SKKN Xây dựng tập thể lớp tự quản dựa trên những điểm tích cực của mô hình trường học mới Việt Nam tại lớp 10A2 trường THPT Ngọc Lặc

SKKN Xây dựng tập thể lớp tự quản dựa trên những điểm tích cực của mô hình trường học mới Việt Nam tại lớp 10A2 trường THPT Ngọc Lặc

Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua sự ra đời của nhiều lý thuyết, thành tựu mới cũng như khả năng ứng dụng chúng vào thực tế cao, rộng và nhanh buộc việc “trồng người” luôn được xem xét, điều chỉnh. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Giáo dục phải phát triển hứng thú, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh. Xu thế phát triển tất yếu của giáo dục thời đại là đổi mới phương pháp dạy học nhấn mạnh “lấy người học làm trung tâm” và công tác chủ nhiệm tất yếu cũng phải thay đổi theo xu hướng này [1].

Những tồn tại trong thực tiễn giáo dục hiện nay đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết:

 

doc 30 trang thuychi01 11044
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng tập thể lớp tự quản dựa trên những điểm tích cực của mô hình trường học mới Việt Nam tại lớp 10A2 trường THPT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua sự ra đời của nhiều lý thuyết, thành tựu mới cũng như khả năng ứng dụng chúng vào thực tế cao, rộng và nhanh buộc việc “trồng người” luôn được xem xét, điều chỉnh. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Giáo dục phải phát triển hứng thú, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh. Xu thế phát triển tất yếu của giáo dục thời đại là đổi mới phương pháp dạy học nhấn mạnh “lấy người học làm trung tâm” và công tác chủ nhiệm tất yếu cũng phải thay đổi theo xu hướng này [1].
Những tồn tại trong thực tiễn giáo dục hiện nay đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết: 
1.1. Đáp ứng mục tiêu đào tạo thời mở cửa
Nếu các giáo viên bộ môn có nhiệm vụ thông qua dạy chữ để dạy người, thì ngược lại giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lại thông qua việc dạy các em làm người tốt để học chữ tốt. Chúng ta thừa biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ XXI trong sự hòa nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, ra lệnh cho mình, làm theo ý mình sao cho nhạy bén, chủ động, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo ra cơ hội để nó được tập rượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, tự năng động, tự sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
1.2. Thỏa mãn việc thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục tích cực, lấy học trò làm trung tâm
Trong chuyên môn chúng ta đang sôi nổi thực hiện phong trào này, không lẽ trong công tác chủ nhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc - thầy là trung tâm của tất cả, còn học trò cứ mãi mãi thụ động. Phải đổi mới, phải thực sự lấy học trò làm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn, mà cả trong công tác chủ nhiệm. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ mình, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách học sinh mới được xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục con người của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới thỏa mãn được những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
1.3. Thỏa mãn nhu cầu tâm lý của tuổi mới lớn
Học trò của chúng ta đang trong lứa tuổi rất ưa hoạt động, ham hiểu biết. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật của thế giới xung quanh, mà còn rất muốn khám phá ra chính mình. Trong mọi hoạt động hàng ngày, không em nào không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình và tìm cách hòa mình với tập thể. Các em rất cần tự biết mình là ai. Xây dựng mô hình lớp tự quản không những thỏa mãn được nét tâm lý phổ biến ấy của các em, mà còn giúp các em có cơ hội để nó được nuôi dưỡng, rèn luyện và phát triển theo hướng tích cực[1].
