SKKN Ứng dụng phần mềm Geogebra dạy học bài “Hàm số bậc hai” (Đại số 10 – Cơ bản), góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2

SKKN Ứng dụng phần mềm Geogebra dạy học bài “Hàm số bậc hai” (Đại số 10 – Cơ bản), góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang được bắt đầu với sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ, các phần mềm giáo dục cũng theo đó phát triển mạnh mẽ. Trong môn Toán, các phần mềm hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giảng cũng khá đa dạng. Có thể kể đến một số phần mềm phổ biến như: phần mềm giả lập máy tính điện tử các phiên bản FX570VN-PLUS, FX580VNX hỗ trợ tính toán, phần mềm Microsoft Powpoint hỗ trợ trình chiếu bài giảng, phần mềm vẽ hình GeometrySket Pad, phần mềm vẽ hình 3D Cabri 3D.Tuy nhiên, vì đây là các phần mềm độc lập, riêng rẻ nên khi giáo viên cần liên kết tự động kết quả từ máy tính điện tử với hình vẽ vào bài trình chiếu thì việc kết hợp các phần mềm trên là không thể. Giải pháp để giải quyết vấn đề trên chính là phần mềm GeoGebra. GeoGebra nổi lên là phần mềm toán học dẫn đầu xu hướng kết hợp hình học, đại số, xác suất và vi tích phân. Đặc điểm quan trọng nhất của phần mềm GeoGebra là định hướng chiến lược của phần mềm này. GeoGebra không chỉ là phần mềm hình học động tương tự như nhiều phần mềm khác. Triết lý của Geogebra là toán học động. Theo tác giả(1) của phần mềm này GeoGebra là phần mềm Hình học động, Đại số động và Tính Toán động. Với định hướng này, phần mềm Geogebra là một trong những phần mềm đầu tiên trên thế giới hướng tới mục tiêu giáo dục hiện đại: Những gì giáo viên giảng học sinh phải được nhìn và nghe thấy. Đây là một xu thế giáo dục mới, chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa. Những đặc điểm nêu trên cho thấy GeoGebra là phần mềm rất đáng để tìm hiểu, khai thác phục vụ cho việc giảng dạy. Với những ưu điểm trên, tôi xin chọn phần mềm này để ứng dụng vào việc dạy và học bộ môn toán và lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng phần mềm Geogebra dạy học bài “Hàm số bậc hai” (Đại số 10 – Cơ bản), góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2”.

docx 41 trang thuychi01 619213
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng phần mềm Geogebra dạy học bài “Hàm số bậc hai” (Đại số 10 – Cơ bản), góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
PHỤ LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM GEOGEBRA DẠY HỌC BÀI “HÀM SỐ BẬC HAI” (ĐẠI SỐ 10 – CB), GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
Người thực hiện: 	Đoàn Thị Lý
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc môn: 	Toán
THANH HOÁ NĂM 2019
pMỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ..
1.
MỞ ĐẦU.
1
1.1.
Lý do chọn đề tài .
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu
1
1.3.
Đối tượng nghiên cứu..
1
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.
1
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..
3
2.3.
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Tìm hiểu về phần mềm GeoGebra 
4
2.3.2. Ứng dụng phần mềm GeoGebra dạy học bài “Hàm số bậc hai”........................................................................
5
2.3.3. Thực nghiệm sư phạm
21
3.
KẾT LUẬN 
3.1.
Kết luận
14
3.2.
Kiến nghị.
14
Tài liệu tham khảo...
