SKKN Tổ chức hoạt động giáo dục môn Công Nghệ 10 gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương ở trường THPT Hà Trung năm học 2017 – 2018
Cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, từ năm học 2017-2018, Bộ GD&ĐT chỉ đạo tất cả các Sở GD&ĐT triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất - kinh doanh tại địa phương. Theo đó Sở GD&ĐT đã tập huấn, hướng dẫn ban hành nhiều công văn chỉ đạo liên quan tới việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được xác định trong Điều 26, Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường trung học có nhiều cấp học. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường găn với sản xuất kinh doanh ở địa phương là một hoạt động giáo dục ngoại khóa bổ sung nâng cao chất lượng các giờ học chính khóa. Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, tạo môi trường không khí học tập thân thiện, thoải mái, giúp học sinh hứng thú và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; học sinh được thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống nhiều hơn; giảm áp lực trong các giờ học lý thuyết căng thẳng, trừu tượng trên lớp; biết trân quý những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao kiến thức về kỹ năng sống, giúp các em năng động, sáng tạo, thích nghi tốt với môi trường sống, các em có cơ hội để thể hiện năng lực, phẩm chất qua thực tế, đồng thời góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Theo công văn số 5466/BGDĐT – GDTrH, ngày 03 tháng 9 năm 2013 về việc hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Trung học trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục thông qua việc đối chiếu, rà soát nội dung giữa các môn học để điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ của từng cấp học.
Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông, bộ môn Công nghệ lớp 10 là môn học thuộc lĩnh vực khoa học thực nghiệm. Để đáp ứng được nhu cầu của người học, môn Công nghệ lớp 10 cần được giảng dạy thỏa mãn cả ba yếu tố: lý thuyết, thực hành và thực nghiệm.
Tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh địa phương là hình thức giáo dục trải nghiệm sáng tạo, bổ ích và cần thiết với giáo dục phổ thông.
Trên những cơ sở đó Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động giáo dục môn Công Nghệ 10 gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương ở trường THPT Hà Trung năm học 2017 – 2018”
MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với nâng cao chất lượng dạy và học, từ năm học 2017-2018, Bộ GD&ĐT chỉ đạo tất cả các Sở GD&ĐT triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất - kinh doanh tại địa phương. Theo đó Sở GD&ĐT đã tập huấn, hướng dẫn ban hành nhiều công văn chỉ đạo liên quan tới việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được xác định trong Điều 26, Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường trung học có nhiều cấp học. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường găn với sản xuất kinh doanh ở địa phương là một hoạt động giáo dục ngoại khóa bổ sung nâng cao chất lượng các giờ học chính khóa. Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, tạo môi trường không khí học tập thân thiện, thoải mái, giúp học sinh hứng thú và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; học sinh được thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống nhiều hơn; giảm áp lực trong các giờ học lý thuyết căng thẳng, trừu tượng trên lớp; biết trân quý những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao kiến thức về kỹ năng sống, giúp các em năng động, sáng tạo, thích nghi tốt với môi trường sống, các em có cơ hội để thể hiện năng lực, phẩm chất qua thực tế, đồng thời góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Theo công văn số 5466/BGDĐT – GDTrH, ngày 03 tháng 9 năm 2013 về việc hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Trung học trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các sở giáo dục trung học chủ động, linh hoạt sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục thông qua việc đối chiếu, rà soát nội dung giữa các môn học để điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ của từng cấp học. Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông, bộ môn Công nghệ lớp 10 là môn học thuộc lĩnh vực khoa học thực nghiệm. Để đáp ứng được nhu cầu của người học, môn Công nghệ lớp 10 cần được giảng dạy thỏa mãn cả ba yếu tố: lý thuyết, thực hành và thực nghiệm. Tổ chức hoạt động giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh địa phương là hình thức giáo dục trải nghiệm sáng tạo, bổ ích và cần thiết với giáo dục phổ thông. Trên những cơ sở đó Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động giáo dục môn Công Nghệ 10 gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương ở trường THPT Hà Trung năm học 2017 – 2018” 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Khẳng định vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khóa môn Công Nghệ lớp 10 gắn với sản xuất kinh doanh hiện nay là một trong những vấn đề cần thiết trong việc đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. - Nghiên cứu đề tài này góp phần làm cho hoạt động ngoại khóa vào việc dạy học môn Công Nghệ lớp 10 ở nhà trường phổ thông mình đang công tác được triển khai thực hiện tốt hơn. 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Đề tài này được thực hiện trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn, Huyện Hà Trung và tại Trường THPT Hà Trung. Ngoài các hoạt động Ngoại khóa được tổ chức tại lớp học trong các tiết trên lớp ở trường, tôi đã chọn các địa điểm Cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương để đưa học sinh đến tham quan thực tế, đó là: - Xí nghiệp May Bỉm Sơn - Công ty CP May 10 (cách trường THPT Hà Trung 3 km) - Công ty TNHH giầy VENUS Việt Nam (cách trường THPT Hà Trung 500 mét) Phạm vi kiến thức nghiên cứu của đề tài: thuộc chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 10, gồm: + Phần 1: Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Chương I: Đất trồng và phân bón, Bài 7: Thành phần và tính chất của đất; Chương III: Bảo quản và chế biến lương thực thực phẩm, Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm, Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm + Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp, Chương IV: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, Bài 52: Thực hành lựa chọn cơ hội kinh doanh, Bài 56 : Thực hành xây dựng kế hoạch kinh doanh. - Đối tượng nghiên cứu thực hiện: tổng số 398 học sinh thuộc khối lớp 10 Trường THPT Hà Trung năm học 2017-2018 (gồm 10 lớp: 10A, 10B, 10C, 10D, 10Đ, 10E,10G, 10H, 10I, 10K) - Thời gian thực hiện đề tài: trong năm học 2017-2018 ( Tháng 9/2017 – 04/2018) 1.4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp thực hành, phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp. 1.4.1. Phương pháp điều tra: a - Điều tra nắm bắt nhu cầu của học sinh: gián tiếp thông qua Phiếu thăm dò và trực tiếp thông qua trao đổi , tiếp xúc với học sinh trong quá trình giảng dạy. Có 398/398 học sinh (100 %) được hỏi cho rằng các em rất là thích hình thức Ngoại khoá trên lớp và được tổ chức đi tham quan thực tế các Cơ sở sản xuất, kinh doanh được tổ chức thực hiện tiết học thực tế ngay tại nơi sản xuất ở phạm vi gia đình hoặc doanh nghiệp, công ty. Lý do: thông qua Hoạt động Ngoại khóa giúp các em đào sâu hơn kiến thức môn học, được thoải mái trao đổi, phát biểu quan điểm của mình, vấn đề và nội dung học tập được giải quyêt thỏa đáng nhưng nhẹ nhàng, thích thú. Còn đối với hoạt động Ngoại khóa tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh ở Cơ sở sản xuất, qua mỗi lần đến tham quan, các em thu thập được kinh nghiệm thực tiễn, được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, việc tự mình thu thập tìm hiểu thông tin đã giúp các em biết tự khám phá và trưởng thành. b- Điều tra tìm hiểu tình hình hoạt động của các Cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu đến tham quan của học sinh và thuận lợi về vị trí, địa hình, phương tiện giao thông để tổ chức cho học sinh đến tham quan. Vấn đề này tôi đã chủ động lựa chọn những Cơ sở sản xuất ở địa phương đáp ứng được yêu cầu tham quan thực tế