SKKN Xây dựng bài học tích hợp liên môn lý – hóa- Sinh chương trình trung học phổ thông trong bài dạy “nước” có sử dụng công nghệ 4.0 trong dạy học

SKKN Xây dựng bài học tích hợp liên môn lý – hóa- Sinh chương trình trung học phổ thông trong bài dạy “nước” có sử dụng công nghệ 4.0 trong dạy học

Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đâm mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo. Cách mạng công nghệ 4.0, sự xuất hiện những xu thế công nghệ mới với Internet kết nối vạn vật trong vật lý, kỹ thuật số, sinh học, có liên quan chặt chẽ và thâm nhập lẫn nhau. Để hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, yếu tố then chốt là nguồn lực. Do đó cần phải cải cách giáo dục, đào tạo để tạo ra những con người đáp ứng đầy đủ năng lực theo tiêu chuẩn 4.0, trong đó vai trò dạy và học của đội ngũ giáo viên và học sinh là rất quan trọng.

Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

Đối với việc dạy học theo các chủ đề liên môn, tích hợp mà có tính thực tiễn sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

 

doc 32 trang thuychi01 7770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng bài học tích hợp liên môn lý – hóa- Sinh chương trình trung học phổ thông trong bài dạy “nước” có sử dụng công nghệ 4.0 trong dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG TH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG BÀI HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN LÝ – HÓA- SINH CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BÀI DẠY “NƯỚC” CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG DẠY HỌC
Người thực hiện: Đỗ Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HÓA, NĂM 2019
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	
Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đâm mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo. Cách mạng công nghệ 4.0, sự xuất hiện những xu thế công nghệ mới với Internet kết nối vạn vật trong vật lý, kỹ thuật số, sinh học, có liên quan chặt chẽ và thâm nhập lẫn nhau. Để hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, yếu tố then chốt là nguồn lực. Do đó cần phải cải cách giáo dục, đào tạo để tạo ra những con người đáp ứng đầy đủ năng lực theo tiêu chuẩn 4.0, trong đó vai trò dạy và học của đội ngũ giáo viên và học sinh là rất quan trọng.
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Đối với việc dạy học theo các chủ đề liên môn, tích hợp mà có tính thực tiễn sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Vậy chúng ta cần phải bắt tay ngay vào việc giúp học sinh trở thành những con người chủ động, sáng tạo, độc lập, tự mình tham gia học tập ở mức độ cao. Vì lí do trên, tôi nhận thấy việc kết hợp công nghệ 4.0 với một số phương pháp dạy học tích cực trong các chủ đề tích hợp liên môn là rất quan trọng, do vậy tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng bài học tích hợp liên môn Lý – Hóa – Sinh chương trình trung học phổ thông trong bài dạy “Nước” có sử dụng công nghệ 4.0 trong dạy học”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Mục đích của đề tài là vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học dạy học tích cực và kĩ thuật dạy học kết hợp ứng dụng công nghệ 4.0 cụ thể là sử dụng mạng internet trực tuyến để tìm hiểu cũng như thảo luận các nội dung bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Trung học phổ thông
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 10A2 (25 em) và lớp 10A3 (38 em) của trường THPT Trường Thi – Thành phố Thanh Hóa nơi tôi đang công tác giảng dạy và là các lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, nghiên cứu các bài học theo chủ đề tích hợp liên môn, các bài thao giảng mẫu, tham khảo các ý kiến của các thầy cô đã có kinh nghiệm dạy trong trường.
- Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát, lấy ý kiến của 43 em học sinh trong 2 lớp 10A2 và 10A3 về thích hay không thích khi sử dụng dạy học tích hợp liên môn và có sử dụng công nghệ 4.0.
- Sử dụng phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tổng hợp kết quả bài thi, số lượng học sinh yêu thích đối với phương pháp mới trong dạy học quy ra %.
1.5. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	- Đã ứng dụng công nghệ 4.0 trong bài giảng, cụ thể học sinh có thể tìm hiểu chi tiết các kiến thức qua thiết bị có kết nối mạng như điện thoại, Ipad hay máy tính.
