SKKN Xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4

SKKN Xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4

Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những mục tiêu lớn ngành giáo dục và đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và được Nghị quyết TW2, khoá VIII chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể:

“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh ”

Để đạt được mục tiêu lớn của ngành cần phải đổi mới phương pháp dạy của giáo viên (GV) và phương pháp học của học sinh (HS), đồng thời lựa chọn các phương tiện dạy học (PTDH) phù hợp với môn học, bài học để phát huy tính tích cực và chủ động cho HS.

1.1.2. Một thực trạng phổ biến đó là HS rất lười tư duy và tự học ở nhà. Nguyên nhân HS lười học ở nhà có rất nhiều, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có PP tự học hiệu quả. BĐTD giúp tinh lọc lại chỉ còn trong một sơ đồ, và ngược lại, từ sơ đồ này, học sinh hình dung, liên tưởng và phát triển kiến thức một cách logic. Sử dụng BĐTD yêu cầu HS phải tự suy nghĩ để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình nên BĐTD thực sự là một công cụ chống “đọc -chép” , “học vẹt” rất hiệu quả. [2 - Trang 81]

1.1.3. Để bậc giáo dục Trung học phổ thông đáp ứng được những đòi hỏi của công nghiệp hóa - hiện đại hóa chúng ta nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và phải lấy học sinh làm trung tâm. Nhất là việc thi THPTQG hiện nay với hình thức trắc nghiệm toàn phần. Vì thế, hướng dẫn học sinh tự học là một công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình DH của GV.

1.1.4. Hiện nay, ở Việt Nam việc xây dựng BĐTD vào dạy học bộ môn Địa lí cũng đã được quan tâm nhưng chưa nhiều, chưa được phổ biến rộng rãi. Trong khi đó, trên thế giới hiện nay việc xây dựng BĐTD rất phổ biến và đạt hiệu quả rất cao.

Với những lí do trên, tôi chọn “Xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4” làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

doc 18 trang thuychi01 7320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy - học là một trong những mục tiêu lớn ngành giáo dục và đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và được Nghị quyết TW2, khoá VIII chỉ ra rất rõ ràng và cụ thể:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh ”
Để đạt được mục tiêu lớn của ngành cần phải đổi mới phương pháp dạy của giáo viên (GV) và phương pháp học của học sinh (HS), đồng thời lựa chọn các phương tiện dạy học (PTDH) phù hợp với môn học, bài học để phát huy tính tích cực và chủ động cho HS. 
1.1.2. Một thực trạng phổ biến đó là HS rất lười tư duy và tự học ở nhà. Nguyên nhân HS lười học ở nhà có rất nhiều, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có PP tự học hiệu quả. BĐTD giúp tinh lọc lại chỉ còn trong một sơ đồ, và ngược lại, từ sơ đồ này, học sinh hình dung, liên tưởng và phát triển kiến thức một cách logic. Sử dụng BĐTD yêu cầu HS phải tự suy nghĩ để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình nên BĐTD thực sự là một công cụ chống “đọc -chép” , “học vẹt” rất hiệu quả. [2 - Trang 81]
1.1.3. Để bậc giáo dục Trung học phổ thông đáp ứng được những đòi hỏi của công nghiệp hóa - hiện đại hóa chúng ta nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và phải lấy học sinh làm trung tâm. Nhất là việc thi THPTQG hiện nay với hình thức trắc nghiệm toàn phần. Vì thế, hướng dẫn học sinh tự học là một công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình DH của GV. 
1.1.4. Hiện nay, ở Việt Nam việc xây dựng BĐTD vào dạy học bộ môn Địa lí cũng đã được quan tâm nhưng chưa nhiều, chưa được phổ biến rộng rãi. Trong khi đó, trên thế giới hiện nay việc xây dựng BĐTD rất phổ biến và đạt hiệu quả rất cao.
Với những lí do trên, tôi chọn “Xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu các nguyên tắc và kỹ thuật xây dựng BĐTD dạy học trên giấy bằng phần mềm Tin học iMindmap 5, ứng dụng (ICT) nhằm xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4.
