Báo cáo Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong thời đại 4.0

Báo cáo Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong thời đại 4.0

Năm học 2023-2024 là năm học thứ tư thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia đầu tiên, ngày 10 tháng 10 năm 2023. Trong bối cảnh đó, bản thân tôi là người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tại trường Tiểu học ............luôn ý thức được rằng: Việc ứng dụng chuyển đổi số là việc làm cần thiết trong dạy học và giáo dục học sinh. Đó là một công việc khó khăn vất vả của người giáo viên đòi hỏi chúng ta phải tâm huyết, làm việc khoa học, không ngừng sáng tạo, đổi mới để bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội và nghành giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0.

Năm học mới 2023- 2024 này, xu hướng chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập cần được nhân rộng, các thiết bị thông minh được lắp đặt tại các lớp học như máy tính, ti vi đã được đưa vào sử dụng. CNTT là ngành ứng dụng công nghệ quản lí và xử lí thông tin là sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí, truyền và thu thập thông tin.

pptx 33 trang Hiền Tài 06/07/2024 134314
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong thời đại 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HỘI THI 
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI BẬC TIỂU HỌC CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2022-2023 
Giáo viên: 
Đơn vị: Trường Tiểu học 
BÁO CÁO 
ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG THỜI ĐẠI 4.0 
1 
2 
3 
4 
CẤU TRÚC BÁO CÁO 
NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
KẾT QUẢ ÁP DỤNG 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
THỰC TRẠNG 
01 
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN  
Năm học 202 3 -202 4 là năm học thứ tư thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia đầu tiên, ngày 10 tháng 10 năm 202 3 . Trong bối cảnh đó, b ản thân tôi là người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tại trường Tiểu học ............ luôn ý thức được rằng: Việc ứng dụng chuyển đổi số là việc làm cần thiết trong dạy học và giáo dục học sinh. Đó là một công việc khó khăn vất vả của người giáo viên đòi hỏi chúng ta phải tâm huyết, làm việc khoa học, không ngừng sáng tạo, đổi mới để bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội và nghành giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0. 
Năm học mới 202 3 - 202 4 này, x u hướng chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập cần được nhân rộng, các thiết bị thông minh được lắp đặt tại các lớp học như máy tính, ti vi đã được đưa vào sử dụng. CNTT là ngành ứng dụng công nghệ quản lí và xử lí thông tin là sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí, truyền và thu thập thông tin. 
Năm học 202 3 – 202 4 trường TH .............đã  xác định mục tiêu   ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu (BGH) trong công tác quản trị nhà trường; công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường và công tác phối hợp với phụ huynh học sinh và các đoàn thể ngoài nhà trường. Thực hiện số hóa hồ sơ học si nh. Chính vì thế, qua quá trình nghiên cứu tìm tòi tôi nhận thấy rằng ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số vào trong công tác chủ nhiệm lớp mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp A ” nhằm đáp ứng như cầu đổi mới hiện nay. Đó là một trong những phương pháp mới và có nhiều ưu điểm khi áp dụng vào quá trình chủ nhiệm lớp hiện nay . 
02 
CÁC BIỆN PHÁP, CÁCH THỰC HIỆN  
01 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP LÀ CHUYỂN ĐỔI NHỮNG GÌ? 
02 
LỢI ÍCH CHUYỂN ĐỔI SỐ 
03 
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG 
01 
02 
03 
04 
Ứng dụng CNTT vào việc liên hệ với phụ huynh học sinh làm cầu nối qua phần mềm nhóm Zalo – Messenger. 
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý học sinh 
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả tiết hoạt động trải nghiệm cuối tuần 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
CÁC ỨNG DỤNG CỦA GIẢI PHÁP 
0 5 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục học sinh thông qua các tiết học trực t iếp và trực tuyến . 
Một câu hỏi lớn đặt ra là chuyển đổi số trong chủ nhiệm lớp bao gồm sự chuyển đổi ở lĩnh vực, khía cạnh nào và mức độ ra sao. Câu trả lời không giống nhau đối với các cá nhân bởi lẽ xuất phát điểm của chuyển đổi số là rất khác nhau. Có một điểm chung là chuyển đổi số phải cho phép giáo dục được thực hiện toàn diện và đầy đủ mà không có gặp mặt, giao tiếp trực tiếp, có nghĩa rằng phương thức chuyển tải giáo dục thay đổi. 
 Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là số hoá các nguồn tài liệu mà còn bao gồm việc chuyển đổi phần cứng, kéo theo việc quản trị các nguồn lực dành cho giáo dục, đào tạo cũng thay đổi. 
Tóm lại, chuyển đổi số trong quá trình chủ nhiệm lớp là toàn bộ dữ liệu về quá trình học tập của học sinh cũng được theo dõi và lưu trữ bằng công nghệ chứ không phải thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách thông thường. 
01 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP LÀ CHUYỂN ĐỔI NHỮNG GÌ? 
02 
a) Chủ động trong việc học tập 
Công nghệ số đã mở ra không gian học tập thoải mái qua mạng Internet, bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận tiện hơn. Chính điều này, đã mở ra cho Việt Nam nói riêng một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. 
b) Không giới hạn trong truy cập tài liệu 
Truy cập tài liệu học tập không giới hạn. Bởi với kho tài liệu không giới hạn, bạn có thể truy cập một cách dễ dàng, đồng thời tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Hơn nữa, chuyển đổi số giúp bạn tìm kiếm, khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến, không bị giới hạn bởi khả năng tài chính của người dùng. Vậy nên, việc sử dụng công nghệ giúp chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa giáo viên và học sinh sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn. 
c) Chất lượng giáo dục được nâng cao 
Chuyển đổi số đã tạo nên kỷ nguyên mới, khi mà người dạy và người học được trao quyền để áp dụng công nghệ. 
d) Tiết kiệm tối đa chi phí học tập 
Khả năng tiết kiệm chi phí là một lợi ích lớn, thiết thực mà chuyển đổi số đem lại. Khi thấy được giá trị phương pháp mang lại, chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng về kết quả nhận được. 
LỢI ÍCH CHUYỂN ĐỔI SỐ 
01 
02 
03 
04 
Ứng dụng CNTT vào việc liên hệ với phụ huynh học sinh làm cầu nối qua phần mềm nhóm Zalo – Messenger. 
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý học sinh 
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả tiết hoạt động trải nghiệm cuối tuần 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
CÁC ỨNG DỤNG CỦA GIẢI PHÁP 
0 5 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục học sinh thông qua các tiết học trực t iếp và trực tuyến . 
Bước 1: Nhận thức được tầm quan trọng của phần mềm này, tôi đã ứng dụng triệt để, ngay từ đầu năm học tôi đã thành lập nhóm Zalo – Messenger trên thiết bị điện tử. Sau đó tôi gửi thông tin nhóm cho phụ huynh tham gia. Hiện tại nhóm lớp của tôi có 41 thành viên bao gồm tất cả phụ huynh học sinh lớp và các thầy cô giáo dạy bộ môn. 
 * Ứng dụng Zalo này đã hỗ trợ tôi rất tích cực trong việc xây dựng cầu nối giữa GV và PHHS: 
- Giúp tôi lập kế hoạch chủ nhiệm lớp có sự tham gia của phụ huynh. 
- Trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh ở trường cũng như ở nhà, để từ đó có những biện pháp giúp đỡ, khắc phục kịp thời. 
- Giúp GV nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh để điều chỉnh phương pháp giáo dục dạy học và hoàn thiện bản thân hơn. 
- Ứng dụng đã giúp tôi lấy những thông tin học sinh kịp thời, nhanh chóng. 
- Ứng dụng đã giúp giáo viên chủ nhiệm kết nối với GV bộ môn để cùng quản lí học sinh một cách hiệu quả. 
Bên cạnh những mặt phải thì còn có những mặt trái của việc sử dụng zalo: 
-Tạo áp lực cho giáo viên. Phụ huynh nhắn tin không có khung giờ. 
- Phụ huynh thắc mắc quá nhiều trên nhóm zalo và nhiều khi không kiềm chế được cảm xúc của bản thân. 
0 1 
Ứng dụng CNTT vào việc liên hệ với phụ huynh học sinh làm cầu nối qua phần mềm nhóm Zalo – Messenger. 
Bước 2 : Để giúp việc sử dụng nhóm zalo được hiệu quả tốt nhất. Tôi còn đưa ra một số nội quy sử dụng nhóm zalo lớp. 