	- Học sinh sẽ được làm bài kiểm tra 10 phút trực tiếp qua gmail, giáo viên gửi đề cho các em qua danh sách gmail của lớp, các em sẽ làm bài và gửi lại kết quả cho giáo viên trong thời gian 10 phút đó.
	- Đây là bài dạy theo chủ đề tích hợp liên môn với thời lượng dài 1 tiếng là sự kết hợp 3 bộ môn Hóa học – Vật lí – Sinh học, để nâng cao chất lượng dạy học tôi có mời giáo viên bộ môn Vật lí và giáo viên bộ môn Sinh Học cùng thảo luận để thống nhất các nội dung và tham gia giảng dạy mục có liên quan.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp và bức tranh đặc trưng về Giáo dục
2.1.1.1. Cách mạng công nghiệp 1.0 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, xuất hiện ở Đức và diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18 và gần nửa đầu thế kỷ 19. Với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nước. Web 1.0 (1997-2003): Thời kỳ chỉ biết đọc Web Giáo dục 1.0, đặc trưng bởi sự chuyển kiến thức từ Thầy sang Trò (thầy đọc - trò chép) 
2.1.1.2. Cách mạng công nghiệp 2.0 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (xuất hiện ở các nước XHCN). Cho đến khi đại chiến thế giới lần thứ nhất xảy ra, với thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng lượng điện. Web 2.0 (2004-2006). Thời kỳ giao tiếp không đồng bộ với nhau Giáo dục 2.0, dạy và học không có sáng tạo 
2.1.1.3. Cách mạng công nghiệp 3.0 (Xã hội công nghệ) 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và internet. Web 3.0 (2007-2011). Thời kỳ trợ giúp biết mọi thứ về bản thân và truy cập thông tin để trả lời cho mọi vấn đề Giáo dục 3.0. Tự học theo digital media, social media, lúc này đã xuất hiện phương pháp học tương tác (interactive learning). 
2.1.1.4. Cách mạng công nghiệp 4.0 (kỷ nguyên mới) 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Thời kỳ đa số tham gia Web, khách hàng sử dụng điều hành đám mây (os), mua-bán qua Internet; Smart PC, Smartphone, bảng thông minh... công nghệ lướt web... Giáo dục 4.0, thay đổi hành vi của người học cùng với các năng lực song hành, kết nối và tưởng tượng (parallelism, connectivism và visualization)
 Lúc này con người, sự vật, quá trình, dịch vụ và dữ liệu lớn, mọi thứ đều được "Kết nối". Theo đó, giáo dục 4.0 được hiểu là một môi trường mà ở đó mọi người có thể cùng dạy học ở mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị kết nối để tạo ra việc học tập được cá thể hóa. Môi trường mới này biến đổi tổ chức giáo dục thành một môi trường tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể với thành tựu lĩnh hội kiến thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của từng cá nhân trong môi trường này. Có thể nói sự sáng tạo, đổi mới chính là nền tảng của giáo dục 4.0. Các yếu tố trong môi trường mới này linh động và có mối liên quan mật thiết. Việc sắp xếp các yếu tố khác nhau trong hệ sinh thái hướng tới mục tiêu giáo dục là rất quan trọng. 
2.1.2. Tích hợp liên môn và những ưu điểm của nó đối với giáo viên và học sinh
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội.
	Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
	Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của 2 giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
2.2. Thực trạng dạy và học các chủ đề tích hợp liên môn ở trường phổ thông hiện nay
	Dạy học theo chủ đề tích hợp là một phương pháp mới đem đến cho giáo dục giá trị thực tiễn. Hiện nay, nhiều giáo viên đã nỗ lực học hỏi, đổi mới phương pháp, sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để người học được phát huy tính chủ động tiếp nhận bài học. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn quan điểm và cách thực hiện chưa nhất quán về tích hợp liên môn, có ý kiến phản đối hoặc thờ ơ với phương pháp tích hợp liên môn, không ít người đã đứng ngoài để từ chối. Có nhiều lý do khách quan và chủ quan làm cho họ không thể từ bỏ phương pháp dạy học truyền thống, truyền giảng và áp đặt kiến thức một chiều theo kiểu “thầy đọc, trò chép”. Hoặc không giao việc cho học sinh trong quá trình học tập. Nhìn chung, vấn đề phương pháp dạy học hiện nay đang có tình trạng; Giáo viên được trang bị phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhưng việc sử dụng dạy học chưa thường xuyên hoặc kém hiệu quả, và phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực chỉ sử dụng khi giáo viên dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn, thao giảng hoặc thi giáo viên giỏi. Cùng với đó, việc sử dụng phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giờ thao giảng mang tính “trình diễn, minh họa” chưa chú trọng và thực hiện giải pháp đồng bộ nhằm kích thích hoạt động chủ động tiếp nhận của học sinh. Với thực tế này thì việc thực hiện phương pháp tích hợp chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, chưa phổ biến và chưa lan tỏa nên dù cho phương pháp tiến bộ và hữu ích nhưng hiệu quả còn rất hạn chế. 
	Như vậy, để có bài dạy theo chủ đề tích hợp liên môn kết hợp các phương pháp dạy học tích cực là rất khó, việc kết hợp nó với công nghệ 4.0 lại còn khó khăn hơn rất nhiều vì không phải trường nào học sinh cũng có điều kiện để trang bị cho mình một thiết bị có kết nối mạng phục vụ cho việc học tập. vì vậy việc dạy học chủ đề tích hợp liên môn có ứng dụng công nghệ 4.0 tôi mới chỉ áp dụng được ở 2 lớp đó là lớp 10A2 là lớp chọn có tổng 25 học sinh. Trong đó có 23/25 em là có điện thoại cấu hình cao. Và lớp 10A3 là lớp đại trà vẫn dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nhưng không áp dụng công nghệ 4.0. để so sánh khả năng hiểu bài của các em cũng như hứng thú học tập của các em.
2.3. Giải quyết vấn đề
	Để tạo hứng thú với các chủ đề tích hợp liên môn, tôi với vai trò giáo viên môn Hóa học của Trường THPT Trường Thi – TP Thanh Hóa cũng đã tìm hiểu và đưa ra một số cách giải quyết vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tích hơp liên môn với các giải pháp.
Trước tiên, phải xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Cụ thể, xây dựng nội dung dạy học tích hợp liên môn bằng cách rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. 
Cùng với xây dựng nội dung dạy học tích hợp liên môn là xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Xác định các nội dung tích hợp liên môn, xác định mục tiêu của chủ đề, mô tả các mức độ nhận thức, xây dựng kế hoạch dạy học
Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn làm các bước tiếp theo. Trong đó phải xây dựng được kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp dạy học tích cực. Tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học của bộ môn có liên quan sau khi đã tách một số kiến thức để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Kế hoạch dạy học của mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học. 
Lựa chọn thời điểm tổ chức dạy học từng chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với kế hoạch đề ra từ các môn học tương ứng, để thống nhất thời điểm thích hợp để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn
2.3.1. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ bài dạy
2.3.1.1. Sử dụng công nghệ 4.0 trong dạy học
	Qua tìm hiểu, để áp dụng công nghệ 4.0 trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy phương pháp được áp dụng rất nhiều ở các nước phát triển đó là sử dụng internet kết nối giáo viên tới học sinh, thầy giáo 4.0, học sinh 4.0, học sinh có thể học mọi lúc mọi nơi, Giáo viên ở nhà nhưng có thể tổ chức 1 bài dạy, hay làm một bài kiểm tra, chỉ cần giữa thầy và trò thống nhất giờ học cụ thể, đến giờ các em mở mạng và kết nối, nhận nhiệm vụ qua gmail của mình, với một thời gian cố định, các em hoàn thiện và gửi lại kết quả cho giáo viên.
Ưu điểm: 
- Khi sử dụng internet trong quá trình học các em sẽ tìm được rất nhiều thông tin liên quan bài học
- Các em hứng thú hơn trong học tập, các em hiểu bài nhanh hơn.