1.2.2. Thiết kế một số BĐTD dạy học ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
1.3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn và kiến thức cần thiết cho việc xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4 theo hướng tích cực.
1.3.2. Nghiên cứu nội dung các bài học trong chương trình Địa lí THPT để phục vụ cho việc xây dựng BĐTD.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
+ Phương pháp phân tích – hệ thống.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp thu thập tài liệu.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hóa và tiếp thu những cơ sở lí luận trong việc xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4 theo hướng tích cực.
 Nghiên cứu, điều tra thực trạng của việc xây dựng BĐTD trong dạy học Địa lí ở trường THPT.
Xây dựng một số BĐTD ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí theo hướng tích cực và hướng dẫn sử dụng trong ôn tập.
1.6. Cấu trúc của SKKN 
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí 12 ở Trường THPT Tĩnh Gia 4 theo hướng tích cực.
Chương II: Xây dựng BĐTD trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4 trên giấy và bằng phần mềm iMindmap 5.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4.
I.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
I.1.1. Phương tiện dạy học và vai trò của PTDH trong dạy học Địa lí.
Ngày nay, các PTDH là một tập hợp các loại vật chất, kỹ thuật, nhằm biểu hiện những sự vật hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp cận trực tiếp được. Chúng giúp cho GV phát huy được tất cả những giác quan của HS trong quá trình nhận thức, giúp cho HS nhận biết được các hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, qui luật, rèn luyện được các kỹ năng Địa lí, làm cơ sở cho việc nắm kiến thức trong quá trình học tập.[9 - Trang 25]
I.1.2. Vai trò và chức năng của phương tiện dạy học Địa lí
Theo quan điểm cấu trúc hệ thống thì PTDH là một nhân tố trong quá trình DH, nó cùng với các nhân tố khác: mục đích, nhiệm vụ, nội dung DH, hoạt động của GV và HS tạo thành một thể hoàn chỉnh và có quan hệ biện chứng thúc đẩy quá trình DH đạt tới mục đích nhất định. Vì vậy, việc vận dụng và tiến hành các PPDH không thể tách rời các PTDH.
Có thể minh hoạ mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá trình DH như sau:
 Phương pháp
Phương tiện
Học sinh
Giáo viên
Sơ đồ quá trình dạy học
(Phương tiện, thiết bị dạy học Địa lí - Nguyễn Trọng Phúc) [3- Trang 36]
	Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ thay đổi của giác quan trong quá trình tiếp nhận tri thức của người học dưới tác động của PTDH là khác nhau, cụ thể:
Trong việc thu nhận tri thức
Trong việc lưu giữ tri thức
Qua nếm
1%
Qua nghe
20%
Qua sờ
1,5%
Qua nhìn
30%
Qua ngửi
3,5%
Qua nhìn và nghe
50%
Qua nghe
11%
Qua trình bày được
80%
Qua nhìn
83%
Qua làm được
90%
Bảng 1. Tỉ lệ thu nhận- lưu giữ tri thức thông qua các giác quan. [5 - Trang 54]
Thực tế sư phạm cho thấy PTTBDH có những vai trò và chức năng sau:
- Các PTTBDH giúp cho HS thu nhận thông tin và sự vật hiện tượng địa lí một cách sinh động tạo điều kiện hình thành biểu tượng địa lí cho HS, từ đó tạo cơ sở hình thành khái niệm.
- PTTBDH làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn, tăng khả năng tiếp thu sự vật, hiện tượng của HS, ngay cả những quá trình phức tạp mà bình thường HS khó làm được.
- PTTBDH giúp HS tiếp thu kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, đồng thời dùng PTDH sẽ dễ dàng gây được sự chú ý và tạo hưng phấn học tập cho HS.
- Thông qua việc sử dụng các PTTBDH người thầy có thể giúp HS đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được và kích thích hứng thú nhận thức, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết có độ tin cậy cao.
- PTTBDH giúp cho GV có thêm điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách tinh giản, đầy đủ, sâu sắc... đồng thời điều khiển hoạt động nhận thức của HS cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi, có hiệu quả hơn.