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang được bắt đầu với sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ, các phần mềm giáo dục cũng theo đó phát triển mạnh mẽ. Trong môn Toán, các phần mềm hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giảng cũng khá đa dạng. Có thể kể đến một số phần mềm phổ biến như: phần mềm giả lập máy tính điện tử các phiên bản FX570VN-PLUS, FX580VNX hỗ trợ tính toán, phần mềm Microsoft Powpoint hỗ trợ trình chiếu bài giảng, phần mềm vẽ hình GeometrySket Pad, phần mềm vẽ hình 3D Cabri 3D...Tuy nhiên, vì đây là các phần mềm độc lập, riêng rẻ nên khi giáo viên cần liên kết tự động kết quả từ máy tính điện tử với hình vẽ vào bài trình chiếu thì việc kết hợp các phần mềm trên là không thể. Giải pháp để giải quyết vấn đề trên chính là phần mềm GeoGebra. GeoGebra nổi lên là phần mềm toán học dẫn đầu xu hướng kết hợp hình học, đại số, xác suất và vi tích phân. Đặc điểm quan trọng nhất của phần mềm GeoGebra là định hướng chiến lược của phần mềm này. GeoGebra không chỉ là phần mềm hình học động tương tự như nhiều phần mềm khác. Triết lý của Geogebra là toán học động. Theo tác giả(1) của phần mềm này GeoGebra là phần mềm Hình học động, Đại số động và Tính Toán động. Với định hướng này, phần mềm Geogebra là một trong những phần mềm đầu tiên trên thế giới hướng tới mục tiêu giáo dục hiện đại: Những gì giáo viên giảng học sinh phải được nhìn và nghe thấy. Đây là một xu thế giáo dục mới, chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa. Những đặc điểm nêu trên cho thấy GeoGebra là phần mềm rất đáng để tìm hiểu, khai thác phục vụ cho việc giảng dạy. Với những ưu điểm trên, tôi xin chọn phần mềm này để ứng dụng vào việc dạy và học bộ môn toán và lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng phần mềm Geogebra dạy học bài “Hàm số bậc hai” (Đại số 10 – Cơ bản), góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2”. 
Mục đích nghiên cứu
Thiết kế các mô hình, bài giảng dạy học bài “Hàm số bậc hai” với sự hỗ trợ của phần mềm Geogebra , giúp giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả cao, tạo hình ảnh trực quan sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh khích lệ HS trong việc tự đánh giá. Phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề từ đó nâng cao chất lượng dạy học bài hàm số bậc hai.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được tôi tiến hành đối với HS lớp 10C6 (gồm 35 HS) trường THPT Thường Xuân 2, nghiên cứu về cách tổ chức dạy học bài hàm số bậc hai với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra, góp phần củng cố và áp dụng lý thuyết dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của HS trong thực tiễn dạy học.
Phiên bản phần mềm tôi sử dụng là GeoGebra 5.0.352 và GeoGebra 6.0.536.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là xây dựng cơ sở lý thuyết cùng với việc tổ chức các hoạt động kiểm chứng; phương pháp thống kê và xử lý số liệu được sử dụng cho việc đánh giá hiệu quả của đề tài đến kết quả học tập của HS.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	 Hiện nay, Đảng ta và toàn ngành giáo dục đang hướng tới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Công văn 4095/BGDĐT-CNTT 2018 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2018-2019 về ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá nêu rõ “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Ưu tiên triển khai các giải pháp mang tính đồng bộ (bao gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học)”[1].
	Ngày 01/03/2010 Bộ GD-ĐT đã có thông tư 08/2010/TT-BGDĐT về việc quy định sử dụng phần mềm mở tự do trong các cơ sở giáo dục. Theo đó thì  “Phần mềm mã nguồn mở” (còn được gọi tắt là phần mềm nguồn mở) là phần mềm được tác giả cung cấp mã nguồn kèm theo và người sử dụng không phải trả chi phí bản quyền mua mã nguồn” và “Giáo viên, giảng viên có trách nhiệm đưa các phần mềm tự do mã nguồn mở vào chương trình và nội dung giảng dạy để đáp ứng nhu cầu xã hội, thay thế từng phần tiến tới thay thế hoàn toàn các chương trình cứng đã được xây dựng dựa trên việc sử dụng phần mềm thương mại mã nguồn đóng”[2]. 
Geogebra là phần mềm miễn phí với mã nguồn mở, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Việt. Geogebra được viết trên Java(2) và vì thế là phần mềm đa nền tảng. Hiện phần mềm đã được phát triển ở nhiều hình thức khác nhau. Người dùng có thể cài đặt phần mềm và làm offline trên máy tính, tải ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc làm online trên web. Điều này giúp người dùng tiếp cận với phần mềm một cách dễ dàng hơn. 
Toán học là một môn học đòi hỏi tư duy trừu tượng. Để bài giảng môn Toán trở nên sinh động, thiết thực, gần gũi hơn với học sinh, rất cần các công cụ hỗ trợ. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thông tin, các phần mềm giáo dục ra đời đã giúp giáo viên thiết kế bài giảng cho môn Toán thuận lợi hơn rất nhiều. Phần mềm Geogebra với tính năng “hình học động” và “tính toán tự động” có thể giúp giáo viên:
- Thiết kế được các hình động mô phỏng các mô hình trong nội hàm môn Toán hoặc trong các tình huống thực tế có yếu tố “toán” theo ý đồ người dạy. 
