Báo cáo sáng kiến Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực học sinh khối 12 ở Chương V. Di truyền học người

Báo cáo sáng kiến Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực học sinh khối 12 ở Chương V. Di truyền học người

- Dạy học phải gắn liền với thực tế cuộc sống, kết hợp lý thuyết với thực

hành và đánh giá kết quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa

phương có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như có khả năng gây

bệnh ung thư, làm biến đổi di truyền từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi

trường sống, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình; góp phần làm tăng hứng thú

trong học tập, thêm yêu thích bộ môn Sinh học.

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học

của học sinh; bước đầu làm quen với công tác khảo sát, điều tra, phân tích hiện

trạng và đưa ra khuyến nghị phù hợp.

pdf 29 trang Trần Đại 28/04/2023 5353
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát triển năng lực học sinh khối 12 ở Chương V. Di truyền học người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 i 
MỤC LỤC 
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT .........................................................................ii 
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ ............................................................ iii 
II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ ................................... iii 
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ....................... iv 
IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN CẢI TIẾN ................................................. iv 
Phần 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5 
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................... 5 
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6 
Phần 2. NỘI DUNG .................................................................................... 7 
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 7 
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 7 
1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động giáo dục và dạy 
học ở trường phổ thông ................................................................................. 7 
1.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Sinh học gắn 
với sản xuất kinh doanh tại địa phương ........................................................ 9 
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 17 
2.1. Hiểu biết của giáo viên về dạy học gắn với hoạt động sản xuất 
kinh doanh tại địa phương .......................................................................... 17 
2.2. Vài nét về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các xã có học sinh 
học ở trường THPT Võ Thành Trinh .......................................................... 17 
2.3. Thực trạng dạy và học chủ đề Di truyền học người .................. 18 
CHƯƠNG II. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC ................................... 19 
1. Mô tả chủ đề và xác định mạch kiến thức ........................................ 19 
2. Tổ chức dạy học chủ đề .................................................................... 19 
V. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .................................................................... 24 
1. Về mặt định tính ............................................................................... 24 
2. Về mặt định lượng ............................................................................ 26 
VI. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG ................................................................... 26 
VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 27 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 28 
PHỤ LỤC ................................................................................................. 29 
 ii 
 CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 
Kí hiệu Ý nghĩa 
SXKD Sản xuất kinh doanh 
PPDH Phương pháp dạy học 
GV Giáo viên 
HS Học sinh 
 iii 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 An Giang, ngày 14 tháng 02 năm 2019. 
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến cải tiến phương pháp giảng dạy 
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ 
- Họ và tên: ĐỖ THỊ KIM THOA. Giới tính: Nữ. 
- Sinh ngày: 11/11/1981. 
- Nơi thường trú: 40 – Bình Hòa – Bình Thành – Lấp Vò – Đồng Tháp. 
- Đơn vị công tác: trường THPT Võ Thành Trinh. 
- Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng tổ chuyên môn Sinh – Công nghệ. 
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Công nghệ Sinh học. 
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy môn Sinh Khối 11,12. 
II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ 
- Đặc điểm tình hình: 
 + Thuận lợi, khó khăn: 
 Được sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu, sự hướng dẫn cụ thể của Hội 
đồng bộ môn Sinh trong việc thực hiện phân phối chương trình, lập kế 
hoạch giảng dạy. 
 Có sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các giáo viên trong tổ chuyên môn 
để cùng xây dựng chuyên đề dạy học. 
 Cơ sở vật chất phục vụ dạy học được trang bị khá tốt. 
 Nội dung chương trình tuy có giảm tải nhưng vẫn còn rất nặng đối với 