I.1.3. Tổng quan về Bản đồ tư duy
 Bản đồ tư duy (BĐTD - Mind Map) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt, đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ Địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Tony Buzan (sinh năm 1942, Anh), chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map. Tony Buzan được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó, ông trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp MindMap. Ngoài ra, ông còn có một số sách nổi tiếng khác như Use your memory, Mind Map Book 
Hiện nay, Bản đồ tư duy không còn là một khái niệm mới mẻ, nó đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi công việc, mọi ngành nghề và với hàng trăm triệu người sử dụng như một thói quen.
Tony Buzan – cha đẻ của Mindmap và hình ảnh Mindmap
- Tác dụng của Bản đồ tư duy trong dạy học:
BĐTD là công cụ hữu ích trong học tập của các môn học ở trường phổ thông nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng vì :
+ Kích thích hứng thú và khả năng sáng tạo của học sinh.
+ Giúp các em ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu các kiến thức đã học.
+ Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách lôgic. 
+ Nhìn thấy bức tranh tổng thể và chi tiết.
+ Giúp các em hệ thống hóa được kiến thức đã học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Cấu trúc và nội dung của chương trình Địa lí THPT
Hệ thống kiến thức Địa lí ở THPT liên quan đến ba nội dung cơ bản của khoa học Địa lí đó là:
- Lớp 10: Những kiến thức về Địa lí đại cương (Địa lí Tự nhiên và Địa lí KT – XH đại cương).
- Lớp 11: Những kiến thức về Địa lí các Khu vực và một số quốc gia.
- Lớp 12: Những kiến thức về Địa lí Việt Nam.
Bản đồ tư duy: Cấu trúc chương trình Địa lí THPT
Kiến thức Địa lí trong chương trình THPT được sắp xếp theo thứ tự: Các kiến thức Địa lí đại cương, Địa lí các khu vực và một số quốc gia, Địa lí Việt Nam được xếp sau cùng ở lớp 12. Đây là cách sắp xếp kiến thức theo con đường từ những kiến thức khái quát đến những kiến thức cụ thể. 
SGK Địa lí THPT mặc dù đã được giảm tải nhưng nhìn chung đều khá dài, nhiều chữ vì vậy HS rất ngại đọc. Qua thực tế giảng dạy các em chỉ yêu thích học phần tự nhiên lớp 10 vì sinh động, thú vị. Còn phần Địa lí Kinh tế - xã hội đại cương lớp 10; Chương trình Địa lí lớp 11, đặc biệt Địa lí 12 các em rất ngại học vì toàn là chữ và những bảng biểu khô khan.
2.2.2. Thực trạng việc tự học của học sinh THPT Tĩnh Gia 4.
Hầu hết học sinh trường THPT Tĩnh Gia 4 là học sinh thuộc các xã phía Bắc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Hoạt động kinh tế của gia đình chủ yếu là thuần nông, thuộc vùng bãi ngang, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ học sinh trình độ học vấn nhìn chung còn thấp vì vậy việc học của các em không có sự hướng dẫn của bố mẹ. Hầu hết các em không có phương pháp tự học. Rất nhiều em khả năng đọc hiểu còn kémĐây chính là trở ngại của các em trên con đường lĩnh hội tri thức.
Một thực trạng phổ biến là thời gian học ở nhà của các em rất ít. Qua khảo sát ở một số lớp ngẫu nhiên (12B1, 12B3, 12B5, 12B6, 12B7 - tổng số 200 HS năm học 2016 - 2017) thời gian tự học ở nhà của các em được phân bổ khác nhau cho các môn và tổng thời gian giành cho việc học là không nhiều. Cụ thể:
- Tổng thời gian tự học ở nhà:
+ Không học bài thường xuyên: 20 em - 10%
+ Từ 15 – 30 phút: 60 HS - 30%
+ Từ 30 phút – 3 tiếng: 100 em - 50%
+ Từ 3 tiếng – 4 tiếng: 14 em - 7 %
+ Trên 4 tiếng: 6 em - 3%.
- Trong đó, thời gian phân bổ cho các môn học không đồng đều:
+ Môn Toán, Hoá, Lí, Anh, Văn, Sinh: Chiếm 80% thời gian học ở nhà.