Ngoài ra, tôi còn sử dụng ứng dụng này lập ra các nhóm nhỏ trong lớp như nhóm các em thi Trạng Nguyên toàn tài, Trạng nguyên Tiếng Việt, nhóm luyện tập văn nghệ để quản lí và trao đổi thông tin tránh gây phiền cho các phụ huynh không có con em tham gia. Nhờ vậy, công việc của tôi được giải quyết chất lượng và hiệu quả hơn. 
0 1 
Ứng dụng CNTT vào việc liên hệ với phụ huynh học sinh làm cầu nối qua phần mềm nhóm Zalo – Messenger. 
0 1 
Ứng dụng CNTT vào việc liên hệ với phụ huynh học sinh làm cầu nối qua phần mềm nhóm Zalo – Messenger. 
NỘI QUY NHÓM ZALO LỚP A 
Điều 1 : Thời gian trao đổi thông tin giữa phụ huynh học sinh với giáo viên từ 7h – 21h hằng ngày. 
Điều 2 : Phụ huynh đọc kĩ và kiểm tra tin nhắn, hình ảnh trước khi gửi. 
Điều 3 : Không được bàn tán, buôn bán trong nhóm lớp. 
Điều 4 : Vấn đề cá nhân cần trao đổi riêng. 
Điều 5 : Tuyệt đối không gửi các sticker, hình ảnh động làm trôi tin nhắn. 
	 . 
Ví dụ: Kể chuyện “ Đôi bạn ” 
- Chuẩn bị: 
+ Giáo viên thuộc nội dung câu chuyện “ Đôi bạn ” 
+ Con rối các nhân vật trong câu chuyện: con bê vàng và con dê trắng. 
+ Bối cảnh: Cảnh thiên nhiên (cây cối, núi, dòng suối). 
03 
KỂ CHUYỆN BẰNG MÚA RỐI QUE 
0 2 
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý học sinh 
0 2 
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý học sinh 
Bước 1  : V ào đầu năm học mới , ngay từ tuần đầu của năm học, tôi đã tìm hiểu tỉ mỉ hoàn cảnh, địa chỉ ,năng lực học tập , của từng em. Tôi tâm niệm rằng là một giáo viên chủ nhiệm lớp có hiểu rõ những điều đó thì công tác nhiệm mới đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy trong kì họp phụ huynh đầu năm, tôi đã khuyến khích và động viên phụ huynh chia sẻ các thông tin của cá nhân về gia đình, về học sinh qua Phiếu lấy thông tin 
PHIẾU LẤY THÔNG TIN 
Họ và tên bố: .. Sinh năm: 
Nghề nghiệp: ...  .. 
Họ và tên mẹ: .. Sinh năm: 
Nghề nghiệp: ...  .. 
Phụ huynh em: .... Sinh ngày:. 
Địa chỉ: ...  .. .. 
Số điện thoại( bố, mẹ): ...  .. 
Thuộc đối tượng ( Hộ nghèo, cận nghèo):, 
Thành tích năm học trước: .. 
Điểm mạnh: 
Điểm hạn chế: . 
. 
Bước 2 : Sau khi nắm bắt được thông tin cá nhân tôi tiến hành nhập thông tin vào website riêng của lớp trong Cở sở dữ liệu ngành Giáo dục (moet.edu.vn) để tiện theo dõi, sử dụng. Website là phần mềm giúp quản lý hồ sơ, thông tin học sinh và kết quả rèn luyện của các em rất tốt. Chỉ cần một cú nhấp chuột, mỗi giáo viên đã có thể tìm thấy những thông tin cần thiết của từng em. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế và tiết kiệm được thời gian tiền bạc. Phù hợp với xu thế đổi mới ứng dụng CNTT trong nhà trường và trong Giáo dục . 
Tính mới : Biện pháp này giúp tôi xây dựng một tác phong làm việc, giúp cho việc lưu trữ, tìm kiếm và xử lý thông tin về học sinh một cách thuận lợi. 
0 2 
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý học sinh 
Bước 1  : Tôi xác định rằng tiết hoạt động trải nghiệm cuối tuần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chủ nhiệm ở bậc tiểu học. Nhờ ứng dụng CNTT mà tiết hoạt động trải nghiệm diễn ra nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Bên cạnh những hoạt động cơ bản của hoạt động trải nghiệm như nhận xét đánh giá cuối tuần, đề ra kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch cho tuần mới, tôi đã ứng dụng CNTT để tổ chức các hoạt động lồng ghép theo chủ đề, chủ điểm nhằm mang lại hứng thú cho học sinh: 
- Tổ chức các hoạt động khởi động với nhiều hình thức đa dạng. 