học sinh khối 12 đặc biệt là giai đoạn ôn thi cuối cấp. 
 Chương trình Sinh 11 được đưa vào ôn thi THPT Quốc gia. 
 + Tình hình học sinh: Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập khá tốt tuy 
nhiên còn một số học sinh chưa tự giác học tập đặc biệt là những em học sinh 
khối 12 học lệch. 
 iv 
- Tên sáng kiến cải tiến: “Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động sản 
xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát triển 
năng lực học sinh khối 12 ở Chương V. Di truyền học người”. 
- Lĩnh vực: Đổi mới phương pháp giảng dạy. 
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN 
 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 
Sau khi học xong chương V. Di truyền học người, học sinh hiểu rõ kiến 
thức về bệnh di truyền phân tử, hội chứng bệnh, bệnh ung thư, bệnh AIDS và 
một số biện pháp bảo vệ vốn gen di truyền của loài người. 
Các năm học trước, tôi chỉ áp dụng các phương pháp thảo luận nhóm, đặt 
tình huống có vấn đề để tổ chức cho học sinh khám phá kiến thức và lồng ghép 
liên hệ các hiện tượng thực tế trong cuộc sống. 
 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 
- Dạy học phải gắn liền với thực tế cuộc sống, kết hợp lý thuyết với thực 
hành và đánh giá kết quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa 
phương có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như có khả năng gây 
bệnh ung thư, làm biến đổi di truyền từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi 
trường sống, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình; góp phần làm tăng hứng thú 
trong học tập, thêm yêu thích bộ môn Sinh học. 
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học 
của học sinh; bước đầu làm quen với công tác khảo sát, điều tra, phân tích hiện 
trạng và đưa ra khuyến nghị phù hợp. 
IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN CẢI TIẾN 
 5 
Phần 1. MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài. 
Nội dung trong Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, ban hành kèm 
theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục 
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng 
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người 
học"; và “Dạy học phải gắn liền với thực tế, giải quyết được các vấn đề, các yêu 
cầu của thực tế”. 
Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê 
khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền 
kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. "Tổ 
chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa 
phương" là một hình thức dạy học tích cực, thích hợp cho việc dạy-học các kiến 
thức khoa học tự nhiên. 
Việc triển khai giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh và dịch 
vụ tại địa phương đã góp phần đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường; 
giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất kinh doanh, vận 
dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn 
các nội dung dạy học của các môn học với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình 
thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh; góp phần thực hiện giáo dục 
hướng nghiệp; góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ 
yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người 
học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp 
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị 
quyết số 29-NQ/TW. 
Căn cứ vào đặc điểm môn học và với mong muốn góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học theo định hướng pthát triển năng lực và phẩm chất của học sinh 
sinh, tôi chọn đề tài cải tiến “Áp dụng hình thức Dạy học gắn với hoạt động 
sản xuất kinh doanh tại địa phương nhằm rèn luyện kỹ năng sống và phát 
triển năng lực học sinh khối 12 ở Chương V. Di truyền học người”. 
 6 
2. Phạm vi nghiên cứu 
Đề tài chỉ nghiên cứu về những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động sản 
xuất kinh doanh tại địa phương đến sức khỏe và di truyền của người dân sống 
tại các xã có học sinh học tại trường THPT Võ Thành Trinh (xã Hòa Bình, Hòa 
An, An Thạnh Trung và Hội An thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) do các 
học sinh lớp 12C1 khảo sát, tìm hiểu. 
 7 
Phần 2. NỘI DUNG 
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lý luận 
1.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động giáo dục và dạy học 
ở trường phổ thông 
1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh: 
Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) hoạt 
động trong nền kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp 
Nhà Nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách 
nhiệm hữu hạn...) thì đều có các mục tiêu hoạt động SXKD khác nhau. Ngay 
trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, 
nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều nhằm mục tiêu 
lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được các 
mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược 
kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu 
chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của 
doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó 
tiến hành các hoạt động SXKD nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 
Như vậy, hoạt động SXKD được hiểu như là quá trình tiến hành các công 
đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản 
xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường 
và thu được lợi nhuận. 
1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo 
dục, dạy học ở trường phổ thông: 
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS (HS): HS 
sử dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất (sử dụng các giác quan như mắt nhìn, tai 
nghe, mũi ngửi, tay sờ) để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua đó 
tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ các thành tố của hoạt động SXKD. 
- Giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức: HS rèn 
một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó 
 8 
tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với SXKD; 
kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có 
trong các thành tố của hoạt động SXKD. 
- Kích thích hứng thú nhận thức của HS: HS sẽ tìm hiểu các hiện tượng 
sự vật, các giá trị ẩn chứa trong SXKD, từ đó có được động cơ học tập đúng 
đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ 
và hành vi thân thiện. 
- Phát triển trí tuệ của HS: Với những phương pháp dạy học PPDH) phù 
hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, giáo 
viên sẽ giúp HS phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin, khả 
năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em. 
- Giáo dục nhân cách HS: Tiến hành nghiên cứu quá trình SXKD một 
cách nghiêm túc, kỹ lưỡng cũng chính là rèn cho các em tác phong làm việc 
nghiêm túc, khoa học. 
- Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở HS: HS rèn luyện khả năng 
làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã 
hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 
1.1.3. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường gắn với SXKD tại địa 
phương: 
Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, nhà trường đã dựa vào những căn cứ đa 
dạng để xây dựng các chủ đề học tập như: Mục tiêu giáo dục trong Chương 
trình giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục của cấp, lớp học; mục tiêu của hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo và định hướng nghề nghiệp cho HS; nhu cầu của HS, 
phụ huynh HS và nhu cầu nhân lực của địa phương; điều kiện tổ chức, thực hiện 
nội dung học tập tại địa phương, đặc điểm tình hình sản xuất, đặc điểm đời sống 
kinh tế, văn hóa tại địa phương; sự phối hợp với các cơ sở SXKD; điều kiện tổ 
chức thực hiện của nhà trường, cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên (GV). 
Tổ (nhóm) chuyên môn rà soát chương trình, sách giáo khoa hiện hành để 
phát hiện những nội dung có liên quan đến nghề SXKD tại địa phương được tổ 
công tác đề xuất sau khi khảo sát. Có thể sắp xếp lại nội dung, phân phối 
chương trình trong phạm vi một lớp hoặc giữa các lớp học để bảo đảm phù hợp, 
khả thi hơn khi thực hiện dạy học gắn với thực tiễn SXKD tại địa phương. 
 9 
1.1.4. Hình thức tổ chức dạy học các chủ đề gắn với sản xuất kinh doan 
tại địa phương: 
- Giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu về SXKD của địa phương và cùng tham 
gia lao động sản xuất, thông qua hoạt động này, HS sẽ thu được nhiều kết quả 
như khả năng làm việc độc lập, khả năng giao tiếp, khả năng quan sát, thu thập 
thông tin và viết báo cáo. HS có cơ hội trực tiếp cảm nhận được những khó 
khăn, vất vả và cả những niềm vui của người lao động, của những người tạo 
điều kiện cho các em ăn học, qua đó các em sẽ có những cảm thông, chia sẻ và 
ý thức được trách nhiệm học tập của mình; 
- Tổ chức HS đi tham quan và tổ chức dạy học tại cơ sở SXKD, thực hiện 
phương châm “Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà 
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”; 
- Tổ chức cho HS đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh ở địa 
phương, tổ chức nghiên cứu và thực hiện các giải pháp đó. 
- Tổ chức hướng nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo 
điều kiện cho HS bộc lộ năng lực, sở trường, hứng thú của mình đối với một 
lĩnh vực, ngành nghề, công việc nào đó và thông qua đó giáo viên định hướng 
cho HS xác định con đường phát triển nghề nghiệp trong tương lai. 
1.1.5. Về kiểm tra đánh giá: 
Với mục đích tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức, nâng cao năng 
lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành phẩm chất, phát huy tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo, định hướng nghề nghiệp trong tương lai và tiến đến 
phân luồng HS sau trung học... nên nhà trường cần chú trọng đánh giá quá trình, 
trân trọng tính sáng tạo của HS, đánh giá vì sự tiến bộ của HS, với mỗi loại hoạt 
động, giáo viên đã xây dựng được những tiêu chí, cách đánh giá phù hợp. 
1.2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Sinh học gắn với 
sản xuất kinh doanh tại địa phương 
1.2.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất kinh doanh để tiến hành bài 
học ở trường phổ thông 
 a) Mô tả hình thức 
 10 
Việc dạy học môn Sinh học với định hướng gắn với hoạt động giáo dục 
kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp theo thời khóa 
biểu thông thường. 
 b) Tiến trình 
Việc triển khai tổ chức dạy học theo hướng gắn giáo dục nhà trường với 
SXKD tại địa phương có thể được thực hiện theo tiến trình các bước: 
