SKKN Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo

SKKN Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo

MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

7.1. Mô tả về sáng kiến

7.1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất quy trình tuyển chọn vận động viên, xây dựng hệ thống bài tậpvà huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo, bước đầu đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

 - Hệ thống một số vấn đề lí luận và thực tiễn của phương pháp tuyển chọn vận động viên môn Đẩy gậy.

 - Xác định và lựa chọn hệ thống bài tập cho đội tuyển Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo.

 - Xây dựng kế hoạch huấn luyện và tiến hành huấn luyện.

 - Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

7.1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tuyển chọn vđv, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX.

- Đối tượng nghiên cứu: Cách thức tổ chức tuyển chọn vđv và lựa chọn các bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX.

 

doc 42 trang cucnguyen11 8513
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Trong hệ thống các trò chơi dân gian, truyền thống thì môn Đẩy gậy thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, trong những ngày Tết, ngày hội văn hoá - thể thao của nước Việt Nam. Vào những dịp này, Đẩy gậy đã tạo nên vẻ đẹp mang đậm màu sắc dân tộc và là hình ảnh đặc trưng của lễ hội miền núi. Ở đâu có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, ở đó môn thể thao này được phát triển mạnh mẽ và thu hút đông đảo đồng bào tham gia tập luyện và thi đấu.
 Môn Đẩy gậy yêu cầu về dụng cụ và cơ sở vật chất rất đơn giản: chỉ cần có gậy thi đấu làm bằng tre già (tre đực) thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4- 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng (mỗi màu 1m); đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau. Sân thi đấu là một vòng tròn có đường kính 5m, vạch giới hạn rộng 5 cm nằm trong phạm vi của sân có mầu trắng hoặc khác với màu nền sân.
Cách thức thi đấu: sau khi các Vận động viên (VĐV) đã hoàn tất thủ tục chuẩn bị thi đấu, trọng tài chính dùng khẩu lệnh “cầm gậy”, các VĐV mới được phép cầm gậy theo quy định của luật; trọng tài chính một tay cầm chính giữa gậy, khi các VĐV đã ở tư thế sẵn sàng, đúng luật, hô dự lệnh “chuẩn bị”, sau đó thổi một hồi còi phát lệnh cho hiệp đấu bắt đầu, đồng thời buông tay cầm gậy ra. Theo quy định luật chơi, bên nào có 3 điểm chạm vào gậy hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi cuộc thi đẩy gậy thường diễn ra trong 3 hiệp, thời gian mỗi hiệp là 3 phút, ai thắng 2 hiệp là chiến thắng, hết thời gian thi đấu mà chưa phân thắng , bại thì VĐV nào nhẹ cân hơn sẽ chiến thắng.
Hiện nay, môn Đẩy gậy không chỉ dừng lại ở trò chơi được tổ chức ở các lễ hội mà đã được đưa vào thi đấu mang tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi thể thao mang tính quốc gia. Đẩy gậy đã chính thức là 1 trong số 40 môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI (năm 2010); và cũng là môn Thể thao được đưa vào thi đấu tại Hội khỏe Phù đổng (HKPĐ) toàn quốc từ lần thứ VIII (năm 2012). 
Tuy là môn thể thao dân tộc nhưng Đẩy gậy chưa được biết đến nhiều ở tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Tam Dương nói riêng. Môn thể thao này mới chỉ được đưa vào thi đấu tại HKPĐ Vĩnh Phúc lần thứ VII (năm 2011). Do vậy nó còn khá mới và chưa được phổ biến tại trường Trung học phổ thông (THPT) Trần Hưng Đạo. Hơn thế nữa, vì nó là môn thể thao xuất phát từ các cuộc thi đấu tại các hội làng, thôn, bản nên các tài liệu, sách ... về môn này chưa có nhiều, mọi kinh nghiệm về kỹ, chiến thuật, về tuyển chọn và huấn luyện cũng chỉ do bản thân mỗi cá nhân tự tích lũy và truyền miệng với nhau. Vậy nên rất khó khăn trong việc tìm các tài liệu, các nghiên cứu khoa học về môn Đẩy gậy.
