Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy chương 3 Tin học 10 để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học môn tin học ở trường THPT Thạch Thành 4
Trong thời đại hiện nay sự bùng nổ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người, hầu hết mọi người luôn sử dụng máy tính như một công cụ trợ giúp.
Chính vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang trở thành trào lưu của nền giáo dục hiện đại. Thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực làm cho bài giảng của giáo viên thêm phong phú và trực quan hơn, giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao được chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về công nghệ thông tin và sử dụng nó một cách thành thạo nhất
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo được hứng thú học tập, gây được sự chú ý, phát huy được tính tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo, của học sinh để từ đó các em tiếp thu bài học một cách có hiệu quả nhất
Từ những yêu cầu thực tiễn trên và thực tế giảng dạy tại trường THPT Thạch Thành 4, tôi muốn đóng góp một phần nào vào việc dạy học môn Tin học tốt hơn nên chọn đề tài: ‘‘Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy chương 3 Tin học 10 để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học môn tin học ở trường THPT Thạch Thành 4’’
I. MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay sự bùng nổ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người, hầu hết mọi người luôn sử dụng máy tính như một công cụ trợ giúp. Chính vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang trở thành trào lưu của nền giáo dục hiện đại. Thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực làm cho bài giảng của giáo viên thêm phong phú và trực quan hơn, giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao được chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về công nghệ thông tin và sử dụng nó một cách thành thạo nhất Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo được hứng thú học tập, gây được sự chú ý, phát huy được tính tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo, của học sinh để từ đó các em tiếp thu bài học một cách có hiệu quả nhất Từ những yêu cầu thực tiễn trên và thực tế giảng dạy tại trường THPT Thạch Thành 4, tôi muốn đóng góp một phần nào vào việc dạy học môn Tin học tốt hơn nên chọn đề tài: ‘‘Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy chương 3 Tin học 10 để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học môn tin học ở trường THPT Thạch Thành 4’’ I.2. Mục đích nghiên cứu Tin học là bộ môn có tính ứng dụng cao, hầu như trong tất cả các lĩnh vực giao thông, y tế, học đường, công sởTrong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này, còn đặt nặng vấn đề môn phụ - môn chính; môn thi tốt nghiệp, đại học – môn không thi, các em có cái nhìn chưa đúng về bộ môn nên còn hời hợt, học theo kiểu đối phónên tôi muốn áp dụng đề tài vào trong giảng dạy giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của Tin Học, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học I.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh 10A1, 10A2, 10A3 năm học 2016-2017 trường THPT Thạch Thành 4 I.4. Phương pháp nghiên cứu - Dựa trên thực tiễn giáo dục ở trường THPT Thạch Thành 4 - Có tham khảo các tài liệu, internet về ...phương pháp dạy học tích cực phù hợp với chương 3 trong Tin học lớp 10 II. NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007. Chỉ thị số 55/2008/CT- BGTĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Quyết định 1215/QĐ-BGDĐT năm 2013 về chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, kết luận 51-KL/TW và chỉ thị 02/CT-TTg về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. II.2. Thực trạng vấn đề. Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT Thạch Thành 4 bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh trường THPT Thạch Thành 4 là học sinh vùng núi cao có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, đời sống chưa được nâng cao. Chưa có điều kiện sử dụng máy tính tại nhà. Vì vậy mà vấn đề áp dụng công nghệ thông tin (đặc biệt là Internet) cho học tập còn rất hạn chế. Hơn nữa trong quá trình giảng dạy môn Tin học, tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này, còn đặt nặng vấn đề môn phụ - môn chính; môn thi tốt nghiệp, đại học – môn không thi, các em có cái nhìn chưa đúng về bộ môn nên còn hời hợt, học theo kiểu đối phó Mặt khác Tin học là bộ môn có tính ứng dụng cao, gần gũi với cuộc sống. Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word ở lớp 10 được xem là phần mềm ứng dụng tương đối dễ so với ngôn ngữ lập trình pascal ở lớp 11 và có tính ứng dụng hơn hẳnà kích thích nhu cầu tìm hiểu, học tập ở các em. II.3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, là phát huy được tính tích cực trong nhận thức của học sinh, thường xuyên làm cho giờ học trở nên sinh động, học sinh thực sự bị cuốn hút, được thử thách, không bị nhàm chán, tạo hứng thú cho học sinh và được học tập ở các mức độ nâng cao. Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. II.4. Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong tổ chức dạy học II.4.1 Kỹ thuật động não (Brainstorming) Động não hay Công não (Brainstorming) là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó. Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá. Thực hiện: - Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký. - Giao vấn đề cho nhóm. - Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt. - Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả. II.4.2 Kỹ thuật thảo luận viết - Brainwriting Thảo luận viết (Brain writing) là một biến thể của Động não, tuy nhiên, trong thảo luận viết, từng thành viên trình bày ý kiến của mình trên giấy trước khi gởi kết quả về cho thư ký của nhóm. Thực hiện: - Giáo viên chia nhóm, giao vấn đề cho nhóm. - Quy định thời gian viết cá nhân trước khi thu thập ý kiến. - Sau khi thu thập ý kiến, cả nhóm cùng nhau duyệt toàn bộ, sau đó lựa chọn giải pháp tối ưu để thư ký báo cáo kết quả. II.4.3. Kỹ thuật XYZ (Còn gọi là kỹ thuật 635) Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z. Mô hình thông thường mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút do vậy, kỹ thuật này còn gọi là kỹ thuật 635. Thực hiện: Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, quy định số lượng ý tưởng và thời gian theo đúng quy tắc XYZ. - Các thành viên trình bày ý kiến của mình, hoặc gởi ý kiến về cho thư ký tổng hợp, sau đó tiến hành đánh giá và lựa chọn. II.4.4 Kỹ thuật "Bể cá" Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm thành viên ngồi giữa phòng và thảo luận với nhau, còn những thành viên khác ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những thành viên đang thảo luận. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Các thành viên tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Thực hiện: Một nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận chủ đề của giáo viên đưa ra, các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận. II.4.5 Khăn phủ bàn Kĩ thuật "khăn phủ bàn" là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát triển mô hình có sự tương tác giữa người học với người học. Thực hiện: - Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký, giao vật tư. - Giáo viên giao vấn đề, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy. Nhóm trưởng và thư ký tổng hợp các ý kiến, đánh giá và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy II.4.6 Kỹ thuật sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng được liên kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng. Thực hiện: Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm đến ý tưởng của cá nhân, mô tả ý tưởng thông qua sơ đồ tư duy trên giấy hoặc trên phần mềm Mind Map ( giáo viên hướng dẫn) II.5. Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào nội dung một số bài trong chương 3 – sách giáo khoa Tin học 10 Sau đây là đề xuất kỹ thuật dạy học tích cực cho nội dung của các bài trong chương 3 sách giáo khoa Tin học 10. II.5.1 Đề xuất kỹ thuật dạy học tích cực cho bài 14 ‘‘Khái niệm về soạn thảo văn bản’’ Tên đề mục Kỹ thuật dạy học tích cực Phương tiện Ghi chú Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn. Sử dụng kỹ thuật động não viết, phương pháp trực quan. Tranh ảnh, văn bản soạn thảo bằng tay, bằng máy, giấy trắng Chuẩn bị hai ví dụ soạn thảo bằng tay và soạn thảo bằng máy Nhập, lưu trữ và sửa đổi văn bản Sử dụng phương pháp diễn giảng kết hợp với hoạt động nhóm Máy chiếu, sách giáo khoa và tranh ảnh Học sinh chú ý lắng nghe Trình bày văn bản Sử dụng kỹ thuật động não, kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên Sử dụng máy chiếu, hình ảnh, văn bản mẫu về các cách trình bày: hình 43, 44 sách giáo khoa Các nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm khác theo dõi và bổ sung, sau đó giáo viên kết luận những vấn đề trọng tâm Khả năng định dạng trang văn bản Kỹ thuật động não, đặt câu hỏi của giáo viên Máy chiếu, Sử dụng một bảng Thời Khóa Biểu trong đó số cột nhiều có chứa số dòng (hàng) ít. Y/C các nhóm nhận nhận xét cách trình bày và đưa ra nhận xét. Giáo viên đưa ra kết luận phải định dạng hướng giấy nằm ngang thay vì nằm dọc như mặc định của word Một số chức năng khác Kỹ thuật dạy học XYZ kết hợp kỹ thuật động não viết Sử dụng một số hình ảnh trực quan tương ứng với các chức năng Các nhóm thảo luận và lắp ghép các hình ảnh tương ứng với các chức năng. II.5.2 Đề xuất kỹ thuật dạy học tích cực cho bài 15 ‘‘Làm quen với Microsoft Word’’ Tên đề mục Kỹ thuật dạy học tích cực Phương tiện Ghi chú Cách khởi động Word Sử dụng kỹ thuật hỏi - đáp kết hợp khai thác kiến thức tiềm tàng của học sinh Máy chiếu, tranh ảnh, văn bản soạn thảo bằng tay, bằng máy. Giáo viên yêu cầu một học sinh lên làm mẫu cho những học sinh chưa biết Các thành phần chính trên màn hình Sử dụng kỹ thuật diễn giảng , khai thác kiến thức tiềm tàng của học sinh, lược đồ tư duy Sử dụng máy chiếu, hình ảnh (hình 47 sách giáo khoa) Màn hình Word có nhiều thành phần do đó giáo viên cần giải thích rồi cho học sinh nhắc lại để nhớ lâu hơn. Thanh bảng chọn Sử dụng kỹ thuật dạy học đặt câu hỏi của giá viên thảo luận viết. Phiếu học tập, hình ảnh minh họa Nêu tên tiếng anh của từng lệnh trên thanh bảng chon, yêu cầu mỗi nhóm viết tên tiếng việt của mỗi lệnh đó Thanh công cụ Sử dụng kỹ thuật dạy học đặt câu hỏi của giáo viên, thảo luận viết Phiếu học tập, hình ảnh minh họa In các nút lệnh, yêu cầu mỗi nhóm viết dúng tên tiếng anh của các nút lệnh đó Mở tệp Sử dụng kỹ thuật khai tác tài nguyên kết hợp khai thác kiến thức tiềm tàng của học sinh Sách giáo khoa, máy chiếu Giáo viên thao tác trực tiếp cho học sinh rồi yêu cầu học sinh thao tác lại Con trỏ văn bản và con trỏ chuột Sử dụng kỹ thuật diễn giảng và hỏi – đáp Máy chiếu, văn bản mẫu Giáo viên phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột trong văn bản mẫu Gõ văn bản Kỹ thuật động não viết Máy chiếu, văn bản mẫu Đoạn văn bản mẫu phải thể hiện được mục đích của việc giới thiệu hai chế độ gõ đè và gõ chèn II.5.3 Đề xuất kỹ thuật dạy học tích cực cho bài 16 ‘‘Định dạng văn bản’’ Tên đề mục Kỹ thuật dạy học tích cực Phương tiện Ghi chú Đặt vấn đề về định dạng văn bản Sử dụng kỹ thuật dạy học đặt câu hỏi Sách giáo khoa, văn bản ĐƠN XIN NHẬP HỌC SGK tin học 10 trang 107 và trang 113 Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về 2 văn bản với nội dung giống nhau nhưng cách trình bày khác nhau từ đó đưa ra khái niện về định dạng văn bản Định dạng ký tự Sử dụng kỹ thuật dạy học hình ảnh trực quan, đặt câu hỏi, động não Sử dụng bảng phụ hình 53, 54, 55 sách giáo khoa tin học 10, văn bản soạn thảo bằng tay Trong khi giải thích các thông tin trong hình 54, 55 sách giáo khoa giáo viên cần kết hợp với kỹ thuật đặt câu hỏi tránh thời gian trống Định dạng đoạn văn bản Sử dụng kỹ thuật dạy học hình ảnh trực quan, đặt câu hỏi Sử dụng bảng phụ hình 56, 57, 58 sách giáo khoa tin học 10, máy chiếu Giáo viên thao tác trực tiếp trên máy chiếu 3 cách định dạng đoạn văn bản, giải thích cho học sinh hiểu rõ vấn đề. Định dạng trang Sử dụng kỹ thuật dạy học nêu và giải quyết vấn đề, hỏi – đáp Sách giáo khoa và bảng phụ Đoạn văn vản mẫu phải đưa học sinh nghĩ đến việc phải đổi hướng giấy II.5.4 Đề xuất kỹ thuật dạy học tích cực bài 17 ‘‘Một số chức năng khác’’ Tên đề mục Kỹ thuật dạy học tích cực Phương tiện Ghi chú Định dạng kiểu danh sách Sử dụng kỹ thuật dạy học động não viết, phương pháp trực quan, kết hợp kỹ thuật đặt câu hỏi Sử dụng máy chiếu, văn bản mẫu Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê các thể loại nhạc và các bước giải một bài toán trên máy tính, yêu cầu các nhóm thảo luận xem thứ tự liệt kê ở 2 nội dung trên có gì khác nhau ? Giáo viên đưa ra kết luận. Ngắt trang và đánh số trang Sử dụng kỹ thuật dạy học ‘ khăn phủ bàn’ , hỏi – đáp. Máy chiếu, đoạn văn mẫu cho phần ngắt trang và đánh số trang Chuẩn bị một số đoạn văn bản mẫu có các lỗi về phong cách văn bản như dòng cụt, dòng mồ côi, tiêu đề đứng cuối trang, bảng chia thành hai trang cho các nhóm thảo luận Tại sao phải ngắt trang? Nếu sử dụng phím Enter nhiều lần thì khi thêm hay xóa một phần văn bản điều gì sẽ xảy ra? In văn bản Sử dụng kỹ thuật động não viết kết hợp kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên. Sử dụng máy chiếu để giới thiệu hộp thoại Print Yêu cầu các nhóm phân biệt sự khác nhau giữa các cách in văn bản trong SGK và đưa ra nhận xét. II.5.5 Đề xuất kỹ thuật dạy học tích cực cho bài 18 ‘‘Các công cụ trợ giúp soạn thảo’’ Tên đề mục Kỹ thuật dạy học tích cực Phương tiện Ghi chú Đặt vấn đề Sử dụng kỹ thuật dạy học động não viết, động não công khai, phương pháp trực quan Sử dụng máy chiếu, phiếu học tập Giáo viên đưa ra ví dụ để đặt vấn đề cho chức năng thay thế, tìm kiếm và gõ tắt Tìm kiếm và thay thế Sử dụng kỹ thuật dạy học làm mẫu của giáo viên, kỹ thuật bể cả Sử dụng máy chiếu, phiếu học tập, phiếu thảo luận Giáo viên đặt câu hỏi cho các nhóm : Khi nào cần tìm kiếm ? khi nào cần thay thế ? Một số tùy chọn trong tìm kiếm và thay thế Sử dụng kỹ thuật động não viết, sử dụng tài nguyên công nghệ. Sử dụng máy chiếu và đoạn văn mẫu Thực hiện tìm kiếm và thay thế nâng cao cho học sinh quan sát, sau đó đưa ra câu hỏi phù hợp. Gõ tắt và sửa lỗi Sử dụng kỹ thuật động não viết, kỹ thuật đặt câu hỏi, khai thác kiến thức tiềm năng của học sinh Sử dụng máy chiếu và đoạn văn mẫu đơn giản, phức tạp với nhiều cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần Giáo viên ví dụ minh họa cho học sinh thấy được lợi ích của việc gõ tắt và hiểu được bản chất của vấn đề. II.5.6 Đề xuất kỹ thuật dạy học tích cực cho bài 19 ‘‘Tạo và làm việc với bảng’’ Tên đề mục Kỹ thuật dạy học tích cực Phương tiện Ghi chú Đặt vấn đề Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi, làm mẫu Sách giáo khoa, phiếu học tập Giáo viên đưa ra một số câu hỏi, thông tin được tổ chức dưới dạng bảng Tạo bảng Sử dụng kỹ thuật động não, đặt câu hỏi, làm việc nhóm, khai thác kiến thức tiềm tàng của học sinh Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập, trò chơi trí tuệ Phần trò chơi: chuẩn bị một số hình ảnh về hoa, củ, quả để học sinh tự tạo bảng và gõ văn bản đáp án trả lời à điều chỉnh kích thước của bảng cho phù hợp Các thao tác với bảng Sử dụng kỹ thuật động não, phương pháp trực quan, đặt câu hỏi Máy chiếu, bảng mẫu đơn giản như thời khóa biểu và bảng mẫu phức tạp hơn như bảng nhiệt độ SGK trang 127. Giáo viên đặt ra các trường hợp muốn thêm, xóa một cột hay một hàng thì phải làm thế nào? Hướng dẫn học sinh định dạng nội dung trong ô, điểm khác nhau giữa định dạng thông thường với việc dùng lệnh cell alignment II. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng sáng kiến vào dạy học ở khối lớp 10 năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 thì kết quả nhận được là rất khả quan, các giờ dạy có ứng dụng sáng kiến này đã tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh yêu thích môn tin học hơn, chất lượng giờ học được nâng cao rõ rệt, được các đồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả và thực tiễn của đề tài. Kết quả so sánh kết quả của các lớp 10 - ban khoa học tự nhiên ở trường THPT Thạch Thành IV cụ thể qua 2 năm học 2015-2016 (chưa vận dụng sáng kiến) và năm học 2016-2017 (đã vận dụng sáng kiến) cho thấy: Lớp Sĩ số Chưa vận dụng sáng kiến Lớp Sĩ số Đã vận dụng sáng kiến Giỏi Khá T.bình Yếu Giỏi Khá T.bình Yếu C1 50 20 24 5 1 A1 47 23 20 4 0 C2 52 8 29 13 2 A2 50 10 30 10 0 C3 48 4 28 14 2 A3 48 6 28 13 1 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận Từ những kết quả thu nhận được trong quá trình thực nghiệm giảng dạy tại lớp 10A1 đến lớp 10A3 trường THPT Thạch Thành 4, việc vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong tổ chức dạy học Tin học phổ thông đã có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt cho hoạt động dạy và học. Sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong tổ chức dạy học Tin học phổ thông cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin vào việc thiết kế, tổ chức dạy học đã có tác dụng kích thích tính tò mò, hứng thú, óc sáng tạo, khơi dậy lòng ham hiểu biết của các em giúp cho các em học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Nhờ đó giáo viên có nhiều thời gian quan tâm đến hoạt động học tập của lớp, của nhóm, của từng cá nhân học sinh, tăng cường chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh, có điều kiện thuận lợi theo dõi đánh giá đúng năng lực học tập của từng học sinh. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. III.2. Kiến nghị - Đối với lãnh ðạo trýờng: Đáp ứng các nhu cầu về tý liệu, cõ sở vật chất như máy tính, máy chiếu, kết nối Internet ðể phục vụ cho cách dạy học nêu trên. - Nhân rộng cách thức cho các lớp khác, giáo viên khác. - Mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các đồng nghiệp để cách thức thực hiện được tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, ngày 25/5/2017 Tôi xin cam đoan SKKN trên là do tôi tự viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Phan Thị Nhanh MỤC LỤC I.1. Lí do chọn đề tài 1 I.2. Mục đích nghiên cứu 1 I.3. Đối tượng nghiên cứu 1 I.4. Phương pháp nghiên cứu 1 II. NỘI DUNG 2 II.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 II.2. Thực trạng vấn đề. 2 II.3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 II.4. Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong tổ chức dạy học 3 II.4.1 Kỹ thuật động não (Brainstorming) 3 II.4.2 Kỹ thuật thảo luận viết - Brainwriting 3 II.4.3. Kỹ thuật XYZ (Còn gọi là kỹ thuật 635) 3 II.4.4 Kỹ thuật "Bể cá" 3 II.4.5 Khăn phủ bàn 3 II.4.6 Kỹ thuật sơ đồ tư duy 3 II.5. Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào nội dung một số bài trong chương 3 – sách giáo khoa Tin học 10 3 II.5.1 Đề xuất kỹ thuật dạy
Tài liệu đính kèm:
- van_dung_mot_so_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_vao_day_chuong_3_t.docx
- BIA.docx