SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh và gắn liền với sản xuất, kinh doanh tại địa phương thông qua bài Động cơ không đồng bộ ba pha - Công nghệ 12
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 I Lý do chọn đề tài 1 II Mục đích nghiên cứu 1 III Đối tượng nghiên cứu 2 IV Phương pháp nghiên cứu 2 B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 I Cơ sở lý luận 4 II Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 4 III Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 III.1 Chuẩn bị nội dung 4 III.2 Xây dựng bảng mô tả mức độ câu hỏi đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề 5 III.3 Biên soạn câu hỏi theo các mức độ nhận thức, gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương 6 IV Hiệu quả của SKKN 15 C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 I Kết luận 16 II Kiến nghị 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN Đà ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN 18 A – MỞ ĐẦU. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trong quá trình giảng dạy bộ môn Công nghệ lớp 12, tôi nhận thấy: Ở hầu hết các bài phần Kĩ thuật điện đều có liên quan đến kiến thức vận dụng thực tiễn trong sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, để giúp học sinh có thêm những kiến thức và những kỹ năng cần thiết tôi mạnh dạn “Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh và gắn liền với sản xuất, kinh doanh tại địa phương thông qua bài Động cơ không đồng bộ ba pha - Công nghệ 12”. Các đồng chí hãy so sánh với cách làm của mình để thấy được ưu điểm của giải pháp trên. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Hình ảnh Động cơ không đồng bộ ba pha - Đoạn phim về những ứng dụng của Động cơ không đồng bộ ba pha trong sản xuất, kinh doanh. - Nghiên cứu và xây dựng hệ thống câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp, vận dụng cao trong chủ đề Động cơ không đồng bộ ba pha gắn liền với sản xuất và kinh doanh tại địa phương - Công nghệ lớp 12 THPT. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Vận dụng kiến thức tiếp thu từ chuyên đề do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT triển khai để xây dựng hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận biết của học sinh. - Vận dụng kiến thức tiếp thu từ các chuyên đề do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT triển khai: Xây dựng và thực thiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động Giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Năm 2017 - Kết hợp nghiên cứu hệ thống câu hỏi trong môn Vật lý qua Sách giáo khoa, sách bài tập và qua các đề thi THPT Quốc Gia. - Từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi trong chủ đề Động cơ điện xoay chiều ba pha - Công nghệ lớp 12 THPT theo một số bước làm sau: 1. Bước 1: Xác định nội dung chủ đề. - Xác định những nội dung quan trọng trong chủ đề. - Đối chiếu mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và nội dung SGK môn Công nghệ 12 với mục tiêu và nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học . 2. Bước 2: Xác định mục tiêu và hình thức của đề kiểm tra. - Mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là theo định hướng đánh giá năng lực học sinh. - Với điều kiện thực hiện ở trường phổ thông hiện nay thì phương pháp kiểm tra, đánh giá chủ yếu là kiểm tra viết và hình thức kiểm tra, đánh giá kết hợp giữa các câu hỏi trắc nghiệm với các câu hỏi, bài tập tự luận. 3. Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong nội dung chủ đề. Sau khi xác định được nội dung, mục tiêu và hình thức của đề kiểm tra, giáo viên nghiên cứu rồi xây dựng hệ thống câu hỏi. Nội dung câu hỏi phải bám sát với nội dung của bài học, đảm bảo tính giáo dục cao, trang bị kĩ năng sống cho học sinh và giúp các em có thể trả lời nhanh, chính xác. Thông qua đó có thể phân hoá được đối tượng học sinh một cách tốt nhất. B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. I – CƠ SỞ LÍ LUẬN : Khi dạy học phần Động cơ không đồng bộ ba pha tôi xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh và gắn liền với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Đặc biệt tôi đã nhấn mạnh với các em là khi trả lời các câu hỏi cần phải hiểu rõ yêu cầu của đề bài, kết hợp với kiến thức công nghệ, kiến thức vật lí giúp các em có thể trả lời các câu hỏi về Động cơ không đồng bộ ba pha trong thực tế mà trước đây các em vẫn coi là khó; các em đã rất thích học phần này và nhờ đó giúp các em nắm vững kiến thức về Động cơ không đồng bộ ba pha hơn, trong các bài kiểm tra, thi cử các em đạt được kết quả cao hơn. Chính vì thế, tôi mạnh dạn đưa vào làm SKKN, rất mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý cho tôi. II – THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN : Trên thực tế, phần lớn các em học sinh không dành nhiều thời gian học tập cho môn Công nghệ. Khi trả lời các câu hỏi về phần Động cơ không đồng bộ ba pha các em thường chưa đạt được mức độ kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu. Mặc dù các em vẫn biết kiến thức Kĩ thuật điện đặc biệt là kiến thức phần Động cơ không đồng bộ ba pha có bổ sung thêm cho kiến thức vật lí và là cơ sở để các em áp dụng vào cuộc sống sinh hoạt của mình, của cộng đồng hoặc học tiếp các chuyên ngành kĩ thuật sau này. III. CÁC GIẢI PHÁP Đà SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Chuẩn bị : Thấu hiểu tâm lí chung của học sinh, đa phần các em ít dành thời gian học Công nghệ, điều kiện đi tham quan thực tế lại rất phức tạp, khó khăn. Nên để giúp các em có được kiến thức thực tế, khi dạy học phần Động cơ không đồng bộ ba pha tôi đã chuẩn bị những hình ảnh, đoạn phim về những ứng dụng của Động cơ không đồng bộ ba pha như: máy xay xát các loại hạt, máy rang cafe, máy khoan, máy tiện, máy bào, máy bơm nước, hệ thống tự động trong sản xuất bánh kẹo, cơ khí... Hướng dẫn học sinh xem hình ảnh, đoạn phim về những ứng dụng thực tế thông qua nội dung bài giảng. 2. Xây dựng bảng mô tả mức độ câu hỏi đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề. Nội dung Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Động cơ không đồng bộ ba pha. Nêu khái niệm về Động cơ điên, Động cơ không đồng bộ ba pha. Nêu được cấu tạo của Động cơ KĐB ba pha Câu 1 (ý 1) Câu 3 Câu 5 Câu 6 - Kể tên những ứng dụng của Động cơ KĐB ba pha - Giải thích được tại sao Động cơ KĐB ba pha được ứng dụng rộng rãi - Nêu nguyên lý làm việc của Động cơ KĐB ba pha Câu 1 (ý 2) Câu 4 Câu 7 Câu 8 Câu 9 - Thông qua những hình ảnh thực tế, Chỉ ra được những ứng dụng. - Giải thích được các thông số kỹ thuật của các loại Động cơ điện KĐB ba pha thực tế. Câu 2 Câu 10 - Giải thích được một số ứng dụng cao của Động cơ KĐB ba pha Câu 11 Câu 12 Tổng số câu hỏi: 12 3,5 4,5 2 2 3. Biên soạn câu hỏi theo các mức độ nhận thức, gắn liền với sản xuất, kinh doanh tại địa phương: Câu 1. Động cơ điện là gì? Quan sát hình ảnh sau, kể tên các ứng dụng và cho biết công dụng của động cơ điện sử dụng trong các thiết bị ? Trả