SKKN Kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả bài học: Biển và Đại Dương - SGK Địa lí lớp 6

SKKN Kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả bài học: Biển và Đại Dương - SGK Địa lí lớp 6

Như chúng ta đã biết giáo dục hiện nay đang đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp và liên môn.

Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học.

 

docx 23 trang thuychi01 9025
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả bài học: Biển và Đại Dương - SGK Địa lí lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1. Mở đầu
1
2
1.1.Lí do chọn đề tài
1
3
1.2.Mục đích nghiên cứu
1
4
1.3.Đối tượng và thời gian nghiên cứu
2
5
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2
8
2.2. Thực trạng của vấn đề
3
9
2.2.1 Thuận lợi
3
10
2.2.2. Khó Khăn
4
11
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
5
12
2.3.1. Xác định và tìm hiểu kiến thức tích hợp, liên môn có liên quan đến bài hoc.
5
13
3.2.2. Tài liệu, học liệu: 
6
14
3.2.3. Thiết bị dạy học cần thiết cho bài học:
6
15
3.3.4. Tiến trình trải nghiệm thực tế đề tài:
7
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
17
3. Kết luận, kiến nghị
14
18
3.1.Kết luận
14
19
3.2. Kiến nghị, đề xuất
15
1.Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết giáo dục hiện nay đang đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp và liên môn.
Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thôngCòn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học.
Các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Hơn nữa trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu những kiến thức liên môn đó một cách cơ bản. Trong thực tế giảng dạy bài: Biển và Đại Dương ( SGK Địa lí lớp 6 ) các năm học trước bản thân vẫn phải sử dụng kiến thức các môn học liên quan để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. Tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ đơn giản và chưa hiểu được bản chất của vấn đề. Bên cạnh đó chưa chỉ rõ đơn vị kiến thức đó thuộc lĩnh vực nào.Từ đó việc vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tế cụ thể của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Qua việc áp dụng dạy học theo hướng tích hợp liên môn cho thấy học sinh hiểu bài sâu hơn và áp dụng để giải quyết các tình huống trong thực tế tốt hơn. Vì vậy việc đổi mới dạy học theo hướng tích hợp liên môn là tất yếu.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình dạy học môn địa lí nói chung và chương trình địa lí lớp 6 nói riêng. Tôi thấy rất rõ tính ưu việt và hiệu quả của việc dạy học theo hướng tích hợp, liên môn. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Tiếp nối những kết quả trước đó tôi mạnh dạn thực nghiệm đề tài: “ Kinh nghiệm vận dụng dạy học tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả bài học: Biển và Đại Dương - SGK Địa lí lớp 6”
1.2.Mục đích nghiên cứu:
	Giáo dục hiện nay đang đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học trên tinh thần nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Từ đó việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn địa lí, giúp học sinh có những giờ học hứng thú và bổ ích.
1.3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu: 
1.3.1. Đối tượng nghiện cứu:
Kiến thức liên môn trong bài học: Biển và Đại Dương môn Địa lí lớp 6
1.3.2. Thời gian nghiên cứu đề tài:
Học sinh khối 6 trường THCS Cẩm Vân năm học 2015 – 2016
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lí luận: Nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với đồng nghiệp, thăm dò ý kiến học sinh.
- Phương pháp thực tế: Trải nghiệm thực tế, thống kê.
- Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng học sinh được trải nghiệm và không được trải nghiệm đề tài.
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả vận dụng tích hợp liên môn trong dạy học.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
	Theo từ điển Tiếng Việt: “ Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”[9].
	Theo từ điển giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.[10]
	 Trong dạy học các môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “ môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nôi dung vốn có của môn học. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào quá trình dạy học là cần thiết.
	 Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học đó là:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và liên hệ thực tiễn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc dạy tích hợp trong môn địa lí
đều đảm bảo các nguyên tắc trên, đặc biệt là nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng cung cấp những kiến thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép những kiến thức cần thiết phải tích hợp. Bởi vì những kiến thức cần tích hợp chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài học hay một chủ đề. Giáo viên thường quan niệm một đơn vị kiến thức cần phải giảng dạy tích hợp là nằm trong các bộ môn khác sẽ giảng dạy.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1 Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+ Trong quá trình dạy học môn học Địa lí, tôi vẫn thường xuyên dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác như: Lịch sử, Giáo dục công dân, Vật lí, sinh học.... Vì vậy bản thân cũng đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Có thể nói lâu nay bản thân cũng đã dạy học tích hợp liên môn, nhưng chưa đi sâu và chưa có sự kết hợp một cách bài bản.
+ Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay được giáo viên đã và đang đẩy mạnh rộng rãi.Vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học, Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
