SKKN Vận dụng kiến thức môn GDCD nhằm thay đổi theo hướng tích cực một số quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình của học sinh người Mông tại trường THPT Mường Lát

SKKN Vận dụng kiến thức môn GDCD nhằm thay đổi theo hướng tích cực một số quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình của học sinh người Mông tại trường THPT Mường Lát

Huyện Mường Lát có 7.860 hộ, 37.459 nhân khẩu với 6 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú và Kinh, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm tới hơn 40% dân số sinh sống tại 40/90 bản của huyện. Họ chủ yếu sinh sống trên những ngọn núi cao, những bản vùng sâu, vùng xa. Trong những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào Mông của Đảng, Nhà nước nên đời sống người Mông Mường Lát đã có những đổi thay tích cực.

 Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện Mường Lát có những nét văn hóa riêng biệt của dân tộc mình. Tại trường THPT Mường Lát, cũng có đầy đủ học sinh của các dân tộc trong huyện trong đó đông nhất là học sinh người Mông và học sinh người Thái, còn lại là học sinh người Dao, người Khơ Mú và người dân tộc Kinh. Cụ thể như bảng số liệu sau:

Dân tộc Thái Mông Dao Kinh Mường Khơ mú Tổng

Số lượng 318 359 15 36 6 11 745

 Đơn vị: Học sinh.

Trong đó học sinh mỗi dân tộc có những nét riêng về văn hóa, tính cách của dân tộc mình. Trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi chỉ đề cập đến một bộ phận học sinh trong trường đó là học sinh dân tộc Mông. Một trong những dân tộc có đông học sinh học tập tại trường THPT Mường Lát và có nhiều quan niệm cũng như bản sắc văn hóa đặc biệt.

 

doc 17 trang thuychi01 6341
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức môn GDCD nhằm thay đổi theo hướng tích cực một số quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình của học sinh người Mông tại trường THPT Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu...1
1.1. Lí do chọn đề tài..1
1.2 Mục đích nghiên cứu2
1.3 Đối tượng nghiên cứu...2
1.4 Phương pháp nghiên cứu..3
2. Nội dung sang kiến kinh nghiệm3
2.1. cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.3
2.2.1. Thực trạng lấy vợ, lấy chồng sớm của học sinh người dân tộc Mông.3
2.2.2. Người cùng họ không được lấy nhau và hôn nhân cận huyết .5
2.2.3. Biến tướng từ tục “bắt vợ” của học sinh người Mông tại Mường Lát5
2.2.4. Lấy nhau không đăng kí kết hôn và có con khi chưa trưởng thành.6
2.2.5. Gia đình đông con mới vui cửa, vui nhà..7
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng7
2.3.1. Giáo dục đúng, đủ và dễ hiểu những nội dung kiến thức về tình yêu, hôn nhân và gia đình cho học sinh7
2.3.2. Lồng ghép kiến thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho học sinh.9
2.3.3. Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, ngoài giờ lên lớp9
2.3.4. Đến gia đình, làng bản để thăm, nói chuyện và tác động nhằm thay đổi theo hướng tích cực quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình..10
2.3.5. Sử dụng kiến thức pháp luật và tình huống pháp luật11
2.3.6. Nói chuyện, trao đổi, tâm sự với học sinh .11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..12
3. Kết luận, kiến nghị...13
Tài liệu tham khảo15
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm....16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Huyện Mường Lát có 7.860 hộ, 37.459 nhân khẩu với 6 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú và Kinh, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm tới hơn 40% dân số sinh sống tại 40/90 bản của huyện. Họ chủ yếu sinh sống trên những ngọn núi cao, những bản vùng sâu, vùng xa. Trong những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào Mông của Đảng, Nhà nước nên đời sống người Mông Mường Lát đã có những đổi thay tích cực. 
	Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện Mường Lát có những nét văn hóa riêng biệt của dân tộc mình. Tại trường THPT Mường Lát, cũng có đầy đủ học sinh của các dân tộc trong huyện trong đó đông nhất là học sinh người Mông và học sinh người Thái, còn lại là học sinh người Dao, người Khơ Mú và người dân tộc Kinh. Cụ thể như bảng số liệu sau:
Dân tộc
Thái 
Mông
Dao
Kinh
Mường
Khơ mú
Tổng 
Số lượng
318
359
15
36
6
11
745
	Đơn vị: Học sinh.
Trong đó học sinh mỗi dân tộc có những nét riêng về văn hóa, tính cách của dân tộc mình. Trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi chỉ đề cập đến một bộ phận học sinh trong trường đó là học sinh dân tộc Mông. Một trong những dân tộc có đông học sinh học tập tại trường THPT Mường Lát và có nhiều quan niệm cũng như bản sắc văn hóa đặc biệt.
	Có một thực tế đang diễn ra tại trường THPT Mường Lát là số lượng học sinh đã lập gia đình và có con khi đi học tại trường tương đối nhiều đặc biệt là học sinh người dân tộc Mông. Có học sinh mới vào lớp 10 đã lập gia đình và có những học sinh lên đến lớp 12 đã có 02 con, trong một năm có nhiều học sinh nữ bỏ học để lập gia đình. Đây là một thực tế đã tồn tại từ lâu, vấn đề này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dạy và học ở trong trường nhất là việc quản lí học sinh, đảm bảo cho học sinh đi học đầy đủ và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và thực tiễn này cũng làm cho cán bộ giáo viên trong trường tìm những biện pháp khắc phục. 
Với đặc thù bộ môn có liên quan đến vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình bản thân tôi đã nghiên cứu, vận dụng và nhận thấy một điều: thực tiễn và lý luận có quan hệ mật thiết với nhau, việc có nhiều học sinh kết hôn sớm, có con khi đi học, bỏ học để lấy vợ, lấy chồng có nguồn gốc từ những quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Nhất là với những học sinh dân tộc Mông còn có nhiều quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình còn chưa được tích cực. Nói như vậy không phải là phủ nhận hoàn toàn những nét đẹp giá trị văn hóa của học sinh người Mông, mà tôi muốn đề cập tới một số quan điểm chưa tích cực dẫn đến thực tế cá nhân nghiên cứu còn những nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Mông xin đề cập đến phần khác.
Hiện tại, cũng chưa có nhiều người nghiên cứu về vấn đề này trên cơ sở lí luận kết hợp với thực tế học sinh dân tộc Mông tại trường THPT Mường Lát. Chính vì vậy tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình thông qua đề tài: “Vận dụng kiến thức môn GDCD nhằm thay đổi theo hướng tích cực một số quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình của học sinh người Mông tại trường THPT Mường Lát”. Hy vọng đề tài sẽ góp phần định hướng những quan niệm tốt đẹp cho học sinh nơi đây góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung của trường THPT Mường Lát nói riêng và của toàn tỉnh nói chung.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
	Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm một số mục đích sau:
	Thứ nhất, nhằm thay đổi một số quan niệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình của học sinh dân tộc người Mông theo hướng tích cực, từ đó giúp cacxs em nhận thức đúng đắn về tình yêu, hôn nhân gia đình theo quan điểm tiến bộ của Đảng và Nhà nước.
	Thứ hai, góp phần thay đổi quan niệm về tình yêu hôn nhân và gia đình của học sinh người Mông từ đó giảm số học sinh lấy vợ lấy chồng sớm, giảm số học sinh phải bỏ học vì lấy vợ, lấy chồng.
	Thứ ba, hình thành quan điểm tích cực, đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình cho học sinh người Mông nói riênhg và học sinh toàn trương nói chung. Góp phần giúp các em có tình yêu đẹp, chân chính, có hôn nhân và gia đình tiến bộ, hạnh phúc.