Đẩy gậy là môn thể thao cần đến sức khoẻ và sự khéo léo của VĐV. Tuy cần nhiều sức mạnh nhưng để thắng được đối thủ, người chơi cũng cần có kỹ, chiến thuật, sự khéo léo, dẻo dai và tâm lý thi đấu ổn định. Do đó việc tuyển chọn và huấn luyện phải được quan tâm hàng đầu. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được các vân động viên có thể lực tốt, có sức bền, sức mạnh, sức nhanh , tâm lý vững vàng và hệ thống các bài tập chuyên môn phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT vì các em vừa học văn hóa vừa tham gia tập luyện. 
Trên cơ sở nhận thức rõ yêu cầu về đặc thù môn Đẩy gậy, nhìn rõ những khó khăn của các vận động viên là học sinh và sự cần thiết phải có những nghiên cứu khoa học để góp phần làm phong phú thêm các tư liệu nhằm bảo tồn và phát huy các môn thể thao dân tộc trong nhà trường, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: 
 “ Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo”.
2. TÊN SÁNG KIẾN
“ Xây dựng quá trình tuyển chọn vận động viên, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo”.ail: Phtchhang
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Đào Thị Hồng Thúy
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0982 849 586. 
- Email: daothihongthuy.gvtamdao@vinhphuc.edu.vn	
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo viên: Đào Thị Hồng Thúy - Giáo viên thể dục - Trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy và huấn luyện môn thể thao Đẩy gậy.
 - Vấn đề sáng kiến giải quyết: Vận dụng các phương pháp tuyển chọn vđv, lựa chọn bài tập và huấn luyện vận động viên cho đội tuyển TDTT trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX đạt kết quả cao. 
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ: 6/09 /2018
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Mô tả về sáng kiến
7.1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất quy trình tuyển chọn vận động viên, xây dựng hệ thống bài tậpvà huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo, bước đầu đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
	 - Hệ thống một số vấn đề lí luận và thực tiễn của phương pháp tuyển chọn vận động viên môn Đẩy gậy.
 - Xác định và lựa chọn hệ thống bài tập cho đội tuyển Đẩy gậy trường THPT Trần Hưng Đạo.
 - Xây dựng kế hoạch huấn luyện và tiến hành huấn luyện.
 - Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá mức độ hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
7.1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tuyển chọn vđv, lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX.
- Đối tượng nghiên cứu: Cách thức tổ chức tuyển chọn vđv và lựa chọn các bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX.
7.1.4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu vận dụng tốt quá trình tuyển chọn và lựa chọn được hệ thống bài tập phù hợp đưa vào huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo sẽ góp phần nâng cao thành tích thi đấu của đội tuyển TDTT góp phần nâng cao vị thứ của nhà trường tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX. 
7.1.5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quá trình tuyển chọn vđv , lựa chọn hệ thống bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo - Tỉnh Vĩnh Phúc tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX.
7.1.6. Các phương pháp nghiên cứu
	- Nhằm thu thập các thông tin lí luận để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
	- Nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm; phương pháp phỏng vấn.
7.1.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
7.1.7.1. Về mặt lý luận
	- Sáng kiến đã hệ thống hóa các lý luận về đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm về tố chất thể lực của học sinh lứa tuổi 15-16.
	- Đề xuất một số phương pháp tuyển chọn và hệ thống các bài tập phục vụ quá trình huấn luyện.
7.1.7.2. Về mặt thực tiễn
- Sáng kiến đưa ra được phương pháp tổ chức tuyển chọn vđv, lựa chọn các bài tập và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy Trường THPT Trần Hưng Đạo. Qua đó khẳng định tính khả thi và hiệu quả trong việc tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển Đẩy gậy góp phần phát triển kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý thi đấu cho vận động viên để thi đấu đạt kết quả cao tại HKPĐ.
7.2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Chương 1
