SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao thành tích kĩ thuật trong môn bơi ếch lớp 10

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao thành tích kĩ thuật trong môn bơi ếch lớp 10

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe.

Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. “ Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được”, dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục, tự do ngày nào cũng tập. Giáo dục thể chất trong trường trung học phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp các em có thể học tốt các môn học, lao động sản xuất và mọi công tác khác.

Nhưng hiện nay còn một số không ít các em lười vận động, lười tập luyện thể dục thể thao hoặc có tập nhưng với cảm giác không thích thú, gượng ép dẫn đến tập luyện không hiệu quả, sức khỏe giảm sút hoặc không được duy trì và tăng cường làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, lao động hoặc các lĩnh vực, hoạt động khác trong cuộc sống. Tại sao ? Phải chăng do các em không hứng thú với môn học, học một cách thụ động - đối phó với môn học, chương trình đề ra. Và với sự thay đổi quan điểm, quán triệt mạnh mẽ của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy, công nghệ thông tin được ứng dụng rất nhiều vào các môn học, giáo án điện tử được sử dụng nhiều trong các tiết học, đã mang lại nhiều hiệu quả cao.

 

doc 20 trang thuychi01 7752
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao thành tích kĩ thuật trong môn bơi ếch lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH KĨ THUẬT 
MÔN BƠI ẾCH LỚP 10 
Người thực hiện: Mai Văn Thông 
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục 
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG 
TRANG 
1
1. Mở đầu 
2
2
1.1. Lý do chọn đề tài 
2
3
1.2. Mục đích nghiên cứu 
5
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
5
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
5
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
5
7
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
5
8
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
5
9
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
6 
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 
15
11
3. Kết luận, kiến nghị 
16
12
3.1. Kết luận
16
13
3.2. Kiến nghị 
16
14
Tài liệu tham khảo 
18
15
Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại cấp ngành. 
19
1. MỞ ĐẦU 
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe.
Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. “ Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được”, dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục, tự do ngày nào cũng tập. Giáo dục thể chất trong trường trung học phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp các em có thể học tốt các môn học, lao động sản xuất và mọi công tác khác. 
Nhưng hiện nay còn một số không ít các em lười vận động, lười tập luyện thể dục thể thao hoặc có tập nhưng với cảm giác không thích thú, gượng ép dẫn đến tập luyện không hiệu quả, sức khỏe giảm sút hoặc không được duy trì và tăng cường làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, lao động hoặc các lĩnh vực, hoạt động khác trong cuộc sống. Tại sao ? Phải chăng do các em không hứng thú với môn học, học một cách thụ động - đối phó với môn học, chương trình đề ra. Và với sự thay đổi quan điểm, quán triệt mạnh mẽ của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy, công nghệ thông tin được ứng dụng rất nhiều vào các môn học, giáo án điện tử được sử dụng nhiều trong các tiết học, đã mang lại nhiều hiệu quả cao. 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Trong các môn học thể dục tại trường THPT thì môn bơi là môn còn mới và chưa thực sự phổ biến, một phần là do điều kiện cơ sở vật chất, một phần là do đặc điểm tình hình vùng miền, cũng như chưa có nhận thức đúng đắn về tác dụng cũng như hiệu quả của môn bơi .
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên tại Việt Nam do tai nạn thương tích. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010-2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5-14 tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất trong khu vực, cao gấp 8 lần các nước phát triển. Theo báo cáo của 54/63 tỉnh, thành phố, trong 6 tháng đầu năm 2016, mặc dù có nhiều biện pháp chỉ đạo sát sao nhưng tình hình đuối nước trẻ em chưa giảm, số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích là trên 1.600 em, trong đó có gần 1.000 em bị tử vong do đuối nước. Điều đó cho thấy tình hình đuối nước của trẻ em vẫn còn rất nghiêm trọng.
Cũng theo thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, trong 5 năm gần đây, ba tỉnh thành có số trẻ chết đuối cao nhất nước là Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Nội. Trong đó, cao nhất là Thanh Hoá (180 em), Nghệ An (152 em). Sau đó là khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng có từ 75-100 nạn nhân/năm. Như vậy, hầu hết các tỉnh, thành của Việt Nam đều có người chết đuối, bất kể thành thị hay nông thôn.
