SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy một số bài học môn ngữ văn tại trường THPT

SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy một số bài học môn ngữ văn tại trường THPT

Đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực đang là xu thế của các nước phát triển nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ với dạy người và định hướng nghề nghiệp phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Trong xu hướng đó việc dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn. Việc học sinh không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút học sinh bằng bài giảng của mình. Thầy cô chưa thực sự có nhưng bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp truyền thống thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên đứng lớp. Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống tôi mạnh dạn xin được trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT. Trong các phương pháp dạy học tích cực, đóng vai và sân khấu hóa là phương pháp phù hợp với đặc trưng dạy – học của môn Ngữ Văn tạo ra hiệu quả cao. Do vậy tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy một số bài học môn Ngữ văn tại

doc 18 trang thuychi01 18302
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy một số bài học môn ngữ văn tại trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG THI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN NGỮ VĂN TẠI TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Trịnh Thị Ánh Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực đang là xu thế của các nước phát triển nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ với dạy người và định hướng nghề nghiệp phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Trong xu hướng đó việc dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn. Việc học sinh không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút học sinh bằng bài giảng của mình. Thầy cô chưa thực sự có nhưng bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp truyền thống thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên đứng lớp. Xuất  phát  từ  những  vấn  đề  trên,  với mong muốn  góp một  phần  vào  việc  tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi  mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống tôi mạnh dạn xin được trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT. Trong các phương pháp dạy học tích cực, đóng vai và sân khấu hóa là phương pháp phù hợp với đặc trưng dạy – học của môn Ngữ Văn tạo ra hiệu quả cao. Do vậy tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy một số bài học môn Ngữ văn tại trường THPT”
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp đóng vai và sân khấu hóa trong việc giảng dạy một số tiết học tại trường THPT nhằm tạo nên sự hứng thú, chủ động tích cực cho học sinh để đạt kết quả cao.
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của tôi là phương pháp sân khấu hóa và đóng vai áp dụng trong một số tiết dạy học môn Ngữ Văn
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, thống kê, phân loại
Những điểm mới của SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra những bước cụ thể cho hoạt động đóng vai để áp dụng vào môn Ngữ văn.
Phương pháp đóng vai được vận dụng linh hoạt qua nhiều hình thức khác nhau, không chỉ đóng kịch, hát, múa, hóa trang mà còn dùng để tóm tắt các tác phẩm văn 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của phương pháp đóng vai trong việc giảng dạy một số bài học môn Ngữ văn tại trường THPT
Học tập để tham gia là một kỹ năng quan trọng đối với học sinh để học trong thế giới đa phương hiện nay. Phương pháp đóng vai góp phần nâng cao sự hiểu biết nhiều hơn và cho phép học sinh phát triển kỹ năng để tham gia vào các cuộc thảo luận trong môi trường có kiểm soát của lớp học. Theo học giả Brierley, Devonshire và Hillman, kỹ thuật đóng vai phát triển các chức năng kiến thức như: "một sự kết hợp của kiến thức mệnh đề (hiểu biết về - nền tảng kiến thức học thuật), kiến thức về thủ tục (biết làm thế nào - có các kỹ năng) và kiến thức có điều kiện (biết được tình huống để sử dụng các kỹ năng)" 
Phương pháp đóng vai: tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một vai giả định. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát từ vai của mình. Đây là hình thức dạy học thu hấp dẫn, thu hút học sinh. Thay vì tiếp nhận kiến thức một cách khô khan theo lối dạy học truyền thống, với hình thức sân khấu hóa, các em được trải nghiệm thực tế, được hóa thân vào nhân vật lịch sử, có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật, từ đó hiểu và thêm yêu quê hương đất nước qua từng bài học.
2.2. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn hiện nay
Nói đến phương pháp dạy học ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay không thể không nhắc tới các hiện tượng rất phổ biến trong các giờ học văn khiến học sinh cảm thấy mất hứng thú, một trong những vấn đề đó là:
Dạy học đọc chép trong môn văn trước đây và môn ngữ văn  rất phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay. Đọc chép trong giờ chính khóa và trong các lò luyện thi. Thầy cô đọc trước, học sinh chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi học sinh chép theo. Đối với các bài khái quát về giai đoạn văn học hay khái quát về tác gia thầy cô cũng thường tóm tắt rồi đọc cho học sinh chép. Đối với bài “giảng văn” thầy cô cũng thường nêu “câu hỏi tu từ”, rồi giảng, sau đó đọc chậm cho học sinh chép các kết luận, nhận định. Trong cách dạy này học sinh tiếp thu hoàn toàn thụ động, một chiều. 