của học sinh. Đảm bảo các tiêu chí: - Vị trí địa điểm tham quan tương đối gần, cách trường khoảng 03 km được sự hỗ trợ 100% về phương tiện đi lại. - Ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với nội dung chương trình học của học sinh và đang phổ biến ở địa phương như: sản xuất, chế biến , Bảo quản, Kinh doanh. - Giám Đốc các cơ sở sản xuất đã chủ động liên hệ với nhà trường từ năm 2014 đến nay và sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến tham quan. 1.4.2. Phương pháp thực hành: a- Trực tiếp tổ chức các giờ Thực hành ngoại khoá trên lớp cho học sinh theo đơn vị lớp. Mỗi giờ Thực hành Ngoại khóa có chủ đề riêng. Các tiết thực hành Ngoại khóa trên lớp chủ yếu đảm bảo phương châm phát huy cao nhất tính độc lập của học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức, trình bày quan điểm và thảo luận, trao đổi ý kiến cá nhân cũng như phương pháp làm việc hợp tác. b- Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh đến tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất: Giáo viên tổ chức cho học sinh tiếp cận trực tiếp với các loại hình, quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm quen với các mô hình cơ cấu doanh nghiệp. Thực hiện Phiếu Thu hoạch đối với từng học sinh qua mỗi lượt đi tham quan thực tế để kiểm tra, đánh giá kết quả thu nhận được của các em qua tham quan thực tế. 1.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp: a- Thống kê, tổng hợp số liệu về nhu cầu tham quan thực tế của học sinh. Qua phát phiếu thăm dò nhu cầu của học sinh, giáo viên tổng hợp làm cơ sở đề xuất với lãnh đạo trường về việc tổ chức tham quan thực tế bên ngoài nhà trường. b- Thống kê số lượt, số lần tổ chức Ngoại khóa và tham quan thực tế trong năm học. Sau mỗi lượt tổ chức tham quan thực tế, giáo viên tập hợp thông tin thu thập được báo cáo với lãnh đạo đơn vị về kết quả tham quan. c- Thống kê những kiến nghị, đề xuất của học sinh sau khi tham quan thực tế. Giáo viên thống kê những ý kiến đề xuất hay của học sinh để nghiên cứu vận dụng cho thời gian tới. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về học Ngoại khóa. Học ngoại khoá là những giờ học được thực hiện ngoài giờ học chính khoá theo thời khoá biểu định sẵn của một trung tâm, một tổ chức đào tạo hay một trường học bầt kỳ nào đó nhằm mang lại hiệu quả học tập cao nhất cho học sinh, sinh viên. Chính vì học ngoại khoá không phải là những giờ học bắt buộc nên thường tạo tâm lý thoải mái cho cả người dạy lẫn người học. Hoạt động ngoại khóa là mô hình hoạt động rất hữu ích, Sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp, thời gian dành cho những hoạt động ngoại khóa giúp học sinh chủ động tham gia, vui vẻ xả stress, nâng cao kĩ năng sống. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, học sinh còn có điều kiện gần gũi nhau hơn, chia sẻ kiến thức mà mình đã học tập được, rèn luyện bản lĩnh tuổi trẻ, tính tự lập, sự nhanh nhẹn, tháo vát và tinh thần tương thân, tương ái trong quan hệ cộng đồng, bàn bè. Giáo viên khi được giảng dạy trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái không có áp lực thì kiến thức được truyền thụ cũng mạch lạc và “có hồn” hơn nên học sinh rất dễ tiếp nhận. Học sinh khi học ngoại khóa cũng mạnh dạn bày tỏ, phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận với bạn bè, đặt ngược vấn đề với giáo viên. Cả thầy và trò đều đóng vai trò chủ động, nhờ đó mà hiệu quả dạy và học đều tăng lên . Hoạt động ngoại khóa còn đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện. Một cách khác, học ngoại khóa cũng giống như hình thức sinh hoạt tập thể theo chủ đề, trong đó mọi người cùng nhau đi tìm đáp án cho vấn đề từ nhiều phương cách. Giải quyết được câu đố chính là thu thập được nội dung học tập cần thiết. 