Trong thực tế giảng dạy có một số tình huống giáo viên cần hình động để mô tả. Giáo viên có thể xử lý bằng cách tìm kiếm các hình động (video) có sẵn để ghép vào bài giảng. Tuy nhiên, các hình có sẵn thường cố định, khó tác động nên đôi khi không làm rõ được ý đồ của người dạy. Việc tạo các mô hình mô phỏng trên phần mềm giúp giáo viên chủ động hơn trong việc tạo ra các hình như ý muốn.
- Thiết kế được các bài tập và đáp án được tính toán hoàn toàn tự động. 
Tính năng này được thực hiện nhờ vào việc tích hợp sẵn bảng tính (Spreadsheet) và máy tính điện tử (Cas) trong GeoGrebra, giúp việc tính toán thuận tiện hơn. 
- Thiết kế được bài giảng theo trình tự với các nút điều khiển.	
Với các phiên bản gần đây, GeoGebra có chế độ mở full màn hình. Điều này giúp giáo viên có thể sử dụng GeoGebra thay thế cho Microsoft Powerpoint trong trình chiếu bài giảng.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy khi dạy bài “Hàm số bậc hai” (Bài 3-chương 2) trong chương trình Đại số 10 – CB theo cách truyền đạt cũ, để có được bài giải cho học sinh tự đối chiếu kết quả giáo viên phải soạn khá vất vả vì phải tự tính toán, rồi nhập thủ công kết quả vào bài giảng. Công việc sẽ lặp lại nếu giáo viên muốn cho học sinh luyện tập các bài tập cùng dạng, cùng thuật giải. Thao tác đó gây tốn thời gian và hiệu quả giảng dạy không cao. Các hình ảnh, đặc biệt là hình động thường chỉ được mô tả bằng lời, không trực quan nên học sinh khó hình dung. Điều này gây khó khăn cho đối tượng học sinh còn nhiều hạn chế về khả năng tư duy trừu tượng như học sinh miền núi tại trường THPT Thường Xuân 2. Từ thực tế trên, tôi thấy có thể cải thiện chất lượng dạy học bài “Hàm số bậc hai” nhờ khai thác các tính năng của phần mềm Geogebra, với lý do sau đây:
	- Bài dạy cần nhiều yếu tố hình động để mô tả: quỹ đạo chuyển động dạng parabol trong thực tế, phép tịnh tiến đồ thị để làm rõ mối liên hệ giữa đồ thị hàm số bậc hai tổng quát với đồ thị hàm số , sự thay đổi giá trị của hàm số khi biến số thay đổi nhằm chỉ ra sự biến thiên của hàm số bậc hai trên các khoảng, mô tả các dạng parabol.
- Bài dạy cần hỗ trợ để làm rõ các bước vẽ parabol và minh họa bằng hình ảnh.
- Bài dạy cần hỗ trợ trong việc tạo ra các đề mới tự động, tạo các đáp án tự động, tạo ra các thông báo các lỗi sai khi học sinh bấm tích chọn hộp phương án trắc nghiệm sai giúp học sinh tự luyện tập ở nhà. 
	Để sử dụng có hiệu quả phần mềm trên vào dạy học, học sinh cần phải nắm được các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin. Hiện nay, học sinh được tiếp cận với các thiết bị công nghệ khá dễ dàng bởi công nghệ thông tin đã phát triển và bao phủ rộng khắp. Các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, qua việc quan sát học sinh, tôi nhận thấy đa số các em chỉ biết sử dụng các thiết bị công nghệ để phục vụ việc giải trí, chơi game... Điều này vừa gây lãng phí thời gian và nếu quá đà sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Vì thế, học sinh cần được giáo viên hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị công nghệ hướng tới phục vụ cho việc học tập. Đây là việc rất hữu ích. Học sinh không những được rèn luyện kỹ năng công nghệ thông tin mà các em còn được rèn luyện kỹ năng tự học ở nhà, nâng cao hiệu học tập. 
