Báo cáo biện pháp Cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động đọc môn Tiếng việt Lớp 4 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Báo cáo biện pháp Cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động đọc môn Tiếng việt Lớp 4 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Trong chương trình GDPT 2018, mục tiêu cần đạt được ở môn Tiếng việt cấp Tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

- Hoạt động đọc lớp 4 tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho học sinh với yêu cầu củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời tiến hành đọc diễn cảm và phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn. Bên cạnh đó, nội dung các bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh…của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động Đọc môn Tiếng Việt lớp 4 (Bộ sách Chân rời sáng tạo)

ppt 21 trang Hiền Tài 30/07/2024 5627
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động đọc môn Tiếng việt Lớp 4 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP 
KÍNH CHÀO 
BGK VÀ QUÝ THẦY CÔ GIÁO 
 VỀ THAM DỰ HỘI THI 
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN 
TRƯỜNG TH 
BÁO CÁO 
BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG ĐỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4” 
(Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO) 
Người thực hiện: Hà Văn Hiếu 
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tin học 
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường TH 
2. Thực hiện biện pháp 
2 
 Lý do chọn biện pháp 
1 
 Kết luận và đề xuất 
4 
 BÁO CÁO 
BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG ĐỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 
3. Hiệu quả của biện pháp 
3 
Trong chương trình GDPT 2018, mục tiêu cần đạt được ở môn Tiếng việt cấp Tiểu học là giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. 
- Hoạt động đọc lớp 4 tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho học sinh với yêu cầu củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời tiến hành đọc diễn cảm và phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn. Bên cạnh đó, nội dung các bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnhcủa con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng kỹ năng đọc cho học sinh qua hoạt động Đọc môn Tiếng Việt lớp 4 (Bộ sách Chân rời sáng tạo) ” 
1. Lý do chọn biện pháp 
 2.1 Thực 
trạng 
Hầu hết giáo viên đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong hoạt động đọc. Song trong thực tiễn vẫn còn một bộ phận giáo viên chủ quan, chưa chú tâm mấy đến khâu chuẩn bị bài, chưa tìm được biện pháp rèn kĩ năng đọc phù hợp vì vậy chất lượng học đọc của học sinh còn có những hạn chế nhất định. 
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng giáo dục cũng như sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp giáo viên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề bằng nhiều hình thức khác nhau. 
 Xuất phát từ thực trạng trên, để tiếp tục phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những hạn chế, cần phải đưa ra một số giải pháp thiết thực hơn, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của đơn vị, địa phương để thực hiện hiệu quả việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong hoạt động đọc, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. 
2. Thực hiện biện pháp 
Yêu cầu thứ nhất: 
 Chuẩn bị cho giờ dạy 
Yêu cầu thứ hai: 
Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học 
Yêu cầu thứ ba: Sử dụng bài giảng điện tử 
Yêu cầu thứ tư: chuẩn bị hệ thống câu hỏi cuối mỗi bài để có sự điều chỉnh phù hợp với cách hiểu của mình. 
2.2 Các yêu cầu khi thực hiện biện pháp 
1 : Chuẩn bị cho giờ dạy 
Giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy các bài tập đọc thông qua các câu hỏi như: 
+ Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm? (đó thường là những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp khó, đặc biệt hoặc câu quá dài). 
+ Giọng điệu chung của cả bài như thế nào? Đoạn nào cần nhấn giọng, cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì ? 
+ Bài cần được đọc trong thời gian bao lâu? (xác định tốc độ). 
+ Những từ ngữ nào cần được giải nghĩa, những nội dung nào cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu?... 
2 : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đối với những câu văn dài, để xác định đúng cách ngắt nghỉ trong câu khi đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ vào những đặc điểm sau: ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của cả câu văn; diễn biến nội dung câu chuyện (bài đọc); đặc điểm, tính cách, thái độ, tình cảm, lời nói nhân vật; diễn biến tâm lí, cảm xúc khi đọc. Như vậy, ngoài việc ngắt, nghỉ ở các dấu câu còn có các trường hợp ngắt, nghỉ như: ngắt, nghỉ tâm lý; ngắt, nghỉ theo ý nghĩa; ngắt, nghỉ tình huống. 
3 : Đọc thành tiếng để luyện đọc nhanh (hoặc đọc lưu loát, trôi chảy) : 
Đọc mẫu là một biện pháp có tác dụng nhất định trong quá trình dạy học hoạt động đọc ở tiểu học. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, đến lớp 4, một số học sinh đã có kĩ năng đọc khá tốt (đọc lưu loát và bước đầu diễn cảm). Để phát huy tính tích cực và tạo hứng thú trong hoạt động đọc, giáo viên nên giao việc đọc toàn bài (làm mẫu) trước khi luyện đọc cho một hoặc hai học sinh đã đạt được trình độ đọc khá chuẩn mực (nếu có). 
