SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy tiết 30, bài 24 môn Địa lí 6: “biển và đại dương” ở trường THCS dân tộc nội trú Bá Thước

SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy tiết 30, bài 24 môn Địa lí 6: “biển và đại dương” ở trường THCS dân tộc nội trú Bá Thước

 Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối.

 Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.

 Qua thực tế dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Mặc dù đã được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, nhưng chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo. Bản thân tôi cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp.

Từ những lí do trên, khi chọn sáng kiến kinh nghiệm này, mục đích của tôi là muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn về dạy học tích hợp và bản thân tôi đã thiết kế thử nghiệm một bài dạy cụ thể đã được giảng dạy trong chương trình. Tiết dạy thử nghiệm theo phương pháp tích hợp, xen kẽ kênh hình, lồng ghép kiến thức các môn Hóa học, Lịch Sử, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 30 – Môn Địa Lí 6: “Biển và Đại Dương”

 

doc 21 trang thuychi01 12042
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy tiết 30, bài 24 môn Địa lí 6: “biển và đại dương” ở trường THCS dân tộc nội trú Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ DẠY TIẾT 30, BÀI 24 MÔN ĐỊA LÍ 6: “BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG”
 Ở TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ BÁ THƯỚC
Người thực hiện: Trương Khánh Chi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa Lí
THANH HÓA NĂM 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ DẠY TIẾT 25 - MÔN ĐAI SỐ 7: LUYỆN TẬP – “MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TRƯỜ TTHƯỚC
Người thực hiện: Lê Xuân Thiện
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU:..........................................................................................................1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài:
 Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. 
 Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
 Qua thực tế dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
Mặc dù đã được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, nhưng chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo. Bản thân tôi cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp.
Từ những lí do trên, khi chọn sáng kiến kinh nghiệm này, mục đích của tôi là muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn về dạy học tích hợp và bản thân tôi đã thiết kế thử nghiệm một bài dạy cụ thể đã được giảng dạy trong chương trình. Tiết dạy thử nghiệm theo phương pháp tích hợp, xen kẽ kênh hình, lồng ghép kiến thức các môn Hóa học, Lịch Sử, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 30 – Môn Địa Lí 6: “Biển và Đại Dương”
. Mục đích nghiên cứu:
 Dự án làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm phong phú, đa dạng. Làm cho việc học của học sinh thêm hứng thú, tạo cho học sinh lòng hăng say. Từ đó tạo điều kiện phát triển khả năng, năng lực của học sinh.
 Dự án góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Với việc kết hợp kiến thức liên môn Hóa học, Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân vào môn Địa Lí góp phần làm cho học sinh có kiến thức đầy đủ, bao quát, sâu sắc hơn. Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, rèn luyện kỹ năng học đi đôi với hành, kỹ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
 Tạo cơ hội cho các em thể hiện mình, giao tiếp được nâng lên. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc học đều các môn học để có sự phát triển một cách toàn diện. Góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ và đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp cho giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các môn học có liên quan. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác dạy học.
Mục đích của đổi mới phương pháp dạy- học hiện nay là phương pháp dạy- học tích hợp mà đặc trưng của nó là:
	+ Dạy - học thông qua việc liên hệ kiến thức của các môn học khác.
	+ Dạy - học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
+ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
