SKKN Vận dụng dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực trong “Bài 9. Tin học và xã hội” cho học sinh Khối 10 trường THPT Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

SKKN Vận dụng dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực trong “Bài 9. Tin học và xã hội” cho học sinh Khối 10 trường THPT Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trong chương trình tin học 10, có bài Tin học và xã hộiđề cập tới nhiều vấn đề xã hội mà phần đa học sinh hiện nay đã được tiếp cận và có những hiểu biết nhất định như tin học hóa, mua bán qua mạng, tung virus vào mạng, truy cập bất hợp pháp, luật giao dịch thương mại điện tử…, cho khả năng tích hợp với nhiều môn học trong chương trình THCS và THPT, đồng thời có ý nghĩa giáo dục rất cao về ý thức của con người khi sống trong Thời đại 4.0…. nhưng lại bị rất nhiều giáo viên khi dạy theo phương pháp cũ phản ánh là cảm thấy khó dạy, khó truyền đạt.

Riêng với bản thân tôi, trong những năm học trước khi áp dụng truyền đạt kiến thức bài học này theo phương pháp cũ tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt là phần “3. Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa”. Qua quá trình được tập huấn và thử nghiệm tôi đã mạnh dạn vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, cùng với việc tích hợp các môn học theo định hướng phát triển năng lực HS, trong quá trình giảng dạy bài học này, tôi đã thu được những hiệu quả nhất định.

Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Vận dụng dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực trong "Bài 9. Tin học và xã hội" cho học sinh khối 10 trường THPT Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để chia sẻ với đồng nghiệp ý tưởng mà bản thân đã thực hiện thử nghiệm trong quá trình giảng dạy bộ môn năm học 2017 – 2018 cho kết quả tốt.