 	Dạy nhồi nhét: Dạy nhồi nhét cũng là hiện tượng phổ biến do thầy cô sợ dạy không kĩ, ảnh hưởng đến kết quả làm bài thi của học sinh, cho nên dạy từ a đến z, không lựa chọn trọng tâm, không có thì giờ nêu vấn đề cho học sinh trao đổi, sợ “cháy” giáo án. Kết quả của lối dạy này cũng là làm cho học sinh tiếp thu một cách thụ động, một chiều.
 	Dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học: Một hiện tượng thường thấy là cách giảng văn trên lớp như cách nghiên cứu văn học của các học giả, như cách học của sinh viên văn học. Đó là cách phân tích sâu về tâm lí, về kĩ thuật ngôn từ, về phương pháp sáng tác.. Trong khi đố đối với học sinh môn ngữ văn chỉ cần dạy cho học sinh đọc hiểu, tiếp nhận tác phẩm  như một độc giả bình thường là đủ, nghĩa là chỉ cần nắm bắt đúng ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm, một vài nét đặc sắc về nghệ thuật  đủ để thưởng thức và gây hứng thú.
 	Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo: Tương ứng với cách dạy họcnhư trên HS tất nhiên chỉ tiếp thu một cách thụ động mà thôi. Tính chất thụ động thể hiện ở việc học thiếu hứng thú, học đối phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc để trả bài và làm bài. Cách học đó tất nhiên cũng không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng không được khuyến khích sáng tạo.
Học sinh không biết tự học: Cách học thụ động chứng tỏ HS không biết tự học, không có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, không biết cách chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu kiến thức, không biết cách phân biệt cái chính và cái phụ, không biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết mà suy ra cái chưa biết. Nói tóm lại là chưa biết cách tự học.
 	Học tập thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò với trò: Mỗi cá nhân trong quá trình học tập đều có hạn chế, bởi mỗi người thường chỉ chú ý vào một số điểm, bỏ qua hoặc không đánh giá hết ý nghĩa của các kiến thức khác. Trong điều kiện đó, nếu biết cách hợp tác trong học tập, giữa thầy giáo và HS, HS với HS có thể nhắc nhở nhau, bổ sung cho nhau, làm cho kiến thức được toàn diện và sâu sắc.
 	Học thiếu hứng thú, đam mê: Kết quả củ việc học thụ động là học tập thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham mê, mà thiếu những động cơ nội tại ấy việc học tập thường là ít có kết quả.
	Chính vì những nguyên nhân trên mà những giá trị tốt đẹp của văn học đã không được truyền tải hết đến học sinh và tác động đến việc hoàn thiện tâm hồn của các em.
Như vậy, xét tổng thể, hiện trạng học môn Văn ở nhà trường hiện nay rất đáng lo ngại và đang mất dần đi giá trị to lớn của môn văn. Phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, HS phải học thuộc kiến giải của thầy. Đây cũng là phương pháp phản sư phạm, bởi vì bản chất học tập không phải là tiếp nhận những gì được đưa trực tiếp từ ngoài vào, mà là sự kiến tạo tri thức mới dựa trên cơ sở nhào nặn các dữ liệu mới và kinh nghiệm đã được tích luỹ. Học tập thực chất không phải là học thuộc mà là tự biến đổi tri thức của mình trên cơ sở các tác động của bên ngoài và của hoạt động của người học. Do đó việc áp đặt kiến thức chỉ có tác dụng tạm thời, học xong là quên ngay, không để lại dấu ấn trong tâm khảm người học, không trở thành kiến thức hữu cơ của một bộ óc biết suy nghĩ và phát triển. Chúng ta chưa xem học sinh là chủ thể của hoạt động học văn, chưa trao cho các em tính chủ động trong học tập. Coi học sinh là chủ thể của hoạt động học tập của mình thì học sinh phải là người chủ thể trong các hoạt động học tập, là người chủ động kiến tạo các kiến thức của mình mà giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Giáo án của giáo viên phải là kế hoạch hoạt động của học sinh để tự kiến tạo kiến thức, chứ không phải là giáo án để giáo viên giảng và bình ở trên lớp. Muốn xác lập hệ thống các phương pháp dạy học ngữ văn trước tiên chúng ta cần xác định nội dung môn học, xác định các hoạt động cơ bản để đạt được kết quả của môn học, rồi từ đó mà xác định các phương pháp cụ thể đặc thù của bộ môn. Phương pháp dạy học ngữ văn phụ thuộc vào đặc trưng của bộ môn. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực áp dụng môn Ngữ văn nhưng 1 trong những phương pháp có thể vận dụng linh hoạt vào môn Ngữ văn là: phương pháp đóng vai.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện
Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiệu quả,  đồng thời  khơi dậy niềm hứng thú, yêu thích môn học..Có nhiều phương pháp dạy học tích cực mà GV có thể sử dụng như: Thảo luận nhóm; Đóng vai; Nghiên cứu tình huống; Dự án; Động não; Đặt và giải quyết vấn đề.Phương pháp đóng vai được thực hiện từ lâu ở nhiều môn học, tiêu biểu như môn giáo dục công dân hay lịch sử. Tuy nhiên ở những nghiên cứu trước đây, chưa đưa ra các bước cụ thể hay yêu cầu cho phương pháp đóng vai. Hình thức đóng vai cũng không đa dạng, còn hạn chế. Ngoài ra, việc áp dụng còn mang tính đối phó.
