SKKN Tư duy giải nhanh bài toán H3PO4, P2O5 tác dụng với kiềm bằng phương pháp đường chéo và các định luật bảo toàn
Xu thế đổi mới trong cách ra đề thi của bộ giáo dục và đào tạo hiện nay là đặc biệt chú trọng phát triển năng lực của người học. Vì vậy để có kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển Đại học đòi hỏi các em học sinh phải có kỹ năng khai thác tối ưu các phương pháp mới hay cách giải nhanh ở từng dạng bài tập để tìm ra đáp số bài toán nhanh chóng và chính xác nhất.
Làm thế nào để các em không còn “sợ hãi” trước một bài toán trắc nghiệm khi các chất tác dụng với nhau có nhiều trường hợp có thể xảy ra, trong khi thời gian giành cho câu trắc nghiệm giờ đây chỉ còn trung bình khoảng 1,25 phút? Câu hỏi đó luôn hiện hữu trong đầu tôi.
Dạng bài H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm là một trong các dạng bài tập cơ bản của hóa học vô cơ .Với dạng bài tập này điều khó cho học sinh là phải biết xác định xem phản ứng tạo sản phẩm nào muối axit, muối trung hòa hay hỗn hợp từ đó mới giải chính xác bài toán . Trong khi đó H3PO4 là axit ba nấc có thể tạo ra hai loại muối axit và một loại muối trung hòa thì các trường hợp có thể xảy ra nhiều hơn so với các axit khác. Để nhớ được các trường hợp tạo sản phẩm cũng như xét các khả năng xảy ra của bài toán cũng gây rất nhiều khó khăn cho học sinh.Vì vậy giúp học sinh có cách nhớ đơn giản, cách giải nhanh bài toán này trong quá trình giảng dạy, tìm tòi nghiên cứu tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tư duy giải nhanh bài toán H3PO4, P2O5 tác dụng với kiềm bằng phương pháp đường chéo và các định luật bảo toàn ” . Với hy vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo để các em học sinh tự tin “đối diện” với dạng bài tập trên và phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của bản thân và các bạn các bạn đồng nghiệp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “TƯ DUY GIẢI NHANH BÀI TOÁN H3PO4, P2O5 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” Người thực hiện: NGUYỄN THƯƠNG HUYỀN Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Hóa học THANH HOÁ, NĂM 2018 Type equation here. MỤC LỤC Trang Phần 1 Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 1 4. Phương pháp nghiên cứu 2 Phần 2 Nội dung 3 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 3. Giải pháp giải quyết vấn đề 5 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18 Phần 3 Kết luận, kiến nghị 18 1. Kết luận 20 2. Kiến nghị 20 Tài liệu tham khảo 21 Phần 1. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Xu thế đổi mới trong cách ra đề thi của bộ giáo dục và đào tạo hiện nay là đặc biệt chú trọng phát triển năng lực của người học. Vì vậy để có kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển Đại học đòi hỏi các em học sinh phải có kỹ năng khai thác tối ưu các phương pháp mới hay cách giải nhanh ở từng dạng bài tập để tìm ra đáp số bài toán nhanh chóng và chính xác nhất. Làm thế nào để các em không còn “sợ hãi” trước một bài toán trắc nghiệm khi các chất tác dụng với nhau có nhiều trường hợp có thể xảy ra, trong khi thời gian giành cho câu trắc nghiệm giờ đây chỉ còn trung bình khoảng 1,25 phút? Câu hỏi đó luôn hiện hữu trong đầu tôi. Dạng bài H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm là một trong các dạng bài tập cơ bản của hóa học vô cơ .Với dạng bài tập này điều khó cho học sinh là phải biết xác định xem phản ứng tạo sản phẩm nào muối axit, muối trung hòa hay hỗn hợp từ đó mới giải chính xác bài toán . Trong khi đó H3PO4 là axit ba nấc có thể tạo ra hai loại muối axit và một loại muối trung hòa thì các