SKKN Tích hợp một số hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thông qua tiết học Mĩ thuật cho học sinh lớp 7, Trường THCS Nga Thủy

SKKN Tích hợp một số hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thông qua tiết học Mĩ thuật cho học sinh lớp 7, Trường THCS Nga Thủy

 Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì sự phát triển về kinh tế xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng về kinh tế không ngừng nâng cao, tuy vậy sự phát triển về kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường Việt Nam đã và đang xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp giải quyết. tuy nhiên việc bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.

 Từ tình hình trên đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta phải có một vốn kiến thức sâu rộng về bảo vệ môi trường, đặc biệt là tầng lớp thế hệ trẻ đang phát triển, đó là thế hệ học sinh, sinh viên. những con người làm chủ đất nước tương lai sau này phải biết năng động sáng tạo học tập và rèn luyện tốt để trang bị cho mình những hành trang vững chắc bước vào thê kỷ mới.

 Với môn mĩ thuật, đã giúp các em có nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật, ươm mầm và nuôi dưỡng những năng lực, phát huy năng khiếu, cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện cả về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Giúp các em hiểu biết thẩm mĩ để biết cách ăn, mặc sao cho đẹp, nói năng, xưng hô cho lễ phép và biết phải làm gì để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

 Mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ - Những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy môn Mĩ thuật cũng là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh, đặc biệt là giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ.

 

doc 18 trang thuychi01 19431
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp một số hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thông qua tiết học Mĩ thuật cho học sinh lớp 7, Trường THCS Nga Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì sự phát triển về kinh tế xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng về kinh tế không ngừng nâng cao, tuy vậy sự phát triển về kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy môi trường Việt Nam đã và đang xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp giải quyết. tuy nhiên việc bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay.
 Từ tình hình trên đòi hỏi mỗi cá nhân chúng ta phải có một vốn kiến thức sâu rộng về bảo vệ môi trường, đặc biệt là tầng lớp thế hệ trẻ đang phát triển, đó là thế hệ học sinh, sinh viên... những con người làm chủ đất nước tương lai sau này phải biết năng động sáng tạo học tập và rèn luyện tốt để trang bị cho mình những hành trang vững chắc bước vào thê kỷ mới.
 Với môn mĩ thuật, đã giúp các em có nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật, ươm mầm và nuôi dưỡng những năng lực, phát huy năng khiếu, cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện cả về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Giúp các em hiểu biết thẩm mĩ để biết cách ăn, mặc sao cho đẹp, nói năng, xưng hô cho lễ phép và biết phải làm gì để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
 Mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ - Những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy môn Mĩ thuật cũng là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh, đặc biệt là giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ... 
 Chính vì vậy, việc giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về môi trường nhất là ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội và giáo dục.
 Trên tinh thần đó, là giáo viên dạy môn Mĩ thuật ở bậc THCS không đơn thuần là dạy vẽ mà lấy hoạt động Mĩ thuật để “Dạy và học” nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về nhiều mặt như: “Đức, Trí, Thể , Mĩ” do vậy Mĩ thuật có vị trí đặc biệt góp phần vào việc giáo dục cho các em cò ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường. 
 Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường có nhiều tác giả, nhiều bài viết đề cập tới. Song ở nội dung nghiên cứu của tôi, với thực tế giảng dạy Mĩ thuật ở trường THCS, tôi chỉ mong muốn thông qua bài giảng bằng các phương pháp dạy học tích hợp tạo cho các em có nhận thức thẩm mĩ, khả năng hoạt động mang tính thẩm mĩ và tiếp nhận sáng tạo các giá trị thẩm mĩ . Từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường cho gia đình, cho Nhà trường và cho cộng đồng xã hội... có thể tuyên truyền cho mọi người về nâng cao ý thức trách nhiệm và của bản thân trong việc bảo vệ môi trường vì một cuộc sống tươi đẹp.
 Đó chính là lí do khiến tôi đi sâu và nghiên cứu về đề tài: “Tích hợp một số hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thông qua tiết học Mĩ thuật cho học sinh lớp 7, Trường THCS Nga Thủy”.
2. Mục đích nghiên cứu: 
 - Xác đinh tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua tiết học Mĩ thuật, đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. 
 - Tìm ra các biện pháp tốt nhất để tích hợp các phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ tranh nhằm giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua tiết học Mĩ thuật cho sinh lớp 7, Trường THCS Nga Thủy.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Học sinh trường THCS Nga Thủy, khối 7, tổng số 73 học sinh. 