2.1.2. Quan điểm chung của Đảng, Nhà nước, ngành Gíao dục về việc tổ chức hoạt động Ngoại khoá trong chương trình giáo dục Trung Học Phổ Thông. Xác định hoạt động Ngoại khóa là một hình thức bổ trợ cho hoạt động dạy và học chính khóa, Đảng , Nhà nước và Ngành Giáo dục – Đào tạo khuyến khích việc tổ chức hoạt động ngoại khoá trong nhà trường trung học phổ thông, thậm chí quy định số tiết tổ chức ngoại khóa hàng năm cho từng môn học. Với nội dung và thời lượng phù hợp, hoạt động Ngoại khóa còn được các cơ sở giáo dục hỗ trợ thực hiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện hoạt động. 2.1.3. Các văn bản pháp quy về đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: - Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết 29-NQ/TW nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, nhưng năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh. Cụ thể: - Công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 hướng dẫn triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông đã cho phép thực hiện tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường năng lực thực hành, vận dụng kiến thức, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật do nhà trường phổ thông ban hành. - Công văn 4099/BGDĐT-GDTrH, ngày 05 tháng 8 năm 2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. . Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Khái quát đặc điểm tình hình địa phương có ảnh hưởng đến đề tài: Huyện Hà Trung là địa bàn nông thôn, Dân số: 125.893 người (2011) Mật độ dân số: 483 người/km2 Bao gồm thị trấn Hà Trung và 25 xã: Hà Long, Hà Giang, Hà Tiến, Hà Bắc, Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Đông, Hà Sơn, Hà Vinh, Hà Yên, Hà Dương, Hà Vân, Hà Thanh, Hà Bình, Hà Lai, Hà Châu, Hà Ninh, Hà Thái, Hà Hải, Hà Phong, Hà Lân, Hà Phú, Hà Ngọc và Hà Toại. Kinh tế tập trung chủ yếu là nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng. Ngoài ra còn có các hoạt động công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp. Những tiềm năng và thế mạnh của huyện: - Sản xuất nông nghiệp là chính gồm lúa chất lượng cao, đất đai thích hợp trồng cây ăn trái, trồng rừng ngoài ra còn nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nhất là phát triển du lịch. Những ngành, lĩnh vực kêu gọi đầu tư: - Chế biến hàng nông sản: lúa gạo, trái cây, thuỷ sản - Các cụm công nghiệp làng nghề (Sản xuất giầy da, chế biến lương thực, trái cây, thực ăn gia súc, cơ khí...). - Du lịch (cơ sở hạ tầng, dịch vụ) 2.2.2. Tình hình chung của nhà trường: Trường THPT Hà Trung nằm cặp Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn Xã Hà Bình, Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa a) Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng Bộ Huyện Hà Trung và Sở Giáo dục – Đào tạo Thanh Hóa, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chuyên môn và giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Đội ngũ giáo viên luôn được bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước qui định của ngành, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề dạy học, tận tụy với học sinh, có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Được sự hổ trợ nhiệt tình của Ban đại diện Cha Mẹ học sinh, Hội khuyến học và các Doanh nghiệp, công ty, các tổ chức trong địa phương. - Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư phục vụ cho việc dạy và học. b) Khó khăn : - Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiệu quả chưa cao, hiện tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường còn xảy ra. - Việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường còn chưa triệt để. - Phòng thực hành, thiết bị, dụng cụ thực hành còn thiếu nhiều hoặc không sử dụng được. 2.2.3. Tình hình học sinh: - Tổng số: 32 lớp. Trong đó: khối 10: 10 lớp, số học sinh : 398 em. Khối 11: 11 lớp, số học sinh : 455 em. Khối 12: 11 lớp , số học sinh : 437 em. - Tổng số học sinh toàn trường: 1.290 em Học sinh đang theo học lớp 10 tại Trường THPT Hà Trung năm học 2017-2018 đa số là con em gia đình nông dân, số ít thuộc gia đình công nhân viên chức và tiểu thương buôn bán nhỏ tại địa phương. Tỉ lệ học sinh con gia đình nghèo chiếm gần 3%. Đa số học sinh ở vùng nông thôn gia đình sinh sống bằng nông nghiệp. Số ít học sinh sống ở khu dân cư, phố chợ thì gia đình sinh sống bằng nghề buôn bán hoặc làm dịch vụ. Vì vậy, môn Công nghệ là môn học khá gần gũi đối với các em trong đời sống thực tế với nội dung kiến thức về Nông lâm ngư