Cơ sở lí luận và thực trạng việc tuyển chọn và huấn luyện VĐV môn
 Đẩy gậy tại trường THPT Trần Hưng Đạo
1. Cơ sở lý luận của việc tuyển chọn VĐV môn Đẩy gậy
a. Một số đặc điểm về tâm, sinh lý lứa tuổi 15- 16
	Huấn luyện thể thao phải theo một chương trình đề ra trước, không được thực hiện một cách tùy tiện và phải phù hợp với những đặc điểm về tâm sinh lý, giải phẩu cơ thể lấy đó làm tiền đề tạo thuận lợi cho việc tập luyện môn Đẩy gậy.
- Đặc điểm về sinh lý.
Đặc điểm nổi bật về cơ sở sinh lý giải phẫu là sự hình thành quá trình đó là sự thay đổi phát triển phức tạp của sự phát triển cơ thể do đó vận dụng các bài tập phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.
 	+Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này đang phát triển nhưng quá trình hưng phấn và ức chế chưa thật cân bằng, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn, sự phối hợp động tác còn vụng về chưa có tính nhịp điệu, não đang trong giai đoạn phát triển, tính linh hoạt trong trung ương thần kinh cao nhưng dễ bị khuyêch tán, sức bền chung kém dễ mệt mỏi. 
 	Căn cứ vào đặc điểm trên thì quá trình giảng dạy phải thị phạm, nhiều nội dung các buổi tập phải sinh động, đa dạng hóa đưa ra các bài tập để hệ thần kinh phát triển một cách nhịp nhàng giữa các hệ thống tín hiệu.
+ Hệ hô hấp: Được điều chỉnh dung tích sống và nhịp tim đạt cao, tuy vậy hệ thần kinh giao cảm nhạy bén nên dễ bị tăng do hồi hộp, xúc động, tần số hô hấp của các em trong độ tuổi 15- 16 sâu để tăng cường cơ năng trong cơ hô hấp.
Hệ hô hấp ở tuổi 15- 16 cơ bản gần giống như người lớn khoảng 10-12 lần/ phút tuy nhiên cơ thể vẫn còn yếu nên sức co giãn của lồng ngực chủ yếu các em thở bằng bụng, vì vậy trong tập luyện cần chú ý thở chậm 
+ Hệ tiêu hóa: rất tốt, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa nhanh, hiệu suất lớn.
+ Hệ xương: Hệ xương phát triển nhanh và đột ngột, đàn tính của xương giảm xuất hiện sự cốt hóa ở một số bộ phận của xương (như cột xương sống) nên cùng với sự phát triển về chiều dài cột sống thì khả năng biến đổi của cột sống không giảm mà trái lại tăng lên xu hướng cong vẹo 
+ Hệ cơ: Ở giai đoạn này hệ cơ phát triển với tốc độ nhanh, khối lượng và số lượng tăng lên đáng kể, các nhóm cơ nhỏ phát triển nhanh hơn so với hệ xương. Cơ bắp phát triển nhanh, đàn tính của cơ nhanh, không đồng đều. Chủ yếu là các cơ lớn phát triển tương đối nhanh như cơ đùi, cơ cánh tay vì sự phát triển không đồng đều đó nên khi tập luyện giáo viên phải chú ý đến phát triển cơ bắp cho các em
+ Hệ tuần hoàn: Tế bào cơ tim và tính đàn hồi của các em con nhỏ, van tim phát triển kém, dung tích và thể tích của tim nhỏ, nhịp tim nhanh. Cùng với sự lớn lên của tuổi tác, sự điều tiết của hệ thống tim mạch (thần kinh thực vật) càng hoàn thiện kích thước của các em chịu ảnh hưởng rất mạnh của tập luyện, nếu thi đấu căng thẳng việc trao đổi diễn ra rất mạnh mẽ, ở giai đoạn này các em chỉ có thể đáp lại bằng việc tăng nhanh tần số mạch đập để tăng lưu lượng phút, nếu tăng mạch quá nhanh thì máu vào tâm nhĩ ít do thời gian tâm trương bị rút ngắn, sự tạo thành thiếu máu và ô xy trong cơ thể, do lượng vận động của các em lứa tuổi này không quá lớn, cần phải đưa ra hệ thống các bài tập, trò chơi có cường độ trung bình nhằm làm cho tim tăng lên, điều đó rất có lợi cho việc nâng cao cơ năng của hệ thống tim mạch.
- Đặc điểm về tâm lý:
 	Ở lứa tuổi này các em tỏ ra mình là ngưới lớn, đòi hỏi mọi người xung quanh phải tôn trọng mình, tỏ ra mình là người hiểu biết không phải là trẻ con như lứa tuổi các em đã hiểu biết nhiều, biết rộng hơn, ưa hoạt động hơn, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế, nên các em tiếp thu cái mới nhanh nhưng lại chóng chán, chóng quên và các em dễ bị môi trường tác động vào tạo nên sự đánh giá về mình, sự đánh giá cao đó sẽ gây tác động không tốt trong tập luyện TDTT. 