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Bảo vệ môi trường”, các cuộc thi vẽ tranh cấp trường, thông qua các tiết dạy mĩ thuật trên lớp... 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chon một số phương pháp nghên cứu sau: 
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thu thập xử lý thông tin. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Hiện nay môn Mĩ thuật được xem là môn học phổ biến trong trường THCS, hầu hết các trường trong huyện đều có giáo viên chuyên trách. Tuy nhiên tiến trình dạy học thường áp dụng theo quy trình cũ và bài bản theo truyền thống nên dẫn đến bài học khô khan, cứng nhắc, đơn điệu...Môn họa lúc đó trở thành “Tai họa” như câu nói khôi hài cửa miệng mà nhiều người vẫn hay ví von. 
 Nhiều năm nay, với sự đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức “Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh” đã giúp cho giáo viên vận dụng linh hoạt các bước lên lớp, sự sáng tạo trong tổ chức dạy học. Sản phẩm của bài vẽ không phải là sự sao chép gò bó mà đòi hỏi phải có cảm xúc sáng tạo từ bố cục (hình thể), đường nét và màu sắc.
 Xét theo các mục tiêu đã đặt ra, nên tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh. Để giáo dục các em biết cách bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất.
 Dạy - học môn Mĩ thuật đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình lên lớp. Khi lên lớp giáo viên nên tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê. Quá trình thực nghiệm cho thấy giáo viên cởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng, đặc biệt là phân môn vẽ tranh đề tài thì năng khiếu của học sinh được bộc lộ nhiều và rõ nhất. Thông qua bài vẽ của học sinh thì giáo viên có thể thấy khả năng cảm nhận môi trường xung quanh thông qua hình vẽ, màu sắc và cách xây dựng bố cục.Vì vậy phong cách dạy vẽ tranh đề tài nói chung và vẽ tranh đề tài môi trường nói riêng ngoài phương pháp vấn đáp, gợi mở, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống... thì giáo viên cần sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy chiếu và nhiều đồ dùng trực quan sinh động về môi trường xung quanh để tạo hứng thú giúp các em phát huy tính tích cực trong học tập có như vậy học sinh mới có nhiều cách thể hiện khác nhau trong cùng một đề tài.
 Hiện nay trong công tác giảng dạy các giáo viên đều yêu nghề, yêu trẻ, tay nghề vững vàng, tận tụy với công việc tuy nhiên các phương tiện thiết bị chưa thực sự đáp ứng cho công tác giảng dạy, các tranh ảnh chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều ...dẫn đến hiệu quả dạy và học chưa cao.
 Trong những năm học qua tôi thấy các em rất say mê làm bài đầy hứng khởi, đó là một điều đáng mừng, song bên cạnh đó có một vấn đề nổi cộm lên là các em chỉ chú trọng vào các môn học chính như: Toán, Lý, hóa, Anh, Văn... tất cả điều đó đã ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài, các em còn xem nhẹ, qua loa, đại khái...
 Chính những khó khăn này lại càng yêu cầu người giáo viên cần phải có phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng của tiết dạy, liên hệ thực tiễn cuộc sống, nhất là trong các tiết học vẽ tranh là vô cùng quan trọng nhằm khơi gợi cho các em vẽ được một bức tranh về môi trường “xanh- sạch- đẹp”.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thuận lợi:
* Về phía nhà trường 
 - Trong những năm gần đây, Trường THCS Nga Thủy luôn quan tâm đổi mới về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết với nghề, đời sống dân trí ngày càng cao nên nhà trường luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía Phụ huynh học sinh. 
 - Nhà trường đã chú ý quan tâm, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học, tạo điều kiện để giáo viên và học sinh giảng dạy - học tập có hiệu quả. 
* Về phía giáo viên
 Bản thân là một giáo viên có nhiều năm dạy chuyên trách môn Mĩ thuật nên nắm bắt được rõ đặc điểm bộ môn và hiểu được tâm lý của học sinh nên trong quá trình dạy học giáo viên đã truyền đạt đến học sinh những kiến thức mĩ thuật trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 - Nắm bắt được chương trình sách giáo khoa đổi mới 
 - Giáo viên được đào tạo chính quy .
* Về phía học sinh
 - Học sinh dần dần thấy hứng thú yêu thích môn Mĩ thuật .
2.2. Khó khăn:
* Về phía Nhà trường 
 - Chưa có phòng học riêng cho môn Mĩ thuật, khuôn viên trường còn hạn chế diện tích, mỗi tiết học vẫn bị gò bó về kỉ luật trật tự, gò bó về tầm nhìn, về môi trường thẩm mĩ .