1.4. Xây dựng lớp tự quản sẽ tìm ra đáp số bài toán phức tạp
Làm thế nào tiêu tốn thời gian không nhiều mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện, bền vững, đích thực. Một thực tế không thể phủ nhận: Hiện nay rất nhiều giáo viên đã phải đầu tư cho công tác chủ nhiệm một quỹ thời gian lớn gấp nhiều lần con số 4 tiết/ tuần mà Nhà nước dành cho, tuy nhiên kết quả chẳng mấy khi được như ý. Họ băn khoăn, lo ngại không biết lấy quỹ thời gian ở đâu để có thể quản lý lớp chủ nhiệm của mình một cách tốt nhất. Trong khi đó thời gian đối với giáo viên bây giờ là “vàng ngọc”: Nào là phải dành cho soạn bài cải tiến phương pháp giảng dạy, làm đồ dùng dạy học; nào là làm thêm để tự cứu mình trước đồng lương còn khiêm tốn. Để giải quyết mâu thuẫn này, người GVCN chỉ có con đường ngắn nhất là xây dựng thành công mô hình lớp tự quản.
Hiện nay chưa có tài liệu hướng dẫn việc xây dựng lớp học tự quan trong công tác chủ nhiệm mà GVCN thường qua nghiên cứu hoặc bằng kinh nghiệm bản thân để có những phương pháp chủ nhiệm khác nhau. Qua nghiên cứu tài liệu, cùng với kinh nghiệm 10 năm công tác của bản thân, tôi xây dựng đề tài: “Xây dựng tập thể lớp tự quản dựa trên những điểm tích cực của mô hình trường học mới Việt Nam tại lớp 10A2 trường THPT Ngọc Lặc”. 
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng lớp học tự quản nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo con người mới năng động, sáng tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội: 
- Phát huy tính tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể.
- Xây dựng và hình thành cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp.
- Hình thành ý thức làm chủ bản thân và làm chủ tập thể, tránh dựa dẫm, thói quen ỷ lại vào người khác. 
- Giáo dục các em ý thức tổ chức kỉ luật phê và tự phê, để mỗi ngày tiến bộ, biết vươn lên trong cuộc sống.
- Phát huy sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
- Tiết kiệm về mặt thời gian cho GVCN nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về tập thể lớp tự quản dựa trên những điểm tích cực của mô hình trường học mới Việt Nam đối với học sinh trung học phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết là một phương pháp nghiên cứu khoa học rộng rãi và cần thiết. Mục đích của phương pháp nhằm thu thập tài liệu, tổng hợp các nguồn thông tin hiện có đã được công nhận trên sách báo và tạp chí, thực tế kinh nghiệm bản thân 10 năm làm công tác chủ nhiệm lớp,.... giúp bổ trợ cho việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. 
4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu khoa học về tâm lý, giáo dục sư phạm... nhằm có thêm được những nguồn kiến thức, các suy nghĩ và ý tưởng để có được tầm nhìn rộng hơn. Trong đề tài này, để giải quyết các vấn đề cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn của việc lựa chọn biện pháp giáo dục theo hướng “Xây dựng tập thể lớp tự quản”. Tôi đã triển khai lấy thông tin học sinh bằng sơ yếu lý lịch và thông qua phỏng vấn các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT Ngọc Lặc, đặc biệt là giáo viên bộ môn đang trực tiếp giảng dạy lớp 10A2, từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất cho lớp chủ nhiệm. 
4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Sau khi tổ chức thực nghiệm các kết quả được thu thập thống kê và đưa ra kết quả đánh giá cụ thể cho từng học sinh trong lớp: Tổng điểm thi đua tuần, xếp loại; Tổng điểm thi đua tháng, xếp loại; Tổng điểm học kỳ, cả năm, xếp loại. Qua số liệu thống kê hàng tuần, hàng tháng, học kỳ để có những biện pháp, những thay đổi phù hợp để thực hiện giải pháp.
II. Nội dung
1. Cơ sở lý luận
1.1. Về khái niệm tập thể lớp tự quản
	Tập thể là một tập hợp người với nhiều mối quan hệ. Khi tập thể đã hình thành mối quan hệ tốt đẹp, bền vững thì lúc đó tập thể sẽ vững mạnh. Vì vậy để xây dựng tập thể phải thiết lập tốt các mối quan hệ tình cảm, quan hệ chức năng và kỉ luật tập thể [2]. 
