SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy bài "Hệ thống điện quốc gia" Công nghệ 12 theo hướng lấy người học làm trung tâm
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của hội nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược.
Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”.
Thời đại trước mắt chúng ta, xã hội chúng ta đang hướng đến là một xã hội tri thức. Con người của thời đại hiện tại không chỉ có nhiệm vụ nhớ các kiến thức sẵn có mà đòi hỏi phải có khả năng từ khối lượng tri thức đó sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần mới. Với thời đại dạy học không còn là quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức mà phải là một quá trình tổ chức, định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động nhằm chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa; trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. Đó chính là lí do và cũng là mục đích của quan điểm "Lấy người học làm trung tâm".
Mặt khác công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục. Công nghệ thông tin sẽ mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp, hình thức dạy và học . Những phương pháp
dạy, học tích cực thường dùng như phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học kiến tạo, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học càng có điều kiện để áp dụng. Các hình thức dạy học như dạy học tập thể, dạy học cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin
Việc sử dụng bài giảng điện tử với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập của học sinh . Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên có nhiều thời lượng để đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học
1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài. Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của hội nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược. Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Thời đại trước mắt chúng ta, xã hội chúng ta đang hướng đến là một xã hội tri thức. Con người của thời đại hiện tại không chỉ có nhiệm vụ nhớ các kiến thức sẵn có mà đòi hỏi phải có khả năng từ khối lượng tri thức đó sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần mới. Với thời đại dạy học không còn là quá trình truyền thụ, chuyển giao kiến thức mà phải là một quá trình tổ chức, định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động nhằm chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa; trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học. Đó chính là lí do và cũng là mục đích của quan điểm "Lấy người học làm trung tâm". Mặt khác công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển giáo dục. Công nghệ thông tin sẽ mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp, hình thức dạy và học . Những phương pháp dạy, học tích cực thường dùng như phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học kiến tạo, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học càng có điều kiện để áp dụng. Các hình thức dạy học như dạy học tập thể, dạy học cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin Việc sử dụng bài giảng điện tử với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập của học sinh . Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên có nhiều thời lượng để đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học Phần kĩ thuật điện của công nghệ 12 nói chung hay bài " Hệ thống điện quốc gia" nói riêng là một phần khó và trừu tượng nếu cứ truyền tải theo lối mòn thì các học sinh sẽ tiếp nhận một cách thụ động và không hứng thú.Đây là vấn đề khiến tôi suy nghĩ rất nhiều trong quá trình công tác giảng dạy ở trường THPT Thạch thành 4.Thiết nghĩ từ những vấn đề trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy bài " Hệ thống điện quốc gia" công nghệ 12 theo hướng lấy người học làm trung tâm . 1.2 Mục đích nghiên cứu Khi nói đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có nghĩa là: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh; Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học. Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây dựng giáo án điện tử có chất lượng. Tích hợp công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học. Thực tế qua việc giảng dạy cho thấy rằng các bài giảng khi sử dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng không sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi một giờ học được áp dụng công nghệ thông tin như vậy sẽ tích cực hóa được hoạt động nhận thức của học sinh, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh hội tri thức mới. Không những thế, một giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tăng cường việc học tập và lĩnh hội tri thức theo từng cá thể, phối hợp với học tập tương tác nhóm và giúp hoàn thiện tốt hơn kỹ năng sử dụng máy tính cho học sinh. Điều này càng gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập và đương nhiên việc học sinh tự tìm ra tri thức sẽ nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả của giờ dạy.