* Về nhận thức của học sinh
 - Đa số các em bị chi phối bởi môn học chính - phụ. Sự đầu tư cho môn học chính là chủ yếu, môn học phụ thường bị học sinh coi nhẹ.
 - Học sinh chưa chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
 - Trình độ tiếp thu của học sinh chưa đều. (Một vài em đọc - viết chưa tốt, tiếp thu bài chậm).
*Về nhận thức của phụ huynh học sinh: 
 - Nhiều gia đình chưa thấy rõ vai trò của bộ môn trong việc bổ trợ các môn học khác, chưa quan tâm đầu tư cho con em học môn Mĩ thuật.
 - Một số em hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chưa chú ý quan tâm đến việc học tập của các em.
* Kết quả khảo sát đầu năm học 2018-2019 của học sinh khối 7, Trường THCS Nga Thủy về nhận thức và sự hiểu biết về giữ gìn và bảo vệ môi trường đã thu được kết quả như sau: 
TT
Lớp
Số HS
Đạt
Chưa đạt
Ghi chú
SL
TL%
SL
TL%
1
7A
38
25
65,8
13
34.2
3
7B
35
22
62.9
13
37.1
Tổng
73
47
64.4
26
35.6
 Kết quả thu được cho thấy, có rất nhiều học sinh vẫn còn mơ hồ về ý thức và hành động cụ thể trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Từ thực trạng trên, tôi muốn áp dụng kinh nghiệm “Tích hợp một số hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thông qua tiết học Mĩ thuật cho học sinh lớp 7, Trường THCS Nga Thủy”. Nhằm giúp học sinh thông qua các hoạt động như: Các tiết học mĩ thuật trên lớp, các cuộc thi vẽ tranh, các hoạt động ngoại khóa, các buổi lao động quét dọn vệ sinh lớp học, trồng cây và chăm sóc công trình măng non của các lớp... Qua đó các em có thể hiểu và tuyên truyền cho người thân, bạn bè việc bảo vệ giữ gìn môi trường là một việc làm cấp bách và cần thiết. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :
 Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của môn Mĩ thuật đồng thời giúp các em yêu mến môi trường xung quanh cùng chung tay góp sức với cộng đồng bảo vệ môi trường .
 Để giáo dục hoc sinh một cách hiệu quả hơn, hiểu sâu sắc hơn về cái đẹp, sống hoạt động theo qui luật của cái đẹp, biết chăm sóc và bảo vệ cái đẹp xung quanh mình và thể hiện cái đẹp đó bằng sự hiểu biết, bằng cảm xúc trên các bức tranh của mình, bản thân tôi đã đề xuất và phối hợp với Ban giám hiệu Nhà trường, phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động thiết thực, bổ ích nhằm giáo dục cho các em học sinh hiểu vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Cụ thể các hoạt động đó là: 
3.1. Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh nhằm khơi gợi ý tưởng và những sáng kiến độc đáo của học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
 Thông qua việc tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, xem tranh và bình tranh... để tìm hiểu cái đẹp, cảm nhận cái đẹp mà hình thành cho học sinh thái độ, hành vi thân thiện với môi trường... Từ đó khơi gợi trong ý thức của mỗi cá nhân học sinh trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
3.2. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động xã hội bên ngoài nhà trường nhằm tuyên truyền và nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
 Tổ chức cho học sinh trong toàn trường tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa, các hoạt động phong trào bên ngoài nhà trường để nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của bản thân tình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh ta. 
 Góp phần thực hiện mục tiêu của nghành giáo dục đặt ra cho mỗi nghành học, môn học.
 Hoạt động ngoại khóa tham quan môi trường và cảnh đẹp của quê hương Nga Sơn
3.3. Thông qua việc tổ chức cho học sinh toàn trường quét dọn vệ sinh lớp học, sân trường và chăm sóc các công trình năng non, bồn hoa cây cảnh khuôn viên nhà trường.
 Nhà trường phối hợp cùng với ban phụ trách đội thiếu niên thường xuyên tổ chức cho học sinh quét dọn vệ sinh lớp học, sân trường 15 phút đầu giờ vào các buổi sáng trong tuần. Bên cạnh đó Ban phụ trách đội còn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lớp chăm sóc các bồn hoa cây cảnh của lớp mình, và đây là một tiêu chí xét đánh giá thi đua của các lớp. Chính vì thế khuôn viên của nhà trường luôn “Xanh, sạch, đẹp” là một trong những trường tiêu biểu trong Huyện.