Các mối quan hệ trong tập thể bao gồm: “Quan hệ tình cảm là quan hệ bạn bè, đoàn kết thân ái, tương trợ, động viên, khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm khác” [2]; “Quan hệ chức năng là quan hệ trách nhiệm công việc của các thành viên trong tập thể” [2]; “Quan hệ tổ chức là quan hệ của các cá nhân theo nội dung, kỉ luật của tập thể” [2].
Để xây dựng các mối quan hệ tập thể tốt trong lớp học cần: “Xây dựng môi trường học tập thân thiện, xây dựng ý thức, tư tưởng rõ ràng cho từng thành viên” [2]; “Xây dựng môi trường dân chủ: Đẩy mạnh công tác phê bình thẳng thắn giữa các học sinh với nhau, giữa các tổ và giữa các lớp, đồng thời cũng tạo cho các em ý thức giúp nhau cùng tiến bộ” [2]; “Thường xuyên đánh giá, động viên, khen, chê đúng người, đúng việc, lấy động viên làm trọng và thảo luận cùng các em tìm những giải pháp khắc phục những việc chưa làm được, dùng áp lực tập thể giáo dục những cá nhân không nỗ lực” [2]; “Tổ chức, bồi dưỡng tinh thần giúp bạn, vì bạn giữa các học sinh trong lớp” [2].
Việc xây dựng lớp tự quản thực chất là quá trình từng bước chuyển hoá tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và thích thú của học sinh, cũng có nghĩa là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự quản lý, chỉ đạo của GVCN. Mỗi học sinh trong lớp là một chủ thể có tính tự giác cao. Ban cán sự lớp triển khai và tổng kết các hoạt động trong tuần, tháng, GVCN đóng vai trò tham mưu khi cần thiết [1].
1.2. Các điểm tích cực của mô hình trường học mới Việt Nam
Trong thông báo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 18 tháng 8 năm 2016 đã kết luận về kết quả của mô hình trường học mới Việt Nam sau 3 năm triển khai: Kết quả 3 năm thử nghiệm cho thấy mô hình có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học; học sinh tích cực, tự lực, tự quản trong học tập; mối liên hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng được tăng cường [4].
	1.3. Về vị trí của người GV chủ nhiệm trong trường trung học phổ thông
	“GVCN là người trực tiếp quản lí toàn diện tập thể học sinh một lớp học để triển khai các tác động giáo dục, các hoạt động giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục”[3]. GVCN là người thực hiện sự phối hợp liên kết bền chặt với GV bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường và giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”.
	2. Thực trạng của vấn đề
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và của trường THPT Ngọc Lặc nói riêng, phần lớn giáo viên chủ nhiệm thường vấp phải nhiều khó khăn như: Tính tự giác của học sinh còn thấp, tinh thần tự học chưa cao, lười phát biểu, chưa mạnh dạn, tự tin; chưa chủ động để làm tốt nhưng công việc nhỏ như đi sớm trực nhật, đến xây dựng nề nếp, học tập, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Để lớp hoạt động tốt, đa phần GVCN siết chặt nội quy và tăng cường các biện pháp trách phạt, theo dõi và quản lý sát sao tình hình lớp. Lâu dần, các em sẽ nhận thấy việc phấn đấu trong học tập và xây dựng tập thể nề nếp là một áp lực vì sợ trách phạt và dễ nhàm chán hơn là ý thức tự giác, tự quản vì tập thể. Vậy nên việc xây dựng đề tài nghiên cứu với mục đích lựa chọn phương pháp giáo dục tích cực “Xây dựng tập thể lớp tự quản” nhằm phát huy tính tự giác, tự nguyện, ý thức trách nhiệm của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm của giáo viên [1].