trường hợp có thể xảy ra nhiều hơn so với các axit khác. Để nhớ được các trường hợp tạo sản phẩm cũng như xét các khả năng xảy ra của bài toán cũng gây rất nhiều khó khăn cho học sinh.Vì vậy giúp học sinh có cách nhớ đơn giản, cách giải nhanh bài toán này trong quá trình giảng dạy, tìm tòi nghiên cứu tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Tư duy giải nhanh bài toán H3PO4, P2O5 tác dụng với kiềm bằng phương pháp đường chéo và các định luật bảo toàn ” . Với hy vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo để các em học sinh tự tin “đối diện” với dạng bài tập trên và phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của bản thân và các bạn các bạn đồng nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu - Việc nghiên cứu đề tài này trước hết giúp bản thân tôi hiểu rõ hơn về bản chất phản ứng, phân dạng và tìm con đường tư duy để giải nhanh bài toán này. - Việc nghiên cứu đề tài thành công, đạt kết quả tốt sẽ giúp học sinh lĩnh hội và vận dụng kiến thức tốt hơn, nâng cao kết quả trong các kỳ thi và làm tài liệu tham khảo. 3. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu và tổng kết những vấn đề sau: - Nội dung phương pháp đường chéo và các định luật bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố. - Kiến thức cơ bản về H3PO4, P2O5 và phân dạng bài tập. - Cách áp dụng phương pháp đường chéo và các định luật bảo toàn trong mỗi dạng thông qua các ví dụ cụ thể. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng trong đề tài: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu như: “Hóa học –lớp 11 nâng cao – Bộ GD và ĐT ”; “Công phá đề thi THPT quốc gia 2018 – Nguyễn Anh Phong- Lê Kiều Hưng ”; “16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài trắc nghiệm môn Hóa Học – Phạm Ngọc Bằng”;” Đột phá đỉnh cao kỹ thuật mới giải nhanh bài tập Hóa Học – Cù Thanh Toàn, Nguyễn Ngọc Anh”; ”Tư duy đảo chiều giải bài tập theo chuyên đề hóa học vô cơ – Nguyễn Anh Phong” và các trang web khác. - Phương pháp điều tra khảo sát thu thập thông tin: Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã điều tra 72 học sinh lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Cẩm Thủy I (chia đều những học sinh học ở 3 mức độ giỏi, khá, trung bình ) dưới hình thức: Làm 5 bài tập về H3PO4 và P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm để khảo sát học sinh về phương pháp giải bài tập trên vì trong các đề thi dạng bài này nằm trong nhóm câu vận dụng thấp. Sau khi giảng dạy theo phương pháp đường chéo và các định luật bảo toàn tôi lại khảo sát học sinh theo hình thức trên. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tôi đã sử dụng các biểu đồ để so sánh các số liệu và rút ra kết luận. Phần 2. Nội Dung I. Cơ sở lí luận. Trong quá trình học sinh làm bài tập, không phải bài tập nào cũng viết các phương trình hóa học và tính toán theo phương trình thì sẽ cho ta kết quả. Để phát triển năng lực của mình, trong quá trình làm bài tập học sinh còn phải suy nghĩ, tư duy, tìm tòi cách giải hay, nhanh, không cần viết phương trình. Muốn làm được điều đó đòi hỏi học sinh phải nắm vững bản chất của các phản ứng xảy ra trong bài toán. Phương pháp đường chéo là phương pháp sử dụng mối liên hệ giữa các giá trị trung bình của hỗn hợp với các giá trị tương ứng của các chất trong hỗn hợp để giải bài tập hóa học. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bài toán hỗn hợp chứa 2 thành phần mà yêu cầu của bài toán là xác định tỉ lệ giữa 2 thành phần . Để giải tốt các bài toán hóa học thì luôn xem chúng là hệ kín. Khi đó các chất phản ứng với nhau, các nguyên tố sẽ chạy từ chất này sang chất khác nhưng các thông số về khối lượng, điện tích được bảo toàn nó chỉ chuyển hóa lẫn nhau. Định luật bảo toàn khối lượng là tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sau phản ứng.Và theo định luật bảo toàn nguyên tố “trong các phản ứng hóa học thông thường, các nguyên tố luôn được bảo toàn”. Điều này có nghĩa là “tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kỳ trước và sau phản ứng là luôn bằng nhau”. Điểm mấu chốt để áp dụng phương pháp này trong bài toán H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm là xác định đúng các hợp phần chứa P trước và sau phản ứng để rút ra mối liên hệ. Mặt khác bài toán xảy ra trong dung dịch nên phải tuân theo định luật bảo toàn điện tích “tổng số điện tích dương bằng tổng số điện tích âm” . Với một bài toán hóa học nói chung và bài toán H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm nói riêng, để xử lý nhanh khi sử dụng các định luật bảo toàn ta chỉ cần quân tâm đến các yêu tố cần thiết không quan tâm đến phương trình hóa học. Nhiệm vụ của người giáo viên không những phải phân tích cho học sinh thấy bản chất của phản ứng mà còn phải hướng dẫn học sinh con đường tư duy phân tích đề và định hướng cách giải. 2. Thực trạng của vấn đề Trong chương trình sách giáo khoa 11, nội dung về H3PO4 và P2O5 còn ít, các phương trình phản ứng với kiềm nhiều trường hợp xảy ra.Với bài toán có đầy đủ số mol chất tham gia đa số học sinh làm theo cách lập tỉ lệ rồi viết phương trình phản ứng và lập hệ mất thời gian còn những bài toán không biết hết số mol chất tham gia thì học sinh loay hoay để xét các trường hợp nhiều học sinh thì lười tư duy, thấy bài toán dài dòng khó quá là bỏ luôn. Đa số học sinh chưa tìm được phương pháp chung, tối ưu để giải những bài toán H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm khó. Trên thực tế đã có không ít các sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên Hóa học đề cập đến phương pháp giải bài tập H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm nhưng những sáng kiến kinh nghiệm đó mới chỉ dừng ở việc giải bài toán khi biết đầy đủ số mol của các chất tham gia chưa thật sự chuyên sâu. Trong đề tài này tôi muốn đề cập đến những bài tập về H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm một cách tương đối đầy đủ các dạng bài trong đề thi THPT Quốc gia. Tôi chọn 72 học sinh của lớp 12A1và 12A2 trường THPT Cẩm Thủy I chia đều cho 3 mức độ giỏi, khá, trung bình để tham gia vào đề tài nghiên cứu này. Hình thức khảo sát trước khi thực nghiệm đề tài: Cho học sinh làm một bài kiểm tra tự luận với 5 bài tập về H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm ở các mức độ khác nhau trong thời gian 15 phút. Nội dung bài tập như sau: Câu 1: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất nào? Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,2g P trong O2 dư, toàn bộ sản phẩm sinh ra cho vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,4M và KOH 0,6M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính tổng khối lượng muối có trong dung dịch X. Câu 3: Cho m gam H3PO4 vào 1 lít dung dịch NaOH 0,2M và KOH 0,3M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X thu được 35,4g hỗn hợp chất rắn. Tính m. Câu 4: Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H3PO4, sau phản ứng hoàn toàn thu được 1,22m gam chất tan. Tính m Câu 5: Cho x gam P2O5 tác dụng hết với 338ml dung dịch NaOH 4M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3x gam chất rắn. Xác định thành phần và khối lượng của mỗi chất. * Kết quả bài kiểm tra: Điểm 0 ≤ Điểm < 5 5 ≤ Điểm < 6,5 6,5 ≤ Điểm < 8 8 ≤ Điểm ≤ 10 