Thời gian qua, Bộ LĐ-TBXH đã phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể và các tổ chức quốc tế đã đẩy mạnh triển khai công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. Đặc biệt, ngày 16/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em. Công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống đuối nước trẻ em đã được đẩy mạnh thông qua việc 9 bộ, ngành ký kết kế hoạch liên tịch phòng chống đuối nước và chỉ đạo ngành dọc triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống đuối nước trẻ em đã có chuyển biến tích cực, nhưng phần lớn vẫn dừng lại ở các văn bản chỉ đạo, vẫn còn nhiều thách thức. Nhận thức của các cấp, các ngành, của cộng đồng, của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ vẫn còn hạn chế. Việc dạy bơi cho trẻ gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên dạy bơi và thiếu bể bơi, đặc biệt là các xã nghèo, vùng khó khăn. Môi trường sống vẫn còn nhiều nguy cơ gây đuối nước, vẫn còn nơi nước sâu nguy hiểm chưa có biển báo, rào chắn, làm trẻ ngã xuống bị tử vong. Vẫn còn nhiều trẻ không biết bơi và thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước, hiện nay mới có 30% trẻ em trong lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết bơi. Trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em có hoàn đặc biệt, trẻ em sống tại các xã nghèo, vùng khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Trẻ em thiếu sự giám sát, nhắc nhở thường xuyên của cha mẹ, đặc biệt là trẻ em nhỏ, vì vậy tỷ vong do đuối nước ở trẻ dưới 4 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Việc nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các bậc cha mẹ cũng cần được quan tâm hơn nữa.
Để giảm thiểu về các thương vong do đuối nước gây nên, cũng như nâng cao hiệu quả về giảng dạy và khắc phục sửa sai các động tác kĩ thuật trong môn bơi ếch tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao thành tích kĩ thuật trong môn bơi ếch lớp 10”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Nhằm nâng cao thành tích, kĩ thuật động tác chuẩn, đẹp, tích cực tập luyện môn bơi ếch cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 1. Đồng thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bộ môn bơi ếch ở các năm học sau được tốt hơn. 
Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực, hoàn thiện khả năng vận động và yêu thích môn học hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Học sinh lớp 10 Trường THPT Tĩnh Gia 1. 
 - Lớp 10A1: 20 học sinh 
- Lớp 10A2 : 20 học sinh 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – giảng giải .
- Phương pháp trực quan ( trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp)
- Phương pháp kiểm tra sư phạm .
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
	Như chúng ta đã biết môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng, nó khác các môn văn hóa khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc trực tiếp với điều kiện ngoại cảnh như nắng, gió, ánh sáng, không khí
	Vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với nguyên tắc sư phạm chung . Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hiện nay đang được ngành giáo dục, cũng như giáo viên quan tâm bởi vì nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận thức của học sinh. Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan không phải là phương pháp mới nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn thể dục, nhất là môn bơi lại là phương pháp mới. Lâu nay mọi người chưa có quan tâm đúng mức về nó nhất là phía giáo viên, do những điều kiện chủ quan và khách quan mà họ không thể sử dụng được bằng phương tiện máy tính trong giờ dạy, mà đặc biệt lại là môn học thể dục. Môn học chủ yếu trên sân tập, ngoài trời, mang tính vận động nhiều hơn. Nên việc trình bày có kết hợp làm mẫu, thị phạm, phim, ảnh, những động tác kĩ thuật được quay chậm hay như những động tác do chính các em thực hiện được ghi hình rồi trình chiếu để cả lớp xem, nhìn nhận rút kinh nghiệm cho chính bản thân thì rất cần thiết và quan trọng. Điều này đã góp phần không nhỏ giúp học sinh hứng thú hơn trong tiết học và môn học thể dục, say mê tự tìm hiểu, học tập và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hơn.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
	Ban đầu giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy chung cho 2 nhóm với cùng một giáo án theo chương trình chuẩn. 
- Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Sử dụng phương pháp sư phạm chung: 
- Phương pháp phân tích và giảng giải, kết hợp làm mẫu thị phạm 
- Phương pháp trực quan trực tiếp, gián tiếp. 
- Đối với học sinh: thực hiện và tập luyện theo các yêu cầu của bài học, nhiệm vụ của giáo viên đề ra:
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
+ Nhiệm vụ 1
Giáo viên dạy kĩ thuật bơi ếch chung cho cả hai nhóm. 