Có những giáo viên ngoài việc làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy còn kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác tại trường (Cô Lê Thị Anh kiêm nhiệm thêm thủ quỹ, thầy Nguyễn Sỹ Kiều kiêm nhiệm thêm tổ trưởng chuyên môn); Bản thân tôi hiện tại ngoài việc giảng dạy và công tác chủ nhiệm còn kiêm nhiệm thêm Thư ký Hội đồng và phó Bí thư Đoàn trường. Do kiêm nhiệm nhiều nên thời gian trên lớp thực hiện nhiệm vụ công tác chủ nhiệm bị hạn chế. Muốn không mất nhiều thời gian cho công tác chủ nhiệm thì người GVCN cần thiết “Xây dựng tập thể lớp tự quản”.
3. Các giải pháp đã sử dụng
Thực chất của việc xây dựng lớp tự quản là quá trình từng bước chuyển hoá tâm huyết, nhiệt tình của thầy cô thành ý thức tự quản tự giác đầy trách nhiệm và thích thú của học sinh, cũng có nghĩa là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thể học sinh biết tự quản dưới sự quản lý, chỉ đạo của GVCN. Mỗi học sinh trong lớp là một chủ thể có tính tự giác cao. Ban cán sự lớp triển khai và tổng kết các hoạt động trong tuần, tháng, GVCN đóng vai trò tham mưu khi cần thiết [1]. Để xây dựng tập thể tự quản, tôi đề xuất một số giải pháp sau:
3.1. Một số kỹ năng GVCN cần có khi xây dựng đội ngũ tự quản 
Cần biết rằng, không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cán bộ lớp. Muốn xây dựng lớp tự quản, đầu tiên phải lựa chọn, bồi dưỡng được lớp trưởng xứng đáng là cánh chim đầu đàn của lớp, có phong cách chỉ huy và giao tiếp tốt, cùng một Ban cán sự lớp, tổ gương mẫu có khả năng tổ chức và quan trọng nhất là có tinh thần trách nhiệm cao. Để lớp trưởng cũng như đội ngũ cán bộ lớp ngày càng có đủ năng lực điều hành, tổ chức đòi hỏi GVCN phải có kế hoạch lựa chọn khoa học, tổ chức và bồi dưỡng cho những em này một số kỹ năng cần thiết, nhất là thời gian đầu cấp học mới. 
3.1.1. Kỹ năng lựa chọn 
Qua sự tín nhiệm của tập thể lớp, và sự quan sát, lựa chọn, gợi ý của giáo viên. Có những học sinh năng lực học tập tốt nhưng không có khả năng điều hành lớp. Phải chọn những học sinh có khả năng học lực khá, hạnh kiểm tốt, biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác. 
3.1.2. Kỹ năng thiết kế công việc 
GVCN biết những công việc cần thiết trong năm học, trong tháng, tuần để thiết kế kế hoạch cho tập thể lớp hoạt động, mà trong đó đội ngũ cán bộ lớp là những người có trách nhiệm theo dõi, điều hành dưới sự giám sát chỉ đạo chặt chẽ của GVCN. Với mục tiêu và nhiệm vụ như trên, công tác tự quản chỉ thực sự phát huy hiệu quả, tác dụng khi học sinh tham gia các hoạt động với tư cách là chủ thể thực sự. Điều đó có nghĩa là các em phải có đủ khả năng để tích cực, chủ động tham gia vào các công đoạn của việc tổ chức hoạt động. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho học sinh biết cách tổ chức các hoạt động khi các em rất muốn thực hiện nhưng còn lúng túng.
Các giai đoạn thiết kế và tổ chức một hoạt động: Đề xuất ý tưởng -> thiết kế hoạt động -> tổ chức thi công -> rút kinh nghiệm. 
- Giai đoạn đề xuất ý tưởng: Biết dựa vào chương trình, yêu cầu giáo dục của Nhà trường, Đoàn trường, lớp trong từng tháng, từ đó đề xuất chủ đề, nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của lớp mình qua từng tuần trong tháng. 
