Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn Tiếng Anh Lớp 8

Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn Tiếng Anh Lớp 8

Thực trạng học sinh học yếu môn Tiếng Anh khá phổ biến trong huyện, tại trường THCS Nguyễn Viết Xuân cũng như vậy. Tuy tỉ lệ học sinh đỗ vào THPT của trường so với huyện, tỉnh là khá cao ( xếp thứ 3/30 toàn huyện và thứ 10/143) nhưng chất lượng bộ môn Tiếng Anh lại chưa cao. Vẫn có học sinh bị điểm liệt môn Tiếng Anh khi thi vào THPT. Đó là một điều mà tôi cũng như các giáo viên Tiếng Anh trong trường rất trăn trở.

Nhiều học sinh nắm kiến thức còn lơ mơ ngay từ lớp dưới nên đến lớp 8 không có khả năng sâu chuỗi kiến thức, học đến phần nào cũng thấy lạ (thậm chí cả các bài ôn tập, tổng hợp kiến thức đã học). Vì vậy mà chán học dẫn đến kết quả thấp.

Việc làm bài tập và học bài của nhiều em chỉ qua loa để đối phó với sự kiểm tra của thầy cô.

Một bộ phận học sinh chưa có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. Hầu như hôm nào kiểm tra cũng không thuộc bài.

Không chỉ vậy, hầu hết học sinh hiện nay vẫn còn thói quen thụ động trong khi học. Do đó trong năm học này nhà trường chúng tôi đã tổ chức thi khảo sát học sinh vào đầu năm học để đánh giá sát lực học của các em nhằm mục đích phân loại học sinh và tìm ra các phương pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh yếu kém ở bộ môn Tiếng Anh.