Dạy - học tích hợp môn Địa Lí ở trường THCS là dạy - học không chỉ đem đến cho học sinh kiến thức mà còn nhằm rèn luyện phương pháp tư duy logic và khoa học, có khả năng tự giải quyết vấn đề. Kiến thức phải được khắc sâu trong học sinh để làm tiền đề cho việc tiếp thu các kiến thức tiếp theo. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là bài 24: “Biển và đại dương” có tích hợp kiến thức của các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân.
- Học sinh Lớp 6B Trường THCS Dân tộc nội trú- Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp xây dựng cở sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, để nắm rõ như thế nào là dạy học tích hợp, và áp dụng trong day học ra sao.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trong công tác giảng dạy giáo viên hiểu rõ tâm lý, năng lực của từng đối tượng học sinh, thông qua bài kiểm tra để đánh giá chất lượng học sinh.
- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Phân tích và sử lý số liệu kết quả quả bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng đề tài
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận: 
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. 
Việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. 
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. 
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
Việc tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn Địa Lí nói chung là rất cần thiết. Trong tiết học này tôi tích hợp một số đơn vị kiến thức trong các môn Hóa học, Lịch Sử, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân vào bài học sẽ giúp cho bài học bao quát nội dung, đầy đủ ý, khắc sâu được kiến thức hơn, đồng thời gây được hứng thú học tập cho học sinh hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng đối với giáo viên
* Thuận lợi
Bản thân là một giáo viên đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa Lí lớp 6 ở trường THCS. Thường xuyên được tiếp xúc với phương pháp, kỹ thuật và công nghệ dạy học hiện đại; Được đào tạo cơ bản dạy đúng chuyên nghành đào tạo, thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề.
* Khó khăn
Qua dự giờ thăm lớp của một số đồng nghiệp thấy việc vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp đôi khi còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, nhiều tiết học còn khô khan, chưa tạo ra được không khí nhẹ nhàng, hấp dẫn vui vẻ trong giờ học, việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh có khi còn mang tính hình thức Dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao. 
Giáo viên còn đang phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Chưa thực sự mạnh dạn có những thay đổi khi đối tượng học sinh là khác nhau. Vì vậy học sinh tiếp thu một cách thụ động, thiếu tự nhiên, thiếu tính sáng tạo, dẫn đến kết quả học tập thấp. 
2.2.2. Thực trạng đối với học sinh:
* Thuận lợi:
- Phần lớn học sinh lớp 6 trong nhà trường đều chăm ngoan, có ý thức trong việc học tập, trong đó nhiều em yêu thích học tập môn Địa Lí.
- Kết quả học tập môn Địa Lí của học sinh lớp 6 nhiều năm gần đây đã được cải thiện chất lượng đại trà ổn định ở mức khá cao, chất lượng mũi nhọn cũng được nâng lên.
* Khó khăn: 
Một bộ phận nhỏ học sinh chưa hứng thú với việc học tập bộ môn Địa Lí, biểu hiện qua việc: 
- Học tập một cách thụ động, thiếu phương pháp và động cơ học tập, chưa tích cực, chủ động tham gia vào quá trình tự tìm tòi lĩnh hội kiến thức.
- Là học sinh dân tộc thiểu số nên phần đa các em rụt rè, thiếu tự tin, ngại phát biểu ý kiến, ít tranh luận, ngại lên bảng.
- Mất tập trung thậm chí làm việc riêng hoặc ngồi lì trong giờ học.
- Các em phải học hai buổi/ngày nên không có nhiều thời gian làm bài tập, ôn bài cũ, và chuẩn bị bài mới.
- Đặc biệt nhiều em xem bộ môn Địa Lí là môn học phụ nên nhiều em ít quan tâm, chỉ học cho xong...
* Kết quả kiểm tra học sinh:
Cụ thể thực trạng về hứng thú học tập môn Địa Lí được khảo sát đầu năm học của học sinh khối 6 trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước (trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm) như sau:
Bảng 1:
Số HS
Lớp
Kết quả điều tra hứng thú học tập môn Địa Lí khối 6 giữa học kì I năm học 2016-2017
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
6A
3
10,0
10
33,3
11
36,7
6
20,0
30
6B
3
10,0
10
33,3
12
40,0
5
16,7
Qua kết quả khảo sát trên dễ dàng thấy: Tỉ lệ học sinh không mấy hứng thú với việc học tập môn Địa Lí là khá cao 56,7% trong đó có đến hơn 18% không thích học môn Địa Lí, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học bộ môn của nhà trường.
