SKKN Vận dụng văn học dân gian trong quá trình giảng dạy phần công dân với việc hình thành thế giới quan khoa học
Môn giáo dục công dân là một môn học hay và khó trong hệ thống các môn học ở trường trung học phổ thông vì nó gắn một số nội dung mang tính triu tượng như thế giới quan và phương pháp luận khoa học, kinh tế chính trị học, pháp luật học Nếu không có phương pháp giảng dạy tốt môn giáo dục công dân dễ đi vào cứng nhắc, giáo điều. Trong thực tế giảng day tôi đã vận dụng những tác phẩm văn học dân gian gồm có: Những câu truyện cổ tích, thần thoại, nhưng câu ca dao, những câu tục ngữ vào trong quá trình giảng dạy phần công dân với việc hình thành thế giới quan khoa học. Bởi vì văn học dân gian phản ánh những ước mơ cháy bỏng của con người là vươn tới một cuộc sống hạnh phúc tươi đẹp. là những tri thức từ xa xưa của người Việt nó phản ánh cuộc đấu tranh của con người với tự nhiên và xã hội. nó cũng là những tri thức của người xưa được đúc kết và kiểm nghiệm trong đời sống cho nên hầu hết các tác phẩm văn học dân gian đều dễ thuộc và dễ nhớ và dễ vận dụng vì nó gần gũi thân thương với tất cả mọi người và mọi tầng lớp nhân dân cho đến tận ngày nay nhiều sang tác dân gian đều giữ nguyên giá trị của nó. Vì vậy chúng ta nên vận dụng văn học dân gian vào giảng dạy môn giáo dục công dân.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC Họ và tên: Nguyễn Ngọc Quân Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân THANH HÓA, NĂM 2018 I. Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài Môn giáo dục công dân là một môn học hay và khó trong hệ thống các môn học ở trường trung học phổ thông vì nó gắn một số nội dung mang tính triu tượng như thế giới quan và phương pháp luận khoa học, kinh tế chính trị học, pháp luật họcNếu không có phương pháp giảng dạy tốt môn giáo dục công dân dễ đi vào cứng nhắc, giáo điều. Trong thực tế giảng day tôi đã vận dụng những tác phẩm văn học dân gian gồm có: Những câu truyện cổ tích, thần thoại, nhưng câu ca dao, những câu tục ngữ vào trong quá trình giảng dạy phần công dân với việc hình thành thế giới quan khoa học. Bởi vì văn học dân gian phản ánh những ước mơ cháy bỏng của con người là vươn tới một cuộc sống hạnh phúc tươi đẹp. là những tri thức từ xa xưa của người Việt nó phản ánh cuộc đấu tranh của con người với tự nhiên và xã hội. nó cũng là những tri thức của người xưa được đúc kết và kiểm nghiệm trong đời sống cho nên hầu hết các tác phẩm văn học dân gian đều dễ thuộc và dễ nhớ và dễ vận dụng vì nó gần gũi thân thương với tất cả mọi người và mọi tầng lớp nhân dân cho đến tận ngày nay nhiều sang tác dân gian đều giữ nguyên giá trị của nó. Vì vậy chúng ta nên vận dụng văn học dân gian vào giảng dạy môn giáo dục công dân. 1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cách vận dụng sáng tạo những sáng tác văn học dân gian vào dạy tri thức môn giáo dục công dân lớp 10 học kì 1 để gây hứng thú trong việc tiếp thu bài đạt kết quả tốt, giảm cứng nhắc giáo điều đối với môn học. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu cách vận dụng văn học dân gian vào giảng dạy phần thứ nhất: công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Tác giả dùng các phương pháp như Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, phương pháp tìm tòi, phương pháp gợi mở, phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận Văn học dân gian được hình thành trong thực tiễn đấu tranh giữa con người tự nhiên và đấu tranh với xã hội, của người xưa. Thuở ấy khoa học kĩ thuật chưa phát triển cho nên văn học dân gian đã mang tới cho con người những giá trị to lớn: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Với người Việt Nam, văn học dân gian là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ lớn lên trong chiếc nôi tre Việt Nam, trong tiếng ru ầu ơ dân tộc. Văn học dân gian không chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động và tâm hồn người bình dân mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc. Qua văn học dân gian, ta cảm nhận rõ hơn sự kỳ diệu của ngôn ngữ tình yêu, thấy thương hơn gốc lúa, vườn rau, thương hơn cuộc sống quanh ta. Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống. Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự giao thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức năng nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách quan thì chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp. Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Mang bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong môi trường diễn xướng. Chính vì văn học dân gian có nhiều giá trị như vậy. nên chúng ta cần phải áp dụng văn học dân gian vào bài giảng. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Khi chưa áp dụng đề tài vào giảng dạy đa số học sinh có tư tưởng lười học, không quan tâm đến bộ môn, các em chủ yếu học đối phó. 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giả pháp thực hiện để giải quyết vấn đề Trong bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng phần thế nào là thế giới quan? Theo cách hiểu thông thường, thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới. Những quan niệm này luôn luôn phát triển biểu hiện sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh, từ thế giới quan thần thoại đến thế giới quan Triết học. Giáo viên lấy ví dụ cho học sinh hiểu: Ngày xưa khi trình độ hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên đang còn hạn chế họ chưa hiểu được tại sao lại có trời và đất, có sông suối biển cả cho nên để giải thích các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên họ đã gắn cho tự nhiên những hình tượng mang tính huyền bí, chẳng hạn câu chuyện thần trụ trời do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm: Thưở ấy chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm. Bỗng xuất hiện một vị thần khổng lồ cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết. Mỗi bước thần đi băng từ vùng này sang vùng khác, vượt từ núi nọ sang núi kia. Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẫng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừ to, vừa cao để chống trời. Cột đắp lên cao chừng nào thì trời như tấm màn mênh mông được nâng dần lên từ ấy. Thần một mình hì hục đào, đắp, cột đá cứ cao dần cao dần và đẩy trời lên đến tận mây xanh. Từ đó trời đất mới phân đôi. Đất bằng như cái mâm vuông, trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau ấy là chân trời. Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra khắp mọi nơi thành gò, đống, thành những dãi đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông. Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Người ta kể rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn vùng Hải Dương núi ấy gọi là núi Kình Thiên Trụ tức Cột Chống Trời. Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời thì có những thần khác nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển Vì vậy dân gian có câu ca dao: Ông đếm cát Ông tát bể( biển) Ông kể sao Ông đào sông Ông trồng cây Ông xây rú( núi) Ông trụ trời Giáo viên đặt câu hỏi: Truyện thần Trụ trời người xưa đã gải thích gì về sự hình thành thế giới? Như vậy truyện thần Trụ trời giúp người xưa giải thích được sự hình thành trời và đất sự hình thành đồi núi, gò bãi và biển sâu. Giáo viên dẫn thêm câu truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Vua Hùng Vương thứ 18 có một người co gái tên là Mỵ Nương đã đến tuổi cập kê, cô hiền lành nết na ngoan ngoãn lại cầm kì thi họa nên rất được vua cha yêu mến, muốn tìm cho con một tấm chồng thật ưng ý để con gái có một cuộc sống hạnh phúc. Vua ban truyền lệnh kén rể trong khắp mọi nơi. Lệnh ban ra các hào kiệt tráng sĩ ai cũng nô nức chuẩn bị đến kinh thành muốn ngõ ý lấy công chúa nhưng chưa ai lọt được được mắt xanh của nàng. Bỗng một hôm có hai chàng đến xin cưới công chúa cả