SKKN Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực để gây hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy Công nghệ 11
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, của chính sách mở cửa và nền kinh tế thị trườngđang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục. Thực tế cho thấy xu hướng của giáo dục ngày nay đang có sự thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng thực dụng của nền kinh tế và yêu cầu xã hội. Chính vì lẽ đó trong hệ thống giáo dục có nhiều môn học không đáp ứng được yêu cầu của điều kiện nền kinh tế xã hội nên phần lớn học sinh không chú ý đến việc học tập các môn học đó ,trong đó có môn Công nghệ. Mặt khác cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội đã tác động mạnh mẽ vào ý thức của con người, đặc biệt là học sinh tạo cho các em có những nhận thức cao, cũng như tính sáng tạo trong học tập và tiếp cận kiến thức. Vì thế trong dạy học có nhiều giáo viên không tiếp cận không đổi mới, sáng tạo mà vẫn giữ lối dạy học thụ động (đọc chép, thuyết trình ) đã gây ra sự nhàm chán trong môn học, đặc biệt là với môn học Công nghệ. Việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú nhằm nâng cao chất lượng học sinh là rất cần thiết đối với môn học Công nghệ.
Trong điều kiện hiện nay để áp dụng thành công các kĩ thuật dạy học tích cực đòi hỏi cả người dạy và người học phải có một vốn kiến thức nhất định để tiếp cận và thực hiện.
Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài "Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực để gây hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy Công nghệ 11" với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy học với đồng nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn Công nghệ.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 11 Người thực hiện: Chức vụ: SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lê Thị Lan Giáo viên Công nghệ 11 THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC TT Mục Trang I MỞ ĐẦU 1 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 II NỘI DUNG 3 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1 Phương pháp dạy học 3 1.2 Kĩ thuật dạy học 3 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 4 3 GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 5 3.1 Khái niệm kỹ thuật mảnh ghép 5 3.2 Cách tiến hành 6 3.3 Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy Công nghệ 11 6 3.4 Nhận xét 13 4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 14 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 1 KẾT LUẬN 15 2 KIẾN NGHỊ 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, của chính sách mở cửa và nền kinh tế thị trườngđang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục. Thực tế cho thấy xu hướng của giáo dục ngày nay đang có sự thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng thực dụng của nền kinh tế và yêu cầu xã hội. Chính vì lẽ đó trong hệ thống giáo dục có nhiều môn học không đáp ứng được yêu cầu của điều kiện nền kinh tế xã hội nên phần lớn học sinh không chú ý đến việc học tập các môn học đó ,trong đó có môn Công nghệ. Mặt khác cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội đã tác động mạnh mẽ vào ý thức của con người, đặc biệt là học sinh tạo cho các em có những nhận thức cao, cũng như tính sáng tạo trong học tập và tiếp cận kiến thức. Vì thế trong dạy học có nhiều giáo viên không tiếp cận không đổi mới, sáng tạo mà vẫn giữ lối dạy học thụ động (đọc chép, thuyết trình ) đã gây ra sự nhàm chán trong môn học, đặc biệt là với môn học Công nghệ. Việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú nhằm nâng cao chất lượng học sinh là rất cần thiết đối với môn học Công nghệ. Trong điều kiện hiện nay để áp dụng thành công các kĩ thuật dạy học tích cực đòi hỏi cả người dạy và người học phải có một vốn kiến thức nhất định để tiếp cận và thực hiện. Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài "Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực để gây hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy Công nghệ 11" với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy học với đồng nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng môn Công nghệ. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học của thầy và trò trong nhà trường THPT Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn,vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bộ môn Công nghệ ở nhà trường trung Học Phổ Thông Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kĩ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa . Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào kĩ thuật dạy học bộ môn của mình những bài học thực tiễn. Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học tự nghiên cứu của những giáo viên dạy các môn tự nhiên, nhất là môn Công nghệ. Tăng cường trao đổi việc đóng góp ý kiến, trao đổi thảo luận nhằm nâng cao trình độ chuyên môn khả năng tự học, tự bồi dưỡng thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời Việc nghiên cứu đề tài nhằm tạo ra sự hứng thú tích cực trong quá trình học tập của bộ môn Công nghệ cũng như đem lại hiệu quả tốt cho công tác giảng dạy của giáo viên trong thời kì mới. Nghiên cứu đề tài còn nhằm thúc đẩy phát triển tư duy, trí tuệ của học sinh trong quá trình tự vận động để tiếp cận, tìm tòi và khám phá đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, tích cực nhất. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tổ chức các tiết dạy học cụ thể ở khối lớp 11, đối tượng là học sinh lớp 11B2, 11B3, 11B4, 11B5 và 11B6 Trường Trung học Phổ Thông Nguyễn Trãi 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ đề cập đến kĩ thuật dạy học tích cực để gây hứng thú và nâng cao chất lượng học sinh đó là kĩ thuật mảnh ghép vào việc giảng dạy một số bài trong chương trình Công nghệ 11. PHẦN II: NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1.1. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh trong phạm trù hoạt động dạy và học nhằm mục đích giáo dục và trau dồi học vấn cho thế hệ trẻ.[2] Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức. [2] Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức. Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là quá trình chủ động. Như vậy việc dạy học theo những phương pháp dạy học tích cực là vấn đề thật cần thiết. 1.2. Kĩ thuật dạy học Kỹ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dưỡng hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động giáo dưỡng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy. [2] Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, chúng là những thành phần của phương pháp dạy học. Kỹ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, kỹ thuật dạy học khác với phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vì đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng. [2] Năng lực sử dụng các kỹ thuật dạy học là rất quan trọng đối với người đứng lớp, nhất là trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Rèn luyện để nâng cao năng lực này là một nhiệm vụ, một vấn đề thật cần thiết của mỗi giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. [2] Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh.[2] - Trong mục 1.1 được tham khảo từ TLTK số 2 - Trong mục 1.2 được tham khảo từ TLTK số 2 Có rất nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau mà người giáo viên có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh. Và trong đề tài này chỉ mới đề cập đến kỹ thuật dạy học tích cực thường xuyên sử dụng trong giảng dạy Công nghệ 11 . Bao gồm các kỹ thuật: kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật sơ đồ tư duy. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Theo chương trình của Bộ Giáo dục thì đến năm 2018 sẽ thực hiện thay sách giáo khoa mới.[1] Vì vậy việc áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Hiện nay, việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy còn hạn chế. Nguyên nhân là do một số giáo viên vẫn còn có quan điểm cho rằng những kỹ thuật dạy học tích cực rất khó áp dụng vào giảng dạy trong thời gian 45 phút trên lớp nên cũng rất ít sử dụng các kỹ thuật này. Ngoài ra còn do cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học còn hạn chế. Đời sống một bộ phận cán bộ giáo viên còn nhiều khó khăn nên chưa đầu tư thỏa đáng vào việc đổi mới phương pháp kỹ thuật dạy học. Đối với học sinh, đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh lười học, chưa có sự say mê học tập, một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững được nội dung bài học. Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánhthì còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung. Qua các lần kiểm tra đối với lớp 11B2 tôi có sử dụng đồ dùng dạy học và một số phương pháp dạy học thông thường, chủ yếu học sinh khá- giỏi tham gia học tập, số học sinh yếu ít có cơ hội tham gia hoạt động. Chính vì thế nên việc học tập thường ít hứng thú, nội dung đơn điệu, giáo viên ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân. Trong mục 2 được tham khảo từ TLTK số 1 Đầu năm học 2016 – 2017 tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng học tập của học sinh lớp 11B2 và thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát của lớp 11B2 Sĩ số học sinh lớp: 45 hs Nội dung Thường xuyên Đôi khi Không Chú ý nghe giảng 25 16 4 Tham gia trả lời câu hỏi 19 16 10 Nhận xét ý kiến của bạn 18 15 12 Tự giác làm bài tập 20 15 10 Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ chú ý nghe giảng còn hạn chế. Học sinh tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn học sinh chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, ở nhiều học sinh hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của HS. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phương pháp dạy học. 3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trong quá trình giảng dạy Công nghệ 11 bản thân tôi đã tích cực sử dụng tối đa các kỹ thuật dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy. Kỹ thuật dạy học chủ yếu được áp dụng là: Kỹ thuật mảnh ghép 3.1. Khái niệm kỹ thuật mảnh ghép: Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu: * Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp * Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm * Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2) - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân 3.2. Cách tiến hành Kỹ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn : “Nhóm chuyên sâu”: Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu sâu 1 vấn đề. Sau 1 thời gian nhất định thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và trình bày được kết quả của nhóm. - Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh ở các nhóm chuyên sâu khác nhau lại tập hợp lại thành nhóm mới là nhóm mảnh ghép. Và nhóm “mảnh ghép” nhận được một nhiệm vụ mới, nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu” 3.3. Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy Công nghệ 11 Trong quá trình giảng dạy Công nghệ 11, có thể áp dụng kỹ thuật “mảnh ghép” vào các bài sau: Tiết học Bài học Tên bài Tên mục sử dụng kỹ thuật mảnh ghép Tiết 28 Bài 21 Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong Mục II: Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì. Tiết 31 Bài 23 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Mục II: Pitton,thanh truyền, trục khuỷu Tiết 33 Bài 25 Hệ thống bôi trơn Mục II: Hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Tiết 34 Bài 26 Hệ thống làm mát Mục II: Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức. Tiết 39 Bài 30 Hệ thống khởi động Mục I.Khái niệm và phân loại hệ thống khởi động Tiết 45 Bài 34 Động cơ đốt trong dùng cho xe máy Mục I.2.Cách bố trí động cơ trên xe máy Trong điều kiện giảng dạy trên lớp, trong thời gian một tiết học, kỹ thuật mảnh ghép thích hợp nhất là vào những phần khi thảo luận bao gồm 2 nội dung chính. Cách tiến hành như sau: + Trong giai đoạn 1, giáo viên chia lớp thành 8 hoặc 10 nhóm theo các bàn. Yêu cầu các nhóm 1,2 thảo luận một nội dung; các nhóm 3,4 thảo luận một nội dung, các nhóm 5,6 thảo luận một nội dung, các nhóm 7,8 thảo luận một nội dung bài học. Sau thời gian 2 đến 3 phút các thành viên trong nhóm đã nắm vững nội dung thảo luận của nhóm mình. Sang giai đoạn 2 giáo viên yêu cầu các nhóm lẻ sẽ quay xuống dưới và tạo thành nhóm mới là các nhóm: 1 và 2 tạo thành nhóm A; 3 và 4 là nhóm B; 5 và 6 là nhóm C; 7 và 8 tạo thành nhóm D. Như vậy ở vòng 2 này các nhóm mới đã biết đầy đủ nội dung bài học và điền kết quả thảo luận vào bảng phụ để trình bày trước lớp. Khi áp dụng kỹ thuật mảnh ghép nếu chia nhóm như ở trên thi học sinh không phải thay đổi chỗ ngồi nhiều gây lộn xộn lớp. Đồng thời tham gia tích cực quá trình thảo luận và nắm vững nội dung bài học Ví dụ cụ thể: Tiết 28 – bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong Mục II .1. Nguyên lí làm viêc của động cơ điezen 4 kì *Vòng 1 : Thành lập nhóm chuyên sâu Trong mục này Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm “chuyên sâu” tìm hiểu đặc điểm ở các kỳ của động cơ điezen 4 kì. Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm (theo 12 bàn), yêu cầu các nhóm dựa vào sgk + hiểu biết của bản thân + tranh vẽ trên bảng làm +mô hình vào phiếu học tập + Nhóm 1,2: Tìm hiểu kì 1-Nạp? + Nhóm 3: Tìm hiểu kì 2-Nén? + Nhóm 4,5: Tìm hiểu kì 3-Cháy? + Nhóm 6: Tìm hiểu kì 4-Thải Phiếu học tập 1 (Nhóm 1,2) Tìm hiểu kỳ 1 - Nạp Câu hỏi gợi ý Đặc điểm + Trục khuỷu quay theo chiều nào? + Pit-tông chuyển động lên hay xuống? + Các xupap mở hay đóng? + Thể tích toàn phần tăng hay giảm?Áp suất trong xy lanh tăng hay giảm? + Bên trong xy lanh chứa gì? ...... ...... ............................................................ Phiếu học tập 2 (Nhóm 3) Tìm hiểu kỳ 2 - Nén Câu hỏi gợi ý Đặc điểm + Trục khuỷu quay theo chiều nào? + Pit-tông chuyển động lên hay xuống? + Các xupap mở hay đóng? + Thể tích toàn phần tăng hay giảm?Áp suất trong xy lanh tăng hay giảm? + Bên trong xy lanh chứa gì? ..................................................... .................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... ..................................................... Phiếu học tập 3 (Nhóm 4,5) Tìm hiểu kỳ 3 - Cháy, giãn nở Câu hỏi gợi ý Đặc điểm + Trục khuỷu quay theo chiều nào? + Pit-tông chuyển động lên hay xuống? + Các xupap mở hay đóng? + Thể tích toàn phần tăng hay giảm?Áp suất trong xy lanh tăng hay giảm? + Bên trong xy lanh chứa gì? .... ..... .... ..................................................... Phiếu học tập 4 (Nhóm 6) Tìm hiểu kỳ 4 - Thải Câu hỏi gợi ý Đặc điểm + Trục khuỷu quay theo chiều nào? + Pit-tông chuyển động lên hay xuống? + Các xupap mở hay đóng? + Thể tích toàn phần tăng hay giảm?