SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn Mĩ thuật (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn Mĩ thuật (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)- Ngày nay Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Giáo dục đã có những chuyển biến về việc đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình dạy học để phù hợp với những thành tựu khoa học thực tiển. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, để đáp ứng như cầu học tập thì đòi hỏi việc dạy học phải thay đổi phương pháp.        - Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hình thành phương pháp tư duy mới, đưa phương pháp dạy học vào quỹ đạo sử dụng sức mạnh của công cụ hiện đại để chuyển tải những khối lượng kiến thức lớn mở rộng tầm nhận thức của học sinh, làm thay đổi căn bản cách dạy, cách học. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học những bộ môn có yêu cầu về tính trực quan, phương pháp phân tích, hướng dẫn cụ thể. Bởi vì giáo viên có điều kiện thu thập thông tin liên quan đến bài dạy một cách dễ dàng nhanh chóng trên các trang Web, các kênh thông tin trong và ngoài nước. Qua quá trình xử lý những thông tin đó giáo viên đã tự tạo cho mình một thư viện tư liệu cần thiết cho bộ môn để giảng dạy có hỉệu quả.       - Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, việc dạy học mĩ thuật ở tiểu học không chỉ là vẽ, mà lấy hoạt động Mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách “Đức – Trí –  Thể –  Mỹ”. Dạy học Mĩ thuật là tổ chức và thực hiện các hoạt động giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về giáo dục thẩm mỹ, rèn luyện kỹ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mỹ vào cuộc sống. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra của bộ môn.
doc 6 trang Phúc Hảo 06/05/2024 8173
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn Mĩ thuật (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MĨ THUẬT TIỂU HỌC
TÊN ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG
DẠY PHÂN MÔN MĨ THUẬT” 
(SÁCH – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Cơ sở lí luận thực tiễn.	
1. Lí do chọn đề tài.
 - Ngày nay Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Giáo dục đã có những chuyển biến về việc đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình dạy học để phù hợp với những thành tựu khoa học thực tiển. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, để đáp ứng như cầu học tập thì đòi hỏi việc dạy học phải thay đổi phương pháp. 
 - Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hình thành phương pháp tư duy mới, đưa phương pháp dạy học vào quỹ đạo sử dụng sức mạnh của công cụ hiện đại để chuyển tải những khối lượng kiến thức lớn mở rộng tầm nhận thức của học sinh, làm thay đổi căn bản cách dạy, cách học. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học những bộ môn có yêu cầu về tính trực quan, phương pháp phân tích, hướng dẫn cụ thể. Bởi vì giáo viên có điều kiện thu thập thông tin liên quan đến bài dạy một cách dễ dàng nhanh chóng trên các trang Web, các kênh thông tin trong và ngoài nước. Qua quá trình xử lý những thông tin đó giáo viên đã tự tạo cho mình một thư viện tư liệu cần thiết cho bộ môn để giảng dạy có hỉệu quả.
 - Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, việc dạy học mĩ thuật ở tiểu học không chỉ là vẽ, mà lấy hoạt động Mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách “Đức – Trí – Thể – Mỹ”. Dạy học Mĩ thuật là tổ chức và thực hiện các hoạt động giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về giáo dục thẩm mỹ, rèn luyện kỹ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mỹ vào cuộc sống. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra của bộ môn.
 - Dạy học Mĩ thuật tuy đã có nội dung cụ thể nhưng cần bổ sung kịp thời tài liệu, đồ dùng dạy học thì việc dạy học mới có hiệu quả đó cũng là một yêu cầu cấp thiết.
 - Với mục tiêu thực tiễn trên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là điều cần thiết để năng cao chất lượng các bộ môn nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
* Mục tiêu: Truyền cảm hứng cho giáo viên Tiểu học, đặc biệt là giáo viên Mĩ thuật, khuyền khích giáo viên kết hợp các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin môn Mĩ thuật với các phương pháp dạy học mới. Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển công nghệ thông tin.
2. Phương pháp nghiên cứu.
 - Khảo sát điều tra học sinh Tiểu học.
 - Dự giờ, thao giảng rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật.
 - Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở học sinh khối Tiểu học trong năm học 20-20
 - Phương pháp mô tả cụ thể.
3. Phạm vi nghiên cứu.
 - Phân môn vẽ trang trí, Môn mĩ thuật khối lớp (1,2,3,4,5).
 - Nội dung cần áp dụng: Tất cả các bài học Mĩ thuật theo chủ đề.