2.4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Những ưu điểm của sáng kiến kinh nghiệm
 Qua quá trình vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học môn Ngữ văn, chúng tôi nhận thấy được những tín hiệu tích cực từ phía học sinh:
- Học sinh được đồng sáng tạo với các tác giả, có cơ hội trải nghiệm những cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm, lối sống của các nhân vật. Từ đó có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, mới mẻ hơn về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực. Học sinh qua việc trải nghiệm sẽ rút ra những thông điệp va giá trị sống có ý nghĩa.
- Học sinh được quyền nêu cảm xúc, bày tỏ thái độ, quan điểm riêng của bản thân từ góc nhìn của người trẻ ở thời hiện đại.
  - Học sinh có cơ hội khai phá và phát huy những năng khiếu mà có thể bản thân chưa hiểu hết: viết kịch bản, đạo diễn, diễn xuất, thiết kế trang phục, đạo cụ; góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh: hợp tác, sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ, sử dụng tiếng Việt Khi cùng nhau luyện tập, biểu diễn là kiến thức trong nội dung bài học và cả những kiến thức ngoài bài học đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Đó không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn viết nên những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, là rèn kỹ năng làm việc nhóm rất hiệu quả cho mỗi học sinh.
- Tạo không khí sôi nổi, sự hứng thú trong các tiết học.
- Đây là phương pháp có thể vận dụng các hình thức đa dạng gồm: múa, hát, kịch, diễn xướng, hài kịch,...miễn sao nói lên được các nội dung liên quan đến di sản mà nhóm mình tìm hiểu.
- Trong tiết học được sân khấu hóa, vai trò của giáo viên sẽ là ban giám khảo, nhận xét đánh giá kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của các em, động viên khuyến khích tinh thần tự học sáng tạo của các em, đồng thời giáo viên có thể bổ sung thêm các kiến thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót, giúp các em thu nạp tối đa phần kiến thức cần thiết.
- Đóng vai tạo ra một môi trường kích thích, mô phỏng thực tế cho phép học sinh tăng cường sự hiểu biết về tình huống hoặc sự kiện đã được tái hiện của họ. Học sinh có được một cái nhìn sâu hơn vào khái niệm then chốt bằng việc diễn xuất các vấn đề thảo luận ở lớp học. 
- Kỹ thuật đóng vai trò cho phép học sinh áp dụng các khái niệm và các vấn đề đã được giới thiệu thông qua các bài giảng và bài đọc vào một tình huống phản ánh thực tế. Khi học sinh được hoạt động trực tiếp trong suốt hoạt động đóng vai thì thực sự hiệu quả hơn "gắn khái niệm" vào bộ nhớ dài hạn của họ 
2.4.2. Các bước tiến hành phương pháp đóng vai
Bước 1: Xác định chủ đề
Đây là bước quan trọng nhất. Chủ đề phải nằm trong nội dung mà học sinh đã được học tập. Không thể thực hiện đóng vai với chủ đề mà học sinh chưa được học hoặc chưa có tài liệu, thời gian để tự học. Chủ đề phải có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai. Chủ đề phát huy được ưu thế của phương pháp đóng vai là những chủ đề thể hiện được kỹ năng giao tiếp, thái độ, cách ứng xử giải quyết vấn đề. Các tác phẩm văn chương trong nhà trường luôn theo những chủ đề nhất định nên thuận lợi cho quá trình phân vai. Ví dụ như: chủ đề số phận người nông dân trước cách mang tháng 8 hay số phận người phụ nữ sau năm 1975
Bước 2: Lập kế hoạch về việc đóng vai. 
