SKKN Ứng dụng phần mềm csm trong dạy học thực hành môn tin học THPT
Trong vài năm trở lại đây ở nước ta số người biết sử dụng máy tính và có máy tính cá nhân mỗi ngày một tăng, trình độ hiểu biết và sử dụng máy tính cũng tăng rõ rệt. Người sử dụng hiểu biết càng nhiều thì việc quản lý hệ thống máy, quản lý phòng máy vi tính, hướng dẫn thực hành tin học cũng rất khó khăn.
Hơn nữa trong thời gian gần đây hệ thống máy tính thường bị virus tấn công làm mất dữ liệu. Mặt khác do ý thức người sử dụng còn kém, không tuân theo qui định của người quản lý phòng máy vi tính hay người quản trị hệ thống, nên khi ngồi vào máy tính cứ tự ý thiết đặt cấu hình, thiết đặt hệ thống, thay đổi cách hiển thị màn hình nền, thậm chí lén lút truy cập mạng, thậm chí có học sinh nghiện cả game Nếu một phòng thực hành mà đông học sinh và một số học sinh có ý nghĩ như thế thì giáo viên hướng dẫn thực hành quản lý như thế nào? để lớp học vừa trật tự, vừa hiểu bài và làm bài được.
Bên cạnh đó, Trường THPT DTNT Thanh Hóa là trường đặc thù chuyên biệt học sinh ở nội trú trong kí túc xá nhà trường. Mọi việc từ học tập đến vui chơi, giải trí đều thực hiện trong khuôn viên nhà trường. Nhà trường chỉ dạy học một buổi vào buổi sáng, buổi chiều chỉ thực hiện dạy học khối cho các lớp theo lịch của nhà trường, thời gian còn lại học sinh tự học dưới sự giám sát của giám thị. Do đó, thời gian tự học của các em là khá nhiều. Các em có thể tự học tại lớp học của mình trên khu giảng đường hoặc tự học tại thư viện.
MỤC LỤC Nội dung Trang 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong vài năm trở lại đây ở nước ta số người biết sử dụng máy tính và có máy tính cá nhân mỗi ngày một tăng, trình độ hiểu biết và sử dụng máy tính cũng tăng rõ rệt. Người sử dụng hiểu biết càng nhiều thì việc quản lý hệ thống máy, quản lý phòng máy vi tính, hướng dẫn thực hành tin học cũng rất khó khăn. Hơn nữa trong thời gian gần đây hệ thống máy tính thường bị virus tấn công làm mất dữ liệu. Mặt khác do ý thức người sử dụng còn kém, không tuân theo qui định của người quản lý phòng máy vi tính hay người quản trị hệ thống, nên khi ngồi vào máy tính cứ tự ý thiết đặt cấu hình, thiết đặt hệ thống, thay đổi cách hiển thị màn hình nền, thậm chí lén lút truy cập mạng, thậm chí có học sinh nghiện cả game Nếu một phòng thực hành mà đông học sinh và một số học sinh có ý nghĩ như thế thì giáo viên hướng dẫn thực hành quản lý như thế nào? để lớp học vừa trật tự, vừa hiểu bài và làm bài được. Bên cạnh đó, Trường THPT DTNT Thanh Hóa là trường đặc thù chuyên biệt học sinh ở nội trú trong kí túc xá nhà trường. Mọi việc từ học tập đến vui chơi, giải trí đều thực hiện trong khuôn viên nhà trường. Nhà trường chỉ dạy học một buổi vào buổi sáng, buổi chiều chỉ thực hiện dạy học khối cho các lớp theo lịch của nhà trường, thời gian còn lại học sinh tự học dưới sự giám sát của giám thị. Do đó, thời gian tự học của các em là khá nhiều. Các em có thể tự học tại lớp học của mình trên khu giảng đường hoặc tự học tại thư viện. Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Tự học ở đây có thể là tự học tại lớp, tự học tại thư viện nhưng cũng có thể tự học trên mạng. Tự học trên mạng có nhiều ưu điểm như: Thu thập được nhiều kiến thức Tham khảo được nhiều cách giải hay cho các chủ đề Tìm hiểu được các vấn đề nóng đang diễn ra trong xã hội Truy cập, tìm hiểu thông tin về các nghành nghề mà xã hội đang cần để có thể định hướng nghề nghiệp cho mình một cách tốt nhất. Ưu điểm của việc tự học trên mạng là nhiều nhưng nhược điểm của nó cũng không ít, ví dụ như: Có quá nhiều thông tin trong đó có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng thậm chí có thông tin sai sự thật. Các em vào các trang web giải trí, các trang mạng xã hội dẫn đến sao nhãng việc học tập, nhiều học sinh sống ảo dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho lứa tuổi học sinh. Vào các trang web chơi game dẫn đến việc nghiện nghập. Các trang web chơi game đa số là các trò chơi cảm giác mạnh nên dễ dẫn đến sự kích động trong tâm hồn của trẻ thơ. Sử dụng máy tính nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Đó là thực trạng mà tôi phải nghiên cứu đề tài này để đưa vào quản lý đạt hiệu quả. Mặt khác quản lý và dạy thực hành của môn tin học còn nhiều bất cập, nhất là học sinh biết sử dụng máy vi tính không đồng đều, có học sinh biết rất nhiều nhưng cũng có học sinh chưa sử dụng máy vi tính bao giờ. Đối với việc tự học trên của học sinh là tốt nhưng nếu không có sự giám sát, quản lý, định hướng của giáo viên thì việc tự học trên mạng của học sinh không nhưng không mang lại hiệu quả mà còn mang lại nhiều hậu quả không tốt cho học sinh. Do đó để học sinh thực hiện một cách đồng bộ cần phải có một trình điều khiển chung, tạo sự quản lý chặt chẽ làm cho người dạy và người học trở nên tích cực trong công việc và hoạt động một cách thiết thực. Từ thực tiễn dạy Tin học tại trường THPT Dân tộc nội trú tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với tên: “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CSM TRONG DẠY HỌC THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC THPT ” 1. 2. Mục đích nghiên cứu. Sử dụng phần mềm CSM trong dạy học thực hành môn tin học bậc THPT và quản lý việc tự học của học sinh trường Dân tộc nội trú. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phần mềm CSM trong dạy học thực hành môn tin học bậc THPT đối với học sinh khối 10, khối 11. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT DTNT Thanh Hóa . - Có tham khảo các tài liệu về cách thức sử dụng phần mềm CSM. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài Môn tin học có nhiều đặc thù khác nhau, khác nhau ở từng cấp học, khối lớp. Từ người bắt đầu sử dụng máy tính, đến người đã sử dụng thành thạo máy tính. Tuy nhiên cấp học cao hơn thì chương trình học cũng cao hơn. Người học khởi đầu làm quen với máy tính, tiếp đến dùng máy tính để soạn thảo văn bản, sau đó lập trình trên máy tính, đến lớp 12 thì làm quen với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chung quy lại người học học đến đâu thấy lạ đến đó và trí nhớ mỗi người cũng có hạn. Mặt khác, một sự khác biệt nửa của môn Tin học là lý thuyết – bài tập – thực hành hay nói cách khác là nói – làm – có kết quả, nói chung phải đạt cả ba. Chẳng hạn, dạy học lập trình người dạy dạy lý thuyết hay, giải bài tập hay và thực hành cho kết quả minh chứng, nhưng nếu khi thực hành trên máy không cho kết quả như mong muốn thì chữ hay đó chắc chắn không trọn vẹn. Mặt khác môn Tin học mới đưa vào chương trình phổ thông bắt từ năm 2006. Cho tới nay các xã, huyện còn nghèo, vùng khó khăn thì cơ sở vật chất để giảng dạy môn học này cũng không dễ mua sắm. Từ những bất cập đó mà trình độ hiểu biết về tin học trong một lớp cũng chênh lệch khá khác nhau. Từ sự chênh lệch về trình độ tin học, mà giáo viên cũng khó truyền đạt đủ nội dung, kiến thức cần thiết để học sinh biết và hiểu phần lý thuyết. Còn thực hành môn tin học là kết hợp vận dụng lý thuyết vào thực hành, song cũng phải biết sử dụng phương tiện thực hành. Chính từ đây giáo viên hướng dẫn thực hành hay thường bị học sinh “sai khiển” vì phải cần giáo viên trực tiếp gỡ lỗi. Sự chỉ giúp nhiệt tình này nếu như một vài học sinh thì giáo viên chẳng có gì khó khăn cả, nhưng