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy hiện nay là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Mặt khác phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm” là một phương hướng, một kiểu dạy học phù hợp với yêu cầu của thời đại ngày nay. Trong dạy học, HS là đối tượng trí tuệ của người thầy, nó còn là một sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với xã hội và thời đại. Cùng lúc đó, HS là chủ thể của hoạt động học tập. Các em tiếp thu tri thức nhân loại để phát triển chính bản thân mình trở thành chủ thể tích cực và sáng tạo. HS là chủ thể của chính mình. Phương pháp “Lấy người học làm trung tâm” đòi hỏi phải xây dựng lại các hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Các hình thức tổ chức dạy học được sử dụng nhiều nhất là tự học, học theo nhóm, trò chơi đóng vai, hoạt động thực tiễn, tham quan Có thể khẳng định rằng: Dạy học “lấy người học làm trung tâm” có tư tưởng chủ đạo là tổ chức cho HS hoạt động tích cực, sáng tạo, lấy tự học làm chính; lấy tập thể để bổ trợ cho cá nhân; lấy máy móc thiết bị làm phương tiện; lấy tài liệu, sách giáo khoa, băng hình và tự đánh giá kết quả học tập. Lối học này hình thành ở HS sự mạnh dạn, có tính cách, tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, biết cách khẳng định chân lí, tạo nên con người rất thực tế, thích hoạt động, dẫn đến sự năng động và sáng tạo trong tư duy, trong hoạt động cuộc sống. Qua quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm tôi đã giải tỏa được những vướng mắc mà trước đây khi dạy học tôi đã gặp phải. Từ đó tạo được niềm tin cho đồng nghiệp và học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Khai thác các hình ảnh trực quan (tranh ảnh, mô hình, hình ảnh tĩnh hoặc động, các video clip ) về phần kĩ thuật điện nói chung và bài hệ thống điện quốc gia nói riêng để đưa vào bài dạy. - Nội dung bài “ Hệ thống điện quốc gia” nói riêng và phần kĩ thuật điện nói chung của công nghệ 12. - Đề tài khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh một số lớp được chọn làm đối tượng nghiên cứu trước và sau tác động. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài SKKN tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết Nghiên cứu sách giáo khoa, báo, tài liệu, giáo trình, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết cơ bản liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin Tìm hiểu thực tiễn dạy học của môn học thông qua: Tham gia dự giờ lấy ý kiến của các thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn công nghệ ở trường. Từ đó xác định được những khó khăn trong việc triển khai dạy học môn công nghệ, theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm. Thăm dò trao đổi ý kiến với giáo viên về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tham khảo ý kiến giáo viên trong trường và các thầy cô giáo chuyên môn có kinh nghiệm khi tiến hành xây dựng các bài giảng theo phương pháp lấy người học làm trung tâm. Phương pháp thực nghiệm Trên cơ sở đề xuất phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm vào bài “ Hệ thống điện quốc gia” công nghệ 12 giúp học sinh học tốt và khắc sâu kiến thức, chúng ta sẽ tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện việc thực nghiệm tại trường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài. Phương pháp thống kê, sử lý số liệu. Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh, xử lý thống kê toán học trên cả hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm rồi rút ra những kết luận cần thiết. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Mỗi đứa trẻ sinh ra như một chiếc hộp bí ẩn. Có những mảnh ghép bên trong. Một số mảnh thì bị vỡ, một số bị mất hoặc còn bị giấu kín. Nhưng trái tim của người thầy có thể sắp xếp lại chúng thành bức tranh, tìm ra những mảnh ghép còn thiếu... Chỉ ra cho đứa trẻ thấy nó có thể thành người tuyệt vời như thế nào. Công việc của người Thầy không chỉ là truyền dạy tri thức, bằng cách làm đầy chiếc hộp bằng những mảnh ghép. Mà là, ghép chúng lại với nhau thành một tác phẩm nghệ thuật. Dạy học là một quá trình nhận thức, là quá trình hoạt động của thầy – trò, trong đó học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Nhiệm vụ của quá trình dạy học là hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và phải làm cho trí tuệ của học sinh phát triển, phát hiện ra những dự trữ về sự phát triển trí tuệ của học sinh tiềm tàng ngay trong quá trình dạy học. Vai trò của thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh hoạt động trong giờ học. Thầy giáo cần cân nhắc, chọn lọc, sắp xếp theo trình tự logic để chuyển tải kiến thức sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dành cho dạy học, đặc biệt là phù hợp với từng đối tượng học sinh, làm thế nào để mọi học sinh trong lớp đều tham gia hoạt động, vừa đảm bảo nhịp độ chung nhưng cũng là điều kiện cho học sinh phát triển hết năng lực của bản thân. Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong những năm học tới. Phương pháp lấy người học làm trung tâm, là chủ thể của quá trình học tập đã được đề xướng từ lâu. Theo đó, bên cạnh xu hướng truyền thống thiết kế chương trình giảng dạy lấy logic nội dung môn học làm trung tâm đã xuất hiện xu hướng thiết kế chương trình học tập lấy nhu cầu, lợi ích của người học làm trung tâm. Phát triển phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác có ý nghĩa không chỉ trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho các em tâm thế tốt để chuẩn bị cho tiền đồ của chính các em và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước sau này Trước đây, trong phần kĩ thuật điện nói chung hay bài Hệ thống điện quốc gia nói riêng công nghệ 12 phương pháp đang được sử dụng phổ biến đó là: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát một số tranh ảnh mẫu vật nếu có rồi tiến hành tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra nội dung bài học.. Sau đó giáo viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh về nội dung bài học dưới dạng lý thuyết. Với cách thực hiện như trên không phải hoàn toàn là cái dở mà cũng có cái hay của nó. Qua đó nó thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy, nó cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh. Sau khi nghiên cứu xong kiến thức là những lí thuyết thường mờ nhạt và trừu tượng. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu, gây ra sự nhàm chán đối với môn học. . Vì vậy cần phải cụ thể hoá, vật chất hoá, làm cho lí thuyết được cụ thể, sâu sắc và có tính thuyết phục hơn. Từ đó tích cực hóa hoạt động nhận thức kích thích hứng thú học tập cho học sinh giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức và khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa nghiên cứu đúng như Lê Nin đã chỉ rõ: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan”. Và hơn hết là do chính các em tự tìm ra. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trước đây căn cứ vào cách dạy trong sách giáo khoa là giáo viên giảng dạy theo phương pháp thuyết trình nêu vấn đề. Dùng phương pháp thuyết trình, giáo viên giảng giải học sinh ghi chép sẽ không có hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức, Ngoài ra nội dung môn học này quá nặng nề, khô khan, kém hấp dẫn, đội ngũ giáo viên đào tạo đúng chuyên nghành còn thiếu, do vậy nhiều trường phải bố trí giáo viên không được đào tạo đúng chuyên nghành hoặc giáo viên phải dạy lệch môn để giảng dạy công nghệ. Mặt khác xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. Từ những khó khăn cấp bách trên tôi thiết nghĩ học sinh ngồi nghe sẽ thấy mệt mỏi chán học. Vậy hãy để các em tự mình tìm hiểu những kiến thức từ sách giáo khoa và thực tế sẽ thích thú hơn vào dạy bài “ Hệ thống điện quốc gia” công nghệ 12 làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện Tôi xin được giới thiệu một cách dạy tạo hứng thú học tập cho học sinh giúp học sinh học tốt đó là tự mình tìm hiểu nội dung bài học thông qua sự định hướng của giáo viên vào bài “ Hệ thống điện quốc gia” công nghệ 12. Cách thức tiến hành Cung cấp kiến thức bộ môn cho học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Tham gia dự giờ lấy ý kiến của các thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn công nghệ. Tham khảo ý kiến giáo viên trong trường và các thầy cô giáo chuyên môn có kinh nghiệm khi tiến hành xây dựng bài giảng “ Hệ thống điện quốc gia” công nghệ 12. Xây dựng kho tư liệu cho bài tự động hóa trong chế tạo cơ khí .Gồm các tranh ảnh, mô hình, hình ảnh tĩnh hoặc động, các video clip phục vụ cho bài hoc. Tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện việc thực nghiệm tại trường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài. Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh, xử lý thống kê toán học trên cả hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm rồi rút ra những kết luận cần thiết. Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ đưa ra bài điển hình là Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy bài " Hệ thống điện quốc gia" công nghệ 12 theo hướng lấy người học làm trung tâm . 1. Hoạt động khởi động + Đặt vấn đề: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh Và yêu cầu học sinh nêu nhận xét về hình ảnh vừa quan sát. HS: Nhìn tranh và đưa ra lời nhận xét của mình GV: Qua những hình ảnh chúng ta vừa quan sát các em đã thấy được rằng đời sống con người thay đổi rất nhiều từ khi có năng lượng điện. Cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, các công việc được giải quyết nhanh chóng, dễ dàng hơn và đó là điều tất yếu của sự phát triển. Để có sự phát triển đó năm 1992, Công trình đường dây truyền tải điện siêu cao áp 500kV Bắc - Nam đầu tiên được thiết kế xây dựng nhằm truyền tải lượng điện năng dư thừa (từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình và một số nhà máy nhiệt điện than) ở miền Bắc để cung cấp cho miền Nam