Có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó nhiều em xem môn Địa Lí là môn học phụ, trong khi đó nhiều em học lực khá, giỏi thường các em đi theo khối A, một số em cảm thấy môn Địa Lí thường khô khan và kém hấp dẫn nên các em không thích... 
Từ thực trạng nói trên dẫn đến chất lượng học tập môn Địa Lí Lớp 6 còn thấp, cụ thể như sau:
Bảng 2: Kết quả khảo sát chất lượng môn Địa Lí giữa học kì I 
 năm học 2016-2017.
Lớp
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
2
6,7
7
23,3
13
43,3
8
26,7
0
0,0
6B
2
6,7
9
30,0
12
40,0
7
23,3
0
0,0
Kết quả chất lượng môn Địa Lí giữa học kì I cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi còn khá khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 30,0%), trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu còn khá cao so với mặt bằng chung chất lượng của nhà trường.
2.3. Giải pháp, giải quyết vấn đề:
	Từ thực trạng nói trên để gây hứng thú học tập và nâng cao chất lượng học tập môn Địa Lí cho học sinh bản thân phải áp dụng nhiều biện pháp trong đó biện pháp tích hợp kiến thức liên môn vào một tiết học có sử dụng công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả khả quan nhất. Để dạy học tích hợp mang lại hiệu quả cao người giáo viên cần:
- Cần quan niệm rõ mục tiêu dạy học là hướng tới mục tiêu học tập bộ môn của trò. Giáo viên phải hình dung sau khi học xong bài học, học sinh phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. Mục tiêu đề ra là cho học sinh, thông qua các hoạt động học tập tích cực. Việc tích hợp để gây hứng thú cho học sinh giúp học sinh dễ hiểu bài chứ không làm cho tiết học nặng nề hơn.
- Lấy trình độ học sinh chung của cả lớp làm căn cứ, nhưng phải hình dung thêm yêu cầu phân hoá đối với những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa với sức mình.
Sau đây là tiết dạy theo chủ đề tích hợp đã được tiến hành ở lớp 6B trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước trong năm học 2016-2017.
TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN VẬT LÝ, HÓA HỌC, LỊCH SỬ, SINH HỌC, GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀO DẠY TIẾT 30, BÀI 24
MÔN ĐỊA LÍ 6: “BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG”
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
 	1. Về kiến thức:
 1.1. Đối với môn Địa Lí:
 	 - Biết được độ muối của nước biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có độ muối
 	- Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương gồm: Sóng, thủy triều, các dòng biển. Nguyên nhân sinh ra các vận động đó.
 	1.2. Đối các môn tích hợp:
* Môn Vật Lý:
 	 - Giải thích được nguyên nhân sinh ra thủy triều là do lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất, hiện tượng triều cường, triều kém.
 	 - Ứng dụng của sóng, thủy triều trong việc sản xuất điện, muối... 
 -Ảnh hưởng của độ bốc hơi đến độ mặn của nước biển ở các khu vực biển khác nhau. 
* Môn Sinh học :
- Vai trò của thực vật trong việc bảo vệ môi trường, tác động tích cực và tiêu cực của con người trong việc làm biến đổi môi trường tự nhiên.
 	 * Môn Lịch sử :
- Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Nắm vững quy luật của thủy triều trong việc đánh giặc.
 	 * Môn Hóa học : 
 	 - Nồng độ phần trăm (%) cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
 	 - Nước biển có vị mặn chát vì có một lượng muối hòa tan đáng kể.
* Môn Giáo dục công dân:
	- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng. Có những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh các em đang sống, đồng thời tuyên truyền bạn bè, người thân có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: 
 	 - Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin, phân tích các mối liên hệ địa lí, phân tích kênh hình, kỹ năng lập luận, trình bày vấn đề một cách chặt chẽ khoa học. 
 - Rèn luyện kỹ năng tích hợp liên môn; kỹ năng làm việc hợp tác.
3. Về thái độ: 
 	- Học tập nghiêm túc, tích cực, tính hợp tác trong làm việc nhóm.
 - Thấy rõ vai trò của Biển và Đại dương trong cuộc sống của con người từ đó có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường biển, đại dương.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Máy tính, Máy chiếu, Phiếu học tập, bút dạ; Các nguồn tham khảo trên Internet có liên quan đến bài học, sách giáo khoa các môn có liên quan.
Các hình ảnh, vi deo minh họa các nội dung trên. 
 2. Học sinh: SGK; Tìm hiểu các nội dung sau: Các khái niệm: Sóng, thủy triều, các dòng biển. Nguyên nhân sinh ra sóng, thủy triều, dòng biển, tác động tích cực và tiêu cực của các hiện tượng trên đối với đời sống và sản xuất của con người.