doc 71 trang Mai Loan 07/04/2025 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực trong “Bài 9. Tin học và xã hội” cho học sinh Khối 10 trường THPT Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT QUANG HÀ
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: 
 Vận dụng dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng 
lực trong “Bài 9. Tin học và xã hội” cho học sinh khối 10 trường 
THPT Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Tố Nga
 Mã sáng kiến: 32.62..
 Vĩnh Phúc, năm 2019
 ..............., Năm.......... XI. Danh sách cá nhân, tổ chức áp dụng sáng kiến. Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. Trang 22
PHỤ LỤC.. Trang 23
HỌC LIỆU BỔ SUNG CHO BÀI GIẢNG Trang 50
MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trang 61. DANH MỤC HÌNH VẼ
1 Hình 1. Sơ đồ xương cá về dạy học tích hợp Trang 4
2 Hình 2. Sơ đồ mạng nhện về dạy học tích hợp Trang 5
3 Hình 3. Sơ đồ năng lực cốt lõi của học sinh. Trang 10
4 Hình 4. Mô hình phát triển năng lực Trang 10
5 Hình 5. Biểu đồ so sánh điểm TB trước tác động và sau tác Trang 18
 động của 2 nhóm  BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu 
1. Lý do chọn đề tài
 Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh 
vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, dẫn đến 
sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều 
quốc gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi căn bản 
và toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ 
chức dạy học, nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để 
có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì vậy, 
phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa 
chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
 Theo đó, việc dạy học không chỉ là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến 
thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà chủ yếu là làm cho người học có khả 
năng đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng 
vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống lao động 
sau này. 
 Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua 
tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được 
trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình 
đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng 
năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, dạy học tích 
hợp liên môn trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả, nhiều 
lúng túng trong một số giáo viên.
 Trong chương trình tin học 10, có bài “Tin học và xã hội” đề cập tới nhiều 
vấn đề xã hội mà phần đa học sinh hiện nay đã được tiếp cận và có những hiểu 
biết nhất định như tin học hóa, mua bán qua mạng, tung virus vào mạng, truy 
cập bất hợp pháp, luật giao dịch thương mại điện tử, cho khả năng tích hợp 
với nhiều môn học trong chương trình THCS và THPT, đồng thời có ý nghĩa 
giáo dục rất cao về ý thức của con người khi sống trong “Thời đại 4.0” . 
nhưng lại bị rất nhiều giáo viên khi dạy theo phương pháp cũ phản ánh là cảm 
thấy khó dạy, khó truyền đạt.
 Riêng với bản thân tôi, trong những năm học trước khi áp dụng truyền đạt 
kiến thức bài học này theo phương pháp cũ tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, trở 
 Trang 1 II. Tên sáng kiến: 
 VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT 
TRIỂN NĂNG LỰC TRONG "BÀI 9. TIN HỌC VÀ XÃ HỘI" CHO HỌC 
SINH KHốI 10 TRƯỜNG THPT QUANG HÀ, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH 
VĨNH PHÚC.
III. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Tố Nga
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình Xuyên 
- Vĩnh Phúc 
- Số điện thoại:. 098.676.52. 53 
 Email: nguyenthitonga.gvquangha@vinhphuc.edu.vn
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 
 Sáng kiến được tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng thử từ năm học 2017 – 
2018 cho kết quả tốt, sau đó được nhân rộng triển khai đại trà thực hiện trong 
trường vào năm học 2018 - 2019 cho cả khối 10.
 Để thực hiện được việc nghiên cứu triển khai đề tài này tôi đã nhận được 
rất nhiều sự đóng góp từ đồng nghiệp, tổ nhóm chuyên môn cũng như sự chỉ đạo 
sát của Ban chuyên môn Nhà trường. 
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Đề tài được viết lại như một kênh thông tin dùng cho việc tổ chức dạy –
học tích cực nhằm mục đích phát triển năng lực của học sinh khi tìm hiểu ”Bài 
9. Tin học và xã hội” chương trình Tin học 10. 
 Mặt khác đề tài còn có thể coi như tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp khi 
vận dụng dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Đề tài được tôi tiến hành áp dụng thử lần đầu trên lớp thực nghiệm vào 
ngày 15/ 11/ 2017.
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 PHẦN I.
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH 
 HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1. Dạy học tích hợp
1.1. Khái niệm tích hợp
 Trang 3 - Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung 
quanh các chủ đề, ở đó người học cần vận dụng kiến thức của nhiều môn học để 
giải quyết vấn đề đặt ra. Với các môn học khác nhau, mối quan hệ giữa các môn 
học trong chủ đề được hình dung qua sơ đồ “mạng nhện”. 
 Môn
 Môn
 Môn
 Hình 2: Sơ đồ “mạng nhện” về dạy học tích hợp
- Hòa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp. Ở mức độ này, tiến 
trình dạy học là tiến trình “không môn học”, nghĩa là nội dung kiến thức trong 
bài học không thuộc riêng về một môn khoa học nào mà thuộc về nhiều môn học 
khác nhau. 
1.5. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp
Bước 1: Rà soát chương trình, SGK, tìm ra những nội dung dạy học gần nhau 
hoặc có liên quan đến nhau trong các môn hiện hành, những nội dung liên quan 
đến vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để xây dựng bài học tích hợp.
Bước 2: Xác định chủ đề tích hợp, bao gồm tên bài học, thuộc lĩnh vực môn học 
nào, đóng góp của môn nào vào bài học.
Bước 3: Dự kiến thời gian hoàn thành chủ đề (thời gian bao nhiêu tiết).
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kỹ năng, 
thái độ, định hướng năng lực hình thành.
Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong bài học tích hợp. Căn cứ vào thời 
gian dự kiến, mục tiêu, thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lý và yếu tố vùng miền để 
xây dựng nội dung dạy học cho phù hợp. Có thể xây dựng theo bảng sau:
 Đóng góp của 
 Tên bài học Thời lượng dự 
 Mục tiêu Nội dung các môn vào 
 kiến (tiết)
 (Tích hợp) bài học
 Bảng 1. Bảng rà soát chương trình phục vụ cho xây dựng chủ đề tích hợp
Bước 6: Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học chủ đề tích hợp (chú ý tới phương 
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực người học). Có thể 
thiết kế xây dựng theo bảng sau:
 Trang 5 - Bước 5: Kết luận.
b) Phương pháp đóng vai
 Là việc tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong 
một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về 
một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện 
hoặc quan sát được. 
* Ưu điểm :
 - HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ 
 trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
 - Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
 - Tạo điều kiện làm nảy sinh khả năng sáng tạo của học sinh.
* Cách thực hiện: Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
 - Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy 
 định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai.
 - Các nhóm lên đóng vai, Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai
 - Lớp thảo luận, nhận xét.
 - Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
c) Phương pháp dạy học theo nhóm 
 Bản chất của giảng dạy dựa trên phương pháp làm việc theo nhóm là một 
phương pháp sư phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 
được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công 
việc chung lớn hơn; kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung 
trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng.
* Ưu điểm
+ Làm việc theo nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong 
nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giảng 
viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân công công 
việc trong nhóm nhỏ.
+ Khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, 
cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó
* Các bước tiến hành phương pháp làm việc theo nhóm:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ.
Bước 2: Chia nhóm
Bước 3: Làm việc trong nhóm
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. Các nhóm 
 Trang 7 phẩm cuối cùng của chủ đề.
 II. Kế hoạch dạy học.
 III.Tiến trình day học: Trình bày nội dung của bài học/chủ đề theo 4 bước
 Bước 1. Hoạt động khởi động xuất phát.
 Bước 2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Bước 3. Hoạt động luyện tập/ vận dụng
 Bước 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
 IV. Thiết bị dạy học và tài liệu hỗ trợ
 Trong phần này cần mô tả sử dụng thiết bị dạy học gì? Tài liệu bổ trợ 
 (là những nội dung liên môn đóng góp cho nội dung bài học)
2. Dạy học định hướng phát triển năng lực
2.1. Một số vấn đề chung về năng lực
a. Khái niệm năng lực
 Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các 
thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, để thực hiện 
thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
b. Năng lực học sinh
 Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, 
thái độ,  phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào 
thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra 
cho chính các em trong cuộc sống.
 *) Các năng lực cốt lõi của học sinh
 Năng lực cốt lõi (còn gọi là năng lực chung) là năng lực cơ bản, thiết yếu 
mà bất kì một người nào cũng có thể sống, học tập và làm việc. Tất cả các hoạt 
động giáo dục (bao gồm các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo) với 
khả năng khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển các 
năng lực cốt lõi của HS. Các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất các 
năng lực cốt lõi cần có ở HS như sau:
 Trang 9

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_day_hoc_tich_hop_theo_dinh_huong_phat_trien_na.doc
  • docĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc
  • docMẪU 2 - PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SKKN.doc