	Cuối cùng, bản thân tác giả muốn cán bộ, giáo viên quan tâm, hiểu hơn về học sinh để có những phương pháp tác động đúng, mang lại hiệu quả đối với công tác quản lí học sinh và giáo dục học sinh về cách sống, lối sống để học sinh có đầy đủ hành trang bước vào cuộc sống. Từ đó các em trở thành những người mang theo quan điểm tiến bộ để tuyên truyền, thay đổi quan điểm về tình yêu, hôn nhân, gia đình của dân tộc mình.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài nghiên cứu về vấn đề quan niệm tình yêu, hôn nhân, gia đình của học sinh người Mông tại trường THPT Mường Lát.
	Đề tài hướng tới việc thay đổi theo hướng tích cực một số quan niệm còn chưa phù hợp về tình yêu, hôn nhân, gia đình của học sinh dân tộc Mông: Lấy vợ, lấy chồng sớm; người cùng họ không được lấy nhau; ít kết hôn với các dân tộc khác, hay một phần biến thể trong tục “bắt vợ”
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
	Đề tài sử dụng một số phương pháp: 
Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ học sinh người Mông tại trường THPT Mường Lát.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu từ những biểu hiện về tình yêu, hôn nhân, gia đình của học sinh người Mông.
2. Nội dung sang kiến kinh nghiệm.
2.1. cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Cở sở lí thuyết của sáng kiến kinh nghiệm dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin và đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về vấn đề dân tộc.
Bên cạnh đó tác giả vận dụng cụ thể những điều luật liên quan đến tình yêu, hôn nhân, gia đình trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và luật hôn nhân và gia đình sửa đổi bổ sung năm 2014. Trong đó có một số điều tác giả sử dụng trực tiếp làm cơ sở lí luận: điều 2: những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình; điều 9: điều kiện kết hôn; điều 10: những trường hợp cấm kết hôn; điều 18: tình nghĩa vợ chồng; điều 19: bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giũa vợ, chồng.
Tác giả còn sử dụng cơ sở lí thuyết về quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình trong đó có những nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa Cha mẹ và Con, giữa Ông bà và Cháu và giữa Anh, Chị, Em trong gia đình. Từ đó làm nổi bật nội dung trong sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 12: “các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng lấy vợ, lấy chồng sớm của học sinh người dân tộc Mông.
Thực tế việc lấy vợ, lấy chồng sớm hay còn gọi là tảo hôn vẫn còn tồn tại ở nhiều dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Tại Mường Lát có thể nói số lượng đồng bào kết hôn, dựng vợ gả chồng cho con sớm không hiếm. Với học sinh người Mông ở trường THPT Mường Lát cũng không ngoài thực tế trên. Nhiều em khi bước vào cổng trường THPT đã có vợ có con. Các em lấy vợ, lấy chồng thường không quan tâm đến việc đăng kí kết hôn và do đó cũng không có giấy đăng kí kết hôn và không biết đến quy định của luật pháp về việc kết hôn như thế nào. Khi kết hôn, các em chỉ cần sự cho phép của gia đình, dòng họ. Phần lớn các em nam sau khi kết hôn vẫn còn có thể đi học do ở nhà đã có người lo cuộc sống gia đình. Còn các em nữ sau khi đã lập gia đình hầu hết các em phải nghỉ học để lo cuộc sống gia đình ( sinh con, nuôi con, lo cho chồng ), đặc biệt là nữ học sinh dân tộc Mông. Khảo sát ở cả 3 khối lớp trên 374 học sinh cho kết quả như sau:
Khối lớp
Tổng số 
học sinh
Số học sinh đã lập gia đình
(Còn đi học)
Số học sinh đã lập gia đình
(đã nghỉ học)
Khối 10
149
16
6
Khối 11
114
20
8
Khối 12
111
30
5
	Đơn vị: Học sinh.
Khi hỏi sự hiểu biết của học sinh về độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật thì chỉ có gần 80% số em biết và đây cũng là tỉ lệ các em đã kết hôn biết được điều này. Mặc dù vậy, các em vẫn kết hôn khi chưa đủ tuổi. Có nhiều lí do dẫn đến hiện tượng này. Có thể do mong muốn của các em, có thể do sự sắp đặt của gia đình buộc các em lập gia đình nhưng điều quan trọng là phong tục của các em cho phép, và nhất là khi trong đồng bào dân tộc ở đây vẫn còn tục ngủ thăm mà thực chất tục ngủ thăm hiện nay đã bị biến tính thì việc lập gia đình ở tuổi vị thành niên là không tránh khỏi.