+ Môn Sử, Địa, Công Dân, Công nghệ, Tin học: Chiếm 20% thời gian học ở nhà.
+ Môn Thể Dục, ANQP: 0%
Từ đó, có thể kết luận:
Thời gian giành cho việc học của các em chưa nhiều.
Có sự đầu tư thời gian khác nhau cho các môn học. Các môn: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Văn, Anh được giành nhiều thời gian hơn cả. Các môn Sử, Địa, Công dân, Công nghệ, Tin học, ANQP, TD học sinh không giành nhiều thời gian học.
Nguyên nhân chủ yếu: Không phải khối thi, không thích học và nhất là không có phương pháp tự học hiệu quả...
2.2.3. Thực trạng dạy học môn Địa lí tại trường THPT Tĩnh Gia 4.
	Thực hiện chủ đề và nhiệm vụ năm học, nhóm Địa lí Trường THPT Tĩnh Gia 4 đều thực hiện nghiêm túc việc soạn giáo án và tổ chức dạy học theo tinh thần đổi mới PPDH hướng học sinh tự hoạt động, tự học: Sử dụng giáo án Powerpoint, thiết kế hoạt động nhóm, sử dụng các phương tiện dạy học trực quan phù hợp với bộ môn Kết quả: Trong các giờ học, đa số các em rất hào hứng, tích cực. Tuy nhiên việc tự học ở nhà của các em không tốt vì vậy tư duy Địa lí của các em không thành thục, chỉ học thuộc vẹt, dẫn tới một bộ phận không nhỏ các em đạt học lực trung bình và yếu. Đặc biệt, không có nhiều học sinh thực sự học giỏi môn Địa lí và yêu môn Địa lí. Đây thật là một thực trạng đáng buồn.
	Bản đồ tư duy có thể nói là một công cụ thông minh, linh động, tiện lợi cho các hoạt động dạy và học, đặc biệt nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo niềm vui, hứng thú cho HS trong quá trình chủ động học tập của các em. Tuy nhiên, chưa có giáo viên nào áp dụng và áp dụng thường xuyên trong các hoạt động dạy học và hướng dẫn học sinh tự học bằng bản đồ tư duy. 
Chương II: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT TRÊN GIẤY VÀ BẰNG PHẦN MỀM MINDMAP 5.0 
Phần này, tôi xin nêu một số kinh nghiệm của bản thân trong việc nghiên cứu quy trình xây dựng và cách sử dụng bản đồ tư duy để kiểm tra bãi cũ, dạy bài học mới, ôn tập - hệ thống hoá kiến thức và hướng dẫn học sinh tự học môn Địa lí trong dạy học tích cực tại trường THPT Tĩnh Gia 4 (thí điểm 4 lớp 12).
II.1. QUY TRÌNH VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY
Dù sử dụng phần mềm Mindmap hay vẽ bằng tay trên giấy, thì GV và HS cần lưu ý:
II.1.1. Nguyên tắc vẽ bản đồ tư duy:
- Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề hoặc từ khoá chủ đề.
- Sử dụng hình ảnh, kí hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy.
- Chọn những từ khoá và viết bằng chữ viết hoa.
- Mỗi từ/ hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.
- Những đường dẫn cấp 1 cần phải được kết nối từ bức ảnh (từ khoá) trung tâm, những đường nhánh cấp 1 có độ đậm nhất và mảnh dần khi toả ra các nhánh con.
- Những đường nhánh phải dài bằng từ/ hình ảnh.
- Sử dụng màu sắc trong khắp bản đồ (nhưng phân loại cho các nhánh khác nhau).
II.1.2. Quy trình vẽ bản đồ tư duy trên giấy.
Bước 1. Xác chủ đề BĐTD, đây chính là chủ đề bài học (hoặc nội dung được yêu cầu) -> lựa chọn từ khoá hoặc hình ảnh gốc. 
Bước 2. Đọc lướt qua toàn bộ nội dung cần sơ đồ hoá -> Xác định vị trí trung tâm BĐTD; Xác định vị trí các nhánh cấp 1 và các từ khoá của nhánh cấp 1. (Lưu ý cần phân bố diện tích cho các nhánh phù hợp với lượng thông tin của từng phần cần thể hiện).