hai đều to khỏe cường tráng. Người thứ nhất là Sơn Tinh( thần núi), chàng có sức mạnh rất lớn, chàng chỉ tay đến đâu núi rừng mọc lên tới đó, trập trùng những núi những rừng chim muông hót véo von các con vật chạy nhảy tung tăng. Người thứ hai tự xưng là Thủy Tinh, chàng có sức mạnh không kém gì Sơn Tinh, Thủy tinh vẩy tay về phía đông, phía đông nước cuộn trào, vẫy tay về phía tây, phía tây nỗi lên ba ba thuồng luồng nỗi lên che kín mặt nước. Vua Hùng thấy ai cũng tài giỏi, không biết phải gã công chúa cho ai, bèn họp các tướng sĩ hỏi bàn ý kiến và đưa ra các phán quyết: Hai người ai cũng đều tài giỏi ta không biết nên phải gã công chúa cho ai, nên ta ra chỉ như thế này. Sáng sớm ngày mai, ai đem các lễ vật này đến trước ta sẽ gã công chúa cho người đó. Lễ vật có: Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chin hồng mao mỗi thứ một đôi. Sơn Tinh, Thủy tinh vâng lệnh vua nhanh chóng về nhà chuẩn bị. Sơn Tinh nhanh chóng tìm được đủ lễ vật, sáng hôm sau mang đến và rước công chúa về. Thủy tinh lung sục khắp nơi cuối cùng cũng hoàn thành, nhưng tiếc thay, Thủy Tinh đến chậm một bước, lúc Thủy Tinh đến Sơn Tinh đã mang công chúa đi mất. Thủy Tinh thấy thế thì nỗi giận lôi đình, quyết đuổi theo Sơn Tinh để cướp lại công chúa. Thủy Tinh đến đâu giông bão nỗi đến đó, mây đen kéo đến, sấm chớp giật đùng đùng mưa xối xả. Bao nhiêu binh tướng cá, ba ba, thuồng luồng, rùa nổi hết lên mặt nước, phun nước ầm ầm. Thủy Tinh dâng nước lũ nhằm nhấn chìm Sơn Tinh. Sơn Tinh cũng không vừa, chàng bốc từng dãy núi, dời từng ngọn đồi chặn dòng nước lũ, Thủy Tinh cứ dâng nước lên bao nhiêu Sơn Tinh lại làm phép cho đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên giao chiến một hồi, Thủy Tinh thấm mệt còn Sơn Tinh thì rất mạnh mẽ. Cuối cùng đuối sức, Thủy Tinh chấp nhận thua cuộc rút lui, không giám tranh giành Mỵ Nương. Kể từ đó Mỵ Nương và Sơn Tinh sống một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn ôm mối hận. Thủy Tinh cứ tháng tám âm lịch hàng năm lại cho dâng nước lũ đánh Sơn Tinh nhưng chưa năm nào thắng. Giáo viên đưa ra câu hỏi: Câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người xưa đã giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra vào tháng tám hàng năm như thế nào? Như vậy câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cho ta thấy rõ thế giới quan thần thoại ngày xưa là giải thích hiện tượng mưa lũ xảy ra vào tháng tám âm lich hàng năm. Hình tượng Sơn Tinh cũng đại diện cho cuộc đấu tranh gian khổ, kiên cường của nhân dân ta chống thiên tai khắc nghiệt Khi giảng dạy cho học sinh hiểu được thế nào là thế giới quan duy vật, thế giới quan duy tâm thì giáo viên diễn giảng thêm cho học sinh hiểu thêm ở việt Nam cũng như các dân tộc phương đông luôn nặng về phần nhân sinh quan( có nghĩa là quan niệm của con người về lẽ sống ở đời) là chủ yếu nhưng từ xưa, ông cha ta đã có quan niệm mang tính duy vật sâu sắc, không viện dẫn đến thần linh khi cho rằng nguồn gốc của trời đất, muôn loài là do có sự hòa hợp, kết hợp giữa hai mặt đối lập khác biệt nam, nữ, âm, dương hợp thành. Non cao ai đắp mà cao? Sông kia ai bới, ai đào mà sâu? Nước non là nước non trời Ai ngăn được nước ai dời được sông? Mặc dù người dân chưa lý giải được nguồn gốc của vũ trụ nhưng có quan điểm duy vật khi cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan, không do thần linh nào tạo ra, độc lập với ý thức con người. Mệnh do ngã lập, khúc do kỷ cầu. (Khẳng định vai trò làm chủ bản thân, làm chủ vận mệnh của mình. Số mình do mình tự tạo ra, hạnh phúc do mình tự tìm đến). Bên cạnh những quan niệm mang tính duy vật chất phác, người Việt xưa cũng có quan niệm mang tính duy tâm rõ nét khi thần thánh hóa sức mạnh của Trời. Đối với họ, Trời là một lực lượng siêu tự nhiên có thể thông hiểu cuộc sống con người, có sức mạnh vạn năng, chi phối cuộc sống con người. Theo quan niệm của người Việt thì Trời không phải là “đấng