SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài : Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài : Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10

 Như chúng ta đã biết đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học là một trong những nhiệm vụ và giải pháp cấp thiết. Điều đó góp phần nâng cao hiệu quả trong học tập của cá nhân người học. Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn. Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Công nghệ với các môn học khác làm cho hiệu quả của bài học được nâng cao. Qua đây, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Công nghệ để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động và vững chắc.Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy loogic sẽ góp phần quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mỗi quan hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn công nghệ nói riêng mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng, thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi.

Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài : Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10”

 

doc 26 trang thuychi01 7872
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài : Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Như chúng ta đã biết đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất, năng lực của người học là một trong những nhiệm vụ và giải pháp cấp thiết. Điều đó góp phần nâng cao hiệu quả trong học tập của cá nhân người học. Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn. Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Công nghệ với các môn học khác làm cho hiệu quả của bài học được nâng cao. Qua đây, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Công nghệ để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động và vững chắc.Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy loogic sẽ góp phần quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mỗi quan hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn công nghệ nói riêng mặc dù quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt được là chưa cao.. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng, thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi.
Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài : Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Công nghệ 10” 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Với đề tài này tôi sử dụng kiến thức một số môn học khác như hóa học , sinh học, văn học để giảng dạy làm nổi bật những nội dung trọng tâm của bài học. Qua đó giúp học sinh phát huy được năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến thức công nghệ vào cuộc sống .
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về lý luận của dạy học tích hợp liên môn và dạy học theo định hướng năng lực.
 	- Đề xuất các biện pháp, cách thức để thiết kế bài giảng theo hướng vận dụng kiến thức liên môn và phát huy năng lực học sinh.
IV. ĐỐI TƯƠNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 10
Để thực hiện tốt vấn đề nghiên cứu tôi đã chọn học sinh khối 10 làm đối tượng nghiên cứu, chọn 3 lớp 10C2, 10C3, 10C4( lớp thực nghiệm) và 10C1(lớp đối chứng). Bốn lớp được chọn làm đối tượng tham gia nghiên cứu có những nét tương đồng về đặc điểm và trình độ (dựa vào kết quả thi khảo sát đầu năm 2017-2018)
4.2. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018.
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nghiên cứu lí thuyết (qua tài liệu có liên quan)
 - Nghiên cứu thực tiễn (qua giảng dạy): Với lớp 10C2, 10C3, 10C4 là những lớp thực nghiệm và lớp 10C1 là lớp đối chứng.
 - Lấy kết quả bài kiểm tra 15 phút để làm đối chứng. (Bài kiểm tra 15 phút phần phụ lục).
V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
	Hiện nay, trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT, việc vận dụng kiến thức liên môn và phát huy năng lực học sinh chưa được giáo viên chú trọng, hầu hết giáo viên chỉ dạy chay bằng phương pháp thuyết trình, đàm thoại. Vì vậy, nếu giáo viên đề xuất được phương pháp vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Công nghệ theo hướng phát triển năng lực học sinh một cách hợp lý và có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Công nghệ trong Nhà trường.
VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
 Vận dụng kiến thức liên môn của các môn học như kiến thức môn hóa học, kiến thức môn vật lí, kiến thức môn sinh học, kiến thức về bảo vệ môi trường theo hướng phát huy năng lực người học để thiết kế bài giảng “ Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường”.
PHẦN THỨ HAI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
 Mục tiêu của đổi mới phương pháp giảng dạy trong giáo dục suy cho cùng cũng đều hướng đến việc đào tạo con người Việt Nam phát huy năng lực của cá nhân một cách tốt nhất để phục vụ cho đất nước, cho xã hội và cho bản thân một cách có hiệu quả nhất. 
 Phương pháp tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực giúp học sinh không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải vận dụng, biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng các tri thức học được để giải quyết các tình huống do thực tiễn đặt ra. Một trong những biện pháp để dạy học chú trọng phát triển năng lực đó là vận dụng tích hợp liên môn bởi dạy học tích hợp trong đó giáo viên hướng dẫn, tổ chức để học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập và liên hệ trong cuộc sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
 Việc thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định, những kiến thức kỹ năng khác nhau để thực hiện một phức hợp: Lựa chọn thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập,hay đời sống hàng ngày. Cùng với đó khắc phục thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kĩ năng rời rạc làm cho học sinh trở nên “ mù chữ chức năng” nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin nhưng không dùng được.