lời: - Động cơ điện là thiết bị biến điện năng thành cơ năng, khi làm việc có bộ phận roto và Stato chuyển động tương đối với nhau. - Các ứng dụng của động cơ điện trên hình vẽ là: + Máy xay xát gạo + Máy xay cafe + Dây chuyền làm bánh kẹo + Máy bơm nước + Máy phay + Máy tiện CMC + Máy mài + Máy khoan - Công dụng của động cơ điện là làm nguồn động lực cho các máy và thiết bị trên. Câu 2. Các động cơ trong hệ thống thiết bị hình trên thường sử dụng động cơ điện loại gì? Trả lời: Động cơ điện trong các loại máy và thiết bị ở hình trên thường sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha. Câu 3. Như thế nào là động cơ không đồng bộ ba pha? Trả lời: Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ điện có tốc độ quay của roto (n) nhỏ hơn tốc độ của từ trường quay (n1) Câu 4. Vì sao động cơ không đồng bộ ba pha sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống? Trả lời: Động cơ không đồng bộ ba pha làm nguồn động lực cho các máy, thiết bị nên được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống vì các lí do sau: - Chế tạo đơn giản - Giá thành thấp - Độ tin cậy cao - Vận hành đơn giản - Hiệu suất cao - Ít phải bảo trì, bảo dưỡng Câu 5. Động cơ không đồng bộ ba pha cấu tạo gồm những bộ phận nào? Trả lời: Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha gồm hai bộ phận chính: Stato và Roto. Ngoài ra còn có các bộ phận như vỏ máy, nắp máy, cánh quạt, các đầu nối dây... Câu 6. Hãy mô tả cấu tạo chính của động cơ không đồng bộ ba pha Trả lời: - Stato (phần tĩnh): gồm lõi thép và dây quấn Roto lồng sóc Roto dây quấn - Roto ( phần quay): gồm lõi thép, dây quấn (dây quấn kiểu roto lồng sóc hoặc dây quấn kiểu roto dây quấn), trục quay Câu 7. Hãy nêu nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha Trả lời: Khi cho dßng ®iÖn ba pha vµo d©y quÊn stato tõ trêng quay.Tõ trêng quÐt qua d©y quÊn kÝn m¹ch r«to lµm xuÊt hiÖn s®® vµ dßng ®iÖn c¶m øng.Lùc t¬ng t¸c ®iÖn tõ gi÷a tõ trêng quay vµ c¸c dßng c¶m øng m« men quay r«to quay theo chiÒu cña tõ trêng víi tèc ®é n < n1 - Tèc ®é quay tõ trêng: n1 =(vp) - HÖ sè trît tèc ®é: S = Câu 8. Tại sao tốc độ quay của roto n luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay n1? Tốc độ quay của roto (n) luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay (n1) là vì: - HÖ sè trît tèc ®é S = - Nếu n=n1 giữa thanh dẫn roto và từ trường quay n1 không có chuyển động tương đối (s=0). Nên trong dây quấn roto không có suất điện động cảm ứng, lực từ bằng 0. Câu 9. Stato của động cơ không đồng bộ ba pha có mấy cuộn dây và chúng được nối với nhau như thế nào ? Trả lời: - Stato của động cơ không đồng bộ ba pha có 3 cuộn dây, gồm AX, BY, CZ - Cách đấu dây quấn ba pha của Stato động cơ không đồng bộ ba pha là: A B C Z X Y + Các đầu dây được đưa ra hộp đấu dây đặt ở vỏ máy. Hình vẽ sau + Tùy thuộc vào điện áp lưới điện và cấu tạo của động cơ mà chọn cách đấu dây cho phù hợp. Có 2 cách đấu dây: Dây quấn Stato đấu hình sao: A B C Z X Y Dây quấn Stato đấu hình tam giác: A B C Z X Y Câu 10. Giải thích các số liệu ghi trên nhãn động cơ không đồng bộ ba pha Trả lời: - Kiểu: 3PN3151.2 có nghĩa là: 3PN: Động cơ không đồng bộ ba pha lồng sóc phòng nổ 3151: Chiều cao từ chân động cơ đến tâm trục quay 2: số cặp cực - ~ 3 pha: Động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều ba pha - Cấp F: Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện và cuộn dây lớn nhất là 15500C - IP55: Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài - 220Hp/160kW: Chỉ công suất trên trục động cơ . Ở đây, động cơ này có công suất là 220HP (mã lực) và 160kW - 2970 vg/ph: Tốc độ quay trên trục động cơ (vòng /phút), Ở đây, chỉ số này là 2970 vg/ph - 50Hz : Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz. - η%90: Hiệu suất của động cơ tính theo phần trăm công suất đầu vào. Ở đây là 90% - Cosφ=0,92: Hệ số công suất của động cơ điện. - Δ /Y: 380/660 Điện áp cấp cho động cơ + Lưới điện 3 pha điện áp 220V nối tam giác Δ + Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối sao Y. Hoặc Δ /Y: 380/660V + Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối tam giác Δ + Lưới điện 3 pha điện áp 660V nối sao Y. - Δ /Y: 294/170(A) Dòng điện dây định mức của động cơ. Khi nối tam giác (Δ ) dòng điện 294A, nối sao (Y) dòng điện 170A. - ExdI: Ký hiệu cấp bảo vệ nổ + Ex: biểu thị động cơ điện bảo vệ nổ sử dụng trong mỏ, hầm lò + d: động cơ có kết cấu vỏ không xuyên nổ. + I: Biểu thị thiết bị điện thuộc nhóm I sử dụng trong các mỏ hầm lò môi trường khí mỏ có chứa metan là khí gây cháy nổ. - 1215kg: Khối lượng động cơ là 1215kg. Câu 11. Có thể đảo chiều quay của Động cơ không đồng bộ ba pha được không? Nêu cách làm? Trả lời: Có thể đảo chiều quay của Động cơ không đồng bộ ba pha, bằng cách đảo vị trí bất kỳ 2 pha cho nhau. Ví dụ: Giữ nguyên pha A, đảo pha B và pha C cho nhau (hoặc tương tự giữ pha B, C rồi đảo 2 pha còn lại) Câu 12. Động cơ không đồng bộ ba pha có thể lắp ở lưới điện xoay chiều 1 pha được hay không? Nêu cách mắc (nếu được)? Trả lời: - Động cơ không đồng bộ ba pha có thể lắp ở lưới điện xoay chiều 1 pha - Cách khắc phục như sau: + Điện áp định mức trên cuộn dây không đổi + Phải đặt 1 trong 2 cuộn dây pha thành cuộn làm việc cuộn còn lại thành cuộn khởi động + Trị số tụ điện phải chọn sao cho góc lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc và khởi động đạt 900. Các sơ đồ nguyên lý chuyển đổi Theo nguyên tắc trên tuỳ theo điện áp nguồn và điện áp định mức của cuộn dây pha mà ta chọn 1 trong 4 sơ đồ sau: Sơ đồ hình 1 và hình 3 áp dụng cho trường hợp điện áp lưới UL =UphaĐC Sơ đồ hình 2 và hình 4 áp dụng cho trường hợp điện áp lưới UL =UdâyĐC Ví dụ : Một động cơ 3pha có nhãn hiệu Δ/Y – 220/380v - Nếu điện áp nguồn cung cấp cho động cơ là 220v sau khi đấu thành 1pha thì ta chọn sơ đồ hình 1 và hình 3 - Nếu điện áp nguồn cung cấp cho động cơ là 380v sau khi đấu thành 1pha thì ta chọn sơ đồ hình 2 và hình 4 IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN: Sau khi giảng dạy bài Động cơ không đồng bộ ba pha - Công nghệ lớp 12, tôi nhận thấy với giải pháp này trong tiết ôn tập chương tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi, các em học sinh đã tìm thấy niềm vui, thể hiện qua sự say mê tìm hiểu kiến thức của bài học để hoàn thành các câu hỏi GV yêu cầu. Kết quả đạt được sau khi sử dụng phương pháp này là học sinh đã làm tốt các câu hỏi kiểm tra kiến thức về mà không bị nhầm lẫn, thời gian trả lời cũng đã rút ngắn đi rất nhiều. Thông qua hình thức kiểm tra, đánh giá hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học tôi đã đánh giá được cả nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của học sinh bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng mừng. Cụ thể như sau: Lớp Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng thấp Mức độ vận dụng cao 12C3 Đạt 3,5/ 3,5 câu Đạt 4,5/ 4,5 câu Đạt 2/ 2 câu Đạt 1,5/ 2 câu 12C6 Đạt 3,5/ 3,5 câu Đạt 4/ 4,5 câu Đạt 1,5/ 2 câu Đạt 1/ 2 câu 12C9 Đạt 3,5/ 