nhỡ đông học sinh hỏi, thậm chí cả lớp hỏi thì giáo viên phải xử sự thế nào. Đây cũng là một bất cập lớn của giáo viên dạy tiết thực hành môn Tin học. Với những đặc thù riêng của môn học và một số bất cập còn tồn tại của môn học, tôi đã luôn tìm tòi và nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm mục đích quản lý tốt phòng máy, dạy tốt tiết thực hành trong giờ học thực hành tại phòng máy vi tính nhằm khắc phục những bất cập của môn học. 2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Học sinh trường THPT DTNT là học sinh miền núi nên việc tiếp cận thông tin còn chậm, bên cạnh đó đa số học sinh bị hổng kiến thức toán học nên khi tiếp cận với nội dung kiến thức mới cần sự vận dụng kiến thức toán gặp nhiều khó khăn. Khi học thực hành do trình độ và kĩ năng sử dụng máy tính của học sinh khác nhau nên đôi lúc giáo viên thường bị học sinh “sai vặt” để hỗ trợ việc thực hành của các em. Trước khi cài đặt phần mềm CSM để hỗ trợ việc dạy thực hành môn tin học THPT Khối lớp Sĩ số HS Điểm 0 →4 Điểm 5 →7 Điểm 8 - 9 Điểm 10 10A 32 7 22 2 1 10B 25 8 15 2 0 10C 35 10 24 1 0 10D 32 10 19 2 1 11G 25 10 12 2 1 Từ bảng số liệu trên tôi thấy việc sủ dụng máy tính và các phần mềm liên quan đến học tập. Để khắc phục việc hạn chế đó tôi mạnh dạn đưa ra sáng kinh nghiệm : “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CSM TRONG DẠY HỌC THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC THPT ” 2. 3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.3.1 Quản lý lớp thực hành có hỗ trợ của hệ thống quản lý thông minh - Tổ chức lớp học tại phòng máy vi tính có sẵn của nhà trường. - Tất cả các máy tính trong phòng máy đều cài đặt hệ thống quản lý thông minh. - Trong các máy cài đặt, giáo viên chọn một máy quản lý chính để làm máy giáo viên, các máy tính còn lại gọi là máy học sinh. - Máy giáo viên làm nhiệm vụ quản lý và hiển thị tất cả màn hình máy học sinh. Do đó, mọi thao tác trên máy học sinh đang làm đều xuất hiện ở máy giáo viên. - Giáo viên ngồi tại máy giáo viên quan sát và điều khiển lớp học, hướng dẫn thực hành mẫu qua màn hình, học sinh ngồi tại chỗ nhìn màn hình máy học sinh để theo dõi hướng dẫn và nội dung thực hiện thao tác. - Trong quá trình thực hành bài làm thông qua màn hình máy giáo viên, giáo viên phát hiện máy học sinh lười thực hành, mê Games, tuỳ hành vi mà giáo viên gửi thông báo nhắc nhở hay khoá màn hình máy học sinh để cảnh báo. - Giáo viên có thể cho dừng kiểm tra thực hành cùng lúc vì hết thời gian quy định hay có thể tắt tất cả các máy cùng lúc trong thời gian nhanh nhất. - Thông qua màn hình máy giáo viên, giáo viên có thể đánh giá, chấm điểm kết quả thực hành của học sinh. - Thông qua hệ thống quản lý CSM, giáo viên có thể giới thiệu đến các máy trạm của học sinh các trang web phục vụ học tập, truy cứu thông tin tốt nhất mà giáo viên thu thập được. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể khóa, ngăn chặn việc học sinh vào các trang web có nội dung không phục vụ cho việc học tập như: chơi game, nghe nhạc, xem phim, facebook, ... 2.3.2. Giới thiệu phần mềm và các chức năng của chương trình 2.3.2.1. Giới thiệu phần mềm CSM (Cyber station Manager) Cyber Station manager còn được viết tắt là CSM, đây là phần mềm quản lý phòng máy Internet. Tiện ích này giúp cho việc quản lý phòng máy trở nên dễ dàng và khoa học hơn. 2.3.2.2. Các chức năng của chương trình Gửi thông báo đến cho học sinh Giáo viên quan sát màn hình học sinh Khóa màn hình máy tính học sinh Giáo viên có thể vào máy học sinh và thực hiện các ứng dụng trên máy học sinh Hỗ trợ bạn quản lý công tác sử dụng Internet tại các phòng máy Thực