 Trước đây giáo viên thay vì vận dụng kiến thức liên môn, hay phát huy năng lực, giáo viên cũng đã chú ý đến đổi mới phương pháp qua dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, dạy học bằng sơ đồ tư duy, tất cả đó suy cho cùng đều hướng tới đem lại hiệu quả cho bài học nhằm phát huy năng lực người học. Để phát huy năng lực người học người giáo viên phải thiết kế bài dạy trong đó học sinh phải là chủ thể trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo để học sinh đi tìm tri thức một cách chủ động, dần dần học sinh hình thành năng lực tư duy độc lập, có khả năng vận dung kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra.
 Mặt khác việc vận dụng kiến thức liên môn và phát huy năng lực là giải pháp có tính khả thi cao, có thể vận dụng trong bất kỳ điều kiện nào của nhà trường, không đòi hỏi về thay đổi cơ sở vật chất, phương pháp này không chỉ hữu ích với học sinh mà còn nhẹ nhàng, hiệu quả đối với giáo viên trong một tiết dạy. Đồng thời làm cho bài học thêm sinh động, tránh nhàm chán.
 2. Cơ sở thực tiễn.
 Đối với bài “Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường” đây được xem là bài khó trong chương trình công nghệ lớp 10. Việc vận dụng kiến thức liên môn và phát triển năng lực là một trong những giải pháp sẽ đem lại hiệu quả cao. Cùng với việc khai thác kiến thức hóa học, kiến thức vật lý, kiến thức sinh học, sẽ làm cho bài học Công nghệ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn tạo niềm say mê tìm tòi, tư duy sáng tạo từ đó phát triển năng lực học tập của mình.
	Rõ ràng việc vận dụng kiến thức liên môn và phát huy năng lực qua soạn giảng bài, nhằm phát huy năng lực người học trong giảng dạy và học tập các môn ở trường THPT nói chung và môn công nghệ nói riêng có tác dụng rất thiết thực và hiệu quả. Phương pháp mới này đã góp phần đem đến niềm say mê với nghề cho đội ngũ nhà giáo, hứng thú trong học tập của học sinh, đem đến một phong cách dạy mới, học mới cho nền giáo dục hiện đại.
II. SOẠN GIẢNG BÀI “ ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG” 
1. Mục tiêu bài học 
Sau khi học xong bài này HS phải:
1.1. Về kiến thức:
- Kể tên và phân biệt được một số loại phân bón thông thường.
- Nêu được đặc điểm, tính chất một số loại phân bón thông thường.
- Mô tả được cách sử dụng phân bón và giải thích được cơ sở khoa học của việc sử dụng chúng.
1.2. Về kĩ năng:
- Sử dụng thành thạo các loại phân bón đã học.
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, liên hệ thực tế đưa ra giải pháp phù hợp về cách sử dụng một số loại phân bón thường dùng.
- Có kĩ năng thuyết phục gia đình, người dân địa phương sử dụng phân bón an toàn cho thực phẩm, con người và thân thiện với môi trường.
1.3. Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng được những hiểu biết về phân bón để tham gia và vận động mọi người sử dụng phân bón hợp lí, tăng năng suất cây trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất.Có hứng thú tìm hiểu phương pháp sản xuất phân bón ở địa phương 
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và an toàn cho người lao động khi sử dụng phân bón.
2. Vận dụng kiến thức liên môn và định hướng các năng lực hình thành. 
2.1. Vận dụng kiến thức liên môn 
 + Môn Hóa học 11: Bài 12: Phân bón hóa học
 + Môn Sinh học 11: Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng 
- Vận dụng kiến thức sinh học giúp học sinh hiểu bản chất về cách sử dụng phân bón. Ví dụ: Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước. Ví dụ, nếu lượng Mo trong mô thực vật đạt 20mg/1kg chất khô hay cao hơn , động vật ăn rau tươi sẽ bị ngộ độc Mo, người ăn rau tươi bị bệnh gút. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và khi bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông suối sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Môn Văn học 10: Tập viết kịch bản, sáng tác thơ, viết đoạn văn bản thuyết minh một vấn đề...
