SKKN Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ để phát triển sức nhanh nhằm tạo sự hứng thú và nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh lớp 10 THPT

SKKN Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ để phát triển sức nhanh nhằm tạo sự hứng thú và nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh lớp 10 THPT

 GDTC trong Trường học là một trong những nội dung quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi trọng,vừa là một bộ phận không thể thiếu được của nền GD Việt Nam. Vì vậy mà công tác GDTC được thực hiện ngay từ khi mới bắt đầu đi học và xuyên suốt cả quá trình lao động và nghề nghiệp .

 Mục đích của GDTC là :”Khôi phục và tăng cường sức khỏe, xây dựng con người phát triển toàn diện ,phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [1]

 Hơn nữa GDTC không những rèn luyện về thể lực mà còn là nền tảng để trau dồi trí lực.

 Như chúng ta đã biết khoa học và thực tiễn cho thấy chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người bằng phương tiện các bài tập thể chất là biện pháp chủ động nhất, ít tốn kém nhất, có khả năng thực thi nhất mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm sinh lí của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe,làm đẹp hình thái,phát triển toàn diện các tố chất thể lực một cách ưu thế nhất.

 Thông qua tập luyện TDTT hình thành và giáo dục được những phẩm chất, đặc điểm nhân cách con người một cách tự nhiên như: Xây dựng được lòng dũng cảm , ý chí, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì, nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể cao. làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ.

 Vì vậy công tác GDTC trong nhà Trường hiện nay là rất cần thiết, nó gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Theo nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII đã đề ra “ Nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ,bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngủ lao động trí thức và tay nghề có năng lực thực hành,tự chủ năng động sáng tạo”[2]

 

doc 19 trang thuychi01 7635
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ để phát triển sức nhanh nhằm tạo sự hứng thú và nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5
2.1. Cơ sở lí luận
 5
 a. Đặc điểm tâm- Sinh lí học sinh khối 10 liên quan đến sức nhanh
5
 b. Tìm hiểu chung về sức nhanh
6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
7
2.3. Giải pháp
 7
 2.3.1.Cách thực hiện các bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ .
10
 2.3.2.Một số bài tập trên sử dụng phương pháp trò chơi.
14
 2.3.3.Một số bài tập trên sử dụng phương pháp kiểm tra 
14
2.4. Hiệu quả của SKKN
15
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
3.1. Kết luận 
16
3.2. Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo 
17
Danh mục các chữ viết tắt 
18
I. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 GDTC trong Trường học là một trong những nội dung quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi trọng,vừa là một bộ phận không thể thiếu được của nền GD Việt Nam. Vì vậy mà công tác GDTC được thực hiện ngay từ khi mới bắt đầu đi học và xuyên suốt cả quá trình lao động và nghề nghiệp .
 Mục đích của GDTC là :”Khôi phục và tăng cường sức khỏe, xây dựng con người phát triển toàn diện ,phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [1]
 Hơn nữa GDTC không những rèn luyện về thể lực mà còn là nền tảng để trau dồi trí lực.
 Như chúng ta đã biết khoa học và thực tiễn cho thấy chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người bằng phương tiện các bài tập thể chất là biện pháp chủ động nhất, ít tốn kém nhất, có khả năng thực thi nhất mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm sinh lí của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe,làm đẹp hình thái,phát triển toàn diện các tố chất thể lực một cách ưu thế nhất.
 Thông qua tập luyện TDTT hình thành và giáo dục được những phẩm chất, đặc điểm nhân cách con người một cách tự nhiên như: Xây dựng được lòng dũng cảm , ý chí, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì, nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể cao... làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. 
 Vì vậy công tác GDTC trong nhà Trường hiện nay là rất cần thiết, nó gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Theo nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII đã đề ra “ Nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ,bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngủ lao động trí thức và tay nghề có năng lực thực hành,tự chủ năng động sáng tạo”[2]
 Trong những năm qua công tác giảng dạy GDTC trong các trường học tuy đã đạt được một số kết quả xong để xây dựng được tính tự giác, lòng đam mê với môn học còn rất nhiều hạn chế đặc biệt là đối với các nội dung chạy . Mặt khác trên thực tế hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập TD ít được đầu tư , tình trạng dạy chay còn phổ biến , quỹ đất dành cho TDTT ngày cáng thu hẹp... nhiều học sinh còn mang tư tưởng học đối phó, chất lượng giờ học còn mang tính hình thức. Đa số học sinh chỉ tập trung vào các môn học liên quan đến nghành nghề của mình sau này vì vậy mà coi nhẹ môn học, chưa ý thức được tác dụng của môn học hay những tiết học còn nghèo nàn.... dẫn đến thiếu sự hứng thú đối với môn học TD.
 Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi luôn cố gắng học hỏi tìm tòi và thay đổi các phương pháp giảng dạy sao cho hợp lí ,lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tự giác trong từng tiết học, tạo cho các em không khí học tập vui vẻ, thoải mái ,bằng cách thay đổi các phương pháp dạy học ,các bài tập phong phú trong các tiết học, thông qua đó các em có hứng thú tập luyện hơn.
Trong phân phối chương trình giảng dạy TD lớp 10 nội dung chạy ngắn chỉ học thời gian 11 tiết mà mỗi tiết học xen kẻ cả nội dung TDNĐ,hơn nữa mỗi lớp học sinh lại khá đông nên LVĐ cho học kỹ thuật này còn nhiều hạn chế. Chính vì muốn học sinh đạt thành tích cao trong chạy cự li ngắn 100m thì cần phát huy sức nhanh, muốn phát huy được sức nhanh cần phải có hệ thống các bài tập một cách khoa học và tạo hứng thú cho học sinh. Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ để phát triển sức nhanh nhằm tạo sự hứng thú và nâng cao thành tích chạy 100m cho HS lớp 10 THPT”
 1.2 Mục đích nghiên cứu:
 Quá trình nghiên cứu ứng dụng một số bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ nhằm phát huy tối đa khả năng vận động của các em ,giúp các em có ý thức tự giác tích cực tập luyện nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể lực ,ý chí, giáo dục đạo đức nhân cách , giúp các em có lối sống lành mạnh ,lạc quan, yêu đời đẩy lùi được những cám dỗ phức tạp của xã hội ngày nay.Ngoài ra còn tạo cho các em có hứng thú, tinh thầnhọc tập hăng say Trên cơ sỏ đó nâng cao thành tích chạy ngắn cho các em.
 1.3 Đối tượng nghiên cứu .
 a Đối tượng nghiên cứu .
 - Đối tượng chủ thể :“Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ để phát triển sức nhanh nhằm tạo sự hứng thú và nâng cao thành tích chạy 100m cho HS lớp 10 THPT”
 - Đối tượng khách thể: Học sinh khối 10
 b Phạm vi nghiên cứu
 Học sinh khối 10 năm học 2017- 2018 .Trường THPT Lê Hoàn
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
 a .Phương pháp đọc phân tích tài liệu 
 Là phương pháp được dùng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống kiến thức liên quan đến đề tài. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các tài liệu tham khảo như : 
- Lý luận và phương pháp thể dục thể thao - Nhà xuất bản thể dục thể thao Hà Nội
- Tâm lý học lứa tuổi - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
- Sách giáo viên thể dục : 10,11,12 - NXB Giáo dục.
-Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
- Các tài liệu trên mạng Internet.
- Sách điền kinh - NXB thể thao
- Sinh lý học thể dục thể thao - NXB TDTT
- Các phương pháp dạy học tích cực - Bộ GD&ĐT
- Bác Hồ với thể thao Việt Nam - Nhà xuất bản thể dục thể thao Hà Nội
 b. Phương pháp phỏng vấn
 Là phương pháp nhằm thu thập thông tin cần thiết qua các câu hỏi có liên quan đến đề tài và ý kiến trả lời của đối tượng nghiên cứu 
 Sử dụng phương pháp phỏng vấn tực tiếp đối với học sinh sau mỗi tiết học.Từ đó đưa ra phương pháp và cá bài tập phù hợp với năng lực của HS, tránh hiện tượng tập luyện quá sức làm ảnh hưởng đến thành tích, kỹ thuật của các em.
c. Phương pháp kiểm tra y học 
 Là cơ sở để đánh giávề tình trạng sức khỏe, năng lực vận động và khả năng thích ứng của cơ thể. Hình thức này được kiểm tra thường xuyên trong quá trình tập luyện, để từ đó giúp cho giáo viên điều chỉnh LVĐ phù hợp.
d. Phương pháp quan sát sư phạm.
 Là phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp thu thập thông tin qua các giác quan nghe, nhìn thông qua cá bài tập mà các em thực hiện.
 e .Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 Là phương pháp nghiên cứu khoa học là đưa quá trình dạy học để kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn, rồi bổ sung hoặc đưa ra giải pháp , bài tập mới, để nâng cao hiệu quả ,chất lượng giờ học.
