Báo cáo Biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào hoạt động giảng dạy môn Đạo đức Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức)

Báo cáo Biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào hoạt động giảng dạy môn Đạo đức Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức)

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học .

Ở bậc tiểu học, học sinh được ví như tờ giấy trắng, ta vẽ lên tờ giấy đó những gì thì các em sẽ có bức tranh đó. Chính vì vậy việc hình thành nhân cách cho các em là rất quan trọng. Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục những đức tính tốt.

Mục đích nghiên cứu

Giúp học sinh từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin và khả

năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu cách học sinh Tiểu học.

ppt 27 trang Hiền Tài 13/07/2024 70314
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào hoạt động giảng dạy môn Đạo đức Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN 
TRƯỜNG TH 
BÁO CÁO 
BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 (KNTT) 
Người thực hiện: Hà Văn Hiếu 
Trình độ chuyên môn: 
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường TH 
2. Thực hiện biện pháp 
2 
 Lý do chọn biện pháp 
1 
 Kết luận và đề xuất 
4 
 BÁO CÁO 
BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 (KNTT) 
3. Hiệu quả của biện pháp 
3 
MỞ ĐẦU 
Lí do chọn biện pháp 
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở Tiểu học. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học . 
Ở bậc tiểu học, học sinh được ví như tờ giấy trắng, ta vẽ lên tờ giấy đó những gì thì các em sẽ có bức tranh đó. Chính vì vậy việc hình thành nhân cách cho các em là rất quan trọng. Đạo đức là môn học hết sức cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Đạo đức là “ Cái gốc ” của con người. Môn đạo đức góp phần làm cho học sinh thành con người có nhân cách phát triển toàn diện như: Hình thành và rèn luyện nề nếp ngay tuổi còn nhỏ, phong cách và tác phong làm việc khoa học, giáo dục những đức tính tốt. 
2 
Mục đích nghiên cứu 
Giúp học sinh từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin và khả 
năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu cách học sinh Tiểu học. 
Đối tượng nghiên cứu 
Phương pháp dạy học đạo đức gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 2. 
Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp trực quan, quan sát. 
Phương pháp thống kê số liệu. 
Phương pháp tìm hiểu, trò chuyện, giao tiếp với học sinh. 
 Sử dụng phương pháp kể chuyện 
 trong dạy học đạo đức 
 Sử dụng hình thức đóng tiểu phẩm, 
 sắm vai nhân vật trong dạy đạo đức 
Thứ nhất 
Thứ hai 
Thứ ba 
NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Tổ chức trò chơi trong dạy đạo đức 
. 
 Tổ chức hình thức làm phóng viên, 
 nhà báo trong dạy đạo đức 
Thứ tư 
 Dạy đạo đức thông qua các hoạt động . 
Thứ năm 
 Dạy đạo đức thông qua dạy tích hợp bộ tài liệu 
 “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, 
 lối sống dành cho học sinh tiểu học”. 
Thứ sáu 
CÁC BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ HỌC SINH HỌC TẬP CÁC CHUẨN MỰC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC 
Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học đạo đức 
3 
Phương pháp kể chuyện rất phù hợp với học sinh tiểu học, giúp cho bài học đạo đức đến với trẻ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động. 
Ví dụ : Dạy bài 6 “Nhận lỗi và sửa lỗi” (trang 29 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) , giáo viên có thể kể câu chuyện gần gũi với học sinh như Kể chuyện Lenin (nhân vật chính là cậu bé Vô-va) 
Ví dụ : Dạy bài 4 “Yêu quý bạn bè” (trang 18 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 
Cuối giờ giáo viên có thể kể câu chuyện ngắn sau để khắc sâu giá trị của tình bạn: 
4 
5 
Biện pháp 2: Sử dụng hình thức đóng tiểu phẩm, sắm vai nhân vật trong dạy đạo đức 
Dạy đạo đức cho học sinh với phương pháp thuyết trình, giảng giải thì tiết học sẽ trở nên khô khan và nhàm chán. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên 