 	Các tài liệu, tranh ảnh về tác hại của sóng thần.
 III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp; Đặt vấn đề, gợi mở.
- Kỹ thuật dạy học; Hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ.( 4 phút) GV: Trình triếu Silide 1
? Em hiểu thế nào là Sông, hệ thống sông? Kể tên một số sông ở VN? 
 Em hãy nêu giá trị kinh tế của sông ngòi?
- 1 HS lên bảng trả lời.
- 1HS đứng tại chỗ nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV kết luận và cho điểm HS
Bài mới: 
 Nước trên Trái Đất chủ yếu là nước mặn (chiếm gần 97% toàn bội khối nước trên bề mặt Trái Đất) được phân bố trong các biển và ĐD. Nước trong các biển và đại dương lưu thông với nhau và luôn luôn vận động. vậy độ mặn trong nước biển và ĐD như thế nào, các vận động của nước biển và ĐD là gì chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: ( 12 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
? Các em đã được đi tắm biển chưa? Không may nước biển bắn vào miệng ta thấy có vị gì?
HS: vị mặn
? Vì sao nước biển có vị mặn?
HS: Vì trong nước biển có muối.
? Nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có độ muối.
HS: Do muối hòa tan từ nước sông đưa ra....
? Vậy, độ muối TB của nước biển và đại dương là bao nhiêu?
HS: Độ muối TB trong các biển và đại dương là 350/00 
? Độ muối TB của nước biển và đại dương là 350/00 , có nghĩa là gì?
HS: 
* Tích hợp kiến thức môn Hóa học
GV: Độ muối trong các biển và đại dương là 350/00, có nghĩa là cứ 1000 gam nước biển thì có 35 gam muối, trong đó có 27,3 gam muối ăn (Natriclorua). Khối lượng muối trong nước biển càng lớn thì độ muối của biển đó càng cao và ngược lại.
Silide 2: Bản đồ tự nhiên thế giới
? Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới, xác định vị trí của biển Đông, biển Ban- tích, biển Hồng hải. Độ muối của các biển này là bao nhiêu?
 HS: lên bảng chỉ vị trí trí các biển trên bản đồ và nêu độ muối các biển.
* Tích hợp kiến thức môn Vật Lý
? Độ muối trong các biển và đại dương có giống nhau không? Vì sao?
HS: không giống nhau...
? Vậy theo em vùng biển như thế nào trên thế giới sẽ có độ muối cao nhất? Vì sao? (HS khá giỏi)
 GVBX: Biển nào có nguồn nước sông, nước mưa đổ vào nhiều, và có độ bốc hơi nhỏ
->độ muối thấp, ngược lại nguồn nước sông, mưa ít và có độ bốc lớn- > độ muối cao.
GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh về Biển Chết ( ẩn các dữ liệu về biển Chết)
Silide 3: Biển Chết.
HS: quan sát.
? Theo các em, đây là những hình ảnh của biển nào?
HS: biển Chết.
? Vậy, em biết gì về biển Chết?
HS: rất mặn, sinh vật không sống được...
GVBX: (Đưa các thông tin về Biển Chết trên máy chiếu): Biển Chết nằm ở vùng biên giới phía tây của Jordan, Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Biển Chết có nồng độ muối rất cao, 30- 40 % nên sinh vật không sống được gọi là biển Chết. Độ muối cao nên tỉ trọng của người nhỏ hơn tỉ trọng của nước biển vì vậy người nổi trên mặt nước
Độ muối của nước biển và đại dương
- Độ muối TB của nước biển và đại dương là 350/00. Độ muối đó là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
Hoạt động 2 ( 24 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Nước biển và đại dương có ba sự vận động là: sóng, thủy triều và dòng biển.
GV: Các em đã được đi tắm biển rồi, vậy các em thấy bề mặt biển có gì nào. 
HS: có sóng.
Slide 4: ảnh sóng biển
? Quan sát hình ảnh sóng biển kết hợp với kiến thức hiểu biết thực tế, em hãy mô tả sóng biển.
HS: Nhấp nhô, từ ngoài khơi xô vào bờ...
? Vậy, sóng là gì?
HS: 
* Tích hợp kiến thức môn Vật Lý
GV: Sóng là những dao động cơ lan truyền được trong môi trường vật chất.
- Sóng biển là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng. 
- Hiện tượng sóng từ ngoài khơi xô vào bờ mà chúng ta nhìn thấy chỉ là ảo giác, thực tế sóng chỉ là vận động tại chỗ của nước theo chiều thẳng đứng.
? Nguyên nhân nào sinh ra sóng?
HS: chủ yếu do gió. 
? Ngoài gió, còn nguyên nhân nào nữa không?
HS: động đất gây sóng thần...
Slide 5: Ảnh các loại sóng biển
? Quan sát hình ảnh trên em hãy nêu sự khác nhau giữa sóng biển với sóng thần?
HS: 
GV bổ xung: Sóng biển(Sóng bạc đầu): Những giọt nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng, gọi là sóng bạc đầu.
 Sóng thần: Sóng rất lớn, chiều cao khoảng 20 - 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ rất lớn từ 400 - 800km/h.
Slide 6: Ảnh tác động của sóng biển đến tự nhiên và hoạt động của con người.
Thảo luận cặp đôi:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_de_day_tiet_30_bai.doc