4 : Đọc thành tiếng để luyện đọc diễn cảm : 
Để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình luyện đọc diễn cảm, giáo viên không nên áp đặt cho học sinh một cách đọc theo khuôn mẫu. Cần tránh thiên về tìm hiểu, phân tích quá chi tiết về cách đọc (Ví dụ: xác định chỗ ngắt hơi, cao giọng, thấp giọng) rồi sau đó mới luyện đọc thể hiện theo cách đọc giống nhau. Đọc diễn cảm cũng còn phụ thuộc vào cảm nhận riêng của từng cá nhân. 
5: Rèn kĩ năng đọc thầm 
Đọc thầm là hình thức đọc bằng mắt không phát âm thành tiếng. Mục đích của đọc thầm thường để tìm hiểu bài theo yêu cầu câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong sách giáo khoa, đọc thầm lướt qua (đọc nhanh) để nắm nội dung, tóm tắt ý hoặc chọn ý. Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn học sinh đọc thầm theo bạn (giáo viên) để nắm được cách đọc. Vì vậy, để tránh trình trạng học sinh đọc cho có lệ, giáo viên cần nắm vững đặc trưng quan trọng của phương pháp này, từ đó định hướng cho học sinh đọc thầm đạt hiệu quả cao nhất. 
7: Rèn kĩ năng luyện đọc theo nhóm 
Hình thức tổ chức luyện đọc theo nhóm thường có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được thực hành trong quá trình học đọc. Việc tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm phải đem lại hiệu quả thiết thực, tránh hình thức thì mới đạt hiệu quả như mong muốn. 
Khi tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm, chỉ nên cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi (theo cặp). Cần tính toán thời gian luyện đọc của học sinh và số lần tổ chức sao cho phù hợp, thiết thực. Tránh tình trạng cho học sinh làm việc trong thời gian quá ngắn hoặc tổ chức quá nhiều lần luyện đọc nhóm trong một tiết dạy nhưng ít hiệu quả. 
3. Hiệu quả của biện pháp: 
	 Đề tài thực hiện đã góp phần thiết thực trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong hoạt động đọc tại đơn vị. Các giải rèn kĩ năng đọc cho học sinh được triển khai và thực hiện hiệu quả trong nhà trường. Kỹ năng đọc của học sinh được nâng lên; các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp; tích cực, tự giác hơn trong học tập. Kết quả khảo nghiệm về kỹ năng đọc của 40 học sinh lớp 4 năm học........ cụ thể như sau: 
Tiêu chí 
Trước khi thực hiện đề tài 
Sau khi thực hiện đề tài 
SL 
TL 
SL 
TL 
Đọc to, rõ ràng đúng chính tả 
15 
37,5% 
38 
95% 
Biết cách ngắt nghỉ sau dấu câu 
8 
20% 
35 
87,5% 
Đọc diễn cảm 
5 
12,5% 
30 
75% 
 3.1. Khả năng áp dụng của biện pháp: 
	 Rèn kĩ năng đọc cho học sinh là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt và các môn học, hoạt động giáo dục khác cho học sinh. Đây là việc làm xuyên suốt trong hoạt động dạy học. Muốn thực hiện tốt các giải pháp trên, giáo viên cần thực hiện tốt một số vấn đề sau: 
Luôn có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Lựa chọn các nội dung bồi dưỡng thường xuyên phù hợp với nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của đơn vị, địa phương và nhu cầu cần bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, đáp ứng được yêu cầu dạy học. 
Cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc nói riêng và trong tất cả các môn học khác nhằm từng bước nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 
 4. Kết luận và đề xuất 
Kết luận 
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt và các môn học, hoạt động giáo dục khác cho học sinh. Đây là việc làm xuyên suốt trong hoạt động dạy học. Muốn thực hiện tốt các giải pháp trên, giáo viên cần thực hiện tốt một số vấn đề sau: 
Luôn có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Lựa chọn các nội dung bồi dưỡng thường xuyên phù hợp với nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của đơn vị, địa phương và nhu cầu cần bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, đáp ứng được yêu cầu dạy học. 
Đề xuất 
 Đối với cơ quan ban ngành: Tổ chức thêm các buổi tập huấn giúp nâng cao chất lượng và kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và hoạt động đọc nói riêng cho giáo viên. 
Đối với nhà trường: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là tổ chức các chuyên đề liên quan đến rèn kĩ năng đọc cho học sinh. 
Đối với giáo viên: Áp dụng các biện pháp một cách thường xuyên và linh hoạt, phù hợp với từng nội dung bài đọc tránh cho học sinh không bị nhàm chán trong quá trình học tập hoạt động đọc. 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BGK 
VÀ CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ LẮNG NGHE 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_bien_phap_cai_thien_va_nang_cao_chat_luong_ky_nang_d.ppt