2.2. Định hướng các năng lực hình thành cần phát triển cho học sinh.
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
Học sinh có thể phát hiện và giải quyết được các tình huống có vấn đề xẩy ra trong học tập như : Hiện nay bà con nông dân có thói quen đốt rơm rạ trên cánh đồng và ngay trên đường giao thông nhằm giải quyết phần chất thải nông nghiệp cũng đồng thời tận dụng nguồn phân bón Kali có trong tro trấu đó. Việc làm này có những ảnh hưởng gì? Theo em, nên giải quyết vấn đề này như thế nào?
 - Năng lực so sánh, phân tích sự giống và khác nhau về cách sử dụng phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh vật. 
 - Năng lực vận dụng kiến thức công nghệ 10 vào cuộc sống 
Dựa vào các kiến thức đã được học, học sinh có thể tìm mối liên hệ và giải thích được các ứng dụng của công nghệ trong cuộc sống hay trong các lĩnh vực khác như môi trường, công nghiêp. Dựa vào kiến thức của bài học để biết cách sử dụng các loại phân bón: Đối với phân hữu cơ phải ủ cho hoai mục trước khi gieo trồng, đối với phân hóa học phải bón thúc là chính, bón lót với lượng nhỏ.
Học sinh có thể biết được vì sao phải biết bón phân hợp lý và biết sử dụng phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ để phân giải rác thải hữu cơ ( lá cây, cành khô, củi mục) thành phân bón hữu cơ bón cho cây ăn quả trong vườn sinh học
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
3.1. Giáo viên: - Giấy A4, A0,máy chiếu
 - Tranh, ảnh liên quan đến bài học.
3.2. Học sinh: - Nghiên cứu nội dung bài học đã được giao.
4. Tiến trình dạy học
4.1. Ổn định tổ chức 
4.2. Vào bài mới 
GV hỏi: Trong việc cải tạo 4 loại đất trồng đã học, muốn cung cấp chất dinh dưỡng cho đất người ta thường sử dụng biện pháp nào? (HS: Bón phân)
GV giảng thêm: Tại hội nghị phân bón thế giới (1937) từng nói: “Cơ sở sản xuất nông nghiệp là độ phì nhiêu. Cơ sở độ phì nhiêu là phân bón, nhờ phân bón mà đất xấu cũng trở thành đất tốt”
? Vậy phân bón gồm những loại nào?
HS trả lời → GV sắp xếp ở bảng
	Phân đạm, lân, kali
	Phân hoá học	Phân hỗn hợp NPK
	Phân vi lượng
Phân bón	 Phân xanh: bèo
 Phân hữu cơ Phân chuồng 
	 Phân rác, phân bùn
 Phân vi sinh vật	
 GV kết luận và vào bài mới: Như vậy, có rất nhiều loại phân bón khác nhau. Muốn sử dụng có hiệu quả thì chúng ta phải hiểu đặc điểm, tính chất và cách sử dụng của các loại phân đó. Để hiểu rõ các loại phân này chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay .
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
GV: Cho học sinh xem tranh ảnh về một số loại phân bón thường dùng và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: (Trình chiếu trên máy)
1. Hãy kể tên một số loại phân bón? Tại sao phải bón phân cho cây trồng? Nếu không bón phân cho cây trồng thì điều gì sẽ xảy ra? 
2. Có phải là tất cả các loại cây trồng đều cần cùng một loại phân bón và liều lượng như nhau không? Tại sao?
3.Vì sao phải phân loại và xử lý rác thải? 
(Sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả đồng thời bảo vệ môi trường, sức khỏe con người)
4.Quan sát tranh ảnh và liên hệ thực tế và cho biết khái niệm về phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật?
 GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 - 6 học sinh. Hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời, sau đó thảo luận với nhau.
- HS trình bày ý kiến của mình. Sau đó thảo luận trong lớp
- GV nhận xét , kết luận và dẫn dắt sang hoạt động 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.( Phương pháp đóng vai)
GV chia lớp làm 3 nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký và phát mỗi nhóm 1 bút xạ + 1 tờ giấy A0
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng phân bón hoá học.
Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng phân hữu cơ. 
Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng phân vi sinh vật.
HS: Làm việc theo nhóm,, đại diện các nhóm báo cáo.