 - Đối tượng là học sinh Tiểu học trường Tiểu học...Gồm khối 5 lớp với tổng số học sinh là 000 em, với sĩ số cụ thể như sau:
Khối lớp
1A
1B
1C 
1D 
1E
Sĩ Số
00
00
00
00
00
Khối lớp
2A
2B
2C 
2D 
2E
Sĩ Số
00
00
00
00
00
Khối lớp
3A
3B
3C 
3D 
3E
Sĩ Số
00
00
00
00
00
Khối lớp
4A
4B
4C 
4D 
4E
Sĩ Số
00
00
00
00
00
Khối lớp
5A
5B
5C 
5D 
5E
Sĩ Số
00
00
00
00
00
3. Thực trạng nghiên cứu.
a/ Khó khăn:
 - Có thể nói, từ khi áp ứng dụng công nghệ thông tin môn Mĩ thuật với các phương pháp dạy học mới. giáo viên thoát khỏi hẳn tâm lý lo lắng vì sợ học sinh không kịp hoàn thành bài vẽ theo đúng phân phối chương trình (mỗi tiết không quá 35 phút, học sinh vừa tiếp thu kiến thức, cách vẽ, vừa phải hoàn thành một tranh). Tuy nhiên qua quá trình áp dụng bắt đầu từ năm học 20 – 20, bản thân tôi nhận thấy còn gặp một số khó khăn sau:
 - Các em chưa ý thức được tiếp cận việc học ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) Một khó khăn lớn phải kể đến đó là nhà trường chưa hoàn thiện về cơ sở vật chất máy móc, 
* Tóm lại: Bất cứ một phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Cái chính là cách chúng ta làm thế nào để phát huy được thế mạnh của nó và loại bỏ dần những hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện. Sau đây là một số giải pháp để thực hiện thành công mô hình học tập ứng dụng công nghệ thông tin môn Mĩ thuật với các phương pháp dạy học mới.
b/ Thuận lợi:
	Thứ nhất là: Giáo viên chuyên luôn được sự quan tâm của Ngành cấp trên, đặc biệt là của ban Giám hiệu nhà trường, thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới ứng dụng công nghệ thông tin môn Mĩ thuật với các phương pháp dạy học mới để giảng dạy. Ban Giám hiệu luôn cố gắng tạo điều kiện để giáo viên an tâm công tác và thực hiện nhiệm vụ được giao. 
	Thứ hai là: Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang. Ví dụ: Máy móc, TiVi. Điều này giúp cho giáo viên có thể dễ dàn thoải mái với các trang thiết bị trên.
	Thứ ba là: Nội dung dạy học ứng dụng công nghệ thông tin môn Mĩ thuật tiểu học có các hoạt động mới, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, sáng tạo với nhiều trải nghiệm đầy thú vị về hình ảnh và màu sắc. 
	Thứ tư là: Một điểm thuận lợi nữa khi áp dụng phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể là hình thức học tập theo phương pháp mới đó là: không còn hiện tượng học sinh bỏ bài, không vẽ hoặc vẽ dở dang
 	Năm học 20 -20 là năm chính thức áp dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Mĩ thuật ở bậc Tiểu học ở một số tỉnh thành trên phắp cả nước nói chung, trong đó có Trường tiểu học nói riêng, 
4. Biện pháp khắc phục.
 Dự giờ, thao giảng rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn mĩ thuật. Kết hợp chặc chẽ với giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh và các giáo viên bộ môn khác để nắm bắt tình hình của từng cá nhân học sinh từ đó có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp.
B. NỘI DUNG:
II/ Ứng dụng CNTT vào dạy Mĩ thuật trong nhà trường.
1. Các bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Bài dạy Mĩ thuật lớp (1,2,3,4,5)
2. Hiệu quả khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các phân môn: Mĩ thuật có 3 phân môn chính:
 - Vẽ trang trí
 - Vẽ theo mẫu.
 - Vẽ tranh.
 - Phát huy hiệu quả khi thực hiện các hoạt động: Quan sát, nhận xét, phân tích, hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 - Phát huy hiệu quả cao trong các hoạt động dạy và học.
 - Phân môn Mĩ thuật: Chủ yếu mang tính giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên, của các tác phẩm Mĩ thuật. Qua đó các em vận dụng hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống thường ngày và để có thêm tình yêu Quê hương Đất nước. Vì vậy khi dạy học môn Mĩ thuật giáo viên cần phải sử dụng đồ dùng dạy học, tranh dạy học phải có tính thẩm mỹ cao. 
III/ Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Mĩ thuật.
1. Phân môn Mĩ thuật là gì?
 - Phân môn Mĩ thuật giúp cho học sinh có điều kiện học tập và tiếp cận những tác phẩm nghệ thuật. Qua đó các em được bồi dưỡng thêm kiến thức thẩm mỹ, biết nhìn nhận, phân tích, đánh giá để rút ra bài học cho bản thân.
 - Các bài học tuy mang tính sơ lược Mĩ thuật, nhưng yêu cầu bộ môn là phải giúp cho các em khắc sâu được kiến thức, nhớ lâu. Vì vậy phương pháp trực quan và phương pháp phân tích là yếu tố quan trọng đối với việc dạy học phân môn Mĩ thuật. Tuy không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp những tác phẩm nhưng thông qua tranh, ảnh, đoạn phim ngắn, các em có thể hiểu bài một cách cụ thể và rõ ràng hơn.