	Qua khảo sát thực tế tỉ lệ học sinh trong lớp thực nghiệm với 36 học sinh, thu được kết quả là 98% học sinh có thể tiếp cận với máy tính (có kết nối mạng) ở nhà. 	Với điều kiện như trên, cơ bản đã đảm bảo để triển khai các giải pháp trong sáng kiến này.
	2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	2.3.1. Tìm hiểu về phần mềm Geogebra
* Geogebra là gì?
GeoGebra là một phần mềm  toán học kết hợp hình học, đại số và vi tích phân. Chương trình được phát triển cho việc dạy toán trong các trường học bởi Markus Hohenwarter tại Đại học Florida Atlantic. 
Một mặt, GeoGebra là một hệ thống hình học động. Bạn có thể dựng hình theo điểm, vec-tơ, đoạn thẳng, đường thẳng, đường conic, cũng như đồ thị hàm số, và có thể thay đổi chúng về sau. 
Mặt khác, phương trình và tọa độ có thể được nhập vào trực tiếp. Do đó, GeoGebra có thể làm việc với nhiều loại biến số như số, vec-tơ, và điểm, tìm đạo hàm, tích phân của hàm số, và cung cấp các lệnh như Nghiệm hoặc Cực trị.
Có 2 chế độ hiển thị đặc trưng trong GeoGebra: một biểu thức trong cửa sổ đại số tương dương với một đối tượng trong trong cửa sổ hình học và ngược lại [3].
* Cài đặt và sử dụng phần mềm
Hiện tại, phần mềm GeoGebra đã được phát triển trên nhiều nền tảng. Người dùng có thể sử dụng GeoGebra bằng một trong các cách sau:
	* Offline: 
Tải phần mềm từ địa chỉ https://geogebra.vi.softonic.com/. Trang này sẽ tự động chọn file cài đặt phù hợp với hệ điều hành trên máy người dùng. Tải về và cài đặt thông thường. File .ggb được tạo thành sau khi soạn thảo có thể xuất dạng ảnh .png hoặc .eps, dạng .pdf. Với những phiên bản gần đây .ggb có thể xuất dưới dạng trang web (.html). Tuy nhiên, để xem được file .html này, máy tính phải cài đặt phần mềm GeoGebra hoặc cài phần mềm Java hỗ trợ (với máy tính không cài phần mềm GeoGebra). Địa chỉ trang tải phần mềm Java (cho win 32 bit)  
	* Online: 
Soạn thảo trực tuyến tại địa chỉ https://www.geogebra.org/classic?lang=vi (chọn giao diện tiếng Việt).
	Hướng dẫn sử dụng các chức năng cơ bản của phần mềm được trình bày chi tiết trong tài liệu tham khảo [3].
2.3.2 Ứng dụng phần mềm GeoGebra dạy học bài ‘‘Hàm số bậc hai’’. 
	Theo chương trình nhà trường được phê duyệt, bài hàm số bậc hai có thời lượng là 02 tiết lý thuyết và 01 tiết bài tập.
	Trong phạm vi của đề tài này, tôi xin trình bày cách tổ chức dạy học 02 tiết lý thuyết, hướng dẫn HS tự học và đề xuất cách kiểm tra đánh giá với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra.
	Cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 	
- Hiểu quan hệ giữa đồ thị của các hàm số và .
- Hiểu và ghi nhớ các tính chất của hàm số bậc hai.
- Hiểu được sự biến thiên của các hàm số bậc hai.
2. Kĩ năng: 
- Xác định được các yếu tố của đồ thị hàm số bậc hai khi biết công thức hàm số.
- Vẽ được đồ thị hàm số bậc hai.
- Đọc được đồ thị của hàm số bậc hai, từ đồ thị xác định được: trục đối xứng, đỉnh, các giao điểm với 2 trục tọa độ, giá trị của hàm số trên các khoảng.
- Lập được bảng biến thiên của hàm số bậc hai; xét được tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc hai trên các khoảng xác định của nó.
- Tìm được phương trình của parabol khi biết tọa độ đỉnh và giao điểm với trục Oy.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ đồ thị, khi vẽ bảng biến thiên. Luyện tư duy khái quát, tổng hợp.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực làm việc cộng tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng CNTT-TT.
I, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1, Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu; máy tính; phần mềm GeoGebra; các mô hình, bài giảng thiết kế trên phần mềm GeoGebra, phiếu học tập, phiếu nhận xét.