hiện liên lạc giữa máy trạm và Server dễ dàng Kiểm soát các trang web trên các máy trạm. 2.3.3. Cài đặt và hướng dẫn sử dụng chương trình 2.3.3.1 Cài đặt chương trình phần mềm CSM (Cyber Station Manager) - Download phần mềm CSM về máy định cài đặt. - Chạy file Setup.exe trong thư mục chính của CSM sau đó thực hiện một số chỉ định giống như những phần đơn giản khác nhưng phải chú ý khai báo chỉ định của hộp thoại sau đây + Nếu cài đặt dùng làm máy giáo viên (máy điều khiển) thực hiện các thao tác sau: Cài đặt phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu SQL Cài đặt phần mềm CSM Sever + Các máy còn lại làm máy học sinh trong tổ chức lớp thì cài đặt phần mềm CSM Clien. Chỉ định xong chọn nút Next cho tới khi hoàn thành việc cài đặt. Thực hiện cấu hình toàn bộ địa chỉ IP tỉnh và đặt tên máy trên các máy học sinh thuộc lớp học. 2.3.3.2 Hướng dẫn sử dụng phần mềm CSM - Giới thiệu các biểu tượng chức năng chính trên thanh Menu Menu “Chức năng” cho phép người quản trị thực hiện các công việc chính sau: Khống chế ứng dụng, khống chế website, khống chế thời gian, thay đổi mật khẩu máy trạm, khóa chương trình. Menu “Công cụ” cho phép người quản trị thực hiện các chức năng sau: Mở máy trạm, an toàn dữ liệu, .... Menu “Liên kết” cho phép người quản trị liên kết với các website giúp ích cho công việc học tập của học sinh. “Khóa chương trình” khi người quản trị kiểm tra thấy máy trạm (học sinh) không học tập mà sử dụng máy để làm các công việc khác thì người quản trị (giáo viên) đăng nhập vào hệ thống sau đó khóa chương trình mà học sinh đang thực hiện hoặc khóa máy tạm thời hay tắt máy. 2.3.4. Mô tả giải pháp mới của đề tài. 2.3.4.1. Yêu cầu chung a) Yêu cầu của phòng máy vi tính - Không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình mạnh, miễn sao hoạt động tốt. - Tất cả các máy tính trong phòng tham gia tổ chức lớp học này đều phải kết nối mạng LAN, mạng hoạt động ổn định - Trong tất cả các máy tính trong mạng LAN chọn một máy làm máy giáo viên, máy này đảm bảo hoạt động ổn định, nếu là máy chủ của mạng LAN thì càng tốt. Máy này đặt tại bàn giáo viên hoặc vị trí thuận lợi để giáo viên dễ quản lý, dễ quan sát lớp học. - Tất cả các máy tính của lớp đều cài phần mền CSM Clien (hiện nay đã có phiên bản cao hơn) và được cấu hình địa chỉ IP tỉnh. Lưu ý: Địa chỉ IP động vẫn được nhưng khi mỗi lần khởi động lại máy tính thì vị trí thứ tự của máy học sinh hiện tại màn hình máy giáo viên không theo thứ tự nên khó xác định vị trí của học sinh đang sử dụng máy đó. b) Yêu cầu một lớp học thực hành đạt hiệu quả - Quản lý lớp học tốt đứng đầu là giáo viên quản lý lớp học thực hành, không những quản lý con người mà cần phải quản lý thiết bị, phương tiện, không gian và môi trường. Nói chung quản lý lớp học tốt thì quá trình thực hành sẽ tốt. - Học sinh phải chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường, nghiêm chỉnh chấp hành các luật pháp xã hội. Không nói tục, chửi thề với bạn bè, người thân. - Không lợi dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền các nội dung, Clip của các Website không lành mạnh. Tóm lại: một học sinh thực hành một bài tập tin học đạt hiệu quả cao không những thể hiện ở nội dung thực hành mà là cả năng lực, hành vi và cả thái độ thực hành. Do đó hệ thống hỗ trợ quản lý lớp học thông minh giúp một phần cho giáo viên quản lý lớp học thực hành, nhất là thực hành tin học có kết quả thiết thực dân chủ, đối xử công bằng đảm bảo cho người sử dụng tin học an toàn và lành mạnh. 2.3.4.2. Thực hiện quản lý và điều khiển lớp thực hành. a) Quản lý màn hình học sinh - Khi máy trong lớp học được khởi động thì tất