1.5 . Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong quá trình đưa các bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ vào giảng dạy GV sẽ tổ chức được nhiều hình thức tập luyện dưới dạng như: Luyện tập,trò chơi, thi đấu vào từng tiết học nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp thu được kỹ thuật động tác, phát huy khả năng tối đa năng lực của mình, thông qua các bài tập này kích thích và tạo ra trạng thái hưng phấn cao để các em có tinh thần thoải mái tập luyện và đạt hiệu quả cao trong mỗi giờ học TD.
 II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lí luận
 Trước hết tôi đi tìm hiểu và nghiên cưu về đặc điểm sinh lí phát triển của HS ở lứa tuổi này:
 a . Đăc điểm tâm –sinh lí của HS lớp 10 liên quan đến phát triển sức nhanh.
 *Cơ sở sinh lí chung:
 Tuổi thanh niên (lứa tuổi THPT) là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển của người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lí ,nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng chậm lại . Nhưng nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối , khỏe và đẹp . Đa số các em có thể đạt những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn.
 -Đặc điểm của hệ xương : Vẫn trong quá trình cốt hóa mãi tới năm 24- 25 tuổi mới hoàn thiện do đó các chất hữu cơ và nước trong xương còn nhiều ,chất vô cơ và can xi còn ít nên tính đàn hồi của xương lại tốt nhưng ngược lại độ cứng lại kém hơn. Chiều dài và chiều ngang phát triển khá nhanh.
 -Đặc điểm cơ bắp: Vì các em đang trong thời kỳ phát triển nên các cơ đang rất mềm, tính đàn hồi của cơ rất lớn ,biên độ co duỗi của các cơ khá tốt .Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở lứa tuổi này trong sợi cơ có hàm lượng Hêmôglobin lớn nên có khả năng cung cấp oxi mạnh trong quá trình tập luyện . Do đó các bài tập bổ trợ để phát triển sức nhanh cần tăng độ khó ,độ phức tạp của bài tập lên.
 - Đặc điểm hệ thần kinh :Được phát triển tương đối hoàn thiện ,có khả năng tư duy phân tích tổng hợp và trừu tương hóa được , phát triển thuận lợi tạo điều kiện cho việc hình thành phản xạ có điều kiện. Ngoài ra, do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên,làm cho quá trình hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế . Giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực nên phải sử dụng bài tập sao cho hợp lí.
 -Đặc điểm hệ tuần hoàn: Đã phát triển hoàn thiện nên sau hoạt động và huyết áp phục hồi nhanh chóng trên cơ sỏ đó có thể tăng LVĐ và giảm thời gian quãng nghỉ.
 Đăc điểm tâm lí: Ở lứa tuổi này các em đang rất thích khám phá cái mới ,biết sáng tạo , biết phân tích được tình huống, thích được khen...nhưng rất chóng chán. Vì vậy giáo viên cần có những phương pháp hợp lí và tế nhị để động viên, khuyến kích,xây dựng niềm tin và tạo động cho các em hướng phấn đấu.
 b. Tìm hiểu chung về sức nhanh.
 * Khái niệm: Là tổ hợp những đăc điểm về hình thái ,chức năng của cơ thể xác định đặc tính tốc độ của động tác và phản ứng vận động.
 Sức nhanh có nhiều loại khác nhau, giũa chúng ít có sự liên quan lẫn nhau, chúng bao gồm các thành phần sau:
 -Phản ứng vận động 
 -Tốc độ từng động tác (sức nhanh trong động tác)
 -Tần số động tác.
* Cơ sở phát triển sức nhanh.
 - Phát triển phản ứng vận động: Người ta chia phản ứng vận động thành phản ứng vận động đơn giản và phản ứng vận động phức tạp.
 + Loại phản ứng vận động đơn giản : Là loại phản ứng đáp lại một tín hiệu đã biết trước nhưng xuất hiện môt cách bất ngờ bằng những động tác đã định trước.
 + Loại phản ứng vận động phức tạp: Là loại phản ứng đối với vật di động hoặc lựa chọn
- Phát triển sức nhanh của động tác.
 Phương pháp để phát triển sức nhanh động tác.
 + Kỹ thuật sao cho có thể thực hiện với tốc độ giới hạn, tức là phải nắm vững kỹ thuật .
 + Người tập cần nắm vững các bài tập tốc độ để khi thực hiện thì nỗ lực ý chí chủ yếu không phải tập trung vào cách thực hiện động tác .
 + Cự li phải đảm bảo sao cho đến cuối lúc thực hiện động tác ,tốc độ không bị giảm do mệt mỏi.
+ Cần phát triển sức mạnh tốc độ và sức mạnh bột phát.
 - Phát triển tần số động tác.
 Phương pháp chủ yếu là lặp lại , tăng tiến và biến đổi động tác.
* Các yếu tố tạo thành sức nhanh.
 Bao gồm các cơ quan và các tố chất tham gia hoạt động. Đặc biệt là ý thức thái độ tập luyện, ý chí nổ lực của bản thân.
* Tác dụng của việc tập luyện sức nhanh:
 - Phát triển sức nhanh.
 -Tăng cường sức khỏe.
 - Phát triển khả năng vận động linh hoạt .
 2.2 Thực trạng của vấn đề:
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy rằng : Để tổ chức được một tiết học mà được các em đón nhận với một tinh thần hồ hởi ,phấn khởi, vui vẻ, tiếp thu kỹ thuật bài tập tốt... được coi là thành công thì không hề đơn giản . Đăc biệt là khi giảng dạy môn điền kinh nói chung và nội dung chạy ngắn nói riêng, rất khó để tạo cho các em hứng thú ,tự giác học tập vì các bài tập về chạy thường đơn điệu, nội dung nghèo nàn, cường độ tập luyện lại khắc nghiệt nên đòi hỏi sự nổ lực không ngừng của bản thân mỗi học sinh, dẫn đến các em dễ bị nhàm chán, không có hứng thú học và tập luyện. Thậm trí có những học sinh còn rất sợ khi tham gia học giờ TD.
 Mặt khác chúng ta thấy rằng: Khoa học CNTT ngày càng phát triển nên các em tìm thấy thú vui khác nhiều hơn như: online,đọc báo, rồi các trò chơi điện tử rất hấp dẫn....dẫn tới quỹ thời gian dành cho hoạt động chân tay là rât ít. Hơn nữa việc học văn hóa ngày càng có phần áp lực hơn. Chính vì vậy cần phải chăm lo về thể chất và tinh thần TDTT cho các em là phương tiện hưu ích nhất mới có thể giữ gìn và nâng cao sức khỏe .Thúc đẩy được năng lực học tập của học sinh. 
 Trong những năm qua công tác giảng dạy TD ở trường tôi gặp không ít khó khăn như quỹ đất dành cho học sinh tập luyện là không có, dụng cụ còn thiếu thốn, giáo viên chưa nhiệt tình, chịu khó và chỉ mới dừng lại giảng dạy những nội dung trong PPCT, dẫn đến tiết học chưa lôi cuốn được học sinh tham gia một cách tự giác,tích cực, chưa xây dựng được lòng đam mê hứng đối với các em ,đăc biệt là nội dung chạy ngắn .Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ để phát triển sức nhanh nhằm tạo sự hứng thú và nâng cao thành tích chạy 100m cho HS lớp 10 THPT”
 2.3 Các giải pháp thưc hiện:
 “Ứng dụng một số bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ để phát triển sức nhanh nhằm tạo sự hứng thú và nâng cao thành tích chạy 100m cho HS lớp 10 THPT”
 Qua tham khảo tôi đưa ra hệ thống các bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ để phát triển sức nhanh như sau :bao gồm các bài tập,tập với dụng cụ như:( bóng ,thang dây,dây nhảy).
 Bài tập1 :Chạy kết hợp với dẫn bóng
 Bài tập 2 :Chạy dẫn bóng qua chướng ngại vật
 Bài tập 3: Dẫn bóng kết hợp chuyền và bắt bóng bằng hai tay giữa hai người.
 Bài tập 4: Bật nhảy bằng hai chân vào thang dây.
 Bài tập 5: Chạy qua nấc thang dây .
 Bài tập 6 :Chạy tăng tốc độ trong mỗi ô thang dây.
 Bài tập 7: Nhảy dây.( bao gồm các bài tập như nhảy dây bằng 2 chân,nhảy chạy bộ, nhảy từng một chân.....) 
 Các bài tập trên tôi ra trao đổi trực tiếp với 6 giáo viên cùng trường và được kết quả là 100% giáo viên đồng ý . Điều đó chứng tỏ hướng nghiên cứu của mình là đúng và đã tiến hành đưa vào thực nghiệm với hai lớp 10A2 và 10A3 năm học 2017- 2018 thành hai nhóm để nghiên cứu.