Áp suất trong xy lanh tăng hay giảm? + Bên trong xy lanh chứa gì? ......................................................... .......................................................... ......................... Ảnh “Nhóm chuyên sâu” đang cùng nhau thảo luận Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu thảo luận nhóm đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm phải nắm chắc nội dung nhóm mình được giao nhiệm vụ để trình bày trong nhóm mới- Nhóm mảnh ghép ở vòng 2.Như vậy vai trò của cá nhân trong nhóm không chỉ hoàn thành nhiệm vụ hoạt động cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn. Kiến thức cần đạt nhóm 1,2 Câu hỏi gợi ý Đặc điểm + Trục khuỷu quay theo chiều nào? + Pit-tông chuyển động lên hay xuống? + Các xupap mở hay đóng? + Thể tích toàn phần tăng hay giảm? Áp suất trong xy lanh tăng hay giảm? + Bên trong xy lanh chứa gì? Pí+ Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng. + Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi xuống, áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh áp suất. Kiến thức cần đạt nhóm 3 Câu hỏi gợi ý Đặc điểm + Trục khuỷu quay theo chiều nào? + Pit-tông chuyển động lên hay xuống? + Các xupap mở hay đóng? + Thể tích toàn phần tăng hay giảm?Áp suất trong xy lanh tăng hay giảm? + Bên trong xy lanh chứa gì? + Pít-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupáp đều đóng. + Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích trong xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ khí trong xilanh tăng. + Cuối kì nén, vòi phun phun một lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy Kiến thức cần đạt nhóm 4,5 Câu hỏi gợi ý Đặc điểm + Trục khuỷu quay theo chiều nào? + Pit-tông chuyển động lên hay xuống? + Các xupap mở hay đóng? + Thể tích toàn phần tăng hay giảm? Áp suất trong xy lanh tăng hay giảm? +Bên trong xy lanh chứa gì? + Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng. + Nhiên liệu đưpợc phun tơi vào buồng cháy (từ cuối kì nén) hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công. Vì vậy, kì này còn gọi là kì sinh công Kiến thức cần đạt nhóm 6 Câu hỏi gợi ý Đặc điểm + Trục khuỷu quay theo chiều nào? + Pit-tông chuyển động lên hay xuống? + Các xupap mở hay đóng? + Thể tích toàn phần tăng hay giảm?Áp suất trong xy lanh tăng hay giảm? + Bên trong xy lanh chứa gì? + Pít-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupáp nạp đóng, xupap thải mở. + Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên đẩy khí thải tronh xilanh qua cửa thải ra ngoài. + Khi pít-tông đi đến ĐCT, xupáp lại thải đóng, xupáp lại nạp mở, trong xilanh lại diễn ra kí 1 của chu trình mới. * Vòng 2: Nhóm mảnh ghép - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, mỗi thành viên từ các nhóm chuyên sâu khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm “mảnh ghép”. Lúc này , mỗi học sinh “chuyên sâu ” trở thành những mảnh ghép trong “nhóm mảnh ghép”. Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ nội dung của các nhóm chuyên sâu . - Các “nhóm mảnh ghép” thực hiện nhiệm vụ mới “Thảo luận và trả lời nguyên lí làm việc của động cơ điezen 4 kì” Nhóm mảnh ghép cùng thảo luận Đại diện các nhóm “ mảnh ghép” trình bày kết quả Giáo viên chuẩn kiến thức của các nhóm Kì 1:(Kì nạp) + Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng. + Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi xuống, áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh áp suất. Kì 2:(Kì nén) + Pít-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupáp đều đóng. + Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích trong xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ khí trong xilanh tăng. + Cuối kì nén, vòi phun phun một lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy. Kì 3:(Kì cháy-dãn nở) + Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng. + Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy (từ cuối kì nén) hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công. Vì vậy, kì này còn gọi là kì sinh công. Kì 4:(Thải) + Pít-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupáp nạp đóng, xupap thải mở. + Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên đẩy khí thải tronh xilanh qua cửa thải ra ngoài. + Khi pít-tông đi đến ĐCT, xupáp lại thải đóng, xupáp lại nạp mở, trong xilanh lại diễn ra kí 1 của chu trình mới. Trong thực tế để nạp được nhiều hơn và thải được sạch hơn, các xupap được bố trí mở sớm và đóng muộn hơn ,đồng thời để quá trình cháy-dãn nở diễn ra tốt hơn, vòi phun cũng được bố trí ở phun ở cuối kì nén, trước khi pít-tông lên đến DCT. 3.4. Nhận xét Qua áp dụng kỹ thuật mảnh ghép trong chương trình Công nghệ 11 có thể thấy rõ kỹ thuật này tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học s
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_ky_thuat_day_hoc_tich_cuc_de_gay_hung_thu_cho.doc