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 12 16,67% 42 58,33% 18 25% 0 0% Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy chưa có học sinh nào có thể đạt điểm giỏi,từ câu thứ ba học sinh phải xét nhiều trường hợp xảy ra rất mất thời gian nên không học sinh nào làm hết 5 câu . Chủ yếu học sinh khá giỏi của lớp cũng chỉ mới đạt mức trung bình khi làm bài tập phần này. 3. Giải pháp giải quyết vấn đề Tôi đã sưu tầm các bài tập dạng này trong các tài liệu tham khảo, đề thi đại học - cao đẳng của bộ và đề thi thử của các trường THPT rồi giải và rút ra phương pháp giải nhanh. Tôi cũng đã áp dụng vào thực hành giảng dạy cho các học sinh khá, giỏi, nhận thấy các em tiếp thu tốt và giải nhanh được các bài tập tương tự. Sau đây tôi xin trình bày các kiến thức quan trọng và cách giải cho các dạng bài H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm thông qua các ví dụ cụ thể. A.Lý thuyết : I. Với H3PO4 : Là axit ba nấc, độ mạnh trung bình Sau khi điện li trong dung dịch tồn tại đồng thời 3 gốc axit nên khi tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ mà có thể tạo ra muối đihiđrophotphat H2PO4-, muối hiđrophotphat HPO42-, muối photphat PO43-. II. Với P2O5 : là oxit tương ứng của H3PO4 do khi cho P2O5 tác dụng với H2O đủ hoặc dư sẽ tạo axit H3PO4 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Vì vậy có thể xem phản ứng của P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm cũng là phản ứng của H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm. Trong đó Chú ý: - Nếu kiềm là Ca(OH)2 và Ba(OH)2 thì muối CaHPO4, Ca3(PO4)2, BaHPO4 và Ba3(PO4)2 là chất kết tủa. - Trong các bài toán về H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm chúng ta bỏ qua sự thủy phân của các gốc axit và sản phẩm tối đa chỉ có 2 anion. B. Bài Tập : Phương pháp đường chéo và các định luật bảo toàn trong bài toán H3PO4, P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm có thể vận dụng trong các dạng bài sau : Dạng Cho lượng của hai chất tham gia, xác định và tính lượng sản phẩm. Cho lượng một trong hai chất tham gia và sản phẩm,tính lượng chất tham gia còn lại. Dạng 1: Cho lượng hai chất tham gia, xác định và tính lượng sản phẩm . Cách 1: Cho những bài toán xác định cụ thể chất tạo thành sau phản ứng Tính số mol của hai chất theo đề. Giả sử , Thay vì phải lập tỉ lệ để nhớ nhiều trường hợp xảy ra thì ta có thể hiểu một cách đơn giản là: khi cho OH- vào thì OH- đã “cướp” H+ của H3PO4 từng nấc một cho đến khi hết H. Vì vậy có thể dùng sơ đồ sau : H3PO4 → H2PO4- → HPO42- → PO43- Số mol H+ bị “cướp” là: 0 a 2a 3a Đưa số mol H+ vào để so sánh ta có các trường hợp sau : Nếu b < a : Tạo muối và dư Nếu b = a : Tạo muối Nếu a < b < 2a : Tạo hỗn hợp muối và Nếu b = 2a : Tạo muối Nếu 2a < b < 3a : Tạo hỗn hợp muối và Nếu b = 3a : Tạo muối Nếu b > 3a : Tạo muối và OH- dư. Nhìn vào sơ đồ ta thấy có thể còn phức tạp hơn cách lập tỉ lệ nhưng thực tế khi làm bài học sinh ko cần phải viết phương trình, cũng như không phải nhớ các trường hợp xảy ra, chỉ cần đưa số mol OH- vào khoảng giá trị của nó trong sơ đồ gốc axit H3PO4 là đưa ra được kết luận sản phẩm. Mặt khác khi xảy ra trường hợp tạo hai muối còn dùng phương pháp đường chéo nhanh gọn thay vì đi lập hệ phương trình toán học và bấm giải hệ. Sau đây, ta xét một số ví dụ để hiểu rõ cách giải. Ví dụ 1 (Bài toán cơ bản) Cho dung dịch chứa 11,76g H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8g KOH. Khối lượng muối thu được là : A.10,44g KH2PO4; 8,5g K3PO4 C .13,5 g KH2PO4; 10,24g K2H PO4 B.10,44g K2H PO4; 12,72g K3PO4 D. 10,44g K2H PO4; 8,5g K3PO4 Hướng dẫn: Ta có : và Viết sơ đồ: H3PO4 → H2PO4- → HPO42- → PO43- 0 0,12 0,24 0,36 0,3 0,06 0,06 Þ . Đáp án B + Những vướng mắc của học sinh khi giải bài tập này: - Học sinh không nhớ rõ nên lập tỉ lệ số mol chất nào trên chất nào và sản phẩm là gì ? - Học sinh phải viết phương trình để đặt ẩn lập hệ mất nhiều thời gian. + Kết luận: Để giải được bài tập trên chỉ cần hiểu rõ bản chất của các phản ứng. Việc sử dụng sơ đồ và phương pháp đường chéo giúp rút ngắn tối đa cho bài toán. + Dạy học sinh tiếp thu được cách giải bài toán theo phương pháp đường chéo và các định luật bảo toàn được thực hiện như sau : - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình điện li của H3PO4 . Việc làm này giúp chỉ ra cách tách H từng nấc ra khỏi axit và các gốc axit tồn tại trong dung dịch và các chú ý liên quan đến sự thủy phân của gốc axit và sản phẩm sau phản ứng . - Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết sơ đồ và đặt số mol tượng ứng với các gốc axit. - Bước 3: Giáo viên hướng dẫn cách cho học sinh so sánh mol để rút kết luận mà không cần lập tỉ lệ và nhớ sản phẩm. - Bước 4: Hướng dẫn học sinh dùng phương pháp đường chéo để nhẩm số mol mà không cần sử dụng máy tính.Với những bài không đủ số mol để so sánh thì sẽ dùng định luật BTĐT và BTNT ra sao. - Bước 5: Ra thêm bài tập tương tự từ dễ đến khó để học sinh tự luyện (chẳng hạn các ví dụ dưới đây). Ví dụ 2: Cho 500ml dung dịch chứa 15,6 g NaOH tác dụng với 14,2g P2O5.Giả sử thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính nồng độ mol của các muối. A. 0,02M NaH2PO4; 3,8M Na3PO4 C .0.02M NaH2PO4; 0,38M Na2H PO4 B.0,2M Na2H PO4; 0,19M Na3PO4 D. 0,2M NaH2 PO4; 3,8M Na2HPO4 Hướng dẫn: Ta có : Viết sơ đồ: H3PO4 → H2PO4- → HPO42- → PO43- 0 0,2 0,4 0,6 0,39 0,01 0,19 Þ . Đáp án C Nhận xét: - Bài toán này vận dụng kiến thức từ bài toán cơ bản trên nhưng cần xác định mol H3PO4 thông qua bảo toàn nguyên tố P. - Việc hiểu và sử dụng các định bảo toàn giúp cho bài toán dễ dàng hơn rất nhiều so với viết phương trình phản ứng. Ví dụ 3: Hòa tan hết 0,15mol P2O5 vào 200g dung dịch H3PO4 9,8 %, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng hết với 750ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Khối lượng muối trong Y là : 14,2 gam Na2H PO4 và 41 gam Na3 PO4. 30 gam NaH2PO4 và 35,5 gam Na2HPO4. 45 gam NaH2PO4 và 17,5 gam Na2HPO4. 30 gam Na2H PO4 và 35,5 gam Na3 PO4. Hướng dẫn: Ta có : và Viết sơ đồ: H3PO4 → H2PO4- → HPO42- → PO43- 0 0,5 1 1,5 0,75 0,25 0,25 Þ . Đáp án B Nhận xét: Với bài toán này học sinh sẽ thấy khác so với bài toán cơ bản vì có sự xuất hiện đồng thời của P2O5 và H3PO4 . GV cần phân tích cho HS thấy đó là bản chất của phản ứng từ đó dùng định luật bảo toàn nguyên tố P để tính tổng số mol H3PO4 đưa bài toán về bài toán cơ bản . Như vậy với bài toán có nhiều trường hợp xảy ra như trên ta có thể dùng sơ đồ, phương pháp đường chéo và định luật bảo toàn nguyên tố để giải bài toán nhanh hơn. Cách 2: Với những bài toán dung dịch chứa một hay nhiều bazơ kiềm, đề yêu cầu tính lượng chất mà không yêu cầu xác định cụ thể chất thì ngoài cách 1 trên ta có thể dùng cách 2. Cách giải: Coi các chất gồm cation kim loại, PO43- và so sánh tổng điện tích âm và dương. Nếu điện tích âm lớn hơn thì trong dung dịch còn thiếu ion H+ nghĩa là dung dịch chỉ có muối, ngược lại thì trong dung dịch còn OH- nghĩa là kiềm dư. Dùng định luật bảo toàn điện tích đề tìm ion còn thiếu. Sau đó dùng định luật bảo toàn nguyên tố để tính lượng chất đề yêu cầu. Ngoài ra khi số mol của kiềm và H3PO4 đều hết thì ta luôn có: . Sau khi tìm được số mol H2O dùng định luật bảo toàn khối lượng để xác định lượng chất. Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong khí O2 dư, toàn bộ sản phẩm sinh ra cho vào 500 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,4M và KOH 0,6M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch X là : 39,0g. B.44,4g. C. 35,4g. D.37,2g. Hướng dẫn: Dung dịch X sẽ gồm các ion : Þ Khối lượng muối : m = 0,2.23 + 0,3.39 + 0,2.95 + 0,1 = 35,4g. Đáp án C Nhận xét: Từ số mol của các ion ta dễ dàng nhận ra tổng mol điện tích âm lớn hơn nên ion còn thiếu phải là H+ có nghĩa dung dịch X chỉ chứa muối. Ở bài toán này đề bài yêu cầu xác định khối lượng muối trong dung dịch X mà không nói rõ X chỉ gồm muối hay có cả kiềm thì việc dùng ĐLBTKL sau khi tìm được số mol H2O không phải là cách tôi lựa chọn mặc dù trong bài toán này cho kết quả là đúng. Vì nó không đảm bảo sự chắc chắn đúng. Việc dùng cách 2 ta có thể xác định nhanh ion còn thiếu dựa vào viêc tính nhẩm số mol điện tích mà lại đưa ra kết quả chính xác nhất. Chúng ta vẫn có thể dùng cách 1 để tìm ra công thức và số mol của mỗi gốc axít sau đó dùng định luật bảo toàn khối lượng để tính tổng các ion tìm khối lượng muối.Tuy nhiên việc xác định muối tạo thành là gì không cần thiết với dạng đề này nên khi dùng cách 2 chúng ta có thể giải bài toán một cách nhanh nhất. Nếu bài toán mà dung dịch chỉ chứa PO43- và cation thì số mol H+ hoặc OH- có giá trị là 0. Chẳng hạn như ví dụ dưới đây Ví dụ 2: Cho 100ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1,5M và Ca(OH)2 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,75M. Sau phản ứng thu được m gam muối. Tính m. A. 26,1 B. 25,5 C. 32,0 D. 26,6 Hướng dẫn: Số mol KOH và Ca(OH)2 đều là 0,15 mol Dung dịch X chứa muối nên sẽ gồm các ion : Þ Khối lượng muối : m = 0,15.39 + 0,15.40 + 0,15.95 = 26,1g. Đáp án A Ngoài ra vì bài toán cho sau phản thu được muối có thể hiểu H3PO4 và kiềm hết thì , dùng định luật bảo toàn khối lượng cũng là một cách giải nhanh bài toán . Ta có: Thay số Þ Nhận xét: Với những bài toán có sau phản ứng đề cho thu được muối thì ta có thể dễ dàng biết được trong dung dịch có gì.Còn với bài toán không nói rõ sau phản ứng chỉ chứa muối hay gồm kiềm dư thì cần suy luận để xác định ion còn lại là H+ hay OH- nghĩa là kiềm hết hay dư. Như ví dụ dưới đây: Ví dụ 3: Cho hỗn hợp X gồm 21,3g P2O5, 28,2g K2O, 15,5g Na2O vào nước dư thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Tính M. A. 88,6 B. 86,6 C. 68,6 D. 66,8 Hướng dẫn: Tính số mol và dung định luật bảo toàn nguyên tố ta rút ra được Dung dịch X sẽ gồm các ion : Þ Tổng số mol điện tích dương là 0,6 + 0,5 = 0,11 mol > tổng điện tích âm là 0,3.3= 0,9 mol nên dung dịch có ion OH- : x mol Þ Theo định luật bảo toàn điện tích ta có : x = 0,6 + 0,5 – 0,9 = 0,2 mol Þ Khối lượng chất rắn : m = 0,6.39 + 0,5.23 + 0,3.95 + 0,2.17 = 66,8g. Đáp án D Nhận xét: Với kiểu đề như dạng 1 nhưng lại không yêu cầu xác định các chất tạo thành là gì thì cách xác định ion và dùng đinh luật bảo toàn điện tích và bảo toàn nguyên tố là cách mang lại cho bài toán kết quả nhanh, chính xác và tổng quát nhất. Bài tập tự luyện: Câu 1. Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là: A. 16,4 gam B. 14,2 gam C. 12,0 gam D. 11,1g (Trích thi tuyển sinh ĐH khối A năm 2013) Câu 2: Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, giá trị của m là : A. 4,70 gam B. 4,48 gam C. 2,46 gam D. 4,37 gam (Trích thi thử Chuyên ĐH Vinh năm 2015) Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol P2O5, 0,15 mol K2O, 0,1 mol Na2O vào nước dư thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tu_duy_giai_nhanh_bai_toan_h3po4_p2o5_tac_dung_voi_kiem.docx