Bước 3. Lựa chọn màu sắc chủ đạo cho mỗi nhánh. Vẽ nhánh cấp 1 có độ đậm và dày nhất. Ghi từ khoá hoặc hình ảnh lên các nhánh.
Bước 4. Lần lượt đọc toàn bộ nội dung của từng nhánh cấp 1 (SGK), xác định số nhánh cấp 2 và các từ khoá/ hình ảnh cần thể hiện -> phân bố trên diện tích đã dự kiến sẵn cho từng nhánh C1. Ghi từ khoá/ hình ảnh lên nhánh cấp 2 (độ đậm – dày nhỏ hơn nhánh cấp 1 - vẫn sử dụng màu sắc của nhánh cấp 1). Lần lượt như vậy cho đến hết các nhánh con.
Bước 5. Tìm và thể hiện mối liên kết giữa các nhánh (nếu có)
Bước 6. Rà soát, bổ sung ý tưởng, hoàn thiện.
II.1.3. Quy trình vẽ bản đồ tư duy bằng phần mềm Mindmap 5.0
 Mindmap là phần mềm vẽ BĐTD, hiện nay theo tôi biết đã có phiên bản 6. Để cài đặt phần mềm, các thầy cô có thể vào Internet tìm, download về máy và cài đặt. Do sử dụng quen iMindmap5 nên tôi hướng dẫn một số thao tác vẽ trên iMindmap5 như sau:
Click đúp chuột vào biểu tượng chương trình iMindmap5 trên màn hình desktop hoặc vào menu Start->All Programs->iMindmap5.
	Màn hình làm việc của iMindMap5
a) Tạo biểu tượng cho “ý tưởng trung tâm” (Central Idea) :
Click chuột vào nút New
Central Idea xuất hiện trên bản đồ
b) Chỉnh sửa Central Idea :
- Thay đổi tiêu đề :
Click đúp chuột vào Central Idea, gõ tiêu đề mới vào rồi gõ enter
Central Idea với tiêu đề mới
- Định dạng cho tiêu đề :
Click chuột vào Central Idea để chọn
Có 2 loại nhánh: Nhánh trơn (Branch) và nhánh có hộp văn bản (Box Branch)
Click chuột chọn loại nhánh muốn tạo
Chọn Central Idea, rồi trỏ chuột vào hình tròn đỏ ở giữa (tâm)
Từ tâm đỏ đó, kéo chuột ra ngoài để tạo nhánh.
- Thêm tiêu đề cho nhánh: Ban đầu nhánh chưa có tiêu đề. Để thêm tiêu đề, làm như sau :
Click đúp chuột vào nhánh,
gõ tiêu đề vào rồi gõ enter
Các nhánh sau khi đã thêm tiêu đề
Sau khi thêm tiêu đề, có thể định dạng tiêu đề theo ý muốn. Các làm tương tự như đối với Central Idea (xem phần 2a và 2b)
c) Xuất Bản đồ ra dạng hình ảnh
Sau khi đã hoàn chỉnh BĐTD, có thể xuất bản đồ dưới dạng hình ảnh để chèn vào các tài liệu khác như Word, PowerPoint, 
Cũng trong menu File, có thể thực hiện các thao tác lưu tập tin, mở tập tin có sẵn trên đĩa tương tự như các phần mềm khác.
BĐTD sau khi đã xuất ra dưới dạng hình ảnh
II. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ KIỂM TRA BÀI CŨ, DẠY BÀI HỌC MỚI, ÔN TẬP - HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN ĐỊA LÍ.
II.2.1. Sử dụng BĐTD để kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài cũ là bước không thể thiếu trong một tiết học trên lớp. Thường diễn ra vào đầu tiết học, thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 phút nên yêu cầu của câu hỏi thường không quá khó. Trước đây tôi thường yêu cầu HS tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi, sau đó sẽ chấm điểm tuỳ vào mức độ thuộc bài của HS. Cách kiểm tra này không có hiệu quả trong việc làm cho HS nắm được bài một cách sâu sắc, rất nhiều HS học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu bản chất vấn đề. 