 Lớp 10A2 tổng số học sinh :42 em ( Nhóm thực nghiệm :A).
 Lớp 10A3 tổng số học sinh: 42 em ( Nhóm đối chứng : B ).
 Tôi tiến hành thu thập số liệu và áp dụng đề tài trên cả hai nhóm trong cùng một thời gian là 8 tuần , mỗi tuần hai buổi và mỗi buổi một tiết . Đối với lớp 10A2 tiến hành đưa các bài tập bổ trợ trên vào thực nghiệm, còn lớp 10A3 thưc hiện theo nội dung củ. Qua 8 tuần đưa vào thực nghiệm và tiến hành kiểm tra lại thành tích của hai lớp đạt kết quả .
 Trước khi đưa vào thực nghiệm tôi đã tiến hành kiểm tra thành tích của hai lớp với cự ly 100m thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả chạy 100m của lớp 10A2 và 10A3 .(Đánh giá theo tiêu chuẩn RLLT)
Xếp loại 
 Thành tích
 Lớp 
Số Lượng
10A2
10A3
Giỏi
(18”20- 18”)đối với nữ ,(16”20-16”) đối với nam
5(11,9%)
6(14,2%)
Khá
(19”-18”60) đối với nữ, (17”-16”60) đốivới nam
15(35,7%)
14(33,3%)
Đạt 
(19”40-19”20) đối với nữ,(17”40-17”20)đối với nam
18(42,8%)
17(40,5%)
Chưa đạt
(20”20-19”60) đối với nữ, (18”20-17”60) đối với nam
4(9,6%)
5(11,9%)
Qua kết quả trên ta thấy thành tích của hai lớp là tương đương nhau.
Qua 8 tuần đưa vào thực nghiệm và tiến hành kiểm tra lại thành tích của hai lớp đạt kết quả 
Bảng 2 : Kết quả chạy 100m của lớp 10A2 và 10A3 .(Đánh giá theo tiêu chuẩn RLLT)
Xếp loại 
 Thành tích
 Lớp 
Số Lượng
10A2
10A3
Giỏi
(18”- 16”50)đối với nữ ,(16”-14”20) đối với nam
10(23,8%)
7 (16,7%)
Khá
(19”-18”20) đối với nữ, (17”-16”20) đốivới nam
22(52,4%)
15(35,7%)
Đạt 
(19”40-19”20) đối với nữ,(17”40-17”20)đối với nam
9(21,4%)
16(38,1%)
Chưa đạt
(20”20-19”60) đối với nữ, (18”20-17”60) đối với nam
1(2,4%)
4(9,5%)
 So sánh kết quả thành tích của hai bảng trên ta thấy thành tích của lớp 10A2 được nâng lên rõ rệt so với lớp 10A3. Không những số lượng về học sinh tăng mà thành tích còn được cải thiện đáng kể .
 Đối với loại giỏi có em đã đạt thời gian còn 16”50 (đối với nữ), 14”20 (đối với nam).
 Một lần nữa để khẳng định đề tài mình nghiên cứu là đúng thì trong năm học (2017-2018) tôi đã tham gia huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi của trường trong đó có hai em tham ra nội dung chạy ngắn và tôi cũng áp dụng các bài tập trên vào huấn luyện đặc biệt là tăng cường các bài tập với thang dây và dây nhảy và đã đạt được thành tích khả quan.
 Trước khi chọn đội tuyển tôi tiến hành kiểm tra thành tích 100m của hai em như sau.
 Bảng 3: Kết quảc chạy 100m (Lần 1)
STT
Họ và tên
Lớp
Thành tích
1
Nguyễn Minh Ngọc 
12A3
15’’90
2
Trịnh Thị Ánh
10A4
16’’80
Sau 8 tuần thực nghiệm tôi kiểm tra lần haikết quả đạt đươc như sau :
Bảng 4 : Kết quả chạy 100m (Lần 2)
STT
Họ và tên
Lớp
Thành tích
1
Nguyễn Minh Ngọc 
12A3
14”30
2
Trịnh Thị Ánh
10A4
15”40
Tôi tiếp tục huấn luyện và kêt quả lần 3 trong đợt thi HSG tỉnh tháng 4 vừa qua là:
Bảng 5 : Kết quả chạy 100m (Lần 3)
STT
Họ và tên
Lớp
Thành tích
1
Nguyễn Minh Ngọc 
12A3
14’3
2
Trịnh Thị Ánh
10A4
14’50
 Với thành tích trên tôi thấy việc đưa các bài tập trên vào để giảng dạy và huần luyện là rất cần thiết và có thể tiến hành đưa các bài tập đó vào các tiết học do GV tự chọn như sau.