Ở trường THPT Mường Lát, có những ngày lễ, ngày nghỉ truyền thống, cả nước vui vẻ nghỉ nghơi thì cán bộ giáo viên của trường lại thêm một nỗi lo, lo vì sĩ số các lớp có thể giảm do học sinh về nghỉ lễ có thể lấy vợ lấy chồng rồi bỏ học luôn. Đó là các dịp mùng 2/9 và tết Nguyên đán. Năm nào sau 2/9, ngày tết độc lập, người dân ăn mừng lớn kèm theo những phong tục cổ truyền của người Mông là bắt vợ thì cũng có một số em học sinh nữ người Mông lấy chồng rồi bỏ học luôn. Còn sau tết nguyên đán, tình trạng lấy vợ lấy chồng diễn ra ở học sinh của các dân tộc Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ mú. Dù vậy, nhưng do số lượng học sinh người dân tộc Mường và Khơ mú ít nên số lượng học sinh giảm do kết hôn chủ yếu là học sinh dân tộc Mông.
Độ tuổi kết hôn cũng khá phong phú. Nhưng tập trung ở độ tuổi học sinh lớp 9 đến lớp 12, tức 14 đến 17, đặc biệt nữ học sinh dân tộc Mông còn có thể sớm hơn. Vì thế khi vào học cấp 3, nhiều học sinh đã có con. Chính vì thế, bên cạnh việc lo học hành thì các em còn phải mang trên vai gánh nặng của một gia đình mà các em là trụ cột. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục nhà trường chưa cao. 
2.2.2. Người cùng họ không được lấy nhau và hôn nhân cận huyết của người Mông.
Người Mông rất coi trọng dòng họ, họ quan niệm: người cùng dòng họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau, cưu mang nhau. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. tức là dù có tình cảm với nhau, yêu thương nhau nhưng khi phát hiện ra cùng họ với nhau thì lập tức phải chấm dứt tình cảm và chắc chắn không thể đến với nhau. Họ của người Mông ở Mường Lát chủ yếu là các họ: Giàng, Lâu, Hơ, Sùng, Sung, Va, Lytrong việc yêu nhau và kết hôn học sinh người mông rất tôn trọng điều này, coi đây là việc tất yếu phải thực hiện.
Mặt khác, theo phong tục của người Mông thì kết hôn cận huyết xảy ra phổ biến ở đời thứ 3, tức là con anh trai có thể lấy con em gái, hoặc con chị gái lấy con em gái miễn sao hai chị em gái lấy chồng khác họ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như nòi giống sau này của các dân tộc, ảnh hưởng đến thế hệ chủ nhân tương lai của huyện nhà.
Cũng từ những tư tưởng này mà có một thực tế diễn ra là việc kết hôn của người Mông gần như chỉ là chuyện nội bộ của đồng bào Mông. Từ khi nhận công tác và tiếp xúc với đồng bào huyện Mường Lát rất hiếm gặp trường hợp người dân tộc Mông kết hôn với các dân tộc khác. Thậm chí quan niệm lấy người dân tộc khác của người Mông còn được ví von như “con Trâu và con Bò không thể ở được với nhau”. Có những trường hợp học sinh người Mông sang tận Sơn La, Hòa Bình để tìm người yêu, lấy làm vợ nhưng rất ít khi thấy người Mông cho phép con lấy người Kinh, người Thái, người MườngNếu có lấy nhau thì chỉ là đi làm ăn ở xa bản làng, gặp nhau và kết hôn sau đó thỉnh thoảng về thăm gia đình, trường hợp này thì có nhưng cũng ít. Tình trạng này xảy ra do có sự khác biệt về tính cách, nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc là khác nhau nhưng một phần do tư tưởng có phần cục bộ của một bộ phận đồng bào người Mông. Quy tắc dòng họ, người lớn truyền nhau cấm đoán chuyện này nên con trẻ phải làm theo không dám trái lời.