phải thay đổi phương pháp giảng dạy. 
Trẻ tiểu học thường thích những điều mới lạ nên việc đưa hoạt động đóng tiểu phẩm vào dạy học sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt bài hơn. Học sinh đóng tiểu phẩm, sắm vai xử lí tình huống làm cho tiết học trở nên sôi nổi, thu hút sự tập trung của trẻ. Đóng tiểu phẩm học sinh được rèn luyện thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. 
Ví dụ : Dạy bài 6 “Nhận lỗi và sửa lỗi” (trang 29 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) , giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh xử lí tình huống: Tan học đã lâu nhưng em và bạn vẫn mải mê ngồi chơi ô ăn quan mà không về nhà. Bác bảo vệ thấy vậy nên đã đến để nhắc nhở: “Muộn rồi, các cháu về nhà đi”. 
6 
7 
Ví dụ : Dạy bài: Em yêu quê hương (trang 9 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống). Giáo viên đặt ra tình huống để học sinh xử lý : Thôn của Tuấn đang lập tủ sách dùng chung. Tuấn băn khoăn không biết cần làm gì để góp phần xây dựng tủ sáchCác em có thể gợi ý giúp Tuấn nên làm những việc gì? Đối với tình huống này giáo viên gợi ý học sinh nên xử lí tình huống bằng cách sắm vai. Ngoài đóng vai Tuấn và bạn của Tuấn, học sinh có thể thêm một vai nữa đó là bác tổ trưởng dân phố (hoặc trưởng thôn) để lời đối thoại giữa các nhân vật thêm phong phú. 
8 
Biện pháp 3 : Tổ chức trò chơi trong dạy đạo đức 
Ở lứa tuổi tiểu học trẻ thích vui chơi, trò chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải 
mái khi tiếp thu bài, không cảm thấy áp lực về học tập. Trò chơi rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác; nâng cao tính kỉ luật tập thể, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn. 
Ví dụ : Dạy bài 3 “Kính trọng thầy giáo, cô giáo” (trang 14 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) . Tổ chức thảo luận nhóm và chơi trò chơi tiếp sức. Các nhóm tiếp sức nhau lên viết tên các hoạt động thể hiện sự tôn trọng, yêu thương thầy giáo, cô giáo. 
Ví dụ : Dạy bài 2 “Em yêu quê hương” (trang 9 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) , giáo viên tổ chức cho các nhóm đố vui: Tìm những hình ảnh về Việt Nam trong các tranh minh họa đã chuẩn bị. 
Hình thức chơi: (Tiếp sức) 
9 
10 
11 
Biện pháp 4 : Tổ chức hình thức làm phóng viên, nhà báo trong dạy đạo đức 
Trẻ tiểu học, thường các em còn rụt rè, nhút nhát, chưa tự tin, mạnh dạn nói trước lớp. Vì vậy việc giúp học sinh tự tin, mạnh dạn nói trước đông 
người là một việc làm cần thiết đặc biệt là học sinh lớp 2. 
Để tổ chức tốt hình thức làm phóng viên, nhà báo trong dạy đạo đức đạt hiệu quả, giáo viên cần thực hiện những yêu cầu sau: 
+ Học sinh có thể tự nghiên cứu cách làm nhà báo, phóng viên. Sau đó 
giáo viên sửa và hướng dẫn thêm. Giáo viên gợi ý, học sinh dựa vào gợi ý của cô phát triển thêm. 
Ví dụ : Dạy bài 2 “Em yêu quê hương” (trang 9 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) giáo viên tổ chức cho học sinh được làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về những danh nhân, những phong tục, tập quán tốt đẹp, những danh lam thắng cảnh của quê hương em cho các bạn cùng biết (cuối tiết học). 
Hình ảnh HS giới thiệu về quê hương mình 
12 
Ví dụ: Dạy bài 1 “Vẻ đẹp quê hương em” (trang 6 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) , sau khi học sinh vẽ tranh về chủ đề “ vẻ đẹp quê hương em”, giáo viên tổ chức cho học sinh được nói về nội dung và thông điệp qua từng bức tranh tới các bạn (giữa tiết học). 
13 
Hay dạy bài 3 “Kính trọng thầy giáo, cô giáo” (trang 14 Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) , giáo viên cho học sinh giới thiệu với các hoạt động bày tỏ sự yêu thương, quý trọng thầy cô giáo. Qua đó học sinh thấy được kính yêu thầy giáo, cô giáo là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. 
14 
15 
Biện pháp 5 : Dạy đạo đức thông qua các hoạt động 
Học sinh tiểu học nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng 
và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Thực tế học sinh đã được trải nghiệm qua rất nhiều hoạt động do Nhà trường, các đoàn thể, lớp tổ chức như: 