+ Trong những năm qua bản thân cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột, kĩ thuật khăn trải bàn, bản đồ tư duy, dạy học theo dự án Đó là tiền đề tốt để vận dụng dạy học theo hướng tích hợp liên môn. 
+ Hiện nay không gian “ Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.
 	+ Trường trung học cơ sở Cẩm Vân là trường chuẩn quốc gia nên cơ sở vật chất cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu dạy học. Bên cạnh đó đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
 	- Đối với học sinh:
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ” vì vậy cũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.
2.2.2. Khó Khăn:
- Đối với giáo viên:
+ Với nhiều giáo viên, dạy học tích hợp liên môn là khái niệm mới và thật sự gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh kĩnh hội kiến thức. Dạy học theo chủ đề liên môn giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
+ Bên cạnh đó vấn đề tâm lý của giáo viên chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu giáo viên cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi. 
+ Mặt khác, việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường, giáo viên cũng chưa thực sự tích cực tham gia xây dựng các chủ đề dạy học, xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề, biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học. Thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh, tổ chức dạy học để dự giờ phân tích, rút kinh nghiệm.
+ Trong quá trình giảng dạy thực tế, bản thân nhận thấy rằng khi dạy tích hợp, liên môn, không nằm nhiều ở vấn đề nội dung mà nằm nhiều ở phương pháp dạy học. Dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn đòi hỏi giáo viên phải có năng lực trong tổ chức hoạt động dạy học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh. Mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng.Đặc biệt cần quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.Vì vậy trong dạy học tích hợp liên môn giáo viên cần sử dụng và phát huy tốt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức hoạt động học của học sinh.Bên cạnh đó giáo viên cần phải trang bị thêm về mặt kiến thức về những chủ đề tích hợp, liên môn, nhất là tìm hiểu về những ứng dụng của kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Đối với học sinh
+ Dạy học tích hợp, liên môn là khái niệm mới mẻ đối với học sinh, lâu nay học sinh vẫn quen học tập kiến thức theo lối đơn môn. Vì vậy, khi giáo viên tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn cũng khiến nhiều học sinh bỡ ngỡ, lúng túng trong quá trình lĩnh hội kiến thức đặc biệt là những học sinh tiếp thu chậm.
Việc học tập theo hướng tích hợp liên môn yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức tổng hợp của nhiều môn học có liên quan, cũng có những đơn vị kiến thức học sinh nắm chưa vững nên khó khăn trong việc giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
Học tập theo hướng tích hợp liên môn yêu cầu học sinh phải học tập một cách chủ động theo sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa thật sự tích cực và tự giác trong học tập nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy của giáo viên.
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề:
2.3.1. Xác định và tìm hiểu kiến thức tích hợp,liên môn có liên quan đến bài học.
	Trong bài học: “ Biển và Đại Dương” giáo viên và học sinh cần sử dụng các kiến thức tích hợp, liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cụ thể như sau:
	* Kiến thức vật lí: Nguyên nhân sinh ra thủy triều. 
Địa chỉ tích hợp: Mục 2. Sự vân động của nước Biển và Đại dương
Giáo viên nắm vững hiên tượng thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và một phần từ Mặt Trời lên Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên( triều lên), nước rút( triều xuống)vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày. Lực đó gọi là lực hấp dẫn. 	Trái đất vừa quay, vừa lắc. Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt trăng và Mặt trời cùng nằm về một phía so với Trái đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu. Thủy triều có nhiều loại, phổ biến nhất là bán nhật triều. Bán nhật triều là hiện tượng trong một ngày trăng (24 giờ 50 phút) có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng. Biên độ của 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng gần như nhau. Khoảng thời gian giữa 2 lần nước lớn liên tiếp và nước ròng liên tiếp là bằng nhau Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ. Biên độ của thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng có các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m.
Như vậy, thủy triều không phải là một hiện tượng siêu nhiên mà nó có cơ sở khoa học về quy trình mực nước giao động lúc lên lúc xuống theo chu kỳ của tự nhiên. Điều này đã giải thích cho học sinh thấy được nguyên nhân sâu xa của hiện tượng thủy triều lên xuống là gì.
* Kiến thức lịch sử: 
Địa chỉ tích hợp: Mục 2. Sự vân động của nước Biển và Đại dương, phần thủy triều
Giáo viên cho HS tìm hiểu nhân dân ta đã vận dụng những hiểu biết về quy luật lên xuống của thủy triều để đánh bại quân xâm lược bảo vệ tổ quốc. Đó là các trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán; Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981; Kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Quốc Tuấn.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Địa chỉ tích hợp: Mục 2. Sự vân động của nước Biển và Đại dương
- Biết vai trò của biển và đại dương đối với đời sống, sản xuất của con người trên Trái Đất và vì sao phải bảo vệ nước biển và đại dương khỏi bị ô nhiễm.