Vì vậy khi tiến hành công tác giáo dục TDTT cho lứa tuổi này cần phải uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo, định hướng và động viên các em hoàn thành tốt nhiệm vụ kèm theo khen thưởng, động viên đúng mức trong quá trình giảng dạy cần dẫn dắt từng bước, động viên những học sinh tiếp thu chậm để từ đó các em không tỏ ra chán nản, có định hướng đúng hiệu quả bài tập được nâng lên. Trong điều kiện cơ sở vật chất tập luyện không đảm bảo, đặc biệt là quá trình giảng dạy các trường chưa chú trọng về sự phát triển cân đối của các em.
 Từ đặc điểm trên, dựa trên cơ sở tâm lý lựa chọn một số bài tập trên cơ sở khối lượng, cường độ phù hợp với lứa tuổi 15-16 đặc biệt khi áp dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực chung phát triển toàn diện, con người phát triển toàn diện thể chất đồng thời các nội dung thi đấu ở các trường phổ thông lôi cuốn học sinh tham gia tập luyện và thi đấu.
b. Đặc điểm về huấn luyện các tố chất thể lực lứa tuổi 15- 16.
	Quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vận động và mức độ phát triển của các cơ quan trọng cơ thể theo lứa tuổi. Sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình trưởng thành không đều lúc nhanh lúc chậm. Mỗi tố chất phát triển theo nhịp độ riêng vào những thời kỳ khác nhau.
- Sức nhanh: Sức nhanh là năng lực thực hiện động tác với khoảng thời gian ngắn nhất. Đây cũng là lứa tuổi thuận lợi cho sự phát triển sức nhanh. Trong môn Đẩy gậy cũng rất cần thiết phải phát triển sức manh tốc độ.
- Sức mạnh: Sức mạnh của con người là năng lực khắc phục sức cản bên ngoài nhờ nỗ lực của cơ bắp được thực hiện bởi hai chế độ hoạt động chính là đẳng trương và đẳng trường, sức mạnh lớn hay bé tùy thuộc vào tiết diện sinh lý của cơ thể. Lứa tuổi 15- 16 cơ thể đã phát triển sẵn sàng cho việc tiếp nhận và phát triển sức mạnh tốt nhất. Với môn Đẩy gậy, tố chất sức mạnh rất quan trọng và cần thiết.
- Sức bền: Sức bền là khả năng khắc phục mệt mỏi và duy trì vận động với thời gian dài có hai loại sức bền là sức bền chung và sức chuyên môn. Trong môn Đẩy gậy VĐV cũng cần có sức mạnh bền tốt để duy trì trận đấu. Ở lứa tuổi này các em cũng dễ dành phát triển và duy trì tố chất sức bền.
- Mềm dẻo và khéo léo: Là khả năng thực hiện và hoàn thiện động tác một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm sức của cơ thể. Lứa tuổi của học sinh THPT rất khó trong việc phát triển tố chất này, tuy nhiên với môn đẩy gậy thì tố chất này không yêu cầu cao.
Với bất kỳ môn thể thao nào việc phát triển các tố chất thể lực cũng hết sức quan trọng. Huấn luyện môn Đẩy gậy cũng cần chú trọng phát triển các tố chất thể lực, trong đó quan trọng nhất là tố chất sức mạnh vì nó mang tính quyết định lớn đến sự thắng, thua của VĐV đặc biệt là sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền.
Vì vậy, để việc tuyển chọn có hiệu quả các cần quan tâm tới vấn đề về tâm lý, sinh lý và thể lực của học sinh vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích và khả năng thi đấu của vận động viên môn Đẩy gậy. Các học sinh được tuyển chọn phải vững vàng về tâm lý, bình tĩnh, tự tin và có các tố chất thể lực tốt, nhất là tố chất sức mạnh: sức mạnh bền và sức manh tốc độ.
2. Thực trạng việc tuyển chọn VĐV và huấn luyện môn Đẩy gậy tại trường THPT Trần Hưng Đạo
 Học sinh tại trường THPT Trần Hưng Đạo đa số là con em nông thôn nên phải lao động chân tay nhiều, vì thế các em có sức khoẻ tốt yêu thích lao động và không ngại các hoạt động chân tay, yêu thích tập luyện TDTT nhưng điều kiện kinh tế lại giới hạn nên không có điều kiện theo đuổi các môn thể thao yêu cầu điều kiện kinh tế cao như Cầu lông, Tennis, Bóng bàn vậy nên nếu có môn thể thao không đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền mà lại triển toàn diện, nhất là với các môn thể thao mới thì sẽ thu hút đông đảo học sinh tham gia.
 Học sinh học tại trường THPT Trần Hưng Đạo có điểm thi đầu vào thấp nên học lực thường ở mức học sinh trung bình, khá. Trong các hoạt động của Đoàn thanh niên nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, và các chương trình thi đấu TDTT giữa các lớp nên luôn tạo nên không khí thi đua sôi nổi và phong trào tập luyện, thi đấu nhiệt tình, tích cực, hăng say giữa các lớp, giữa các cá nhân. Hơn thế nữa học sinh lại rất cá tính, thích thể hiện năng lực bản thân và kỹ năng sống, yêu thích các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT Từ đó bồi dưỡng, vun đắp tình yêu và thói quen tập luyện văn nghệ , thể thao trong đa số học sinh của nhà trường.