- Tổ chức trò chơi: Rung chuông vàng, nhà sử học nhỏ tuổi, hoa hồng tặng cô, bảo vệ rừng xanh,. 
- Xem tư liệu lịch sử liên quan đến các chủ đề, chủ điểm. 
- Giao lưu văn nghệ: Hát, múa, diễn kịch trên nền nhạc đã được chuẩn bị. 
- Tuyên dương, khen thưởng: Những cá nhân có thành tích, có tiến bộ, được xuất hiện trên màn hình nhỏ. 
Bước 2 : Tôi sử dụng trong tổng kết các hoạt động học tập, hoạt động tập thể của HS (tuần, chủ điểm): Ghi lại những khoảnh khắc, những hình ảnh trong quá trình tham HS gia sau đó thiết kế thành những video ngắn cho HS xem lại và cảm nhận những hoạt động của lớp trong đó có mình. Việc làm này, tạo được sự hứng thú cho học sinh, giúp các em tự tin phát huy điểm mạnh của bản thân. 
0 3 
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả tiết hoạt động trải nghiệm cuối tuần 
0 3 
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả tiết hoạt động trải nghiệm cuối tuần 
B ên cạnh những phương pháp truyền thống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc thì tôi còn ứ ng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục k ĩ năng sống cho học sinh bằng cách trình chiếu các hoạt động bổ ích trên slide cho các em xem, theo dõi . Lồng ghép các kĩ năng thiết yếu như: An toàn giao thông, kĩ năng phòng tránh các tai nạn thương tích,các hành vi chuẩn mực về đạo đức xã hội, các kĩ năng giao tiếp,.... qua các hoạt động trò chơi, những câu chuyện, chương trình bổ ích dành cho thiếu nhi. Sau mỗi hoạt động các em được cùng nhau chia sẻ những cảm nhận và bài học có được từ những hoạt động kể trên. 
VD: Hoạt động: Hướng dẫn học sinh rửa tay theo quy trình 6 bước: 
- Nhắc lại quy trình rửa tay: 
+ Cá nhân nhớ lại quy trình 6 bước rửa tay. 
+ Chia sẻ với bạn cùng bàn. 
+ Cá nhân chia sẻ trước lớp. 
+ Học sinh thực hành rửa tay theo 6 bước. 
- Hướng dẫn vũ điệu rửa tay: 
+ Cho học sinh xem video vũ điệu rửa tay. 
+ Hướng dẫn học sinh tập theo nhạc. 
+ Đại diện nhóm biểu diễn trước lớp. 
0 4 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
Để việc ứng dụng biện pháp này đạt hiệu quả, GV cần chú trọng đến những việc học sinh làm được. Với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học, HS rất dễ hứng thú khi được khen ngợi, được thầy cô và các bạn công nhận sự cố gắng của mình. Thông qua những việc làm nhỏ của HS mà thầy cô đưa ra những khen thưởng, động viên kịp thời để HS hứng thú hơn, nhờ đó phát huy được tính tích cực của mình. Cụ thể, bản thân tôi đã áp dụng những việc làm sau: 
Khen thưởng động viên kịp thời: 
1. HS vào học đúng giờ khi cô giáo điểm danh: tặng 1 điểm 
2. HS chuẩn bị đầy đủ sách vở trước khi vào học: tặng 1 điểm 
3. HS xung phong đọc bài, trả lời câu hỏi xây dựng bài: tặng 1-5 điểm 
4. HS trả lời đúng câu hỏi/ tham gia trò chơi: tặng 5 điểm 
5 . HS hoàn thành bài đúng trước hạn/ có ý kiến sáng tạo: tặng 10 điểm 
0 4 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
Là một GVCN lớp đồng thời cũng là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán và Tiếng Việt, tôi luôn tâm niệm làm sao để nâng cao chất lượng của lớp. Chính vì vậy, mà tôi đã không ngừng sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết học trực tiếp cũng như vận động cài đặt, sử dụng công nghệ thông tin cho các tiết trực tuyến nếu dịch bệnh bùng phát. 
a. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học trực t iếp. 