- Trước giờ ăn học sinh được tự xếp khay thức ăn của mình, Học sinh tự quét trực nhật, sắp xếp bàn ghế, tự quản cổng trường, 
Hoạt động tự quản cổng trường 
16 
- Tham gia những buổi hoạt động ngoại khóa theo chủ đề do Nhà trường, các khối lớp tổ chức như: Vui Tết trung thu, Giao lưu nói chuyện về Anh bộ đội Cụ Hồ, Vui Tết đón xuân, ủng hộ tết vì người nghèo, Chăm sóc và viếng nghĩa trang liệt sĩCác khối lớp phối kết hợp với nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, chủ điểm. 
Hình ảnh Giao lưu	nói chuyện về Anh bộ đội Cụ Hồ 
17 
Qua thăm quan giúp học sinh tăng thêm sự hiểu biết về Bác Hồ, về lịch sử dân tộc và thể hiện lòng tôn kính, nhớ ơn với Bác, những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện để học sinh được hòa nhập và yêu quý thiên nhiên. 
18 
Nhà trường và từng lớp học phát động phong trào quyên góp sách vở, quần áo, tiềnđể ủng hộ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường, trong lớp. 
Hình ảnh học sinh lớp 2A quyên góp ủng hộ Tết vì bạn nghèo 
19 
20 
Biện pháp 6 : Dạy đạo đức thông qua dạy tích hợp bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh tiểu học”. 
Việc dạy học tích hợp bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh tiểu học” nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển 
biến tích cực về tư tưởng đạo đức, lối sống văn hóa, phong cách, tác phong 
học tập, tự rèn của người học sinh. Để đạt kết quả, trong từng bài dạy, tôi đã sử dụng các phương pháp như: Thảo luận nhóm, kể chuyện, trò chơi, đóng vai Qua các hoạt động mà các em tham gia, tạo hứng thú để các em học tập và sinh hoạt: “Học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó gợi mở cho học sinh ứng dụng những câu chuyện về đạo đức, phong cách gần gũi của Bác Hồ vào cuộc sống đời thường. T 
21 
Kết quả đạt được 
Thực tế trong từng tiết dạy đạo đức tôi đã vận dụng linh hoạt các biện 
pháp trên nên chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong lớp đã được nâng lên một cách rõ rệt. Đặc biệt tôi thấy các em đã có những cử chỉ lời nói rất lễ phép lịch sự, văn minh khi giao tiếp với người khác, biết xin ghi nhận, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin lỗi khi thấy mình sai, học sinh đã ngoan ngoãn, lễ phép chào hỏi, lịch sự trong giao tiếp; sống biết nhường nhịn, biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người; có trách nhiệm với công việc chung của lớp, của trường như học sinh đã có ý thức giữ gìn vệ sinh nên trường, lớp luôn sạch và đẹp; có ý thức đọc và xếp sách truyện gọn gàng. 
22 
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
Công tác giáo dục đạo đức là một quá trình thường xuyên và lâu dài, đóng một vai trò rất quan trọng trong nhà trường tiểu học. Cần giáo dục đạo 
đức cho học sinh từ cấp học mẫu giáo đến các bậc học cao hơn. Nó chính 
là nền tảng cho việc xây dựng, rèn luyện nhân cách đạo đức, văn hóa văn minh cho các em trong suốt cuộc đời nói riêng và cho cả xã hội ở nước ta nói chung. 
Trong từng tiết dạy đạo đức giáo viên cần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy. 
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. 
Các cấp lãnh đạo cần quan tâm tới ngành nhiều hơn nữa như việc tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất; xây dựng kế hoạch 
Cần tạo cho học sinh nhiều sân chơi bổ ích như các cuộc thi văn 
nghệ, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức, về Bác Hồ,  
Nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên, Sao nhi đồng tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa. 
Giáo viên trong nhà trường cần có tinh thần đoàn kết, học hỏi, tự tin, 
sáng tạo để tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường. 
Phụ huynh học sinh tích cực ủng hộ, khuyến khích con em mình tham gia các hoạt động của lớp, của trường cả về vật chất và tinh thần 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp! 
Xin trân trọng cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_bien_phap_tich_hop_giao_duc_ki_nang_song_vao_hoat_do.ppt