2. Để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phân môn Mĩ thuật cần phải có các thiết bị dạy học sau.
 - Máy vi tính.
 - Máy ảnh kĩ thuật số.
 - Máy quét Scan.
 - Ổ đĩa cứng cầm tay USB.
 - Máy chiếu Projector, Overhat, Bộ chuyển sang TV cở lớn.
 - Loa vi tính.
3. Chuẩn bị bài dạy.
 - Giáo viên tìm hiểu nội dung, yêu cầu bài dạy
 - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài dạy, thông qua các kênh như sách, báo, truyền hình địa chỉ các trang Web rồi lưu vào máy tính
 - Soạn giáo án.
 + Theo mục tiêu và nội dung bài dạy giáo viên soạn một giáo án có đầy đủ các phần mục, tiến trình dạy học và các hoạt động như một tiết dạy thông thường.
Nhưng những hoạt động dạy và học có sự hổ trợ của máy tính, giáo viên cần phải thực hiện chi tiết, cụ thể trong kế hoạch, trong quá trình soạn giáo án điện tử, chạy thử chương trình. Để tránh lỗi trong quá trình dạy học bằng giáo án điện tử.
 - Xây dựng giáo án điện tử.
Dựa trên mục tiêu, nội dung bài dạy giáo viên thiết kế và xây dựng một chường trình cụ thể cho tiết dạy học vào phần mềm trình chiếu (Powerpoint hoặc Violet) thông qua các Slide.
4. Thể hiện bài dạy.
 - Theo nội dung chương trình đã lập sẵn, giáo viên thực hiện tiến trình lên lớp như một tiết dạy bình thường, nhưng bên cạnh đã có một phương tiện hổ trợ đắc lực và hiệu quả là máy vi tính. Giáo viên chỉ thực hiện các thao tác trên bàn phím hoặc điều khiển chuột để thực hiện các hoạt động thay cho viết bảng, minh họa bảng, treo tranh ảnh hoặc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. 
 - Khi thể hiện bài dạy giáo viên phải phối hợp nhịp nhàng giữa lời nói và các nội dung trình chiếu. Máy vi tính chỉ là phương tiện hổ trợ cho các hoạt động dạy và học nên giáo viên phải chủ động trong hoạt động dạy học của mình. Vì vậy, trước khi thể hiện bài dạy giáo viên phải tập giảng trước máy nhiều lần để nắm vững nội dung bài giảng, các hoạt động dạy học.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
+ Biện pháp 1: (Chuẩn bị về nội dung và tư liệu và phương pháp).
1. Đối với giáo viên.
 Giáo viên đọc và nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham khảo về cách sắp xếp bố cục trong trang trí để xác định đúng vị trí, mục đích, yêu cầu và hệ thống kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài giảng.
 Ngoài ra, giáo viên sưu tầm một số bìa sách với nhiều thể loại khác nhau. 
 Giáo viên chuẩn bị hai bảng từ, một đồng hồ bấm giây, hai bìa sách chưa được trang trí, nhiều kiểu chữ và hình minh họa, mặt sau có gắn nam châm để cho học sinh chơi trò chơi trong phần khởi động.
 Soạn bài giảng bằng chương trình Microsoft PowerPoint. Giáo án là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy.
2. Đối với học sinh.
 - Đọc sách giáo khoa trước để nắm sơ lược nội dung của bài học.
 - Sưu tầm một số thể loại bìa sách khác nhau.
 - Dụng cụ học tập như: giấy, chì, màu vẽ,
 Ngoài việc ứng dụng công nghệ thông tin thì giáo viên cần chuẩn bị tốt các phương pháp như: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm, liên hệ thực tiễn cuộc sống,Trong đó quan trọng nhất là phương pháp trực quan giúp học sinh quan sát, nhận xét để hiểu được cách sắp xếp bố cục. Tiếp đến là phương pháp vấn đáp giúp học sinh phát huy được tính tích cực tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của các em, đồng thời giáo viên biết được mức độ nhận thức của học sinh. Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành bằng các silde trong bài giảng điện tử sẽ giúp học sinh thích thú hơn và giáo viên cũng đỡ tốn thời gian hơn cho hoạt động này.
+ Biện pháp 2: (Thực hiện).
 Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử. Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình từng chủ đề và đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học của từng hoạt động. Trong chương trình mới Giáo dục phổ thông 2018, hình thành kiến thức mới cho HS, được phân loại tuỳ theo loại nội dung chủ đề: 
 Hình thành khái niệm, áp dụng phương pháp mô hình, phương pháp thực nghiệm. Xây dựng một bài giảng điện tử cần thực hiện theo trình tự các bước của phương pháp tổ chức các hoạt động. Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật PowerPoint: Đó là các thao tác chèn, copy, xoá, sắp xếp, liên kết, đặt các hiệu ứng đơn giản trên các đối tượng do người thiết kế lựa chọn.
HẾT PHẦN I

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_giang_day_phan_mon_m.doc