- Giai đoạn thiết kế hoạt động: Biết lập kế hoạch chương trình hoạt động và chuẩn bị các điều kiện cho việc tổ chức thành công hoạt động (chuẩn bị về tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất, phương tiện, môi trường địa điểm, thời gian,...) 
- Giai đoạn tổ chức thi công: Tổ chức điều hành theo kế hoạch đã chuẩn bị, biết động viên, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong hoạt động. 
- Giai đoạn rút kinh nghiệm: Biết cách biểu dương, kiểm điểm, rút ra bài học thành công, thất bại để tổ chức tốt các hoạt động tiếp theo. 
3.1.3. Kỹ năng bồi dưỡng 
Căn cứ vào các dấu hiệu trên, chúng ta có thể rút ra những định hướng chung, những biện pháp để bồi dưỡng khả năng tự quản cho học sinh trong việc tổ chức hoạt động giáo dục. 
 	 Giáo viên cần tin tưởng khả năng của học sinh, các em hoàn toàn có thể tự quản được nếu có tác động đúng cách của chúng ta. Người giáo viên luôn biết cách tạo cho các em sự tự tin vào khả năng của chính mình và tạo điều kiện để các em được thể hiện khả năng của mình trong công việc tập thể. 
 	Bồi dưỡng khả năng tự quản cho học sinh đòi hỏi phải có quá trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến cao, để các em tự giải quyết công việc từ đơn giản đến phức tạp. Biện pháp trong giai đoạn đầu là bắt tay chỉ việc, sau đó để các em từng bước tự lực giải quyết những công việc cụ thể trong toàn bộ tiến trình tổ chức hoạt động có sự theo dõi, uốn nắn của GVCN. 
Chẳng hạn: Phải tập cho các em cách tự quản lớp trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết vắng giáo viên,... có thể buổi đầu chưa quen, kết quả chưa đạt nhưng gắn nội dung sinh hoạt theo chủ đề nào đó thiết thực: cán sự bộ môn lên giải bài tập sau nhiều lần các em sẽ thực hiện được. Từ đó việc tự quản sẽ đi vào nề nếp, trở thành thói quen. Trong những buổi đầu duy trì phong trào này rất cần sự quan tâm, theo dõi nhắc nhở của GVCN. 
 	Gắn các em vào các phong trào (nhất là giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động ngoài giờ lên lớp) để các em cảm thấy tự tin hơn, mình được thầy và các bạn tín nhiệm nên cố gắng làm việc cho thật tốt. 
 	Muốn phong trào đạt kết quả, điều trước tiên phải : Xây dựng hạt nhân trong phong trào. Tùy theo tình hình, khả năng của lớp mà GVCN lựa chọn lực lượng nòng cốt để xây dựng phong trào học tập, văn thể Đa số học sinh khá giỏi thường ham thích hoạt động và có năng lực trong công tác, nên GVCN dễ dàng tuyển chọn. 
 	Phương hướng chung là tăng dần khả năng tự quản của học sinh đi đôi với việc giảm dần sự tham gia cụ thể của GVCN trong từng hoạt động cho đến khi các em có thể chủ động hoàn toàn trong công việc. 
Giáo viên luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là người làm thay. 
Xây dựng uy tín cho cán bộ lớp, GVCN phải công khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng các bộ lớp. 
Tóm lại, phải thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em theo từng nhiệm vụ mà chúng ta đã phân công, không nên giao khoán cho các em mà có sự trợ giúp; cũng không nên tham gia quá sâu, để các em độc lập hoạt động và GVCN sẽ tư vấn cho các em, giúp các em giải quyết tình huống . 
3.1.4. Kỹ năng kiểm tra và đánh giá
 Mỗi em trong Ban cán sự và ban thi đua đều có sổ sách ghi chép và hiểu được nội dung công việc mình phụ trách. Đến tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, trình bày trước lớp và giáo viên chủ nhiệm. 