Dựa vào điều kiện thực tế tại nhà trường cũng như bể bơi để giáo viên đưa ra các bài tập cho phù hợp với cả 2 nhóm. 
+ Nhiệm vụ 2
- Giáo viên phân tích kĩ thuật làm mẫu động tác cho cả 2 nhóm theo các bước
+ Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu hoàn chỉnh động tác. Sau đó vừa làm mẫu, vừa phân tích kĩ thuật động tác. 
+ Giáo viên cùng học sinh thực hiện chậm từng nhịp cùng chiều hoặc ngược chiều sau đó mới tăng dần tốc độ thực hiện động tác. 
+ Nếu còn thời gian thì có thể cho học sinh đứng suy nghĩ tại chỗ và tự tập động tác đó hoặc cho hai em quay mặt vào nhau tự hô nhịp và tập 1 – 2 lần. 
+ Giáo viên hô nhịp cho học sinh tập hoàn chỉnh động tác, vừa hô nhịp vừa sửa sai hoặc cũng có thể dừng lại ở nhịp có chi tiết động tác sai để sửa. 
+ Nhiệm vụ 3
	Sau khi hoàn thiện xong chương trình của giáo án đề ra giáo viên tiến hành kiểm tra thành tích của 2 nhóm thực nghiệm ( 10A2), nhóm đối chứng ( 10A1) khi chưa áp dụng CNTT vào các tiết dạy và học của học sinh thì thành tích như sau: 
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
10A1
20
2
10% 
5
25%
9
45%
4
20%
10A2
20
3
15%
6
30% 
8
40%
3
15%
Trên đây là kết quả thu được sau quá trình lập test lần đầu của giai đoạn 1 trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả chất lượng ban đầu của 2 nhóm. Như vậy ta thấy thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau.
	Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành áp dụng phương pháp giảng dạy để nâng cao thành tích giảng dạy môn bơi ếch. 
+ Nhiệm vụ 4
Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện cũng như áp dụng CNTT vào các tiết dạy học bơi nhằm nâng cao thành tích môn học tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 nhóm đối tượng được quy ước như sau:
Nhóm đối chứng :
	Gồm 20 học sinh lớp 10A1 các em học theo chương trình nhà trường và tổ chuyên môn biên soạn, thời gian 1 tháng. Không ứng dụng CNTT vào tiết học. 
Nhóm thực nghiệm :
	Gồm 20 học sinh lớp 10A2 các em học theo theo chương trình nhà trường và tổ chuyên môn biên soạn, thời gian 1 tháng. Kết hợp ứng dụng CNTT vào tiết học như xem các hình minh họa, video clip bài tập mẫu vv.
Với quỹ thời gian học tập và rèn luyện như sau: 
Học kì 1 năm học 2016 -2017.
 - Giai đoạn 1: Từ 20/8/2016 – 20/9/2016. 
 - Giai đoạn 2 : Từ 20/10/2016 – 20/11/2016.
- Các hình ảnh minh họa dành cho nhóm thực nghiệm: 
Hình ảnh giáo viên làm mẫu thị phạm , học sinh quan sát thực hiện. 
( hình ảnh trích xuất trên mạng Internet)
 Học sinh quan sát động tác bẻ chân trong kĩ thuật đạp chân ếch 
( hình ảnh trích xuất trên mạng Internet)
Hình ảnh mẫu góc độ khuỷu tay khi gạt nước
( hình ảnh trích xuất trên mạng Internet)
 Động tác mô phỏng kĩ thuật quạt tay bơi ếch trên cạn 
( hình ảnh trích xuất trên mạng Internet)
 Động tác đạp đạp chân, lướt nước 
( hình ảnh trích xuất trên mạng Internet)
 Từng nhịp chân trong kĩ thuật đạp chân ếch 
( hình ảnh trích xuất trên mạng Internet)
 Mô phỏng toàn bộ kĩ thuật động tác bơi ếch 
( hình ảnh trích xuất trên mạng Internet)
Hình ảnh góc độ thân người, chân, tay, tư thế ngẩng đầu lấy hơi. 