GV: Mời đại diện nhóm 1 lên bảng “đóng vai” (bảng phụ lục) và trả lời các câu hỏi:
- Các nhóm còn lại lắng nghe, phản biện.
 ? Tại sao bón phân đạm hay kali liên tục lại làm đất hóa chua?( GV tích hợp môn hóa học để giải thích)
 ? “Lúa Chiêm lấp ló đầu bờ – Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”, giải thích câu ca dao trên? (GV tích hợp môn văn )
 ? Tại sao bón đạm hay kali nhiều lại phải bón vôi cải tạo đất? (GV tích hợp môn Sinh học 11 và môn hóa học 11: Bài 12: Phân bón hóa học để giải thích: Sau khi bón đạm hay kali nhiều đất có chứa rất nhiều gốc axit làm đất hóa chua. Khi đó bón vôi: CaO +H2 O (trong đất) à Ca(OH)2 làm trung hòa đất.)
GV hỏi thêm:
Vì sao đạm, kali bón lót lượng nhỏ? Bón lượng lớn thì sao?(Tích hợp môn hóa học)
Vì sao người nông dân bón tro cho cây trồng? ( GV tích hợp môn hóa học để giải thích vì trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là bón phân kali cho cây)
GV lấy ví dụ: 
Đạm urê có 46% đạm nguyên chất. 
Đạm Cloruaamon có 25% đạm nguyên chất
GV biễu diễn thí nghiệm: Hoà tan một ít đạm, kali và lân vào 3 cốc nước.
GV lấy ví dụ:
 KĐ
 KĐ
 H+ 4K+
 + KCL → + ALCl3 + HCL
 AL3+
ALCl3 + 3H20 → AL(0H)3 + 3HCL
- Giáo viên bổ sung, nhận xét và kết luận các kiến thức chính và chuyển sang nhiệm vụ 2
Mời đại diện nhóm 2 lên bảng “đóng vai” 
( Phần phụ lục) và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, phản biện.
? Tác hại của việc sử dụng phân chuồng không đúng kỹ thuật? ( Gv trình chiếu tranh ảnh – phần phụ lục)
? Vì sao phân hữu cơ dùng bón lót là chính? Bón thúc có được không?
? Vì sao phải ủ phân cho hoai mục? Tác dụng của việc ủ phân? Hãy nêu cách ủ phân mà ở địa phương em hay sử dụng? (Tích hợp bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.) 
- GV mời đại diện nhóm 3 lên bảng “đóng vai” và trả lời các câu hỏi sau:
- Các nhóm còn lại lắng nghe, phản biện.
- Nhóm khác bổ sung, thảo luận
 ? Tại sao phân vi sinh được khuyến khích sử dụng trong nông, lâm nghiệp? Sự khác nhau cơ bản trong kĩ thuật sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ và phân hoá học là gì?
? Đặc điểm có liên quan gì đến cách sử dụng?
- GV nhận xét, bổ sung tổng kết nội dung chính.
- Gv đưa ra các bài tập tình huống và yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyêt tình huống( Tình huống ở câu hỏi vận dụng thấp và cao)
- Họat động 3: Liên hệ thực tế.
GV: Em hãy nêu những việc làm bảo vệ, tàn phá môi trường sống trong quá trình sử dụng phân bón mà em biết?
 GV: Trước những việc làm đó, em dự định sẽ làm gì?
GV: Yêu cầu mỗi nhóm hình thành sơ đồ tư duy cho bài học? 
HS: Thảo luận và hoàn thiện sơ đồ tư duy.(có ở sản phẩm của học sinh) 
I. Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp. 
1. Phân hoá học:
- Là loại phân bón được SX theo quy trình công nghiệp, có sử dụng 1 số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp
- Phân loại:
+ Phân đơn nguyên tố: chứa 1 ntố dinh dưỡng
VD: Phân Kali, phân lân....
+ Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều ntố dinh dưỡng
VD: Phân hỗn hợp NPK....
2. Phân hữu cơ:
- Bao gồm tất cả các chất hữu cơ vùi vào đất để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất bảo đảm cho cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt. 
- Ví dụ: phân xanh, phân chuồng...