GVCN một mặt nắm bắt đầy đủ thông tin cá nhân của từng học sinh trong lớp thông qua phiếu điều tra, sổ tay cá nhân. Mặt khác, phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết trong công tác chủ nhiệm, thường xuyên theo dõi, động viên đội ngũ cán bộ lớp, tuyên dương các em làm tốt. Đồng thời tiến hành xử phạt nghiêm minh những học sinh có thái độ coi thường, không chấp hành yêu cầu của cán bộ lớp. Đối với những cán bộ lớp chưa gương mẫu, thiếu trách nhiệm, GVCN cũng khéo léo tế nhị, phê bình, uốn nắn những điều chưa làm được của các em nhưng không làm các em mất uy tín mất tự tin trong tập thể lớp; Song cũng không vì thế mà nuông chiều, ưu tiên, dành đặc ân cho cán bộ lớp, làm cho các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình, sớm nhiễm tính ham quyền chức, hách dịch, coi thường người khác [1].
Ngoài những biện pháp có tính khả thi được tham khảo từ tài liệu, tôi nhận thấy cần thiết áp dụng bổ sung một số biện pháp cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh lớp 10A2, trường THPT Ngọc Lặc. Các biện pháp cụ thể sau: 
3.2. Thu thập thông tin cá nhân của từng học sinh
Thu thập thông tin: Ngoài việc yêu cầu học sinh nộp bản sao giấy khai sinh để lấy thông tin viết hồ sơ, người GVCN còn yêu cầu học sinh viết vào tờ khai Sơ yếu lý lịch trong đó phải có các nội dung: Năng khiếu, sở trường, sở thích, ngành nghề yêu thích và hoàn cảnh gia đình học sinh. Sau khi tổng hợp, người GVCN đã cơ bản nắm được sơ bộ năng khiếu, sở trường của từng học sinh; từ đó có thể phân công nhiệm vụ một cách hợp lý nhất. Việc nắm được tình hình hoàn cảnh gia đình từng học sinh giúp người GVCN chủ động trong việc quan tâm hơn đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Như lớp 10A2 năm học 2016-2017 tôi đang chủ nhiệm, sau khi tổng hợp tờ khai sơ yếu lý lịch thì GVCN đã biết được ngoài em học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, còn có 01 học sinh mắc bệnh hiểm nghèo (bệnh bẩm sinh về máu). Từ đó GVCN làm tờ trình đề nghị Nhà trường miễn các khoản tiền đóng góp, nhắc nhở các thành viên trong lớp quan tâm, giúp đỡ đối với học sinh này. Trực tiếp GVCN đến nhà thăm hỏi và động viên em cũng như gia đình, từ đó tạo động lực cho em vươn lên trong học tập. Kết quả từ học sinh có học lực trung bình ở học kỳ I, em đã vươn lên xếp loại học lực khá trong học kỳ II và được Hiệu trưởng tặng giấy khen. 
3.3. Lập sơ đồ tổ chức lớp học
Trên cơ sở thu thập thông tin, GVCN tiến hành phân, chia học sinh theo tổ, lập sơ đồ lớp, mà cụ thể hơn là bố trí và luân chuyển vị trí ngồi học của các thành viên trong tập thể lớp. Việc phân công chỗ ngồi và luân chuyển vị trí ngồi học cũng là một công việc rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho từng học sinh trong lớp học tập, trao đổi kiến thức, giúp đỡ những học sinh yếu, kém góp phần xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, gắn bó với nhau, tạo động lực cho các thành viên tự phấn đấu và cố gắng hoàn thiện mình... GVCN cần linh hoạt bố trí để: học sinh yếu, kém, chậm tiến ngồi trước; Học sinh khá, giỏi ngồi sa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_tap_the_lop_tu_quan_dua_tren_nhung_diem_tich_c.doc