0 5 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
Bối cảnh 1 
Bước 1 : Trong hoạt động thiết kế bài giảng 
Bối cảnh 2 
Bước 2: Sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động khám phá 
7 
Bước 3 : Sử dụng công nghệ thông tin trong t ổ chức các hoạt động ôn tập 
b. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học trực t uyến 
Với tình hình hiện nay , dịch bệnh vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp . Tu y rằng Việt Nam đang là đất nước an toàn nhất những không vì vậy mà chủ quan, là giáo viên chúng tôi luôn đề ra những phương pháp mang lại hiệu quả và tính dự phòng cao và đã ứng dụng CNTT để dạy học trực tuyến cho các em trong thời gian nghỉ dịch. 
Với biện pháp này tôi đã tải phần mềm ứng dụng dạy học trực tuyến Google meet để sử dụng, cũng yêu cầu phụ huynh học sinh phối kết hợp cùng tải ứng dụng để cô trò có thể kết nối với nhau . Ứng dụng rất tiện ích,có thể giảng dạy trực tuyến qua điện thoại thông minh hoặc laptop. Đa số cha mẹ các em đều có điện thoại thông minh để tải ứng dụng do vậy rất thuận lợi cho việc dạy và học. 
0 5 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
03 
ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC SAU ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
Qua nửa học kì áp dụng biện pháp này, cùng với sự quản lí chỉ đạo của nhà trường, tôi nhận thấy việc ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm ở lớp đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: 
 a. Chất lượng giáo dục 
* Năm học 2022 – 2023 
 Sĩ số học sinh lớp A được duy trì: 27/27 em đạt 100%. 
*Phẩm chất và năng lực giáo dục 
Phẩm chất 
Năng lực 
*Các môn học và hoạt động giáo dục 
b. Tham gia các hoạt động phong trào 
Tham gia tốt và đạt kết quả khá cao trong các phong trào do trường tổ chức. Cụ thể: 
- Tham gia đầy đủ quỹ Đội, làm công tác kế hoạch nhỏ; tham gia Bảo hiểm Y tế, các đợt thi đua đều đứng thứ nhất toàn Liên Đội. 
- Tập thể lớp tham gia nhiệt tình vào các hoạt động Đội, Nhà trường; hoạt động phong trào của địa phương. 
- Các em đã có nhiều tiến bộ trong học tập và rèn luyện. 
- Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động học tập và rèn luyện. 
- Giúp các em được tiếp cận CNTT từ sớm để hình thành thói quen tìm kiếm tư liệu phục vụ học tập, tham gia các lớp học trực tuyến và sân chơi trí tuệ như Trạng nguyên toàn tài, trạng nguyên Tiếng Việt, Violympic toán học,  
- Các em đã được trang bị những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. 
- PHHS chủ động, tích cực liên lạc, phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong các hoạt động của học sinh ở trường ở lớp ở nhà. 
- Ngoài đem đến cho học sinh những điều tích cực thì việc ứng dụng CNTT còn giúp GV quản lý lớp học trở nên nhẹ nhàng, không còn nặng nề với hồ sơ chồng chéo, giáo viên khi đó tiết kiệm được thời gian (thời gian ghi chép, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, chuẩn bị nhiều phiếu học tập cho việc chuẩn bị bài dạy,.) trên lớp. Do đó nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp. 
Tất cả các em đều rất tự tin trong các hoạt động do nhà trường và các đoàn thể tổ chức. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. 
04 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 - Giáo viên thực sự là người bạn của HS: có tấm lòng bao dung, thông cảm học sinh, thương yêu, gần gũi, hỏi han, trò chuyện, động viên khen thưởng học sinh kịp thời biết lắng nghe ý kiến HS, khuyến khích học sinh tâm sự với mình để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em. 
- Tạo điều kiện để HS tự tin khi thể hiện mình. 
- Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. 
- Phối hợp với Tổng phụ trách đội và các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, thường xuyên tổ chức những sân chơi bổ ích, lành mạnh. 
- Giáo viên phải là những người nhiệt tình, có trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục, luôn biết tìm cách trau dồi chuyên môn, không ngừng thúc đ ẩ y học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của bản thân. 
- Giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt trong việc ứng dụng CNTT vào công tác chủ nhiệm một cách thành thạo. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbao_cao_ung_dung_chuyen_doi_so_nham_nang_cao_chat_luong_cong.pptx