và miền Trung lúc đó đang thiếu điện nghiêm trọng. Công trình này đã được cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công vào ngày 05/4/1992. Sau 2 năm thi công, ngày 27/5/1994, toàn bộ công trình với gần 1.500 km đường dây 500kV và 5 trạm biến áp, trạm cắt đã chính thức đóng điện, vận hành, đưa hệ thống điện hợp nhất trên toàn quốc. Con đường huyền thoại nối miền bắc và miền nam thống nhất điện Việt Nam không chỉ là hệ thống truyền tải điện 500kV mà là sứ mệnh lịch sử: Không chỉ góp phần quan trọng cung cấp điện cho miền Nam thông qua việc truyền tải điện từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam, hệ thống truyền tải điện quốc gia với công trình đường dây siêu cao áp 500kV Bắc-Nam còn khẳng định một vai trò hết sức quan trọng, đó là: thống nhất hệ thống điện 3 miền Bắc - Trung - Nam. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu những yếu tố góp phần xây dựng nên con đường huyền thoại đó là HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ thống điện quốc gia GV: Đưa ra một số hình ảnh về hệ thống điện quốc gia và giới thiệu. NMĐ MBA Truyền tải MBA Tiêu thụ Hệ thống điện Quốc gia do nhà nước quản lý và phân cấp theo quy định: Cấp Quốc gia, cấp tỉnh - Tp, cấp huyện , xã – phường - thị trấn, xóm – làng – tổ dân phố. Do các công ty điện chịu trách nhiệm chính (công ty truyền tải điện, công ty cao thế miền bắc, công ty điện lực). GV: Chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm tìm hiểu và trình bày các nội dung sau: Nhóm 1: Trình bày về các nguồn điện Nhóm 2: Trình bày về các lưới điện Nhóm 3: Trình bày các hộ tiêu thụ điện. Nhóm 4: Trình bày vai trò của hệ thống điện. HS: Thảo luận và cử đại diện nhóm lên trình bày trên máy tính Nhóm 1: Trình bày về các nguồn điện . Nguồn điện chính là nơi sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng điện hay điện năng. Điện năng được sản xuất ra theo nhiều cách khác nhau, phần lớn được sản xuất bởi các máy phát điện tại nhà máy điện và chúng có chung nguyên tắc hoạt động là các nguyên lý động điện Hình ảnh một số nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện gió và điện nguyên tử lớn tại Việt Nam. THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH THỦY ĐIỆN SƠN LA Nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Được xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005, trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. NHIỆT ĐIỆN VŨNG ÁNG NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 được khánh thành ngày 17/9/2015 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, Tổng thầu EPC là Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA). Nhà máy có công suất 1200 MW (2×600 MW) đã đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 01 từ ngày 31/12/2014 và tổ máy số 02 từ ngày 12/5/2015. Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân có tổng số vốn đầu tư khoảng 7,2 tỷ USD, gồm 4 nhà máy và 1 cảng biển, với tổng công suất lên đến 5.600MW, được xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Nhà máy khởi công năm 2008, đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, thuộc dự án phong điện do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng. Toàn bộ dự án có 80 tua-bin với tổng công suất 120MW, Nhóm 2: Trình bày về các lưới điện. Lưới điện chính là các đường dây dẫn điện và các trạm điện: Các đường dây cao áp và hạ áp Các trạm phân phối Nhóm 3: Các hộ tiêu thụ điện: Chính là các xí nghiệp, khu công nghiệp, hộ gia đình. dùng để thắp sáng, phục vụ nhu cầu của đời sống và sản xuất, phát triển kinh tế. Nhóm 4: Vai trò của hệ thống điện. Hệ thống điện quốc gia là một thể thống nhất gồm nguồn điện, lưới điện, các hộ tiêu thụ điện để thực hiện sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.Các lưới điện (Truyền tải, phân phối và TBA) Nguồn điện (Các NMĐ) Các tải tiêu thụ (Nhà máy, xí nghiệp, hộ gia đình,..) Sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng GV: Mời các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau và chốt lại nội dung kiến thức. GV: Để sản xuất điện trong nhà máy điện ta cần dùng thiết bị nào? HS: Dùng máy phát điện xoay chiều 3 pha. Dựa vào kiến thức vật lý để trình bày máy phát điện để hiểu được quá trình sản xuất điện GV : Yêu cầu học sinh giải thích các ký hiệu trên sơ đồ H22-1 sgk trang 86. HS suy nghĩ và trả lời. 1,7: Các nhà máy điện 2,4,6,9: Các trạm biến áp 3,5,8: Các đường dây 10: Tải tiêu thụ GV: Kết luận về các nội dung sơ đồ lưới điện và đưa ra sơ đồ chung cho nội dung kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ lưới điện quốc gia GV: Từ sơ đồ về hệ thống điện Quốc gia em hãy cho biết lưới điện bao gồm những thành phần nào? HS: Trạm điện, đường dây điện. GV chia lớp làm 4 nhóm mỗi nhóm tìm hiểu về các nội dung sau: Nhóm 1: Tìm hiểu về trạm điện Nhóm 2: Các đường dây dây dẫn điện. Nhóm 3: Các cấp điện áp của lưới điện Nhóm 4: Khi truyền tải
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_bai_he_thong_die.doc