- Học liệu:	
+ Sách giáo khoa Đại số 10 – Nhà xuất bản giáo dục.
+ Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán 10.
2, Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị về kiến thức: Nhớ lại đặc điểm đồ thị hàm số đã học ở lớp 9; kỹ năng tin học cơ bản; tìm hiểu về phần mềm GeoGebra. 
- Chuẩn bị tài liệu học tập, thí nghiệm thực hành, dụng cụ học tập: SGK, vở ghi, máy tính bỏ túi.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1:
1. Ổn định tổ chức (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ (Lồng vào bài học).
3. Tiến trình dạy học.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5 phút).
Mở file : GIOI THIÊU BAI.ggb
(1) Mục tiêu: Từ các hình ảnh parabol trong thực tế giới thiệu bài hàm số bậc hai.
(2) Phương pháp: Trực quan, vấn đáp gợi mở.
(3) Hình thức tổ chức : Cả lớp.
(4) Phương tiện: Máy chiếu.
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
GV nêu tình huống thực tế: Một vận động viên bóng rổ thực hiện một pha ném bóng vào một cái rổ ở trên cao. Em hãy quan sát hình ảnh sau đây và cho biết quỹ đạo chuyển động của quả bóng là hình gì ?
GV bấm vào nút chạy cho học sinh quan sát chuyển động của quả bóng.
HS lắng nghe, quan sát hình vẽ. HS trả lời câu hỏi:
Cung parabol. 
GV bấm vào nút để học sinh quan sát toàn phần parabol chứa quỹ đạo chuyển động trên.
GV : Em hãy kể một số hình ảnh khác về parabol trong thực tế ?
GV bấm vào nút
để cho học sinh quan sát thêm một số hình ảnh khác của parabol trong thực tế.
HS theo dõi.
HS nêu một số hình ảnh parabol trong thực tế mà các em biết.
GV : Parabol là đồ thị của hàm số nào em đã học ở THCS?
GV : Đồ thị hàm số có đặc điểm gì ?
GV : Nếu thay đổi vị trí đỉnh parabol từ gốc tọa độ tới điểm bằng cách tịnh tiến parabol lần lượt theo các vectơ và thì parabol ở vị trí mới là đồ thị được xác định bởi hàm số nào? Khai triển hàm số đó về dạng đa thức.
Bài học hôm nay sẽ nghiên cứu hàm số có dạng như trên.
HS trả lời: Parabol là đồ thị hàm số 
HS nhắc lại.
HS thực hiện
.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đồ thị hàm số bậc hai (10 phút)
Mở file : DO THI HAM SO BAC HAI.ggb
(1) Mục tiêu: Nắm được công thức hàm số, tập xác định, các đặc điểm đồ thị hàm số bậc hai và mối liên hệ với đồ thị hàm số .
(2) Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
(3) Hình thức tổ chức : Cả lớp.
(4) Phương tiện : Máy chiếu.
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
GV: Hãy phát biểu định nghĩa hàm số bậc hai? Cho một ví dụ cụ thể? 
Nêu tập xác định của hàm số?
GV trình bày tóm tắt lên bảng.
GV: Như trong phần giới thiệu bài, bằng phép tịnh tiến đồ thị thích hợp, ta có thể tịnh tiến đồ thị hàm số thành đồ thị hàm số bậc hai, vậy đồ thị hàm số bậc hai tổng quát có thể dựng được bằng cách tương tự hay không? 
Các em hãy biến đổi hàm số về dạng .
 GV: Thuyết trình
Xét trường hợp và , ta có phép tịnh tiến nào để biến đồ thị hàm số thành đồ thị hàm số ?
GV bấm nút để mở mô hình trên GeoGebra.
HS phát biểu định nghĩa và cho một ví dụ cụ thể.
TXĐ: . 
 HS ghi nhận kết quả biến đổi
 HS trả lời.
Bấm chuột di chuyển con trượt từ trái sang phải để parabol tịnh tiến theo vectơ o1 rồi tiếp tục di chuyển con trượt từ trên xuống để parabol tịnh tiến theo vectơ u1 để HS thấy rõ liên hệ giữa đồ thị hàm số với . 
HS quan sát và ghi nhận kiến thức.
GV: Vậy em có nhận xét gì về đồ thị hàm số ?
 Các kết luận trên vẫn đúng cho các trường hợp còn lại của và .