2.2.3. Biến tướng từ tục “bắt vợ” của học sinh người Mông tại Mường Lát.
“Bắt vợ” hay “cướp vợ” là một tục lệ đẹp của đồng bào dân tộc Mông, Theo nhiều người nơi đây, tục bắt vợ có từ rất lâu đời. Những đôi trai gái đến tuổi cập kê phải lòng nhau, hẹn hò ở trên rừng, trên đường, hay phiên chợ rồi đến xế chiều, chàng trai nhờ một vài người bạn lên điểm hẹn kéo cô gái về nhà mình. Mặc dù đôi trai gái yêu nhau, ước hẹn chung sống cả đời nhưng không có cô gái nào tự bước chân về nhà chồng, chàng trai phải tổ chức kéo thì cô gái mới chịu về. Đám kéo nào càng nhiều bạn bè tham gia giúp, kéo càng quyết liệt, thì đôi vợ chồng đó càng hạnh phúc và sống lâu, càng đông con, nhiều của...
Nhưng thực tế một vài năm gần đây bắt đầu xuất hiện những học sinh người mông cố tình “bắt vợ”. Lợi dụng việc uống rượu, vui chơi trong những ngày lễ tết, một số học sinh tìm cách ép bộc những học sinh nữ về nhà mình và giữ ở lại mà không hề báo cho gia đình cô gái. Có những trường hợp phụ hunh và giáo viên chủ nhiệm đã phải xuống tận nhà học sinh nam để thuyết phục cho cô gái về. Nhưng tỷ lệ thành công cũng chỉ là một phần nhỏ, còn đa phần đành phải để cho việc xảy ra vì đồng bào nể nang nhau và trót “bắt trình ma nhà người”.
Có những lí do học sinh đưa ra để biện minh cho hành động của mình rất ngây thơ: không bắt vợ thì sợ người khác bắt mất. Đó cũng là một điều cần quan tâm, trong tư tưởng đồng bào Mông luôn quan niệm không lấy chồng sớm nhiều tuổi sẽ không ai lấy và không lấy vợ, không bắt vợ sẽ hết con gái để yêu, để lấy làm vợ.
Gia đình một số học sinh nam người Mông còn đặt ra yêu cầu phải bắt vợ về để có người làm cho gia đình rồi mới được đi học tiếp. Vì vậy nhiều học sinh phải xin nghỉ học đi tìm người yêu bắt về cho gia đình sau đó mới yên tâm và được gia đình cho đi học hết cấp 3. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở một số bản người Mông ở vùng sâu, xa như: Pha Đén, Sài Khao, Suối Lóng, Bản Ón, Bản Chim, Bản Cặt
Tất nhiên chưa đến độ bắt ép, lôi kéo, dùng vũ lực như ở một số nơi như truyền thông đã đưa tin, Nhưng những biểu hiện này cũng đang làm cho một tục lệ đẹp bị biến tướng và ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của nhà trường.
2.2.4. Lấy nhau không đăng kí kết hôn và có con khi chưa trưởng thành.
	Do chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn nên học sinh người Mông tại trường THPT Mường Lát chủ yếu lấy nhau do sự chấp nhận của gia đình chứ trên thực tế chưa có đăng kí kết hôn. Đây cũng là một thực trạng trong cách tổ chức đám cưới choi đôi lứa khi kết hôn tại địa bàn huyện, phần lớn cưới, ở với nhau, có con rồi mới đăng kí kết hôn.
	 Việc lấy vợ lấy chồng sớm kéo theo hệ quả là có con khi còn đang đi học và tuổi còn nhỏ. Có học sinh người Mông mới lên lớp 10 đã có vợ và có 1 đến 2 con. Học sinh lên lớp 12 đã có con là việc bình thường theo quan niệm của học sinh người Mông nơi đây. Bản thân tác giả đã trực tiếp chứng kiến học sinh lớp chủ nhiệm của mình có con khi đang học lớp 11. Khi sinh con thì học sinh đó còn chưa biết cách chăm sóc con. Việc có con sớm này cũng lý giải một hiện tượng là phụ huynh học sinh mới khoảng trên 30 tuổi đã có con học lớp 12. Có thể thấy đây là một thực trạng không tốt nhưng đang tồn tại khá phổ biến tại huyện Mường Lát.