sáng tạo” mà chỉ là “bao công” luôn trừng trị kẻ xấu. Trời đóng vai trò phân xử, chi phối cuộc sống con người mà thôi. Ai mà nói dối cùng ai, Thì trời giáng họa cây khoai giữa đồng. Từ chỗ cho rằng số phận con người không thể thay đổi được nên người dân nghèo có tư tưởng tự ti, an phận, thủ thường: Cây khô thì lá cũng khô, Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo. Hoặc là: Người sang tại phận. (Quan niệm duy tâm về số phận con người, xem con người có số phận). Cha mẹ sinh con trời sinh tính. (Phủ nhận môi trường giáo dục gia đình, cho rằng tính người do trời định). Để học sinh hiểu được từ xa xưa người Việt đã có những tư tưởng duy vật rất khách quan và tư tưởng duy tâm chủ quan trong kho tàng tục ngữ, ca dao nước ta. Khi giáo viên dạy phần phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình Phép biện chứng nhìn nhận sự vật và hiện tượng trong ràng buộc lẫn nhau giữa chúng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng. Ví dụ như: Nước chảy đá mòn Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Tích tiểu thành đại. Năng nhặt chăt bị Muốn ăn thì lăn vào bếp Có thực mới vực được đạo Ăn vóc học hay. ( Những câu tục ngữ này nói lên một mối quan hệ biện chứng: Nước chảy mãi mặc dù đá cứng như vậy nhưng dần cũng phải mòn. Chăm lo làm ăn dù có nghèo thì sau này cũng khá giả. Ăn uống sinh hoạt điều độ đúng tiêu chuẩn thì trong học tập lao động và lao động sẽ đạt kết quả như mong muốn. Phép siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự cô lập tách rời, không vận động không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác. Ví dụ như: Trời cao không phụ lòng người. Sống chết do mệnh giàu sang do trời Suy bụng ta ra bụng người. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Ở những câu tục ngữ này đều mang tính siêu hình vì đã áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác. Sau đó giáo viên giới thiệu truyện thầy bói xem voi để thấy rõ sự hạn chế của phép siêu hình khi xem xét các sự vật, hiện tượng. Chuyện thầy bói xem voi. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình con voi như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau Thầy sờ vòi bảo: Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đĩa. Thầy sờ ngà bảo: Không phải nó dài như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: Đâu có nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi: Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói: Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn. Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu. Giáo viên đưa ra câu hỏi: Qua Truyện Thầy Bói Xem Voi tác giả dân gian muốn gửi gắm điều gì với chúng ta? Như vậy năm thầy do không nhìn được tổng thể hình con voi mà mỗi thầy chỉ thấy được một bộ phận riêng biệt của con voi. Nên mới có điều đáng tiếc xảy ra. Câu chuyện ngụ ngôn này nhắc chúng ta được nhìn nhận sự vật một cách phiến diện phải có cái nhìn tổng thể khái quát giữa chúng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng. Đến bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Vận động là gì? Vận động là mọi sự biến đổi, biến hóa nói chung, của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội. Phát triển khái quát những vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngay càng cao hơn và hoàn thiện hơn Từ xưa người Việt Nam đã có cách nhìn tổng thể về bức tranh sinh động của thế giới vật chất. Đó là tính thống nhất trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng của thế giới, đó là các sự vật luôn nằm trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Từ sự quan sát các hiện tượng tự nhiên trong đời sống thường ngày, người Việt Nam đã thấy được sự tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng, có sự ràng buộc nhất định giữa chúng. Đó chính là mối liên hệ phổ biến, sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới tự nhiên, xã hội. Có cây mới có dây leo. Có cột có kèo mới có đòn