Giáo viên và học sinh tham gia lao động vào sáng thứ hai
3.4. Thông qua các tiết dạy học Mĩ thuật trên lớp nhằm khơi nguồn và phát huy tính độc đáo và sáng tạo của mỗi học sinh trong việc “Chung tay bảo vệ môi trường “ 
 Thông qua tiết học Mĩ thuật mong muốn học sinh vẽ được một bức tranh về bảo vệ môi trường, trước hết giáo viên phải phân tích môi trường quan trọng như thế nào đối với đời sống của chúng ta. Vì vậy là giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường THCS thông qua các tiết dạy vẽ tranh tôi sẽ giáo dục cho các em biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Muốn tiết học đạt hiệu quả thì khâu chuẩn bị là rất quan trọng 
* Về phía giáo viên: 
 Ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan (Tranh, ảnh) minh họa vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh, ảnh có tác dụng rất mạnh đến thị giác và trí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết sử dụng đúng lúc.
 Khi sọan giáo án cần soạn kĩ, biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và câu hỏi gợi mở phải rõ ràng, dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi trong từng đối tượng học sinh. Nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và câu hỏi lửng.
* Về phía học sinh:
 Học sinh cũng phải có sự chuẩn bị đầy đủ , sách vở, giấy vẽ, màu, chì, tẩy những đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra phải tìm hiểu và quan sát tham khảo những hoạt động Giáo viên phải phân tích kĩ các bước tiến hành một bài vẽ tranh đề tài, phải thực hiện theo những bước nào? Những bước đó là gì và kết hợp đồ dùng minh họa và minh họa trực tiếp lên bảng để học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt và đưa một số bài vẽ của học sinh năm trước để các em có thể thấy được mức độ thể hiện bài, tham khảo tranh của họa sĩ về nội dung .
3.5. Sử dụng các phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ cho quá trình dạy học, mang lại giờ học có hiệu quả hơn. 
 Nếu muốn tiết học đạt hiệu quả, giáo viên phải vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Cho nên giáo viên mĩ thuật nói riêng cần phải nhanh chóng tiếp cận nắm bắt những lợi thế mà khoa học đem lại, tạo ra sự hứng thú cho học sinh đồng thời cũng tạo ra sự đổi mới trong cách giảng dạy. 
 Phương tiện hiện đại: Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo gián điện tử như Corel Draw; Photo managerHọc sinh quan sát sẽ hiểu rất nhanh các bước tiến hành và cảm nhận được ngay vẻ đẹp của tranh khi ta thay đổi đổi màu sắc, đường nét điều này nếu dùng phương pháp cũ sẽ mất nhiều thời gian. Việc cho các em nhìn thấy nhiều tranh ảnh là điều rất cần thiết, các em sẽ thích thú hơn. Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên dễ dàng trình chiếu hình ảnh trong thời gian ngắn, mà không phải mất nhiều thời gian dán từng bức tranh trên bảng. Học sinh vừa được xem hình, vừa nghe thông tin sẽ gây hứng thú học tập cho các em. 
 Qua việc tìm hiểu trên ta thấy rằng việc nắm bắt vấn đề về môi trường và tìm phương hướng giải quyết vấn đề đó là một điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiết dạy, bài dạy đạt hiệu quả hơn, đem lại sự thành công trong công tác giảng dạy.
 Từ những vấn đề cơ bản trên thì đối với phân môn vẽ tranh đề tài, phương pháp giảng dạy phù hợp đó là phương pháp quan sát, trực quan và phương pháp liên hệ thực tiễn cuộc sống là một trong những phương pháp dạy học hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc tìm và lựa chọn hình tượng được sâu sắc hơn, nêu rõ trọng tâm đề tài hơn. Ngoài ra phải biết kết hợp các phương pháp dạy học như gợi mở, vấn đáp, luyện tập...
 Để các em nhanh chóng nắm bắt được bài vẽ và dẽ hiểu hơn, giáo viên cần cố gắng sưu tầm nhiều tranh, ảnh minh họa đẹp (phong phú về thể loại) để nhằm làm rõ lí luận về nội dung và bố cục.
 Việc giúp học sinh phát huy tính tích cực của mình các em sẽ nhớ lâu, vừa nghe vừa quan sát đặt câu hỏi giúp các em rút ngắn khoảng cách giữa học sinh yếu và học sinh khá, giỏi. Câu hỏi gợi mở giúp các em có thể liên hệ được với thực tế và nắm được kiến thức khác ngoài nhà trường . Giúp cho học sinh biết cách bảo vệ môi trường thông qua tiết học mĩ thuật.