- Biết nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển và đại dương và hậu quả
- Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước biển và đại dương; phản đối hành vi làm ô nhiễm nước biển và đại dương.
* Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Địa chỉ tích hợp: Mục 2. Sự vân động của nước Biển và Đại dương
Giáo dục cho học sinh biết có thể khai thác các vận động của nước biển như sóng và thủy triều để tạo ra năng lượng sạch thay thế năng lượng truyền thống.Từ đó giúp chúng ta sử dụng nguồn năng lượng một cách hiệu quả giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Học sinh có kĩ năng nhận biết những dấu hiệu khi sắp xảy ra sóng thần để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
3.2.2. Tài liệu, học liệu: 
- Sách giáo khoa Vật lí lớp 6,7,8 NXB Giáo dục.
- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 6,7 NXB Giáo dục.
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Địa lí THCS
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Vật lí THCS
3.2.3. Thiết bị dạy học cần thiết cho bài học:
- Bản đồ tự nhiên thế giới
- Bản đồ các dòng biển trong Đại Dương thế giới
- Tranh, ảnh về thủy triều, sóng biển....
3.3.4. Tiến trình trải nghiệm thực tế đề tài:
Tuần : 30- Tiết : 30	 Ngày soạn: 2/04/2016
 Ngày dạy: 04/04/2016
BÀI 24. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS nắm được
- Độ muối của nước biển và đại dương ; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
- Biết được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương là: sóng, thủy triều, dòng biển và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Biết vai trò của biển và đại dương đối với sự sống, sản xuất của con người trên Trái Đất và vì sao phải bảo vệ nước biển và đại dương khỏi bị ô nhiễm.
- Giáo dục môi trường: Biết nguyên nhân làm ô nhiễm nước biển, đại dương và các hậu quả.
- Giáo dục tiết kiệm năng lượng và biến đổi khí hậu:
Biết giá trị của năng lượng sóng, thuỷ triều thay thế năng lượng truyền thống.
Kĩ năng: Nhận biêt hiện tượng ô nhiễm nước biển và đại dương qua tranh ảnh và thực tế.
Thái độ: Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước biển và đại dương; phản đối các hoạt động làm ô nhiễm nước biển và đại dương.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự học...
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng hình ảnh...
II. PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT: 
- Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh về thủy triều, sóng biển
- Học sinh:Tìm hiểu bài ở nhà, sưu tầm các tranh ảnh về vận động của nước biển và đại dương.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định tổ chức ( 1’ )
Kiểm tra bài cũ.( 4’ )
? Sông và Hồ khác nhau như thế nào?
? Thế nào là Hệ thống Sông, lưu vực Sông?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề:( 1’)
Trên bề mặt Trái Đất, biển và đại dương chiếm phần quan trọng nhất
(71% diện tích bề mặt Trái Đất ). Trong thủy quyển chủ yếu là nước mặn (97% toàn bộ khối nước ). Các biển và nhất là các đại dương lưu thông với nhau, nhưng vẫn mang những đặc tính khác nhau. Vậy biển và đại dương có những đặc điểm gì và có các hình thức vận động nào ? Đó là nội dung bài học hôm nay.
b. Triển khai bài dạy. 
Nội dung tích hợp liên môn
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. 
- Học sinh có kĩ năng nhận biết những dấu hiệu khi sắp xảy ra sóng thần để có biện pháp phòng tránh hiệu quả. 
- HS biết chia sẻ những khó khăn và thiệt hại do sóng thần gây ra đối với nhân dân thường xảy ra thảm họa sóng thần. 
* Tích hợp kiến thức vật lí:
Học sinh vận dụng kiến thức liên môn vật lí để giải thích hiên tượng thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và một phần từ Mặt Trời lên Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên( triều lên), nước rút ( triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày. Lực đó gọi là lực hấp dẫn. 
Thủy triều có nhiều loại, phổ biến nhất là bán nhật triều. Bán nhật triều là hiện tượng trong một ngày trăng (24 giờ 50 phút) có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng. 
* Kiến thức lịch sử: 
Giáo viên cho HS tìm hiểu nhân dân ta đã vận dụng những hiểu biết về quy luật lên xuống của thủy triều để đánh bại quân xâm lược bảo vệ tổ quốc. Đó là các trận chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán; Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981; Kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1228 của Trần Quốc Tuấn.
* Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu. 
Giáo dục cho học sinh biết có thể khai thác các vận động của nước biển như sóng và thủy triều để tạo ra năng lượng sạch thay thế năng lượng truyền thống. Từ đó giúp chúng ta sử dụng nguồn năng lượng một cách hiệu quả giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
- Biết vai trò của biển và đại dương đối với đời sống, sản xuất của con người trên Trái Đất và vì sao phải bảo vệ nước biển và đại dương khỏi bị ô nhiễm
- Biết nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển và đại dương và hậu quả
- Có ý thức bảo vệ, không làm ô nhiễm nước biển và đại dương; phản đối hành vi làm ô nhiễm nước biển và đại dương.
Hoạt động 1: Tìm hiểu độ muối của biển (10’)
GV: Treo Bản đồ tự nhiên thế giới.
GV: Các Biển và Đại dương có thông với nhau không? 
HS: Lên bảng chứng minh trên bản đồ 4 đại dương thông với nhau.
GV Tại sao nước Biển lại mặn, Độ muối do đâu mà có? 
GV: Giải thích: Độ muối 35‰ có nghĩa là cứ 1000g nước biển có chứa 35g muối.
GV Tại sao Biển và Đại dương đều thông với nhau nhưng độ muối lại khác nhau
HS: ( Mật độ các sông đổ ra biển nhiều hay ít, độ bốc 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_van_dung_day_hoc_tich_hop_lien_mon_de_nang.docx