- Tìm hiểu cơ sở SXKD tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để 
lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học. 
- Sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản 
xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ sở SXKD, dịch vụ đưa vào nội dung 
bài học. 
- Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để HS được tiếp thu, 
vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến SXKD của địa phương. 
 c) Ưu điểm, hạn chế và biện pháp giải quyết 
Phương án này tuy có tính khả thi nhưng khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi 
GV phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên 
chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động SXKD. 
 d) Một số lưu ý 
Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để 
lựa chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên GV và HS phải chủ động 
chuẩn bị trước các tư liệu về sản xuất kinh doanh của cơ sở địa phương. 
1.2.2. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất kinh doanh 
 a) Mô tả hình thức 
Theo phương án này, toàn bộ nội dung dạy học được thực hiện tại cơ sở 
SXKD. GV cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện được tại 
cơ sở SXKD. Với phương án này, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Một mặt, GV 
phải làm việc trước với cơ sở để chuẩn bị báo cáo, phương tiện dạy học; một 
mặt, GV phải hướng dẫn HS chuẩn bị đọc trước bài ở nhà và những việc cần 
làm khi thăm quan học tập tại cơ sở. Ngoài ra, sau buổi học tại cơ sở, GV cần 
kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học nếu thấy cần thiết. 
 11 
 b) Tiến trình 
- Giáo viên hướng dẫn HS chuẩn bị đọc trước tài liệu ở nhà 
- Giáo viên hướng dẫn HS những việc cần làm khi học tập tại cơ sở sản 
xuất kinh doanh. 
- Kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung nội dung học tập (nếu thấy cần thiết). 
 c) Ưu điểm, hạn chế và biện pháp giải quyết 
Phương án dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành nghề 
SXKD có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS, thông 
qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng sau khi 
các em rời ghế nhà trường. 
Hạn chế là đòi hỏi GV phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trong quá trình thực 
hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung dạy học với hoạt động 
sản xuất kinh doanh. GV phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa 
đón HS đi lại, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của HS để có kết quả học tập 
mong muốn sau bài học. 
 d) Một số lưu ý 
Với hình thức dạy học này, khâu chuẩn bị rất quan trọng. GV phải làm 
việc trước với cơ sở để chuẩn bị báo cáo viên, phương tiện dạy học đồng thời 
phải hướng dẫn HS chuẩn bị đọc trước bài ở nhà và những việc cần làm khi 
thăm quan học tập tại cơ sở. Ngoài ra, sau buổi học tại cơ sở, GV cần kiểm tra, 
điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học nếu thấy cần thiết. 
1.2.3. Tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh 
 a) Mô tả hình thức 
Với hình thức này, trên lớp GV vẫn giảng dạy bình thường, việc gắn với 
hoạt động SXKD chỉ chủ yếu thể hiện ở khâu dặn dò trước khi tổ chức thăm 
quan học tập tại cơ sở SXKD. Khi hướng dẫn HS thăm quan, học tập tại cơ sở, 
ngoài các nội dung thăm quan thông thường, GV phải hướng HS liên hệ các 
hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp HS hiểu rõ hơn 
nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn Sinh học. 
 12 
 b) Tiến trình 
- Tìm hiểu cơ sở SXKD tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để 
lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh 
doanh, từ đó lập kế hoạch tham quan học tập. 
- Thực hiện hoạt động tham quan học tập tại cơ sở SXKD theo kế hoạch. 
 c) Ưu điểm, hạn chế và biện pháp giải quyết 
Với hình thức dạy học này gắn với các nội dung liên quan đến ngành 
nghề SXKD có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực HS, 
thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho giáo dục hướng nghiệp phân luồng 
sau khi các em rời ghế nhà trường. 
 d) Một số lưu ý 
Để đảm bảo tính khả thi và không ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch giáo dục 
của nhà trường, GV nên sắp xếp giờ thăm quan, học tập vào các tiết thực hành 
(Bởi với điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện nay thì việc thực 
hiện dạy học các bài thực hành gặp rất nhiều khó khăn). 
1.2.4. Khai thác và sử dụng tư liệu về SXKD để tổ chức triển lãm, xây 
dựng các chuyên đề học tập 
 a) Mô tả hình thức 
GV hướng dẫn phân công HS khai thác và sử dụng tư liệu về SXKD 
thông qua tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập; qua đó giúp HS 
hiểu rõ hơn nội dung và ý nghĩa của việc học tập môn học. 
 b) Tiến trình 
- Tìm hiểu cơ sở SXKD tại địa phương liên quan đến chủ đề/ bài học để 
lựa chọn nội dung giáo dục/dạy học và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh 
doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học giao cho HS, nhóm HS thực hiện 
ngoài giờ học. 
- Tổ chức triển lãm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của HS thông qua các 
buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ học tập. 
- Sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_sang_kien_ap_dung_hinh_thuc_day_hoc_gan_voi_hoat_don.pdf