( hình ảnh trích xuất trên mạng Internet)
Thông qua các hình ảnh, các vi deo clip đó để chi ra các sai lầm như: 
Lỗi đạp chân trong bơi ếch
1. Hai chân không khép thẳng khi đạp ra, lực cản của nước chắc chắn sẽ lớn khiến người bơi dễ bị mỏi chân, mất nhiều sức và không thể bơi xa và nhanh.
2. Chân đạp ra, co vào liên tục và không nghỉ giữa chừng, không có thời gian lướt nước. Nếu bơi như vậy người bơi sẽ mất nhiều sức, nhanh bị mệt và đương nhiên sẽ không thể bơi được xa.
3. Người bơi thường thu chân tại khớp hông và đưa đầu gối về bụng thay vì thu chân ở khớp gối, gập ngược lại hai bàn chân lên mông. Khi mắc phải sai lầm như vậy, tư thế của người bơi sẽ thay đổi từ duỗi thẳng sang hình chữ z, tạo ra lực cản lớn và người bị giật lùi về phía sau dẫn đến tốn sức hơn, bơi chậm hơn.
Lỗi quạt tay trong bơi ếch 
Trong bơi ếch, quạt tay là để nhô đầu lên thở. Nếu quạt tay sai, đồng nghĩa với việc người bơi sẽ khó vươn đầu lên để thở dẫn đến tình trạng bơi chậm, mất nhiều sức hơn. Để làm tốt kỹ thuật quạt tay trong bơi ếch không phải là dễ, người bơi thường vội vàng quạt tay khi tay và đầu chưa nhô lên khỏi mặt nước. Như vậy sẽ khiến lực cản của nước lớn và tốn nhiều sức hơn
Lỗi vươn đầu lấy hơi trong bơi ếch
Như đã trình bày trong phần lỗi quạt tay trong bơi ếch ở phía trên, có thể thấy rằng người bơi cũng rất hay mắc phải các lỗi trong động tác vươn đầu để thở lấy hơi. Người mới học bơi, quạt tay vươn đầu thở nhưng thường chỉ vươn phần cổ, còn phần lưng và chân vẫn nằm dưới hoặc ngang mặt nước nên rất khó lấy hơi tốt. 
Và thông qua tranh ảnh, đoạn video clip đó giáo viên sẽ đưa ra cách sửa sai cho học sinh như:
+ Động tác chân: 
Tập lại động tác chân tại chỗ dưới nước, chú ý giai đoạn này co và xoay chân từ từ nhẹ nhàng
Tập lại động tác co chân tại chỗ dưới nước, người giúp đỡ đứng phía sau, nắm hai ngón chân cái của người tập để điều khiển giúp người tập xoay gối vào phía trong song song , không xoay gối sang hai bên, khi người tập đã quen thì bỏ tay ra để người tập tự thực hiện. 
Tập lại động tác đạp chân trên cạn, tại chỗ dưới nước có người giúp nắm hai ngón chân cái, đến giai đoạn bẻ chân thì người giúp đỡ chủ động giúp người thực hiện xoay bàn chân và cẳng chân ra ngoài, gối xoay vào trong và tiếp tục kéo hai chân di chuyển theo hướng đạp khép. 
+ Động tác tay: 
Tập quạt tay theo nhóm thành hàng ngang cách nhau 0,8m, yêu cầu tay em này không chạm vào tay em kia ( đối với quạt tay kiểu đòn gánh). 
Tập lại động tác quạt tay không đạp chân ( chân thả lỏng tự nhiên) trên một cự li nhất định. 
Tập lại động tác tại chỗ quạt tay trên cạn, dưới nước. Người giúp đỡ đứng cạnh đặt hai bàn tay phía sau bả vai cạnh nách người tập. 
+ Phối hợp tay với thở: 
Cho tập kiểu thở sớm, khi tay tách ra tì nước là ngẩng đầu hít vào. Hít vào nhanh, mạnh, ngắn, sau đó cúi đầu, úp mặt nín thở và thở ra từ từ, từ khi tay quạt nước đến khi tay duỗi thẳng phía trước thì chuẩn bị chu kì sau. 
Cho học sinh tập hai lần quạt tay một lần thở, hít vào khi tì nước ở lần quạt tay thứ 2. 
Dựa trên nhũng cơ sở đó sau một tháng tôi đưa ra.