Ví dụ 1: 
 Muốn cho các em hiểu làm thế nào để giữ gìn và bảo vệ bảo vệ môi trường “xanh - sạch - đẹp” tôi sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn cuộc sống để học sinh nhớ và liên tưởng đến những cảnh vật ở xung quanh mình như: “Vệ sinh môi trường nơi các em ở, đường làng ngõ xóm, trường học... Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, khai thông cống rãnh, diệt côn trùng gây bệnh, thu gom rác thải, chống ô nhiễm nguồn nước, tổ chức mít tinh bảo vệ môi trường... Khi hướng dẫn cho học sinh chúng ta nên dùng phương pháp gợi mở giúp mỗi em tự tìm cho mình giải pháp riêng theo cách nghĩ, với mỗi bài của từng em giáo viên cần phân tích, so sánh kĩ, tập cho từng em cách làm quen dần với cách độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo.
 Ví dụ: ? Em hãy kể tên những hình ảnh về môi trường ở xung quanh em. 
 - Giáo viên đưa một số tranh mẫu về đề tài môi trường nhưng có nhiều cách thể hiện khác nhau để thu hút sự chú ý của học sinh. 	
 Một số bức tranh chụp những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
 ? Các bức tranh trên nói về môi trường bị ô nhiễm, vậy theo em nguyên nhân là do đâu?.
 a/ Do con người	b/ Do chất thải nhà máy
 c/ Do thiên nhiên	d/ Cả 3 ý trên	
 Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu, nếu như ta không ngăn chặn kịp thời thì hậu quả sẽ như thế nào đối với sức khỏe mỗi người dân đặc biệt là thế hệ trẻ, môi trường bị ô nhiễm rừng bị chặt phá, rác thải, khói bụi, nước bị ô nhiễm những điều đó dẫn đến bệnh tật mà con người phải gánh chịu 
 Ví dụ 2: 
 ? Theo em làm thế nào để bảo vệ cho môi trường của chúng ta được “Xanh, sạch, đẹp”
 a/ Không xã rác bừa bãi 
 b/ Vệ sinh trường lớp sạch sẽ 
 Thông qua tiết học hướng dẫn các em vệ sinh ý thức không xả rác bừa bãi trong trường học nói riêng và xả rác ra môi trường nói chung. Ở địa phương các em phải ý thức được các công việc mà mình làm, rèn luyện kỹ năng thói quen bảo vệ môi trường
 Trong trường học giáo viên có thể thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Trồng và chăm sóc cây xanh, Quét dọn trường lớp sạch sẽ, thu gom rác thải và đổ rác đúng nơi quy định...
 Ví dụ 3: Giáo viên đưa ra một số bức tranh.
Một số hình ảnh về việc con người nên làm và không nên làm
 Câu hỏi đặt ra cho học sinh ở đây là ? Qua các bức tranh trên các em hiểu được nên vẽ nội dung gì để kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Ví dụ 4: 
 ? Qua bài học vẽ tranh đề tài hôm nay, em sẽ lựa chọn nội dung gì để thể hiện trên tranh vẽ của mình? 
 Giáo viên liên hệ một số đề tài về ô nhiễm môi trường đang được cả xã hội quan tâm như: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nướcĐiển hình nhất là công ty VEDAN xả nước thải làm ô nhiễm sông thị vải , công ty vimosan Hà Tĩnh xả thải ra biển làm cá chết hàng loạtchúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước đó. Chính vì vậy thông qua bài học hôm nay các em hãy vẽ lên thành các bức tranh để tham dự các cuộc thi giữ gìn và bảo vệ môi trường đó chính là tiếng nói của các em đã gióp phần nhỏ vào tiếng nói chung của cộng đồng về giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp 
Ví dụ 5 : 
 Thông qua tiết học tạo dáng và trang trí lọ hoa, giáo viên hướng dẫn học sinh muốn bảo vệ môi trường trong sạch bằng việc làm thiết thực của mình các em hãy tận dụng những vật dụng phế liệu như ống hút, vỏ chai, chậu nhựa hỏng, hộp nhựa, hộp xốp để tạo thành những lọ hoa, chậu hoa đẹp với nhiều kiểu dáng khác nhau để sử dụng trồng các chậu cảnh mini vừa làm đẹp cho ngôi nhà, vừa tạo cho môi trường xanh và sạch
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
 Thông qua tiết dạy Mĩ thuật giúp các em hiểu rõ hơn về cách giữ gìn và bảo vệ môi trường là giáo viên đã không ngừng trau dồi kiến t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_mot_so_hoat_dong_giao_duc_nham_nang_cao_y_thuc.doc