GV bấm vào nút , chiếu hình ảnh minh họa.
HS nêu đặc điểm đồ thị hàm số bậc hai.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai (15 phút)
(1) Mục tiêu: Nắm được cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
(2) Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, luyện tập.
(3) Hình thức tổ chức : Cả lớp.
(4) Phương tiện : Máy chiếu, máy tính bỏ túi.
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
GV bấm vào nút để hiện khung thiết kế thứ 3.
Yêu cầu cho HS phát biểu các bước vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
GV bấm nút
tổng kết lại cách vẽ.
GV bấm nút , hướng dẫn học sinh thực hiện. GV bấm các nút , , , để HS theo dõi từng bước vẽ.
HS trả lời.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
GV bấm nút và tích chọn các hộp chọn để hiện lần lượt các đối tượng tương ứng.
GV bấm nút yêu cầu HS thực hiện.
GV bấm nút cho HS đối chiếu kết quả.
GV chính xác hóa kết quả.
HS theo dõi cách làm.
HS làm bài tập theo từng cá nhân riêng lẻ.
HS trình bày kết quả.
HS ghi nhận.
Hoạt động 4 : Tổng kết và hướng dẫn nhiệm vụ về nhà (10 phút)
(1) Mục tiêu: Cũng cố đặc điểm hàm số bậc hai về công thức, tập xác định, đồ thị và cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
(2) Phương pháp: Trực quan ,vấn đáp gợi mở.
(3) Hình thức tổ chức : Cá nhân.
(4) Phương tiện : Máy chiếu, máy tính.
1. Tổng kết bài
* GV nhắc lại các nội dung chính trong tiết học về :
- Công thức hàm số bậc hai.
- Tập xác định của hàm số bậc hai.
- Đồ thị của hàm số bậc hai và cách vẽ.
* Yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động sau:
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
GV bấm nút mở khung hình động.
HS theo dõi.
GV bấm tích chọn vào các hộp , , , , , làm hiện (ẩn) cách hình và giới thiệu các đối tượng trên hình.
Bấm nút để học sinh theo dõi hình động.
Yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập (xem phụ lục 2).
GV tổng kết trên bảng về các dạng đồ thị hàm số bậc hai.
HS ghi nhận nhiệm vụ.
Trả lời câu hỏi vào phiếu GV đã chuẩn bị sẵn.
2. Hướng dẫn nhiệm vụ về nhà:
a. Tự luyện tập cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
- Yêu cầu HS tải về file: NHIEM VU VE NHA 1-VE DO THI.ggb.
- Hướng dẫn:
+) Mở file: NHIEM VU VE NHA 1-VE DO THI.ggb.
+) Bấm nút hiện tóm tắt kiến thức.
+) Bấm nút hiện hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.
- GV thao tác mẫu cho học sinh theo dõi.
b. Tự luyện tập kỹ năng sử dụng phần mềm GeoGebra để vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
- GV hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm GeoGebra để vẽ đồ thị hàm số có công thức cho sẵn và cách xuất file ra các định dạng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+) Tải và cài đặt phần mềm GeoGebra. Viết nhận xét về việc cài đặt và sử dụng phần mềm cho việc tự học vào phiếu giáo viên đã chuẩn bị sẵn.
+) Dùng phần mềm Geogebra vẽ đồ thị các hàm số bậc hai 
Nhóm 1 : và . 
Nhóm 2 : và . 
Nhóm 3 : và . 
Nhóm 4 : và 
+) Lưu lưu file đuôi .ggb và .png ; gửi kết quả cho giáo viên qua email : lydt.thptthuongxuan2@thanhhoa.edu.vn.
Tiết 2 :
Bài cũ : Hãy nhắc lại các đặc điểm của đồ thị hàm số bậc hai ?
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự biến thiên của hàm số bậc hai (15 phút)
(1) Mục tiêu: Nắm được sự biến thiên của hàm số bậc hai.
(2) Phương pháp: Trực quan, vấn đáp gợi mở.
(3) Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm.
(4) Phương tiện : Máy chiếu, máy tính điện tử.
Mở file : SU BIEN THIEN CUA HAM SO BAC HAI.ggb.
Hoạt động của Giáo viên (GV)
Hoạt động của Học sinh (HS)
GV bấm vào nút , m

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_phan_mem_geogebra_day_hoc_bai_ham_so_bac_hai_d.docx