chia khoảng cách trên trục tung và trục hoành sao cho hợp lí. Ở trục hoành nếu biểu diễn năm thì năm đầu tiên nên cách gốc tọa độ 1cm, khoảng cách các năm phải tương ứng (khoảng cách 4 năm phải gấp 2 lần 2 năm, 8 năm phải gấp 4 lần 2 năm...). Trị số cuối cùng trên trục tung và trục hoành cũng nên cách mũi tên 1cm. - Biểu đồ thanh ngang thực ra vẫn là biểu đồ hình cột, có điều các cột ở đây nằm theo chiều ngang. Trên biểu đồ thanh ngang, các yếu tố trên trục tung và trục hoành đối lập so với biểu đồ hình cột. Tuỳ từng bài mà ta chọn biểu đồ cột hay thanh ngang để đảm bảo tính thẩm mĩ. - Vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải. - Một số điều cần chú ý khi vẽ: + Chọn kích thước biểu đồ (đặc biệt chú ý tới sự tương quan giữa chiều ngang và chiều cao của các cột) sao cho phù hợp với khổ giấy và đảm bảo tính mĩ thuật. + Các cột chỉ khác nhau về chiều cao, còn bề ngang phải bằng nhau (thông thường cột đơn 0,8cm , cột ghép 0,5- 0,8 cm, cột chồng 1,5 cm). + Có kí hiệu thể hiện trên các cột. Trên đỉnh cột nên ghi trị số. 4. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị) . a. Vai trò: Sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng qua thời gian. Biểu đồ đường giúp dễ nhận xét về sự thay đổi của các yếu tố trên một đường hay nhiều đường qua các năm. b. Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ đường: - Khi đề bài yêu cầu: hãy vẽ biểu đồ đồ thị, hãy vẽ ba đường biểu diễn - Khi đề bài có một trong các cụm từ: tốc độ, gia tăng, tốc độ tăng trưởng, chỉ số tăng trưởng, giá trị gia tăng, gia tăng tự nhiên của dân số. thể hiện rõ qua nhiều năm. c. Cách vẽ: 5 Sau khi vẽ xong biểu đồ, đề bài thường yêu cầu dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, nhiều khi chỉ dựa vào biểu đồ đã vẽ để nhận xét vấn đề. Việc nhận xét này cần đảm bảo hai phần: - Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ của các số liệu. - Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó (Thường phải dựa vào kiến thức đã học để giải thích).Thực chất, giải thích là làm rõ nhận xét và kiến thức để giải thích chính là những kiến thức cơ bản về tự nhiên, về kinh tế- xã hội có liên quan đến đối tượng. Lưu ý: - Đối tượng học sinh giỏi, nhất là các em trong đội tuyển HSG tỉnh phải luôn nhớ: Nhận xét luôn đi cùng với giải thích vấn đề, ngay cả khi đề bài không yêu cầu giải thích. Công việc này có thể thực hiện theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. + Theo chiều dọc: Tức là nhận xét rồi giải thích luôn cho vấn đề vừa nhận xét, làm rõ hết đối tượng này rồi mới đến đối tượng khác. Đối với các bài vẽ về cơ cấu thì nên lựa chọn cách này, vừa đơn giản, lại rõ ràng và khoa học. Khi thực hiện cách làm theo chiều dọc như trên, ta nên triệt để áp dụng theo công thức: Đưa ra lí lẽ- số liệu minh chứng- giải thích + Theo chiều ngang: Tức đi hết phần nhận xét rồi mới giải thích cho tất cả mọi vấn đề. - Phần nhận xét gồm 2 khía cạnh: Nhận xét chung (đưa ra nhận định khái quát) và nhận xét riêng (đưa ra các nhận định chi tiết đối với từng đối tượng). Cần nhận xét từ khái quát đến chi tiết rồi đánh giá chung. - Khi nhận xét cần kết hợp số liệu theo hàng dọc và hàng ngang; nên nhận xét một cách ngắn gọn, khoa học, có số liệu minh chứng rõ ràng. - Khi giải thích phải tập trung vào các số liệu biến động- thực chất là nêu lí do dẫn đến đối tượng đó bị thay đổi ( gồm cơ sở tự nhiên và cơ sở kinh tế- xã hội). B. MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ VỀ VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ. 1. Bài tâp về biểu đồ tròn. Ví dụ 1: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Các thành phần kinh tế Tỉ lệ (%) Kinh tế Nhà nước 38,4 Kinh tế tập thể 8,0 Kinh tế tư nhân 8,3 Kinh tế cá thể 31,6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7 Tổng cộng 100,0 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2002. Phân tích: Ta vẽ biểu đồ tròn vì căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu của đề bài thấy có từ cơ cấu (1 năm). 7
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_phuong_phap_ve_va_nhan_xet_cac_loai_bieu_do_dia_li.doc