nghiệp và Tạo lập doanh nghiệp, được các em tiếp nhận và học tập với thái độ nghiêm túc. 2.3. Thực trạng dạy và học bộ môn Công nghệ lớp 10 ở Trường THPT Hà Trung Sau khi thay đổi cơ cấu phân phối chương trình, phần Lý thuyết và Thực hành đã được quy định giảng dạy hợp lý hơn. Trong tổng số 55 tiết học của 37 tuần trong cả năm học, có tổng số 34 tiết học lý thuyết trên lớp, 09 tiết thực hành ở Phòng bộ môn , 05 tiết Ngoại khóa trên lớp và 08 tiết (02 buổi) tham quan thực tế cơ sở sản xuất bên ngoài nhà trường. Như vậy, số tiết thực hành và tham quan thực tế cơ bản phù hợp so với thời lượng tổng thể của chương trình, và phần nào thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thực tế của học sinh. Nhìn chung, việc triển khai giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 ở Trường Trung Học Phổ Thông Hà Trung cơ bản thuận lợi, đảm bảo về thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy và thiết bị dạy học. - Về phân phối chương trình: thực hiện phân phối chương trình theo đúng quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa theo hướng phù hợp với tình hình đơn vị; giản lược bớt các nội dung, các bài, chương khó thực hiện hoặc không sát với thực tế địa phương. Theo đó, Tổ chuyên môn đã thống nhất đề nghị Lãnh đạo Trường và Lãnh đạo Sở phê duyệt các nội dung giản lược bớt là: + Chương 2. Chăn nuôi, thủy sản đại cương + Tuần 10, Tiết 10, Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn và đất phèn. + Tuần 11, Tiết 11, Bài 11: Thực hành quan sát phẫu diện của đất + Tuần 15, Tiết 15, Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch + Tuần 22, Tiết 25, Bài 43,46 Bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản. Thay vào đó, các nội dung bài học được thay thế là: + Tuần 10, Tiết 10, Bài 10: Ngoại khóa: Vai trò của đất trong trồng trọt + Tuần 11, Tiết 11, Bài 11: Ngoại khóa: Tìm hiểu các loại đất trồng ở Việt Nam + Tuần 15, Tiết 15, Bài 14: Tham quan cơ sở sản xuất ở địa phương + Tuần 22, Tiết 25, Ngoại khóa: Thực phẩm và sức khỏe học sinh + Tuần 24, Tiết 29: Ngoại khóa: Tham quan Cơ sở sản xuất ở địa phương. + Tuần 36, Tiết 50: Ngoại khóa: Tham quan Cơ sở sản xuất ở địa phương Cả năm: 37 tuần , 52 tiết Học kỳ I: 18 tuần x 1 tiết/ tuần = 18 tiết + 01 tuần dự phòng Học kỳ II: 17 tuần x 2 tiết/ tuần = 34 tiết + 01 tuần dự phòng (Có 6 tiết GD hướng nghiệp tích hợp vào các chương : chương 3: 2 tiết, chương 4 : 2 tiết, chương 5 : 2 tiết) - Về kết quả học tập của học sinh: đối với bộ môn này, điểm số của học sinh trong đối tượng thực hiện đề tài qua các kỳ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ đều đạt yêu cầu 100%, trong đó tỉ lệ học sinh đạt khá - giỏi là 302/398 học sinh (chiếm 76%) , tỉ lệ học sinh đạt trung bình là 96 học sinh ( chiếm 24%), không có học sinh yếu kém. - Về sách giáo khoa, đồ dùng dạy học: cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu cho những tiết dạy trên lớp. Có một số bài dạy giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học để sử dụng trên lớp dạy (“Mô hình bờ vùng, bờ thửa,hệ thống mương máng tưới tiêu” – Bài 9, tiết 9 tuần 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá; “Mô hình các loại hình doanh nghiệp” – Bài 55: Quản lý doanh nghiệp –Tiết 48, 49 –Tuần 34). 2.4. Thực trạng của vấn đề sáng kiến kinh nghiệm đề cập: - Những việc làm được: Trong những năm qua, môn Công nghệ lớp 10 được giáo viên giảng dạy theo phân phối chương trình do trường điều chỉnh, được sự thống nhất của Sở Gíao dục và Đào tạo Thanh Hóa, trong chương trình có tổ chức tiết học ngoại khóa nhưng số lượng còn ít và nội dung chưa sinh động, chưa mang tính thực tiễn cao. - Những việc chưa làm được: chưa tổ chức nhiều tiết học ngoại khóa thực tiễn đáp ứng theo yêu cầu của học sinh. Các tiết ngoại khoá trên lớp nội dung còn hạn chế, xơ cứng, ít thu hút học sinh. - Kết quả giáo dục chưa đạt yêu cầu so với lý luận: Học sinh tuy nắm được kiến thức lý luận nhưng còn thiếu kiến thức thực tế. Ví dụ: Học phần Tạo lập doanh nghiệp, khi được hỏi bài, các em định nghĩa
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_mon_cong_nghe_10_gan_voi_san.doc