 Tiết 6: Chạy dẫn bóng.
 Tiết 7 : Chạy dẫn bóng vượt qua chướng ngại vật
 Tiết 8: Dẫn bóng kết hợp chuyền và bắt bóng bằng hai tay trước ngực giữa hai người.
Tiết 9 : Bật nhảy bằng hai chân với thang dây.
Tiết 10 : Chạy qua nấc thang .
Tiết 11 :Chạy tăng tốc độ trong ô thang.
Tiết 12: Nhảy dây (Có thể chọn các bài tập sau :nhảy dây bằng 2 chân,nhảy chạy bộ, nhảy từng một chân.....) .
 Để đưa các bài tập tập này vào thực nghiệm tôi đã tổ đề ra các giải pháp thực hiện như sau: 
2.3.1 .Cách thực hiện các bài tập bổ trợ kết hợp với dụng cụ cụ thể như sau:
 * Các bài tập bổ trợ kết hợp với bóng (bóng chuyền hoặc bóng rổ )
 - Mục đích các bài tập này là:
 + Phát triển sức nhanh –mạnh
 +Tăng cường thể lực.
 + Phát trển khả năng vận động của cơ thể.
 + Phát triển sự khéo léo.
 -Yêu cầu thực hiện bài tập.
 + Chạy kết hợp dẫn bóng với tốc độ nhanh khéo léo.
 + Dẫn bóng không ra khỏi vạch quy định .
 + Tập luyện với tinh thần thái độ tích cực.
 - Cách thực hiện từng bài tập như sau:
 Bài tập 1: Chạy kết hợp với dẫn bóng. 
 Dụng cụ : Bóng rổ 4 quả
 Kẻ vạch giới hạn, chiều rộng :1m 25, chiều dài: 15-20m.
 Cách thực hiện bài tập:
 TTCB: Đứng hai gối khuỵu trọng tâm thấp, thân trên hơi ngả về trước và hơi nghiêng người về phía bóng, mắt quan sát sân,bàn tay mở rộng tự nhiên, cổ tay và các ngón tay thả lỏng.
 Động tác: Lấy khuỷu tay làm trụ ,bóng nẩy lên đến ngang thắt lưng dùng sức cẳng tay, thông qua cổ tay rồi tới ngón tayvà ấn bóng xuống. Bóng tiếp xúc đầu tiên ở các ngón tay rồi vào chai tay và các phần lồi của bàn tay. Cổ tay và cẳng tay đưa lên theo bóng,lòng bàn tay không chạm bóng. Điểm rơi của bóng ở phía trước thân mình bên cạnh đường di chuyển.
 Đội hình tập luyện
 Chia lớp thành hai nhóm (Nam và Nữ) . Mỗi nhóm chia thành hai hàng dọc đứng trước vạch giới hạn. Bốn bạn đứng đầu hàng cầm bóng. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì các ban dùng tay thuận của mình dập bóng xuống đất và chạy ,bóng nẩy lên và tiếp tục dẫn bóng như thế cho đến hết cự li rồi dẫn ngược bóng trở lại và trả bóng cho người kế tiếp rồi đi về cuối hàng đứng nghỉ ngơi tại chổ. Sau đó người thứ hai tiếp tục thực hiện như ngươi thứ nhất cứ thế tập luyện cho đến hết số người trong hàng.
A gv
Bài tập 2: Dẫn bóng qua chướng ngại vật theo đường zíc zắc.
 Dụng cụ : Bóng rổ ( hoặc bóng chuyền): 4 quả
 Chướng ngại vật là các cột cắm có chiều cao 0,5 m cách nhau 1,5m 
 Cách thức tập luyện :Thưc hiện động tác như bài tập 1,nhưng dẫn bóng không chạm vào chướng ngại vật và đi theo dường zíc zắc.
 Đội hình tập luyện.
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 Bài tập 3 : Dẫn bóng kết hợp chuyền và bắt bóng bằng hai tay giữa hai người:
 Dụng cụ: Bóng rổ( hoặc bóng chuyề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_mot_so_bai_tap_bo_tro_ket_hop_voi_dung_cu_de_p.doc