 Để động viên các em tham gia tập luyện TDTT rèn luyện sức khoẻ, tránh xa các tai, tệ nạn xã hội, nhà trường cũng luôn tạo điều kiện tốt nhất để học sinh được tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong chương trình thi đấu TDTT của ngành giáo dục và đào tạo và Hội khoẻ phù đổng cấp tỉnh.
 Đẩy gậy là môn thể thao dân tộc chưa được biết đến nhiều ở huyện Tam Dương nói chung và trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng. Môn thể thao này mới chỉ được đưa vào thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VII (năm 2011), HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VIII (năm 2015) . Do vậy nó còn khá mới và chưa được phổ biến tại trường Trung học phổ thông (THPT) Trần Hưng Đạo, hơn nữa Đẩy gậy là môn thể thao xuất phát từ các cuộc thi đấu tại các hội làng, thôn, bản nên các tài liệu, sách ... về môn này chưa có nhiều, mọi kinh nghiệm về kỹ, chiến thuật, về tuyển chọn và huấn luyện cũng chỉ do bản thân mỗi cá nhân tự tích lũy và truyền miệng với nhau. Nhà trường chỉ có 2 giáo viên Thể dục chưa tiếp xúc với môn thể thao này nên chưa biết vậy nên chưa dám huấn luyện môn Đẩy gậy để thi đấu tại HKPĐ lần VII, VIII.
 Tháng 2 năm 2018 tôi được tăng cường về công tác tại trường THPT Trần Hưng Đạo. Với vốn kinh nghiệm trong huấn luyện 2 kỳ HKPĐ và nhiều huy chương trong huấn luyện môn Đẩy gậy tôi tự tin để tuyển chọn và huấn luyện đẩy gậy tham gia thi đấu tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX. Vì thế nên tôi đã đề xuất và được BGH nhà trường đồng ý cho huấn luyện môn Đẩy gậy.
Chương 2.
Xây dựng quá trình tuyển chọn VĐV môn Đẩy gậy
trường THPT Trần Hưng Đạo
Để tiến hành tuyển chọn vận động viên tôi đã tiến hành các bước sau:
1. Tuyên truyền 
 Ngay từ những ngày đầu năm học 2018 - 2019, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, sau khi nhận đươc điều lệ thi đấu các môn thuộc HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX, tôi đã tiến hành công tác tuyên truyền về môn Đẩy gậy tới tất cả các học sinh thuộc khối lớp của mình giảng dạy, cũng như toàn thể học sinh trong toàn trường để các em biết đến môn Thể thao dân tộc này nhằm bồi dưỡng tinh thần giữ gìn và phát triển các môn thể thao dân tộc và gây hứng thú trong học sinh để các em tìm hiểu về môn thể thao này qua các kênh thông tin như báo, đài, mạng Internet, và bạn bè ...
 Đầu năm học 2018 - 2019, trong khuôn khổ các buổi học môn Thể dục tôi tiến hành giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật thi đấu môn đẩy gậy tới các học sinh thuộc khối lớp 10 thành tích mà tôi đã huấn luyện hs đạt được tại HKPĐ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ VIII và các học sinh được tuyển chọn là VĐV Đẩy gậy của tỉnh Vĩnh Phúc tham dự HKPĐ toàn quốc, cũng như những lợi thế của học sinh khi tham gia tập luyện và thi đấu môn Đẩy gậy, những thành tích đó đã trở thành động lực khuyến khích các em tự tập luyện môn Đẩy gậy tại trường và ở nhà để nâng cao sức khỏe.
	 Trong chương trình hoạt động ngoại khóa của nhà trường về giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc, tôi đã trực tiếp giới thiệu môn Đẩy gậy trước toàn thể giáo viên và học sinh trong trường. Sau đó, mời một số học sinh đã được hướng dẫn tập luyện và thi đấu môn Đẩy gậy lên sân khấu trực tiếp thi đấu để giới thiệu về môn Thể thao này tới toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường.
2. Tổ chức thi tuyển
	 Nhóm Thể dục đã tiến hành họp chuyên môn, sau khi nghiên cứu và phân tích các nội dung thế mạnh của nhà trường chúng tôi đã tham mưu với BGH nhà trường về các môn thể thao tham dự Hội khỏe phù đổng Tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IX, trong đó xác định nội dung tham gia thi đấu có môn Đẩy gậy.Theo sự phân công của nhóm chuyên môn và sự nhất trí của BGH tôi và đồng chí Nguyễn Văn Chung phụ trách huấn luyện môn Đẩy gậy. Tiếp đó, chúng tôi tổ chức thi H

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_qua_trinh_tuyen_chon_van_dong_vien_lua_chon_he.doc