docx 14 trang Mai Loan 10/06/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém môn Tiếng Anh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề: phụ đạo học sinh yếu, kém môn tiếng Anh lớp 8.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Viết Xuân 
Phòng GD&ĐT: Vĩnh Tường
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 
 CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN TIẾNG ANH LỚP 8
I. Thực trạng chất lượng giáo dục
1. Thực trạng:
 Thực trạng học sinh học yếu môn Tiếng Anh khá phổ biến trong huyện, 
tại trường THCS Nguyễn Viết Xuân cũng như vậy. Tuy tỉ lệ học sinh đỗ vào 
THPT của trường so với huyện, tỉnh là khá cao ( xếp thứ 3/30 toàn huyện và thứ 
10/143) nhưng chất lượng bộ môn Tiếng Anh lại chưa cao. Vẫn có học sinh bị 
điểm liệt môn Tiếng Anh khi thi vào THPT. Đó là một điều mà tôi cũng như các 
giáo viên Tiếng Anh trong trường rất trăn trở. 
 Nhiều học sinh nắm kiến thức còn lơ mơ ngay từ lớp dưới nên đến lớp 8 
không có khả năng sâu chuỗi kiến thức, học đến phần nào cũng thấy lạ (thậm chí 
cả các bài ôn tập, tổng hợp kiến thức đã học). Vì vậy mà chán học dẫn đến kết 
quả thấp. 
 Việc làm bài tập và học bài của nhiều em chỉ qua loa để đối phó với sự 
kiểm tra của thầy cô. 
 Một bộ phận học sinh chưa có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà. Hầu 
như hôm nào kiểm tra cũng không thuộc bài.
 Không chỉ vậy, hầu hết học sinh hiện nay vẫn còn thói quen thụ động 
trong khi học. Do đó trong năm học này nhà trường chúng tôi đã tổ chức thi 
khảo sát học sinh vào đầu năm học để đánh giá sát lực học của các em nhằm 
mục đích phân loại học sinh và tìm ra các phương pháp phù hợp để nâng cao 
chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh yếu kém ở bộ môn Tiếng Anh.
 Kết quả đánh giá cuối năm học 2018 – 2019
 Khối 7 Giỏi Khá Trung bình Yếu, Kém
 97 học sinh 10 34 46 7
 1 Thực tế trước đây môn Tiếng Anh dùng để thi trung học phổ thông nhưng 
hai năm trở lại đây chúng ta áp dụng thi Tiếng Anh là một trong số các môn tổ 
hợp thi trắc nghiệm nên kiến thức đơn vị thi trở nên ít đi. Vì vậy đa số học sinh 
yếu học Tiếng Anh cốt chống điểm liệt chứ không cần đạt kết quả cao. Điều 
này dẫn đến việc động viên các em học Tiếng Anh gặp nhiều khó khăn.
 Vì là khu vực nông thôn nên số người sử dụng Tiếng Anh ít, học sinh 
không có nhiều cơ hội giao tiếp Tiếng Anh trong thực tế.
2.5. Chương trình dạy học bộ môn:
 Có nhiều từ vựng trong một đơn vị bài học, tiết học.
 Phân bố thời gian ôn tập vào trung học phổ thông cho môn Tiếng Anh quá 
ít trong khi phải đảm bảo kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9.
3. Đối tượng học sinh và chất lượng giáo dục năm trước
 Ở khối lớp 8 số học sinh dưới trung bình của môn tôi phụ trách đầu năm 
học 2019-2020 là 19 em ( theo kết quả thi khảo sát đầu năm). Với thực trạng 
trên tôi muốn tìm tòi, suy nghĩ để giúp đỡ các em học tập tiến bộ, nhằm nâng 
cao chất lượng bộ môn.
 Trong phương pháp dạy học ngày nay, việc dạy học theo hướng phân hóa 
đối tượng học sinh được áp dụng có hiệu quả. Trong một lớp học khả năng tiếp 
thu kiến thức cuả các em học sinh không đồng đều; vì vậy khi áp dụng một 
phương pháp chung cho cả lớp thì các em học yếu sẽ không theo kịp các bạn, 
tiếp thu không hết những kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt, đôi khi hỏng 
kiến thức. Nếu người giáo viên trong quá trình dạy học có chú ý và phân loại đối 
tượng học sinh, trên cơ sở đó chọn lọc kiến thức truyền đạt, sử dụng phương 
pháp dạy học phù hợp với khả năng tiếp thu của các em thì sẽ đạt được kết quả 
tốt nhất. Để thực hiện được công việc này đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều 
công sức cho việc soạn giáo án, đặc biệt phải chọn lọc kiến thức trọng tâm, kiến 
thức nâng cao để truyền đạt phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
 Thực tế năm nay tôi đã áp dụng một số phương pháp vào quá trình dạy 
học tại trường THCS Nguyễn Viết Xuân và đã thu được một số thay đổi tích cực 
đối với các học sinh yếu, kém ở bộ môn Tiếng Anh.
4. Phương pháp nghiên cứu và dự kiến tiết dạy
 + Phương pháp điều tra nắm thông tin.
 + Phương pháp phát vấn trực tiếp để nắm thông tin.
 + Đúc rút kinh nghiệm bản thân và học hỏi tìm tòi.
 3 vắng thì báo ngay về Ban giám hiệu hoặc liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ 
nhiệm để có biện pháp khắc phục.
1.3. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
 Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự 
hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong 
mỗi tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy 
được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em 
sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
 Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn 
cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ 
chức các trò chơi lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý 
thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. 
Đồng thời giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. 
Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp 
đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích 
để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. nhận được sự quan tâm 
của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
1.4. Kèm cặp học sinh yếu kém
 Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về 
cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
 Trong các buổi học phụ đạo, giáo viên chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các 
kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc cần tiến hành ôn tập 
củng cố kiến thức để đảm bảo học sinh có thể nắm được kiến thức cơ bản. 
Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài và tự học ở nhà.
 Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện 
kế hoạch học tập ở trường và ở nhà. 
2. Các giải pháp cụ thể.
 Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu, kém bộ môn 
mình (qua phần kiểm tra khảo sát đầu năm học) để nắm rõ các đối tượng học 
sinh nhằm quan tâm đúng mực đến các em như thường xuyên gọi các em đó lên 
trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng,.
 DANH SÁCH HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH LỚP 8
STT Họ và tên Ngày sinh Lớp Điểm KS đầu 
 năm
1 Trương Thị Trang 25/ 12/ 2006 8B 1,8
 5 Phương pháp này nên áp dụng ngay từ những ngày đầu mới nhận lớp, làm 
liên tục trong giai đoạn đầu, tập cho học sinh yếu kém khả năng tập trung trong 
học tập từ đó còn rèn luyện cho các em khả năng tổng hợp kiến thức.
Ví dụ: Khi học xong phần A closer look 2 của Unit 1
Giáo viên nên yêu cầu các em hệ thống lại phần ngữ pháp 
 Verbs of liking + gerunds
 Adore
 Love
 Like, enjoy, fancy + V-ing
 Don’t mind
 Dislike, don’t like
 Hate
 Detest
 Verbs of liking + to – infinitive
 Love, like, hate, prefer
Sau đó yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ minh họa đối với mỗi từ
 Eg: I love playing football.
 He prefers to play badminton.
2.2. Các mẹo ghi nhớ một số kiến thức ngữ pháp đối với học sinh yếu kém.
 Học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ được kiến thức nếu chúng ta biến kiến thức 
đó thành những câu nói vần dễ thuộc.
 Ví dụ: Khi học Phân biệt a, an, the ở phần A closer look 2 của Unit 3, 
giáo viên có thể nói về sự khác nhau giữa a và an bằng các nguyên âm a,e,u,i,o ( 
Anh, Em, Út, Ít, Ỏi)
2.3. Thực hiện linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học.
Thứ nhất, giáo viên có thể tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học cho các em 
khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn.
 “Cái lợi ích của hoạt động não (Brainstorming) là giáo viên viết tất cả mọi 
thứ mà học sinh nói lên bảng. Đối với học sinh yếu hơn, điều này đặc biệt quan 
 7 nhiệm vụ nhẹ nhàng phù hợp với khả năng thì các em tham gia tích cực và tự tin 
hơn, làm được một số bài tập dễ.
Ví dụ 2: Sau khi học xong tiết Speaking Unit 1: LEISURE ACTIVITIES các em 
khá, giỏi có thể nói luôn được một câu về việc đưa ra ý kiến ( give an opinion ) 
nhưng đối với học sinh yếu tôi có thể đưa cho các em câu có sẵn rồi yêu cầu một 
em đọc to và các bạn khác sẽ phản hồi.
 Eg: Sơn: I think that playing sports is good for our health.
 Thái nhắc lại: I agree with Son, playing sports is good for our health.
 Vũ: Exactly, playing sports is good for our health.
Ví dụ 3: Sau khi nghe ở phần Listening Unit 2: LIFE IN THE COUNTRYSIDE 
mà vẫn thấy các em học sinh yếu chưa nghe rõ để tìm ra câu trả lời, tôi sẽ treo 
lên bảng nội dung của bài và yêu cầu các em nhìn lên vừa nghe vừa đọc để học 
sinh có thể hiểu được nội dung của bài khóa; nếu để các em nghe mà không 
hiểu gì sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, thiếu tập trung vào bài học.
Thứ hai, không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ; giảng 
dạy bằng giáo án điện tử sẽ tạo hứng thú giữa thầy và trò trong tiết học. Khai 
thác kiến thức thông qua hình ảnh, phim tư liệu sinh động hấp dẫn, hiệu quả bài 
học cao.Môn Tiếng Anh là bộ môn có thể dạy bằng máy chiếu ở tất cả các tiết 
dạy.
Thứ ba,sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Tiếng Anh có hiệu quả: hướng dẫn 
HS tự vẽ bản đồ tư duy giúp HS dễ hiểu, khắc sâu, khái quát hóa kiến thức bài 
học. 
Thứ tư, hướng dẫn học sinh học bài gắn liền trong ứng dụng thực tế giúp học 
sinh thấy hứng thú với môn học hơn và yêu thích mỗi tiết học Tiếng Anh.
Ví dụ : Sau khi học phần skills 2 của Unit 3: PEOPLES OF VIET NAM, giáo 
viên có thể yêu cầu các em về nhà làm việc theo nhóm nấu xôi ngũ sắc và có 
thuyết minh các bước, làm theo hai cách: có thể viết phụ đề bằng Tiếng Anh 
ứng với mỗi hình ảnh hoặc là sẽ có bạn làm MC để thuyết trình theo clip hoặc 
mỗi bức ảnh.
Xoi ngu sac.mpg
2.4. Bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh
 Yêu cầu mỗi học sinh có một cuốn sổ ghi từ vựng và cấu trúc đã được học 
trên lớp cùng với sổ nhật kí học Tiếng Anh. Mỗi ngày các em đều phải học một 
lượng kiến thức vừa phải trong khoảng ba mươi phút nhằm giúp học sinh sẽ 
không bị quên kiến thức. Học sinh sẽ kiểm tra việc tự học theo cặp và kí tên xác 
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_sinh_yeu.docx