2.2.5. Gia đình đông con mới vui cửa, vui nhà.
Tính chung trên địa bàn Mường Lát, tốc độ gia tăng dân số trung bình hàng năm vẫn cao (1,27%). Trong các gia đình học sinh người dân tộc Mông của trường THPT Mường Lát, số học sinh là con một hoặc có hai chị em rất ít, phần đa các em có từ 3 đến 7,8,9 anh chị em. Có những phụ huynh khi được hỏi không thể nhớ hết tên con của mình. Trong khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, gia đình lại đông anh chị em nên các em sớm phải bươn chải với cuộc sống mưu sinh, ít có thời gian cho học tập. Do đó rất cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về kế hoạch hóa gia đình để các em sau này có sẵn những hành trang chuẩn bị cho cuộc sống gia đình và để các em có thể thay đổi tư tưởng “ đông con, đông của”.
Người Mông quan niệm đẻ nhiều cho có anh, có em cho vui vẻ. Khi có công việc thì có người cùng làm và có người giúp đỡ cho đỡ vất vả. Vì vậy đồng bào người mông quan niệm là nếu đẻ được thì cứ đẻ. Cùng với đó là việc tiếp cận với những kiến thức về kế hoạch hóa gia đình chưa đầy đủ nên việc sinh con nhiều vẫn diễn ra. Từ vấn đề này ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế không đảm bảo và tất nhiên sẽ có nhiều trong số những đứa con trong gia đình đông con phải bỏ học để về giúp bố mẹ làm việc.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giáo dục đúng, đủ và dễ hiểu những nội dung kiến thức về tình yêu, hôn nhân và gia đình cho học sinh.
	Môn Giáo dục công dân lớp 10 có nguyên một bài nói về vấn đề tình yêu, hôn nhân và gia đình. Ngoài việc giáo viên giảng dạy cho học sinh đầy đủ những kiến thức về tình yêu, hôn nhân và gia đình thì cần nhấn mạnh và liên hệ thực tế cụ thể với một số nội dung kiến thức sau:
	Thứ nhất, một số điều nên tránh trong tình yêu. Trong đó cần đề cập vấn đề trong sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 10: “tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bố thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoạc chưa đủ khả năng giải quyết, vì còn đang phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ”. Từ đó giáo viên khéo léo trong liên hệ thực tế tình trạng yêu sớm và lấy vợ lấy chồng sớm của học sinh trong lớp. Tuy nhiên cần đề cập đến vấn đề này trên tinh thần giáo dục tránh phê phán, miệt thị. Phần này bản thân tôi đã thực hiện và thấy có sự hứng thú trong cách tiếp cận của học sinh và đã tạo được sự thay đổi trong nhận thức của học sinh nhất là những học sinh đang có ý đinh lập gia đình. Cùng với nội dung kiến thức trên tôi còn nhấn mạnh vào phần: “Hơn nữa một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang đến nhiều hậu quả tai hại: có thai ngoài ý muốn, gây tác động xấu đến bản thân và gia đình; nạo, phá thai dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn đến vô sinh về sau; khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như AIDS” cũng là kiến thức quan trọng trong sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 10. Cùng với nội dung kiến thức này giáo viên nên cho học sinh trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này để học sinh liên hệ với thực tế bản thân mình và gia đình mình.
	Thứ hai, về phần kiến thức phần hôn nhân, bản thân tôi đã đưa một số điều trong luật hôn nhân gia đình để giới thiệu cho học sinh và để các em liên hệ thục tế về vấn đề này. Sau đó vận dụng vào việc giáo dục để học sinh thay đổi nhận thức của mình.
- “2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người the

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_mon_gdcd_nham_thay_doi_theo_huong_ti.doc