Sử dụng bản đồ tư duy ôn tập bài “Đất nước nhiều đồi núi”
Bản đồ tư duy bài “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” sau khi đã xuất ra dưới dạng hình ảnh
Bản đồ tư duy bài “Đô thị hóa” sau khi đã xuất ra dưới dạng hình ảnh
II.2.2. Sử dụng BĐTD để dạy bài học mới.
- Nếu Bài học có thể dạy được cả bài bằng BĐTD, chúng tôi thường làm như sau:
+ Bước 1. Viết tiêu đề bài học ra chính giữa bảng. Giới thiệu cấu trúc bài học, đây chính là xác định và thể hiện các nhánh cấp 1 luôn. Phần nội dung trọng tâm, tôi thường sử dụng màu đỏ hoặc vàng để kí hiệu. Chú ý: Bảng chia làm 2 phần, phần bảng rộng thể hiện BĐTD bài học, phần hẹp dùng để nháp.
+ Bước 2. Dạy lần lượt từng nội dung theo trình tự SGK. Các phương pháp dạy học tích cực đều sử dụng phương tiện là BĐTD được. Các phương pháp chúng tôi hay dùng và chúng cũng rất phù hợp khi dùng cùng với BĐTD là: Đàm thoại gợi mở; Phương pháp thảo luận nhóm; Ngoài ra còn phương pháp Động não; phương pháp nêu vấn đề
+ Bước 3. Sau khi dạy xong cả bài, yêu cầu một số HS trình bày toàn bộ nội dung của bài học trên BĐTD đã hoàn thiện trên bảng. GV nhận xét và giúp các em thấy được mối quan hệ với nhau giữa các nội dung (các nhánh).
+ Bước 4. Hoạt động đánh giá: Sau khi gọi HS lên bảng trình bày toàn bộ nội dung bài học bằng SĐTD ở bước củng cố bài. Chúng tôi xoá đi từ khoá/ hình ảnh một số nhánh, gọi HS lên điền để hoàn thiện lại SĐTD.
- Trường hợp bài học dài và phân bố nội dung không cân đối, tôi thường sử dụng BĐTD cho phần nội dung trọng tâm với phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp động não để xây dựng BĐTD. Các nội dung khác tiến hành giống cách dạy bình thường.	
Bản đồ tư duy bài “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” sau khi đã xuất ra dưới dạng hình ảnh
II.2.3. Sử dụng bản đồ tư duy để ôn tập – hệ thống hóa kiến thức. 
Việc sử dụng BĐTD để hệ thống hóa kiến thức cũng như việc xây dựng BĐTD như trên, đều phát triển các nhánh theo cấu trúc của chủ đề.
BĐTD học sinh lớp 12B5 trường THPT Tĩnh Gia 4 vẽ trong tiết ôn tập Địa lí.
Bản đồ tư duy bài “Ôn tập phần địa lí tự nhiên” sau khi đã xuất ra dưới dạng hình ảnh
II.2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy để tự ôn tập
Để sử dụng BĐTD có hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và hình thành phương pháp tự học cho học sinh nói riêng, điều cần làm trước hết đó là giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh biết được BĐTD và cách làm việc với BĐTD.
Bản đồ tư duy bài “Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ”
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
III.1. Mục đích thực nghiệm
III.1.1. Thực nghiệm sư phạm là quá trình rất quan trọng nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của việc “Xây dựng bản đồ tư duy trong ôn tập thi THPT Quốc Gia môn Địa lí ở Trường THPT Tĩnh Gia 4”. Đồng thời kết quả thu được của thực nghiệm là cơ sở khoa học để xác định tính đúng đắn của đề tài.
III.1.2. Kết quả của việc thực nghiệm sư phạm sẽ cho biết được sự phù hợp của đề tài với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hứng tích cực hiện nay. Đó là xu hướng dạy học lấy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_ban_do_tu_duy_trong_on_tap_thi_thpt_quoc_gia_m.doc
  • docBia SKKN 2017.doc
  • docMỤC LỤC, TÀI LIỆU TK, BẢNG VIẾT TẮT.doc