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất là khi các em sử dụng thiết bị kết nối mạng nếu không để ý kịp thòi các em thừa cơ hội sử dụng và làm việc riêng ví dụ chơi điện tử, hay chát facebook.
Biện Pháp: Để việc sử dụng mạng internet hiệu quả, cần đưa ra tình huống cụ thể, cho các em một thời gian nhất định để sử dụng thiết bị kết nối mạng, sau thời gian cụ thể đó các em gửi lại kết quả đã tìm hiểu cho giáo viên. Nếu các em không nộp đúng thời hạn sẽ không đạt yêu cầu đề ra. Cách này có thể rèn ý thức làm việc, cũng như rèn luyện tác phong làm việc thời đại công nghệ 4.0, nếu như không chịu nhanh nhẹn, tập trung làm việc rất có thể sẽ bị đào thải.
2.3.1.2. Phương pháp dạy học theo dự án
	Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
Các bước tổ chức dạy học dự án
Bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chuẩn bị
- Xây dựng ý tưởng
- Lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề
- Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được.
- Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tưởng và tên dự án.
- Thiết kế các nhiệm vụ cho HS: làm thế nào để HS thực hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được.
- Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ GV và HS cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế.
- Làm việc nhóm để lựa chọn chủ đề dự án.
- Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công v iệc trong nhóm.
- Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
- Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án.
2. Thực hiện dự án
- Thu thập thông tin
- Thực hiện điều tra
- Thảo luận với các thành viên khác
- Tham vấn giáo viên hướng dẫn
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá HS trong quá trình thực hiện dự án
- Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho HS.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án.
- Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS.
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch.
 - Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.
- Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.
- Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.
- Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho GV và các nhóm khác.
3. Kết thúc dự án
- Tổng hợp các kết quả
- Xây dựng sản phẩm
- Trình bày kết quả
- Phản ánh lại quá trình học tập
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
- Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
- Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm.
- Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.
2.3.2. Giáo án minh họa
BÀI HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
I. TÊN BÀI HỌC
“NƯỚC”
II. NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG CỦA BÀI HỌC
Nội dung:
Cấu trúc phân tử và tính chất của nước
Hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt
Nước và chất lượng cuộc sống
Thời lượng: 60 phút
III. ĐỊA CHỈ NỘI DUNG TÍCH HỢP
Môn
Lớp
Bài/ Mục
Nội dung kiến thức tích hợp
Vật lý
10
Bài 37
II
Hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
Hóa học
11
3
Sự phân cực của nước
Sinh học
10
3
Các nguyên tố hóa học và nước
11
2
Vận chuyển các chất trong cây
3
Thoát hơi nước
12
44
Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
IV. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Kiến thức
Môn tích hợp
Kiến thức cần đạt
1.1. Môn Vật lý
Nêu được các trạng thái tồn tại của nước.
Hiểu thế nào là hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt
Giải thích được các hiên tượng bề mặt của chất lỏng, giải thích hiện tượng dính ướt và không dính ướt và ứng dụng trong thực tế.
1.2. Môn Hoá học
Nêu được cấu tạo hóa học của nước.
Trình bày và giải thích được tính chất phân cực của phân tử nước.
Nhớ lại một số tính chất của nước
1.3. Môn Sinh học
Nêu được vai trò của nước đối với tế bào và cuộc sống.
Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào cơ thể và con người.
Nêu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
1.4. Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống và các vấn đề xã hội
Học sinh nêu được một số vấn đề nóng hổi về môi trường nước trong thực tế
Học sinh trình bày được một số giải pháp giải quyết các vấn đề về nguồn nước để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Về kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng học tập chủ động tích cưc và sáng tạo.
Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu giữ thông tin cần thiết trên interet và sử dụng môi trường tương tác trên mạng.
Hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống liên quan đến các vấn đề về nước như: sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ nguồn nước sạch, uống nước đúng cách góp phần tăng cường sức khỏe, đề phòng và ứng phó với thiên tai do mưa,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_bai_hoc_tich_hop_lien_mon_ly_hoa_sinh_chuong_t.doc