cả những máy tính đã khởi động đều hiển thị trên màn hình máy giáo viên. Lúc này ta mở trình CSM để quan sát theo dõi màn hình máy học sinh. Tại màn hình máy giáo viên ta có thể quan sát bất kỳ máy của học sinh nào trong lớp học. Nhờ vậy mà giáo viên ngồi tại quan sát có thể biết máy tính của học sinh nào chưa thực hiện tốt, làm bài đến đâu, làm công việc gì đều phát hiện và kịp thời xử lý, nhắc nhở. - Trong quá trình thực hành của học sinh nếu quan sát thấy màn hình học sinh nào thao tác chậm chạp có thể gửi thông báo nhắc nhở. Nếu phát hiện màn hình học sinh nào mở Games giáo viên có thể đóng chương trình hoặc dùng chức năng khoá màn hình để cảnh báo Với những chức năng trên giáo viên thực hiện quản toàn bộ màn hình học sinh trong lớp học, tạo lớp học nghiêm túc, quyền làm chủ lớp học của giáo viên tăng lên, đảm bảo môi trường học tập nói chung, môn Tin học nói riêng an toàn và lành mạnh. b) Quản lý lớp học và điều khiển học sinh thực hành bằng phần mềm CSM * Tổ chức học sinh thực hành và tự học tại phòng máy. - Phân công học sinh ngồi vào đúng máy qui định, số lượng học sinh / máy tuỳ vào số lượng máy tính hiện có của mỗi phòng, mỗi trường học. - Học sinh khởi động máy tính (nếu máy chưa khởi động), khởi động chương trình ứng dụng. Tuỳ lớp thực hành, nội dung cần thực hành giáo viên nhắc học sinh mở chương trình ứng dụng cho đúng, cho phù hợp. - Phát tài liệu thực hành cho học sinh và cho học sinh gõ tên của mình vào dòng đầu tiên trước khi nhập nội dung thực hành (mục đích việc nhập tên của học sinh vào trước giúp giáo viên trong quá trình quan sát không những biết vị trí của máy mà còn biết cả tên của học sinh làm cho học sinh thấy được sự quản lý chặc chẽ của giáo viên, từ đó bản tự hoàn thiện và tham gia hoạt động học tích cực hơn) - Giáo viên khởi động chương trình CSM tại máy giáo viên để quan sát, quản lý và điều khiển máy học sinh. Trường hợp nếu máy học sinh nào chưa tham gia vào mạng hoặc hỏng thì giáo viên có thể chỉnh sửa, khởi động lại cho máy này. * Quản lý và điều khiển lớp thực hành đạt kết quả - Điều khiển xử lý sửa lỗi từ xa cho máy học sinh: Khi một máy học sinh nào đó bị mắt lỗi không thực hiện được. Chẳn hạn bị lỗi khi chạy một bài toán lập trình bằng Pascal học sinh không biết lỗi gì cần giáo viên giúp sửa lỗi. Để sửa lỗi trên cho học sinh giáo viên có thể ngồi tại máy quản lý dùng chức năng “Điều khiển máy trạm” để thâm nhập vào máy học sinh thực hiện biên dịch bình thường, sửa lỗi xong trả về lại cho học sinh, học sinh ngồi tại chỗ vừa quan sát vừa học hỏi kinh nghiệm. Nói chung chức năng “Điều khiển máy trạm” cho phép ta dễ dàng thâm nhập vào máy học sinh bất kỳ và thực thi bất kỳ chương trình có trên máy đó. Nhờ chức năng này giáo viên kiểm soát và khống chế những chương trình ứng dụng khác do học sinh tự ý thực hiện. - Quản lý chặt chẽ, thực hành nghiêm túc để nâng cao chất lượng tiết thực hành. Thông qua màn hình quản lý của máy giáo viên ta dễ dàng phát hiện những học sinh thực hành chưa tích cực, mở các trình ứng dụng khác không nằm trong chương trình thực hành giáo viên có thể gửi thông báo nhắc nhở bằng chức năng “giao tiếp” để nhắc nhở, nếu nhắc nhở nhiều lần thì giáo viên trừ vào điểm thái độ học tập. Trường hợp nhắc nhở mà không thấy tiến bộ, thiếu tôn trọng người hướng dẫn thực hành thì giáo viên có thể khoá màn hình để cánh báo * Giám sát, đánh giá kết quả thực hành của học sinh và tự học của học sinh. Giám sát được các gian lận, vi phạm trong quá trình làm bài kiểm tra thực hành như mở bài cũ đã có, sao chép nội dung từ bài khác. Để kết thúc thời gian làm bài thực hành một cách đồng bộ giáo viên dùng