tay. Hoặc là: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Có chí thì nên Con hơn cha là nhà có phúc Có đầu có duôi nuôi lâu cũng lớn. Con mẹ đẻ con non Trăng đến rằm thì tròn,sao đến tối thì sao mọc Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời ý nói mọi con người đều phải nổ lực phấn đấu vươn lên mặc dù ông, bà cha, mẹ có để của lại thì miệng ăn núi lỡ. nếu không chịu khó lao động thì ông bà cha mẹ có để lại cho cả núi vàng ăn cũng hết. Nhưng có những người chịu khó lao động mặc dù cha mẹ không để lại cho thứ gì nhưng cứ chịu khó, siêng năng, cần cù trong lao động, nổ lực vượt khó vươn lên thì trở nên giàu có. “ có chí thì nên” ý nói trong cuộc sống ai có chí hướng kiên trì mục tiêu mình đã chọn thì sẽ thành công. “ Con hơn cha là nhà có phúc” ý nói theo quy luật ở đời bao giờ bố mẹ cũng gửi gắm niềm tin của mình vào con, bố mẹ luôn mong muốn chúng ta khôn lớn trưởng thành mà trong cuộc đời càng thành công hơn bố mẹ càng tốt. Còn các câu sau nói lên sự phát triển của bản thân sự vật như là một tất yếu khách quan Đén bài 4: Nguồn gốc vân động phát triển cua sự vật Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Chân cứng đá mềm (mặt đối lập cứng- mềm) Ba chìm bảy nỗi. (măt đối lập chìm- nỗi) Xấu người đẹp nết. (mặt đối lập xấu- đẹp) Được mùa cau đau mùa lúa. ( mặt đối lập Được- đau) Xanh vỏ đỏ lòng (mặt đối lập xanh- đỏ) Cầm vàng mà lội qua sông Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng. ( mặt đối lập không tiếc- tiếc công) Các mặt đối lập này cũng tồn tại thống nhất với nhau trong một sự vật, hiện tượng, làm nên thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng. Câu tục ngữ, ca dao nói về mâu thuẫn Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Ở sao cho vừa lòng người Ở rộng người cười ở hẹp người chê Cao chê ngỏng thấp chê lùn Béo chê béo chục, béo tròn Gầy chê xương sống, xương xườn phô ra. Những câu tục ngữ, ca dao trên đều nói lên mâu thuẫn là một chỉnh thể thống nhất hai mặt đối lập này vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau, đấu tranh với nhau vì nó lai mặt của một vấn đề cái này làm tiền đề cho cái kia, thống nhất với nhau vì nó làm tiền đề tồn tại cho nhau. Bài 5: Cách thức vân động và phát triển của sự vật hiện tượng. - Khái niệm chất: Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. - Khái niệm lượng: Dùng để chỉ những thuộc tính vốn của sự vật và hiên tương biểu thị trình độ phát triển ( Cao, thấp), quy mô (lớn nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít nhiều) của sự vật và hiện tượng. Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng được tục ngữ thể hiện khá phong phú và sinh động, tuy không phải dùng đến khái niệm “Chất, lượng, độ, thuộc tính” như triết học. Phân biệt chất khác nhau được tạo nên bởi những thuộc tính khác nhau: “Chẳng chua cũng thể là chanh, chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây”. Chất khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau: “Trăng mờ còn tỏ hơn sao, dẫu rằng núi nở còn cao hơn đồi”. Không thể lấy lượng thay chất được dù rằng lượng đó gấp bao nhiêu lần: “Trăm đom đóm không bằng bó đuốc, trăm hòm chỉ chẳng đúc lên chuông”. Chất bao giờ cũng được coi trọng hơn lượng. “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, “Văn hay chẳng lọ dài dòng” Có rất nhiều câu diễn tả sự thay đổi về lượng khi “vượt độ” sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất: “Quá mù ra mưa”, “Tốt quá hoá lốp”, “Mèo già hoá cáo”, “Góp gió thành bão, góp cây nên rừng”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “ chín quá hóa nẫu “Con giun xéo lắm cũng oằn.” “Nắng lắm mưa nhiều,” “Khổ trước, sướng sau”: “Sướng trước, khổ sau”. “Chẳng ai giàu ba họ chẳng ai khó ba đời”. “Tức nước vỡ bờ”. Đặc biệt có câu thể hiện sự chuyển hoá lẫn nhau giữa khái niệm lượng và khái niệm chất
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_van_hoc_dan_gian_trong_qua_trinh_giang_day_pha.doc