Chuyên đề Chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡnghọc sinh giỏi liên môn các môn Khoa học xã hội - Phân môn: Địa lí

Nắm rõ cấu trúc của đề thi để có hƣớng bồi dƣỡnghọc sinh( HS).
Đề thi liên môn KHXH có cấu trúc hai phần: Trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm gồm 30 câu, kiến thức bốn môn, tổng điểm là 3,0. Thời gian làm bài 45 phút.
Phân tự luận khoảng bốn đến năm câu, tổng điểm là 7,0. Thời gian làm bài 135 phút. Trong đó dù tích hợp cao (đề 1-trang…) hay thấp (đề 3-trang…) giữa bốn môn thì số điểm thường nghiêng về môn Văn nhiều hơn so với ba môn còn lại.
Việc tìm hiểu cấu trúc của đề sẽ giúp cho người dạy định hướng được chương trình ôn tập và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nhất là những giáo viên năm đầu dạy bồi dưỡng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡnghọc sinh giỏi liên môn các môn Khoa học xã hội - Phân môn: Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHUYÊN ĐỀ: CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG BỒI DƢỠNG HSG LIÊN MÔN CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI. MÔN ĐỊA LÍ A)MỞ ĐẦU - Tác giả chuyên đề: Đỗ Thị Vân. GV Địa lí Trường THCS Vĩnh Tường. - Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 8 - Giới hạn: Chương trình môn Địa lí lớp 6,7 và lớp 8 tính đến thời điểm thi, trọng tâm là kiến thức lớp 8. - Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: Kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa và kiến thức nâng cao dùng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. - Hệ thống phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề: Phương pháp thuyết trình để giảng phần lý thuyết cơ bản, phương pháp đàm thoại - vấn đáp, phương pháp hoạt động theo nhóm. Trong chuyên đề gồm có: lý thuyết cơ bản, hệ thống các ví dụ, bài tập đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề; các bài tập HS tự giải. - Sự cần thiết của chuyên đề: Xuất phát từ thực tế 3 năm gần đây Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tổ chức kì thi HSG liên môn các môn khoa học xã hội. Đây là kì thi lần đầu tiên tổ chức thi theo hình thức liên môn nên việc bồi dưỡng HSG đối với giáo viên còn bỡ ngỡ cả về phương pháp, kiến thức, sự phối hợp giữa các giáo viên bộ môn đôi khi còn lúng túng nên nhiều trường kết quả thi chưa cao. Trường THCS Vĩnh Tường trong 3 năm dự thi cả 3 năm đội tuyển Liên môn của trường đều xếp nhất. Từ thực tế giảng dạy tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm phương pháp bồi dưỡng HSG liên môn đối với môn Địa lí. - Kết quả triển khai chuyên đề: Tác giả đã sử dụng chuyên đề này trong bồi dưỡng HS giỏi của trường và lớp đầu cao của huyện và bước đầu nhận được phản hồi tích cực. 3 - Đặc điểm thứ hai Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. HS cần nắm được phân bố, đặc điểm khí hậu của các kiểu khí hậu phổ biến trên. Ví dụ: Bài 4. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. - HS cần nắm được đặc diểm dân cư châu Á có hai đặc điểm cơ bản: + Đây là châu lục đông dân nhất thế giới. (GV có thể mở rộng giải thích tại sao đây là châu lục dân số đông nhất thế giới) + Dân cư thuộc nhiều chủng tộc. - Về mặt xã hội: Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn (thời gian, địa điểm). 3.2. Giáo viên hƣớng dẫn HS giải các câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học. -Trọng tâm là các câu hỏi có trong sgk, vở bài tập. * Ví dụ: Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản (lớp 8) Câu 1. Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu. Gợi ý trả lời: *Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á. - Châu Á là một bộ phận của lục địa Á-Âu. - Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. - Tiếp giáp với 2 châu lục (Châu Âu, châu Phi) và 3 đại dương (Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương). - Diện tích rộng nhất thế giới: 41,5 triệu km2 - kích thước lãnh thổ rộng lớn: Chiều dài từ Cực bắc đến cực Nam 8500km, rộng từ tây sang đông 9200km. * Ý nghĩa với khí hậu: - Với vị trí địa lí và kích thước lãnh thổ rộng lớn đã làm cho khí hậu châu Á phân hóa da dạng. Câu 2. Hãy nêu các đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á. Gợi ý trả lời. 5 - Sơn nguyên cao và rộng nhất châu Á; Tây Tạng. - Hồ lớn nhất châu Á: Bai can. Ví dụ: Bài 5. Đặc điểm dân cư xã hội châu Á. - HS cần nhớ các thông tin: Số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, các chủng tộc và địa bàn phân bố, chủng tộc có số dân đông nhất, địa điểm, thời điểm ra đời 4 tôn giáo. 3.4. GV hƣớng dẫn HS học các nội dung liên môn tích hợp với các bộ môn sử, GDCD, văn . * Các nội dung tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu. - Với nội dung tích hợp các vấn đề về môi trường giáo viên cần thống kê các bài có tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình học ở các mức độ tích hợp khác nhau để có định hướng bồi dưỡng cho học sinh. - Thống kê các bài có nội dung tích hợp môi trường. - Mức độ toàn phần: Bảng 1: Thống kê các bài dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở mức độ tích hợp toàn phần cấp THCS Lớp 6 7 8 9 Bài -Bài 15. Các -Bài 10. Dân số -Bài 32. Các -Bài 9. Sự phát mỏ khoáng và sức ép dân số mùa khí hậu và triển và phân bố sản tới tài nguyên thời tiết ở nước lâm nghiệp, thủy môi trường ở đới ta sản nóng. -Bài 38. Bảo vệ - Bài 38. Phát -Bài 11. Di dân tài nguyên sinh triển tổng hợp và và sự bùng nổ đô vật Việt Nam bảo vệ tài thị ở đới nóng nguyên, môi -Bài 17. Ô nhiễm trường biển-đảo. môi trường ở đới Bài 39: Phát triển ôn hòa tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (tiếp theo) Số 1 bài 3 bài 2 bài 3 bài lượng Bảng 2.Thống kê các bài dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở mức độ tích hợp bộ phận cấp THCS Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp 7 Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Lớp 6 - Bài 17: Lớp vỏ khí - Mục 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (3 bài) - Bài 23: Sông và hồ - Mục 1. Sông và lượng nước của sông, mục 2. Hồ - Bài 24: Bn và đại dương - Mục 2. Sự vận động của nước biển và đại dương Lớp 7 - Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa - Mục 2. Đô thị hóa. Các siêu đô thị (9 bài) - Bài 6: Môi trường nhiệt đới - Mục 2. Các đặc điểm khác của môi trường - Bài 30: Kinh tế châu Phi - Mục 1. Nông nghiệp, mục 2. Công nghiệp - Bài 32: Các khu vực châu Phi - Mục 2. Khu vực Trung Phi - Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ - Mục 1. Nền nông nghiệp tiên tiến - Bài 45: Kinh tế Trung và Nam - Mục 3. Vấn đề khai thác rừng Mĩ Amadôn - Bài 47: Châu Nam Cực - Mục 1. Khí hậu - Bài 55: Kinh tế châu Âu - Mục 3. Dịch vụ - Bài 56: Khu vực Bắc Âu - Mục 2. Kinh tế Lớp 8 - Bài 16: Đặc điểm kinh tế các - Mục 1. Nền kinh tế của các (2 bài) nước Đông Nam Á nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc - Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt - Mục 3. Địa hình nước ta mang Nam tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người Ví dụ 1: + Ở lớp 6: Bài 17: Lớp vỏ khí, khi dạy mục 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí, ngoài việc cung cấp cho học sinh kiến thức về vai trò của lớp vỏ khí nói chung và lớp ôzôn nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái Đất. Giáo viên khéo léo liên hệ để học sinh biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôzôn. Ví dụ 2: + Ở lớp 7: Bài 47: Châu Nam cực, khi dạy mục 1. Khí hậu. Giáo viên liên hệ cho học sinh biết vấn đề cần quan tâm ở châu Nam Cực là bảo vệ các loài động vật quý đang có nguy cơ tuyệt chủng mà điển hình là cá voi xanh. Ví dụ 3: + Ở lớp 8: Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam, khi dạy mục 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con 9 - Người vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!” - Người đó van xin mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm Thủ Độ vì việc riêng nữa. Câu chuyện trên nói lên phẩm chất nào của Thái sư Trần Thủ Độ? A.Liêm khiết C. Tự chủ B. Tôn trọng người khác D. Tôn trọng lẽ phải. Câu 6: Câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” được Thái sư Trần Thủ Độ trả lời vua Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ mấy? A. Lần thứ nhất B. Lần thứ hai C. Lần thứ ba D. Lần thứ tư. Câu 7: “Sự nói xấu là cái tật cứ đi bới móc chuyện xấu của người ta mà nói. Người nói xấu là có ý để thỏa lòng ghen ghét, hoặc để khoe cái hay và che cái dở của mình. Người nói xấu là người hèn hạ, đáng khinh, vì chỉ nói những lúc vắng mặt người ta, để làm cho người ta mất danh giá”. Việc nói xấu ngưới khác là hành vi gì? A. Không tự trọng B. Thiếu liêm khiết B. Không tôn trọng người khác D. Tôn trọng kỉ luật. Câu 8: Việc nói xấu người khác để thỏa lòng ghen ghét đã xâm phạm tới phẩm chất nào? A. Đạo đức B. Danh dự, phẩm giá C. Lợi ích D. Giữ chữ tín. Câu 9: Bài văn “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua nhắc đến tình cảm yêu nước của người dân nước nào? A. Mỹ B. Liên xô. C. Đan Mạch D. Cư- rơ-gư-xtan Câu 10: Lòng yêu nước thể hiện trong giá trị truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? A. Truyền thống văn hóa nghệ thuật. C. Truyền thống về nghề nghiệp B. Truyền thống đạo đức. D. Truyền thống nhân đạo. Câu 11: Trong bài văn “Lòng yêu nước” có cụm từ “đêm tháng sáu sáng hồng” muốn nói tới hiện tượng gì? A. Ngày dài 24 giờ. C. Ngày đêm dài ngắn bằng nhau. B. Đêm dài 24 giờ. D. Ngày hoặc đêm dài 6 tháng. Câu 12: Câu văn trên đúng ở địa điểm: A. Vòng cực Nam. B. Vòng cực Bắc. C. Chí tuyến Bắc. D. Chí tuyến Nam Câu 13: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập vào thời gian nào? A. Tháng 12- 1922. B. Tháng 2- 1922. C. Tháng 2- 1917. D. Tháng 10- 1917 Câu 14: Liên bang Nga thuộc địa phận của châu lục nào? A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Mỹ. D. Châu Á và châu Âu. Câu 15: Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” có nội dung là: 11 A. Phía Đông. B. Phía Tây. C. Phía Nam. D. Phía Bắc. Câu 28: Vùng đất đó thuộc hệ thống núi nào? A. An-đét. B. Hi-ma-lay-a. C. Cooc-đi-e. D. An-pơ. Câu 29: Khu vực Thái Bình Dương thuộc châu Á nằm ở: A. Khu vực Nam Á và Đông Nam Á C. Khu vực Đông Nam Á và Đông Á B. Khu vực Tây Nam Á và Nam Á Câu 30: Người lập nước Âu Lạc là: A. Hùng Vương C. Trọng Thủy B. Cao Lỗ. D. Thục Phán Câu: Trong lịch sử nước ta, triều đại phong kiến nào dựng bia Tiến sĩ đầu tiên? A. Nhà Lý B. Nhà Trần C. Nhà Lê sơ D. Nhà Hồ. *Cập nhật những vấn đề thời sự nóng đang đặt ra ở địa phƣơng, cả nƣớc và thế giới. 3.5. Phối hợp tốt giáo viên trong nhóm để hƣớng dẫn học sinh học đều các môn thi. - Đây là nội dung rất quan trọng vì bài thi liên môn là tổng hợp kiến thức của 4 môn văn, sử, địa, GDCD nên để HS có thể làm bài thi đạt kết quả cao HS cần học đều cả 4 môn. Vì vậy GV dạy 4 bộ môn trên hàng tuần cần họp nhóm trao đổi tình hình học tập của HS, nếu HS học yếu môn nào thì cần tăng cường thời gian dạy và bồi dưỡng kiến thức môn đó. 3.6. Phối hợp tốt giáo viên trong nhóm trong việc ra đề thi theo hƣớng liên môn (trong một một câu hỏi có kiến thức của nhiều bộ môn.) và khảo sát chấm chữa bài cho học sinh ít nhất 1 lần/tháng. 3.7. Rèn kĩ năng làm bài thi cho học sinh. - Đối với phần thi trắc nghiệm: Đây là phần thi chiếm gần 1/3 tổng số điểm, làm trong thời gian ngắn nên đòi hỏi học sinh phải lựa chọn nhanh, chính xác. Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen đọc kĩ đề, đặc biệt là câu dẫn để xác định phương án trả lời đúng. - Đối với phần thi tự luận: + Học sinh cần đọc kĩ đề gạch chân những từ quan trọng trong câu hỏi để xác định đề hỏi gì, sau đó phác thảo nhanh dàn ý khái quát ra nháp và làm tuần tự theo dàn ý. Như vậy sẽ tránh việc làm sót ý và sắp xếp ý không khoa học. Nếu phần nào làm sai thì gạch chéo phần đó và tiếp tục làm tránh tình trạng gạch, tẩy xóa bẩn bài thi.
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_chia_se_mot_so_kinh_nghiem_trong_boi_duonghoc_sinh.docx
chuyen_de_mon_dia_181220178.pdf