chức năng “khóa màn hình các máy trạm” của chương trình để dừng bài thực hành. 2.3.4.2. Sử dụng phần mềm CSM để quản lý và điều khiển lớp học thực hành. Ví dụ 1: Yêu cầu học sinh khởi động chương trình Tubor Pascal để viết chương trình nhập vào một dãy số nguyên. Tính tổng và in ra màn hình tổng các phần tử là số chẵn. - Giáo viên sử dụng phần mềm CSM trên máy chủ (máy giáo viên) để quan sát màn hình thực hiện của học sinh. Màn hình máy của học sinh sẽ xuất hiện - Nếu học sinh làm sai, không hiểu cấu trúc câu lệnh hoặc không hiểu chương trình dịch của Turbo Pascal nói gì. - Giáo viên sẽ sẽ dụng chức năng giao tiếp để hướng dẫn học sinh thực hiện. - Sau khi có sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến hành thực hành, kết quả: Ví dụ 2: Yêu cầu học sinh mở phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word để soạn thảo một đoạn văn bản bất kỳ sau đó thực hiện các thao tác sau: Lưu văn bản đã soạn thảo với tên: “thực hành” Đánh sô trang: Canh giữa, bên trên Khoảng các giữa các câu trong đoạn văn bản là: Double - Học sinh tiến hành thực hành, giáo viên quan sát tình hình thực hành của học sinh thông qua màn hình máy chủ, nếu quá trình thực hành có gì vướng mắc giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thông qua chức năng “giao tiêp” giữa máy chủ và máy trạm. Yêu cầu 1: Lưu văn bản với tên: “thực hành” Yêu cầu 2: Đánh số trang: Canh giữa, bên trên Yêu cầu 3: Giản khoảng cách giữa cách trong trong đoạn văn bản là: Double 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, trình bày học sinh được thể hiện tính tự lập rất cao, tính ham học hỏi, tìm tòi những kiến thức bổ ích cho việc học tập và công việc trong tương lai của mình. Đồng thời tiết học trở nên sinh động hơn và giáo viên không đóng vai trò là người xây dựng lý luận mà học sinh là người chủ động để giải quyết các vấn đề. Kết quả kiểm tra đánh giá khả năng tiếp cận, vận dụng của học sinh sau khi cài đặt phần mềm quản lý phòng máy CSM như sau: Khối lớp Sĩ số HS Điểm 0 →4 Điểm 5 →7 Điểm 8 - 9 Điểm 10 10A 32 2 25 3 2 10B 25 4 17 3 1 10C 35 7 26 2 1 10D 32 5 22 3 2 11G 25 6 14 3 2 - Thông qua bảng số liệu trên ta nhận thấy chất lượng của học sinh trong năm học 2017 - 2018 sau khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm cao hơn chất lượng của học sinh các năm học trước khi chưa sử dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Phần mềm hỗ trợ giảng dạy: Quản lý phòng máy CSM là phần mềm dùng để hỗ trợ giảng dạy trong phòng học hoặc liên phòng. Nó cho phép giáo viên quản lý màn hình học sinh. Tổ chức quản lý lớp dạy học thông minh có một vai trò rất lớn trong quản lý dạy và học nhất là trong quản lý lớp học thực hành môn tin học. Là một sản phẩm ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học. Đây là một công cụ dạy học tuyệt vời của phương pháp dạy học tích cực, có tác động lớn đến nội dung và phương pháp dạy học hiện đại trong các lớp học. Giáo viên và học sinh có thể tiếp cận được trực tiếp nội dung bài giảng, hướng dẫn thực hành mẫu được trình bày trực tiếp cùng lúc cho nhiều học sinh. Giáo viên có thể xây dựng bài giảng hướng dẫn thực hành ngắn gọn, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài giảng. Dùng phần mềm CSM quản lý lớp học thực hành có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình học tập của học sinh trên lớp học. Học sinh có kỹ năng tư duy phát triển tốt, sự tập trung cao độ, học tập tự giác. Học sinh có khả năng kiểm soát công việc của mình tốt hơn. Do đó tính độ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ung_dung_phan_mem_csm_trong_day_hoc_thuc_hanh_mon_tin_h.doc
- M2-Bia (1).doc