3,5 câu Đạt 4/ 4,5 câu Đạt 1,5/ 2 câu Đạt 1/ 2 câu C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: - Thông qua hệ thống câu hỏi, tôi đã xây dựng từ mức độ nhận biết đến mức độ vận dụng cao. Thông qua những hình ảnh có trong các câu hỏi giúp các em hiểu rõ hơn những ứng dụng đa dạng của Động cơ không đồng bộ trong các lĩnh vực như Công nghiệp, Nông nghiệp và đời sống sinh hoạt. - Đặc biệt cuối nội dung bài giảng tôi tạo điều kiện để các em được xem thêm một số video về quy cắt gọt kim loại, quy trình khoan, tiện, mài... Giúp cho các em nhận thấy rõ vai trò quan trọng của Động cơ không đồng bộ ba pha trong sản xuất và sinh hoạt. - Từ đó tôi định hướng, tư vấn Hướng nghiệp cho các em học sinh lớp 12 II. KIẾN NGHỊ Những SKKN đạt giải A cấp tỉnh, đặc biệt là những đề tài nghiên cứu, SKKN được giải Quốc gia cần được gửi về các trường để tất cả giáo viên và học sinh có thể tham khảo và học hỏi. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Tôi xin can đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện: Phạm Thị Hải Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Công nghệ 12 của NXB Giáo dục, năm 2008 - Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên). 2. Sách bài tập thực hành kĩ thuật 12 của NXB Giáo dục, năm 2001 - Ngô Trần Ái và Vũ Dương Thuỵ (Chịu trách nhiệm sản xuất). 3. Sách bài tập thực hành kĩ thuật 12 của NXB Giáo dục, năm 1996 - Nguyễn Văn Bính và Trần Văn Hiển (Chịu trách nhiệm sản xuất). 4. Sách kĩ thuật điện của NXB khoa học và kĩ thuật, năm 2001 - Đặng Văn Đào và Lê Văn Doanh (Tác giả). 5. Sách giáo khoa môn Vật lí 12 nâng cao của NXB Giáo dục, năm 2008 - Nguyễn Thế Khôi ( Tổng chủ biên). 6. Tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, năm 2010. 7. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ GD&ĐT, năm 2014. 8. Tài liệu hội thảo – Tập huấn: Xây dựng và thực thiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động Giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Năm 2017 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đà ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hải Huyền Chức vụ và đơn vị công tác: Trưởng nhóm môn Công nghệ – Trường THPT Hoàng Lệ Kha TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Vận dụng một số giải pháp có hiệu quả trong việc giảng các bài thực hành kỹ thuật công nghiệp trong chương trình lớp 12 THPT Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 2005 - 2006 Sử dụng một số giải pháp có hiệu quả trong việc giảng dạy các bài thực hành vẽ kỹ thuật - công nghệ 11 THPT Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 2007 - 2008 Sử dụng một số giải pháp có hiệu quả trong việc giảng dạy phần: "ứng dụng động cơ đốt trong" công nghệ 11 THPT Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 2008 - 2009 Giải pháp có hiệu quả khi giải bài tập về mạch điện xoay chiều ba pha - Môn Công nghệ lớp 12 Sở GD&ĐT Thanh Hóa B 2009 - 2010 Giải pháp có hiệu quả khi giải bài tập về máy biến áp ba pha - Môn Công nghệ lớp 12 Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 2010 - 2011 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua bài 33: "Động cơ đốt trong cùng cho ô tô" môn công nghệ lớp 11 THPT Sở GD&ĐT Thanh Hóa B 2012 - 2013 Giải pháp có hiệu quả khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh thông qua chủ đề Mạch điện xoay chiều ba pha - Công nghệ 12 Sở GD&ĐT Thanh Hóa C 2014 - 2015
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_danh_gia_theo_dinh_huong_phat.doc