3. Phân vi sinh vật:
-Là phân bón có chứa các loài VSVcố định đạm, chuyển hoá lân, phân giải chất hữu cơ
II. Đặc điểm, tính chất và kĩ thuật sử dụng 1 số loại phân bón thường dùng.
1.Phân hóa học.
a. Đặc điểm, tính chất.
- Chứa ít nguyên tố nhưng tỷ lệ chất dinh dưỡng cao.
- Phần lớn dễ tan (trừ lân) → cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.
- Bón nhiều và liên tục nhiều năm → đất chua hoá
b. Kĩ thuật sử dụng
- Đạm, kali bón thúc là chính
- Lân chủ yếu bón lót
- Đất dễ chua hóa → bón vôi cải tạo
VD: CaCO3 + 2H2O → Ca(OH)2 + H2CO3
 Ca(OH)2 + 2HCL → CaCl2 + H2O
2. Phân hữu cơ.
a. Đặc điểm, tính chất
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng
- Thành phần và tỷ lệ không ổn định
- Quá trình phân hóa chậm nên hiệu quả chậm (lâu dài).
- Bón nhiều không hại đất .
b. Kĩ thuật sử dụng
 - Bón lót là chính
VD: Bón lúc cày → bừa lấp đất
3. Phân vi sinh vật
a. Đặc điểm, tính chất
- Có chứa VSV sống, thời hạn sử dụng ngắn.
 - Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây nhất định.
- Không làm hại đất
b. Kĩ thuật sử dụng
- Sử dụng ngay, không để lâu
- Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ trước khi gieo
- Có thể bón trực tiếp vào đất
HS:Trả lời câu hỏi
Mỗi nhóm cử đại diện trả lời và hoàn thiện bài học nhóm của mình.
5. Củng cố và dặn dò.
 Củng cố (sử dụng tình huống dạy học): Bác Lan có làm 3 sào ruộng, nhưng do hoàn cảnh gia đình nghèo nên bác đang phân vân lựa chọn phân bón nào cho phù hợp (biết bác Lan có chăn nuôi trâu và lợn). Dựa vào kiến thức đã học về các loại phân bón em hãy cho bác Lan lời khuyên?
III . KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
	Năm học 2017-2018, chúng tôi vận dụng kiến thức liên môn và phát triển năng lực người học cho toàn bộ khối 10 trong đó lấy lớp 10C2, 10C3, 10C4 
( thực nghiệm), 10C1 ( đối chứng). 
	Qua bài kiểm tra 15 phút ( ở phần phụ lục) kết quả thu được như sau.
Lớp
Sỉ số
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
SL
TL%
SL
%
SL
%
SL
%
10C1
38
2
5.3%
8
22%
24
63%
4
9.7%
10 C2
41
6
14%
16
39%
18
44%
1
3%
10 C3
39
5
13%
14
36%
20
51%
0
0
10 C4
39
7
18%
15
38%
17
44%
0
0
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % về kết quả học tập của các lớp sau thực nghiệm 
 Như vậy từ kết quả thực nghiệm cho thấy lớp 10C2, 10C3, 10C4 (lớp thực nghiệm) là lớp vận dụng phương pháp dạy liên môn theo hướng năng lực, giúp học sinh nắm chắc và sâu sắc kiến thức và có kết quả bài kiểm tra tốt hơn, tỷ lệ giỏi, khá nhiều hơn lớp 10C1 (lớp đối chứng).
PHẦN BA. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Để góp phần vận dụng quan điểm dạy học mới vào việc giảng dạy môn Công nghệ ở trường phổ thông, đề tài này đã cố gắng giải quyết phần nào về những vấn đề xung quanh quan điểm dạy học vận dụng” kiến thức liên môn ,tích hợp, phát huy năng lực” của người học.Qua thực tiễn nghiên cứu tôi nhận thấy, vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy và phát huy năng lực học sinh mang lại hiệu quả đáng khích lệ trong học tập của học sinh cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy, năng lực học tập, giáo viên sẽ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, tăng sự linh hoạt cho bài giảng.
2. Kiến nghị
 Hội đồng khoa học ngành thẩm định, cho ý kiến đóng góp hoàn thiện và khuyến khích bộ môn Công nghệ 10 ở các trường THPT được triển khai thực hiện đại trà theo nội dung của đề tài này.
Đề tài “Soạn giảng bài: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường theo hướng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_vao_giang_day_bai_dac_diem.doc