Xác định chủ đề: Dựa theo chủ đề để xây dựng mục tiêu học tập; mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu bài giảng nhưng phải cụ thể, bổ sung thêm cho mục tiêu bài giảng. Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng cụ thể bao nhiêu càng tốt. Các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ, cân nhắc để thể hiện tốt mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía cạnh để học tập. Nêu trọng tâm về kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề; nêu trọng tâm về kỹ năng giao tiếp, thái độ. 
Giao nhiệm vụ cho các vai, cho người quan sát: 
+ Vai đóng phải cụ thể theo đúng mục tiêu học tập (người đóng vai "chính", người đóng vai "phụ" phải thực hiện nhiệm vụ, công việc, động tác gì... trong các tình huống trên). 
+ Người quan sát (các người học khác) được phân thành nhóm nhỏ (vài người). Mỗi nhóm được giao các nhiệm vụ cụ thể như: nhóm theo dõi nhận xét vai "chính"; nhóm theo dõi nhận xét vai "phụ"; các nhóm theo dõi về kỹ năng giao tiếp, thái độ, kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề...
Bước 3: Xác định thời gian đóng vai 
Không nên quá ngắn (ít hơn 15 phút) và sẽ hạn chế trong việc thể hiện được mục tiêu học tập; chưa đủ để bộc lộ các ưu, nhược điểm. Cũng không nên quá dài vì sẽ loãng, thiếu tập trung.  Lưu ý: cần dự kiến thời gian thảo luận ngay sau buổi đóng vai. Thời gian thảo luận phải đủ để mọi người phát biểu, có thể nêu lên được đầy đủ các nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá...
Để xác định thời gian đóng vai, có thể tham khảo ý kiến những người sẽ thực hiện vai đóng (họ sẽ đề xuất sau khi đã trao đổi, hội ý với nhau về dự kiến nội dung dựa theo nhiệm vụ được giao). 
Bước 4: Thực hiện đóng vai
a. Chuẩn bị, tạo không khí thuận lợi 
- Kê xếp lại bàn ghế cho thích hợp . Bàn ghế ngồi của vai đóng được kê ở giữa để mọi người quan sát thuận tiện. 
- Bàn ghế của người quan sát (cử tọa) kê chung quanh sao cho thích hợp với nhiệm vụ được giao (thí dụ: nhóm theo dõi vai "chính", vai "phụ" ngồi đối diện với các vai đóng để quan sát được tốt). 
- Giáo viên cũng có một chỗ ngồi thích hợp để theo dõi được diễn biến chung, không làm ảnh hưởng đến các vai đóng. 
- Tạo không khí thoải mái
- Trật tự, tập trung
b. Thực hiện đóng vai
- Vai đóng không cần thực hiện các kỹ xảo biểu diễn như trong đóng kịch, dễ gây mất tập trung, chú ý vào lời thoại, hành động.
- Cần bám sát mục tiêu học tập, nhiệm vụ được giao trong đóng vai, có ý thức cộng tác, hỗ trợ cho đóng vai.
Bước 5: Thảo luận sau đóng vai
Thảo luận sau đóng vai là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản của giảng dạy bằng phương pháp đóng vai. 
- Thực hiện thảo luận ngay sau khi đóng vai để người học còn lưu giữ được các nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai. 
- Giảng viên điều khiển thảo luận sau đóng vai. Qua các vai đóng, người học nhận xét, thảo luận:
+ Về kỹ năng giao tiếp: Có trình bày, giải thích rõ ràng, dễ hiểu không? Các ngôn từ sử dụng có phù hợp cho vai "chính", "phụ"... không? Trong sử dụng ngôn từ cần lưu ý tránh việc trình bày như sách vở; dùng các ngôn từ khoa học khó hiểu, khó tiếp thu...
+ Về thái độ, phong cách: Việc chào hỏi, cách xưng hô trong giao tiếp..? Có thực sự tôn trọng, chú ý lắng nghe, giải đáp đúng yêu cầu của các vai đóng? 
+ Về kiến thức: Cách giải thích, hướng dẫn có đúng không? Các biện pháp giải quyết nêu ra có phù hợp với lý thuyết, với nguyên tắc chung không? 
+ Về việc rút kinh nghiệm qua đóng vai: Cần bố trí, động viên để mọi người đều có thể phát biểu thoải mái. Khi có những nhận xét chưa đúng, chưa rõ, nên tiến hành trao đổi để có thể đi đến kết luận. Nếu nảy sinh những vấn đề cơ bản chưa thống nhất có thể để lại, tổ chức một buổi thảo luận nhóm riêng.