Quá trình thực nghiệm test :
 Nhóm 
Nội dung
Đối chứng (10A1)
Thực nghiệm (10A2)
Số lượng 
20 học sinh 
20 học sinh
Thời gian 
1 tháng 
1 tháng
Phương pháp tập luyện 
Tập luyện không sử dụng CNTT. 
 Tập luyện có sử dụng CNTT. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Thu được kết quả sau một tháng thực nghiệm. 
LỚP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
10A1
20
5
25%
10
50%
5
25%
0
10A2
20
10
50%
9
45%
1
5% 
0
Từ kết quả trên ta có thể thấy rằng sau 1 tháng áp dụng CNTT vào giảng dạy môn bơi ếch cho nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng học bình thường không ứng dụng CNTT thì thành tích của nhóm đối chứng tăng rất ít. Còn thành tích của nhóm thực nghiệm đã được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ học sinh giỏi tăng từ 15,% lên 50%, học sinh khá tăng từ, 30% lên 45,%, tỷ lệ học sinh trung bình từ 40% chì còn 5% học sinh yếu đã không còn. Chứng tỏ rằng việc áp dụng CNTT vào dạy học đã phản ánh được tính hiệu quả và tích cực của môn bơi ếch cho học sinh khối 10 trường THPT Tĩnh Gia 1. 
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
	Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình về việc vận dụng CNTT trong dạy học môn bơi ếch đã phát huy được tính tích cực. Đã phối hợp được các phương pháp, phương tiện dạy học. Nhiều em đã có ý thức tự rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp tập luyện để nâng cao ý chí quyết tâm và nghị lực cho bản thân. Việc kết hợp các phương pháp dạy học và đặc biệt là khi ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học, các hình ảnh, phim tư liệu được trình chiếu, giảng dạy bằng hiệu ứng Microsoft PowerPoint trong bài dạy đã thu hút được sự chú ý của học sinh, làm cho không khí sinh động, hào hứng, sôi nổi. Kết hợp với thuyết minh bài giảng, đặt câu hỏi để học sinh trả lời, yêu cầu học sinh thực hiện động tác làm cho giờ học sinh động. Học sinh vừa nghe, vừa nhìn, vừa suy nghĩ, hoạt động bằng ngôn ngữ. Học sinh vừa nghe, vừa quan sát làm nảy sinh những yêu cầu mới về nội dung của bài học. 
3.2. Kiến nghị 
Để đảm bảo công tác giáo dục thể chất trong nhà trường tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau. 
Đối với nhà trường: Nên xây dựng bể bơi để phục vụ lợi ích lâu dài cho quá trình dạy và học bơi của học sinh . Bổ sung thiết bị máy chiếu, trảnh ảnh minh họa, băng đĩa ghi hình, thuê bể bơi của các khách sạn gần nhà trường tạo điều kiện cho học sinh học tập ngoại khóa. 
Đối với sở giáo dục: Cần mở các lớp tập huấn về kĩ năng bơi và lớp bồi dưỡng về sử dụng CNTT trong dạy học bộ môn bơi cho cán bộ giáo viên trong các dịp nghỉ hè. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2017.
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
 mình viết, không sao chép nội dung của 
 	 người khác. 
 Mai Văn Thông 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo viên thể dục 10 - Vũ Đức Thu TCB - Nhà xuất bản giáo dục 
Sách giáo viên thể dục 11 - Vũ Đức Thu TCB - Nhà xuất bản giáo dục 
Sách giáo viên thể dục 12 - Vũ Đức Thu TCB - Nhà xuất bản giáo dục 
Giáo trình Y học Thể dục thể thao – Trịnh Hữu Lộc chủ biên – Nhà xuất bản ĐHQG Hồ Chí Minh. 
Giáo trình lý luận và phương pháp thể dục thể thao – PGS – TS Nguyễn Toán – TS Nguyễn Sỹ Hà – Khoa GDTC trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 
Tâm lý học TDTT – Lê Văn Xem – Nhà xuất bản đại học sư phạm. 
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD & ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Văn Thông 
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Tĩnh Gia 1. 
TT
Tên đề tài SKKN 
Cấp đánh giá xếp loại. 
Kết quả đánh giá xếp loại 
Năm học đánh giá xếp loại 
1
ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm nâng cao thành tích của môn học TDNĐ lớp 10. 
 Sở giáo dục đào tạo thanh hóa. 
C
2013 – 2014

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day_nham_nang_ca.doc