2.4.3. Vận dụng cụ thể
Vận dụng phương pháp đóng vai trong tóm tắt và hóa trang tại lớp tác phẩm “Người trong bao” tại trường THPT Trường Thi
Tóm tắt tác phẩm là hoạt động học không thể thiếu trong mỗi tác phẩm văn xuôi. Qua việc tóm tắt tác phẩm, học sinh khắc sâu về kiến thức và tạo sự hứng thú, sôi nổi trong quá trình học. Dưới đây là các bước tiến hành phương pháp đóng vai tóm tắt tác phẩm “Người trong bao” (Shekhop) – Ngữ văn lớp 11:
Bước
Mục tiêu
Nội dung
Bước 1
Xác định chủ đề
Cảm nhận về kiểu người kì quái, lập dị.
Bước 2
Lập kế hoạch về việc đóng vai
- Nhóm 1: Đóng vai tóm tắt tác phâm “Người trong bao” ( 4 học sinh)
- Nhóm 2: Hóa trang thành Bê – li – cốp ( 4 bạn)
- Học sinh ở lớp: người quan sát
Bước 3
Xác định thời gian đóng vai
Nhóm 1: Thời gian chủ động
Nhóm 2: 5-7 phút 
Bước 4
Thực hiện đóng vai
Chuẩn bị: kê bàn ghế
Thực hiện đóng vai
Bước 5
Nhận xét chung về buổi đóng vai
Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm, GV bộ môn định hướng HS thảo luận một số vấn đề tại lớp:
+ Nêu đặc điêm về ngoại hình, tính cách của Bê – li – cốp?
+ Ý nghĩ phê phán từ hình tượng nhân vật?
GV nhận xét về buổi đóng vai tại lớp:
+ Nhận xét ưu điểm
+ Hạn chế cần khắc phục
Học sinh thực hiện:
Bê – li – cốp là giáo viên dạy tiếng Hy Lạp. Hắn luôn ca ngợi quá khứ, sống theo các chỉ thị thông tư
Bê – li – cốp thống trị trường học trong thời gian dài, ai cũng sợ hắn.
Bê – li- cốp phải lòng cô giáo Va – ren – ca, hắn đến nhà gặp em trai cô
Hắn cho rằng phụ nữ không được đi xe đạp
Hay như việc Varenco vừa đi vừa đọc sách
Varenco nắm cổ áo hắn và đe dọa
Bê – li – cốp ngã sõng xoài ra cầu thang
Đúng lúc đó Varenca về, cô cười “Ha ha ha” vang khắp nhà
Beelicop lo sợ mọi người sẽ biết chuyện mình bị ngã, hắn rầu rĩ trốn trong phòng.
Đúng 2 tháng sau hắn chết. Ban đầu mọi người nhẹ nhõm nhưng sau đó mọi chuyện lại trở về như cũ.
Hóa trang tại lớp
Học sinh chuẩn bị hóa trang 
Giáo viên giới thiệu về hoạt động đóng vai
Học sinh tham gia đóng vai nhân vật Bê – li – cốp
	Vận dụng phương pháp đóng vai khi thực hiện trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn “Sắc màu dân gian” tại trường THPT Trường Thi
	Trong năm học 2018-2019, nhóm Ngữ văn đã vận dụng phương pháp đóng vai trong chương trình ngoại khóa “Sắc màu văn học dân gian”. Thông qua các hoạt động dạy học trên lớp cũng như ngoại khóa, với phương pháp đóng vai, nhóm Ngữ văn đã giáo dục học sinh về  các giá trị sống quan trọng như niềm tự hào về đất nước, tình yêu thiên nhiên, quan điểm sống đúng mực...Dưới đây là các bước thực hiện khi áp dụng phương pháp đóng vai trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Bước
Mục tiêu
Nội dung
Bước 1
Xác định chủ đề
Cảm nhận về sự đa dạng của các thể loại văn học dân gian và vẻ đẹp tâm hồn người dân lao động.
Bước 2
Lập kế hoạch về việc đóng vai
- Khối 10: Đóng 1 truyện cười “Thầy bói xem voi” trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam.
- Khối 11 : Diễn xướng 1 trong các thể loại ca dao – dân ca, sử thi, hoặc sân khấu dân gian như chèo, tuồng
- Khối 12 : Đóng vai 1 cảnh tiêu biểu trong vở chèo “Quan âm thị kính”
Bước 3
Xác định thời gian đóng vai
Thời gian tập: 10 ngày
Khối 10: 25 phút
Khối 11: 5 phút
Khối 12: 20 phút
Bước 4
Thực hiện đóng v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_giang_day_mot_so_ba.doc